Bài giảng Luật kinh tế: Doanh nghiệp tư nhân - ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân
lượt xem 1
download
Bài giảng Luật kinh tế: Doanh nghiệp tư nhân, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm và đặc điểm; Vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân; Tổ chức quản lý doanh nghiệp tư nhân; Cho thuê và bán doanh nghiệp tư nhân; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật kinh tế: Doanh nghiệp tư nhân - ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG KHOA LUẬT LUẬT KINH TẾ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 1. Khái niệm và đặc điểm 2. Vốn và tài sản của DNTN 3. Tổ chức quản lý DNTN 4. Cho thuê và bán DNTN 5. Quyền và nghĩa vụ của DNTN, chủ DNTN ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 1. Khái niệm và đặc điểm của DNTN ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Khái niệm (Điều 188 L.DN) Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Đặc điểm (Điều 188 L.DN) 1 Chủ sở hữu 2 Chế độ trách nhiệm 3 Tư cách pháp lý 4 Khả năng huy động vốn ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Chủ sở hữu 01 Số lượng Cá nhân Tư cách ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Chế độ trách nhiệm Ông A là chủ DNTN X. Khi bị tuyên bố phá sản, DNTN còn nợ thuế 1 tỷ đồng và nợ đối tác 3 tỷ đồng. Sau khi bán toàn bộ tài sản của DNTN thu được 2 tỷ đồng, tài sản riêng Vô hạn của ông A có 1 tỷ đồng. Hỏi các khoản nợ của DNTN sẽ được thanh toán như thế nào? ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Trách nhiệm vô hạn của chủ DNTN có điểm tích cực và hạn chế như thế nào? ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Tư cách pháp lý KHÔNG có tư cách pháp nhân ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Điều 74. Pháp nhân (BLDS 2015) 1. Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Điều 83. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân (BLDS 2015) 1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân. 2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Khả năng huy động vốn KHÔNG được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 2. Vốn và tài sản của DNTN ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 1. Nguồn vốn hoạt động 2. Vốn và tài sản của 2. Sử dụng nguồn vốn và tăng DNTN giảm vốn (Đ189) 3. Lợi nhuận ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Điều 189. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân 1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản. 2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 2. Vốn và tài sản của DNTN Vốn đầu tư: chủ DNTN tự đăng ký Nguồn vốn hoạt động (K1 • Đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư. Đ189) • Nêu rõ số vốn, ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 2. Vốn và tài sản của DNTN Sử Toàn bộ vốn và tài sản: phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế dụng toán và báo cáo tài chính. nguồn vốn và tăng, • Chủ DNTN có quyền tăng/giảm vốn đầu tư. giảm • Việc tăng/giảm phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. vốn • Trường hợp giảm thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chỉ (K2,3 được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan ĐKKD. Đ189) ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 2. Vốn và tài sản của DNTN Chủ DNTN: được hưởng lợi nhuận, quyết định việc sử dụng lợi nhuận. Lợi nhuận Chủ DNTN: chịu rủi ro theo chế độ trách nhiệm vô hạn (K1 Đ190) ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- 3. Tổ chức, quản lý DNTN ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
- Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân 1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. 2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân. 3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. ThS. Nguyễn Thị Khánh Ngân, Khoa Luật, VLU
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật kinh tế - ThS. Bùi Huy Tùng
1076 p | 430 | 132
-
Bài giảng Luật kinh tế - ThS. Trần Hữu Hiệp
39 p | 179 | 51
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 2: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
28 p | 428 | 51
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 1 - Luật kinh tế
20 p | 479 | 42
-
Bài giảng Luật kinh tế (Luật kinh doanh) - GV. Dương Kim Thế Nguyên
51 p | 175 | 40
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 1: Luật thương mại
33 p | 218 | 34
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 2: Tổng quan về pháp luật kinh tế
41 p | 447 | 33
-
Bài giảng Luật kinh tế 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 469 | 26
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 5 - Ths. Nguyễn Ngọc Duy Mỹ
24 p | 144 | 25
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 5: Tổng quan về pháp luật kinh tế
24 p | 175 | 17
-
Bài giảng Luật Kinh tế.
200 p | 101 | 13
-
Bài giảng Luật Kinh tế (Economic Law) - Chương 9: Pháp luật hợp đồng kinh doanh thương mại
74 p | 26 | 11
-
Bài giảng Luật kinh tế 1 - Chương 1: Khái quát chung về kinh doanh và chủ thể kinh doanh
14 p | 40 | 8
-
Bài giảng Luật kinh tế nâng cao - Trường ĐH Thương Mại
35 p | 17 | 6
-
Bài giảng Luật kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp tư nhân - Hộ kinh doanh cá thể
8 p | 57 | 5
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 1 và 2 - Pháp luật về đầu tư. Pháp luật về doanh nghiệp
34 p | 4 | 2
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 4 - Pháp luật về thương mại
30 p | 5 | 2
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 7 - Pháp luật về phá sản
11 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn