Bài giảng Luật phòng, chống tham nhũng
lượt xem 128
download
Bài giảng Luật phòng, chống tham nhũng trình bày những nội dung cơ bản được đưa ra trong Luật số 55/2005/QH11 như những vấn đề chung về tham nhũng và phòng chống tham nhũng; phòng ngừa tham nhũng; một số vấn đề cần công khai minh bạch; phát hiện tham nhũng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật phòng, chống tham nhũng
- LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Luật này quy định về phòng, chống tham nhũng
- Số: 55/2005/QH11 • Điều 91. Hiệu lực thi hành • 1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2006. • 2. Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26 tháng 02 năm 1998 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28 tháng 4 năm 2000 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực. • Điều 92. Hướng dẫn thi hành • Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này
- LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA QUỐC HỘI SỐ 01/2007/QH12 NGÀY 04 THÁNG 8 NĂM 2007 • Điều 2. • Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày công bố. (Theo lệnh của Chủ tịch nước CHXHCNVN công bố ngày 27/8/2007) • Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2007.
- Các văn bản liên quan • Hướng dẫn số 04-HD/TTVH, ngày 25-9-2006, của Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương về Tổ chức phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương khoá X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” • Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của chính phủ về việc ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 • Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo NQ số 21/NQ-CP (Chủ yếu cho giai đoạn từ nay đến năm 2011 • Các Nghị định 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 hướng dẫn thực hiện Luật PCTN, Nghị định số: 37/2007/N Đ- CP về minh bạch tài sản, thu nhập
- PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THAM NHŨNG VÀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG • I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG (CHƯƠNG I) • Chương I gồm 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10) • Quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ; các hành vi tham nhũng, nguyên tắc xử lý tham nhũng; quy định chung về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có chức vụ, quyền hạn cũng như trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, trách nhiệm của cơ quan báo chí trong phòng, chống tham nhũng; trách nhiệm phối hợp của cơ quan Thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án và của cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan; quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng; và các hành vi bị nghiêm cấm.
- Điều 1 khoản 1 quy định phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng như sau: • “Luật này quy định về phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng”.
- Phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm các nội dung chủ yếu là: - Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; - Việc phát hiện hành vi tham nhũng; - Việc xử lý người có hành vi tham nhũng; - Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng Như vậy theo Luật PCTN 2005, bên cạnh việc tăng cường phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, công tác phòng ngừa tham nhũng phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
- Việc đề cao cơ chế phòng ngừa tham nhũng nhằm: • (i) góp phần hạn chế những khiếm khuyết, hàn gắn những lỗ hổng trong hệ thống chính sách, pháp luật hiện hành, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế; • (ii) tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động phát hiện, xử lý tham nhũng, khắc phục hậu quả hành vi tham nhũng; • (iii) tăng cường vai trò, sự tham gia tích cực của nhân dân, các tổ chức đoàn thể, báo chí trong quản lý xã hội, quản lý nhà nước nói chung và công tác phòng, chống tham nhũng nói riêng; • (iv) góp phần xây dựng một nền quản lý chuyên nghiệp, liêm chính và một xã hội trong sạch, phi tham nhũng.
- Điều 1 khoản 2 về khái niệm tham nhũng quy định: • “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
- Như vậy, tham nhũng được mô tả dưới dạng hành vi, bao gồm ba yếu tố. • Thứ nhất, hành vi này được thực hiện bởi một đối tượng đặc biệt là người có chức vụ, quyền hạn; • thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã có sự lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao • và thứ ba, hành vi này thực hiện với mục đích vì vụ lợi. Yếu tố vụ lợi được hiểu không chỉ là vụ lợi cho cá nhân mình mà còn có thể là vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình hoặc tổ chức, cá nhân khác. Lợi ích được hướng tới ở đây không chỉ là lợi ích về vật chất mà có thể là cả lợi ích về tinh thần. Lợi ích đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. • Được coi là hành vi tham nhũng nếu có đủ cả ba yếu tố, nếu thiếu một trong các yếu tố đó thì tuy không là tham nhũng, nhưng có thể là một hành vi vi phạm pháp luật khác (chẳng hạn: hành vi cố ý làm trái, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
- Về những đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn, khoản 3 Điều 1 quy định: • “a) Cán bộ, công chức, viên chức; • b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; • c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; • d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó”.
- Như vậy, có bốn nhóm đối tượng được coi là người có chức vụ, quyền hạn. • Nhóm thứ nhất nêu tại điểm a là cán bộ, công chức, được quy định cụ thể trong Luật Cán bộ công chức năm 2009. • Đây là nhóm đối tượng chủ yếu, chiếm tỷ lệ lớn về số lượng trong số người có chức vụ, quyền hạn thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng. • Đồng thời, cán bộ, công chức cũng là nhóm đối tượng thường nắm giữ những vị trí, công việc liên quan đến vốn, tài sản nhà nước hoặc tiếp xúc trực tiếp, giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp, có nhiều cơ hội để thực hiện hành vi tham nhũng nên cần được thể chế hóa và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu nguy cơ tham nhũng.
- • Nhóm thứ hai gồm những người có chức vụ, quyền hạn nêu tại điểm b là nhóm đối tượng có địa vị pháp lý tương đối đặc thù, thuộc các lực lượng vũ trang nhân dân và được quy định cụ thể tại Luật Quốc phòng và Luật Công an nhân dân. • Nhóm thứ ba nêu tại điểm c có thể được chia thành hai loại: • thứ nhất, những cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước, theo đó, doanh nghiệp của Nhà nước được hiểu là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nhà nước; • thứ hai, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- • Nhóm thứ tư là những người nêu tại điểm d cũng đã được quy định là người có chức vụ, quyền hạn tại Phần các tội phạm về chức vụ của Bộ luật Hình sự. • Theo đó, bên cạnh đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước, những người tuy không phải là cán bộ, công chức nhưng được giao nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó cũng được coi là người có chức vụ, quyền hạn và thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng.
- “Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ hành vi tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng”. • Như vậy, tài sản tham nhũng có thể được hiểu là tài sản mà người thực hiện hành vi tham nhũng trực tiếp có được thông qua việc thực hiện hành vi tham nhũng đó (chẳng hạn: một khoản tiền có được do hành vi tham ô hay nhận hối lộ) hoặc gián tiếp (chẳng hạn: một ngôi nhà, một chiếc xe ô tô được mua bằng nguồn tiền nhận hối lộ,…). • Tóm lại, tài sản có nguồn gốc từ hành vi tham nhũng thì bị coi là tài sản tham nhũng. • Việc xác định tài sản tham nhũng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xử lý tham nhũng.
- “Công khai là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố, cung cấp thông tin chính thức về văn bản, hoạt động hoặc về nội dung nhất định”. • Có ba nội dung cần lưu ý trong thuật ngữ này. • Một là, công khai có thể bằng hai hình thức: công bố hoặc cung cấp thông tin. • Hai là, thông tin đó phải là thông tin chính thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị công bố hoặc cung cấp. • Ba là, đối tượng mà thông tin đề cập tới là văn bản, hoạt động hoặc nội dung nhất định.
- “Minh bạch tài sản, thu nhập là việc kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai và khi cần thiết được xác minh, kết luận”. • ngoài việc kê khai tài sản, thu nhập, còn có quy định việc xác minh, kết luận về tính minh bạch của việc kê khai đó trong trường hợp cần thiết. • Như vậy, minh bạch tài sản, thu nhập có mục đích bảo đảm tính chất rõ ràng, rành mạch đối với tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức trước Nhà nước và khi xã hội đòi hỏi • và là một biện pháp hữu hiệu, quan trọng trong cơ chế phòng ngừa tham nhũng.
- “Nhũng nhiễu là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ”. • Thực tế cho thấy hành vi nhũng nhiễu, cố tình gây khó khăn, phiền hà nhằm vòi vĩnh, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ, công chức khi giải quyết công việc của công dân, doanh nghiệp đang trở thành một biểu hiện tham nhũng tương đối phổ biến, gây bất bình, nhức nhối trong nhân dân. • Thực tế này đặt ra yêu cầu phải quy định hành vi này trong Luật Phòng, chống tham nhũng để tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý. • Do đó, Luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là một hành vi tham nhũng. • Vì vậy, việc giải thích thuật ngữ “nhũng nhiễu” là rất quan trọng, là tiền đề để giải thích và áp dụng quy định về hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi.
- “Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng”. • trên thực tế hành vi tham nhũng hiện nay diễn ra rất tinh vi với những lợi ích rất đa dạng mà người tham nhũng hướng tới, thậm chí trong một số trường hợp khó xác định lợi ích đó là vật chất hay tinh thần. • Việc chứng minh yếu tố vụ lợi để từ đó xác định hành vi của người vi phạm luôn là vấn đề khó khăn trong các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng. Vì vậy, việc giải thích rõ khái niệm vụ lợi như trên là điều cần thiết.
- • “Cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước”. • Hiện nay, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa trong nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế – xã hội cho nên rất nhiều tổ chức hình thành đáp ứng đầy đủ các yếu tố là một chủ thể pháp lý độc lập (như các pháp nhân kinh tế, các hội nghề nghiệp, các câu lạc bộ…). • Luật Phòng, chống tham nhũng chủ yếu hướng vào việc phòng, chống tham nhũng trong khu vực nhà nước cho nên những quy định của đạo luật này chủ yếu áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong khu vực nhà nước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật phòng chống tham nhũng - TS. Bùi Quang Xuân
33 p | 696 | 114
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương - Chương 9: Pháp luật về phòng chống tham nhũng (Lương Thanh Bình)
39 p | 1271 | 98
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 8 - ĐH Lạc Hồng
9 p | 224 | 43
-
Bài giảng Nhà nước và Pháp luật đại cương – Chương 5: Pháp luật về phòng chống tham nhũng
17 p | 135 | 37
-
Bài giảng môn học Luật hành chính 2: Chương 6 - Nguyễn Hữu Lạc
8 p | 138 | 19
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 - ThS. Nguyễn Hữu Lạc
97 p | 104 | 16
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 7 - ĐH Kinh tế Đà Nẵng
25 p | 127 | 15
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 10 - ThS. Hà Minh Ninh
27 p | 134 | 13
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Phần 2 - GV. Trương Thị Ánh Nguyệt
34 p | 25 | 12
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật về phòng, chống tham nhũng
6 p | 34 | 11
-
Bài giảng Ôn tập kiến thức chung đối với viên chức trong thời gian tập sự
245 p | 100 | 9
-
Bài giảng Ôn tập thi tuyển viên chức 2011- ĐHNLTP.HCM
89 p | 122 | 9
-
Tài liệu giảng dạy môn Pháp luật (Cao đẳng) - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Vinatex TP. HCM
56 p | 59 | 7
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 3 - Trường ĐH Văn Lang
52 p | 40 | 5
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật đại cương: Chương 5 - Học viện ngân hàng
17 p | 51 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 10 - ThS. Ngô Minh Tín
28 p | 43 | 3
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 5: Pháp luật hình sự và tố tụng hình sự (tt1)
17 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn