Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 1 - TS. Trần Phương Thảo
lượt xem 19
download
"Bài giảng Luật Tố tụng dân sự - Bài 1: Khái niệm và các nguyên tắc của Luật tố tụng dân sự Việt Nam" trình bày được khái niệm vụ việc dân sự, vụ án dân sự, việc dân sự và Luật Tố tụng dân sự; quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự và phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự; nguyên tắc điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự đặc biệt là các nguyên tắc đặc trưng của Luật Tố tụng dân sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 1 - TS. Trần Phương Thảo
- BÀI 1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM TS. Trần Phương Thảo, TS. Nguyễn Thị Thu Hà Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội 1
- MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày được khái niệm vụ việc dân sự, vụ án dân sự, việc dân sự và 01 Luật Tố tụng dân sự. Trình bày được các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng 02 dân sự và phương pháp điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự. Xác định được các nguyên tắc điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự đặc 03 biệt là các nguyên tắc đặc trưng của Luật Tố tụng dân sự. 2
- CẤU TRÚC BÀI HỌC Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh 1.1 của Luật tố tụng dân sự Việt Nam 1.2 Các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam 3
- 1.1. KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.1.1 1.1.2 Khái niệm Đối tượng điều chỉnh 1.1.3 Phương pháp điều chỉnh 4
- 1.1.1. KHÁI NIỆM Là vụ việc phát sinh từ quan hệ̣ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự. Được các chủ thể theo quy định của pháp luật yêu cầu Tòa án giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Vụ việc dân sự mình, của người khác, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước. Là những tranh chấp hoặc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động giữa các chủ thể. 5
- 1.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) Vụ việc dân sự Vụ án dân sự Việc dân sự Là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức có tranh Là việc các cá nhân, cơ quan, tổ chức không có chấp về quyền và nghĩa vụ dân sự, hôn nhân tranh chấp nhưng yêu cầu Tòa án công nhận gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động. hoặc không công nhận sự kiện pháp lí; yêu cầu Trong vụ án dân sự có ít nhất hai bên đương sự công nhận hoặc không công nhận cho mình tranh chấp với nhau, kiện nhau ra Tòa án. quyền về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động. Trong việc dân sự thường chỉ có một bên đương sự đến Tòa án yêu cầu. 6
- 1.1.1. KHÁI NIỆM (tiếp theo) Luật Tố tụng dân sự là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, những người tham gia tố tụng và những người khác phát sinh trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. 7
- 1.1.2. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH Là các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, những người tham gia tố tụng và những người có liên quan phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng dân sự Cơ quan tiến hành tố tụng Cơ quan tiến hành tố Đương sự với những với người tham gia tố tụng tụng với nhau người có liên quan và người có liên quan 8
- 1.1.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp những cách thức mà Luật Tố tụng dân sự tác động lên các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh Phương pháp mệnh lệnh: Trong quá trình tố tụng dân sự, các chủ thể khác đều phải phục tùng Tòa án (là phương pháp chủ yếu). Phân loại Phương pháp định đoạt: Trong quá trình tố tụng dân sự các đương sự vẫn được tự quyết định quyền, lợi ích hợp pháp của mình (chỉ áp dụng để điều chỉnh mối quan hệ giữa đương sự với đương sự). 9
- 1.2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM 1.2.1 1.2.2 Khái niệm nguyên tắc Nội dung các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự cơ bản Việt Nam 10
- 1.2.1. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM • Khái niệm: Là những tư tưởng pháp lí chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự và được ghi nhận trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự. • Các nguyên tắc của Luật Tố tụng dân sự Việt Nam: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 3); Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4); Quyền tự định đoạt của đương sự (Điều 5); Chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6); Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 7); Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8); Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự (Điều 9); Trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10); Khi xét xử có Hội thẩm nhân dân tham gia (Điều 11); Khi xét xử thẩm phán, Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12); 11
- 1.2.1. KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM (tiếp theo) Trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng (Điều 13); Tòa án xét xử tập thể (Điều 14); Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 15); Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm (Điều 17); Giám đốc xét xử (Điều 18); Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Điều 19); Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự (Điều 20); Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 21); Trách nhiệm chuyển giao giấy tờ tài liệu (Điều 22); Việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 23); Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (Điều 24); Bảo đảm quyền tranh tụng trong tố tụng dân sự (Điều 25). 12
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4) Nội dung Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm Tòa án không được từ chối giải quyết vụ quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của việc dân sự vì lí do chưa có điều luật mình hoặc của người khác, bảo vệ lợi ích áp dụng. nhà nước, lợi ích công cộng. 13
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự (Điều 5) • Đương sự tự quyết định việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án; • Tòa án chỉ giải quyết những vấn đề các đương sự yêu cầu, trong phạm vi lời yêu cầu đó trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; • Mọi hành vi định đoạt của đương sự không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. 14
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6) • Các đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp; • Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự; • Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu nhập chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định. Tòa án thu thập chứng cứ Tòa án tự mình thu thập chứng cứ trong trường hợp tại Khoản 1 Điều 98; Khoản 1 Đương sự không tự mình thu thập chứng Điều 99; Khoản 1 Điều 100; Khoản 1 Điều cứ và có yêu cầu. 101; Khoản 4 Điều 102; Điều 105; Khoản 3 Điều106 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. 15
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Điều 7) • Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát chứng cứ mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lí khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp chứng cứ đó; • Trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lí do của việc không cung cấp được chứng cứ. 16
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Trách nhiệm hòa giải của Tòa án (Điều 10) • Tòa án có trách nhiệm hòa giải vụ việc dân sự trừ trường hợp pháp luật quy định không hòa giải được hoặc không được hòa giải hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn; • Việc hòa giải được tiến hành theo qui định của pháp luật và trên cơ sở sự tự nguyện của đương sự; • Hòa giải là một hoạt động bắt buộc của Tòa án được tiến hành ở giai đoạn trước khi xét xử sơ thẩm; • Trường hợp đương sự thoả thuận được việc giải quyết vụ án và sự thoả thuận đó không vi phạm điều cấm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì Tòa án ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. 17
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật (Điều 21) Ý nghĩa Các cơ quan, người tiến hành tố tụng nâng cao trách nhiệm trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành Đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc án, phát hiện và xử lí kịp thời các hành vi vi phạm dân sự đúng pháp luật và nhanh chóng. pháp luật trong tố tụng dân sự, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, bảo vệ lợi ích nhà nước và lợi ích công cộng. 18
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Nội dung Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án, quyết định dân sự. 19
- 1.2.2. NỘI DUNG CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN (tiếp theo) Tham gia các phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục sơ thẩm đối với các vụ án khi ta thu thập chứng cứ; đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất; đương sự là người chưa thành niên, người mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi (Khoản 2 Điều 4). Tham gia các phiên Tham gia tất cả các phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm, tòa, phiên họp giám đốc thẩm, tái thẩm. Tham gia tất cả các phiên họp xét xử việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
22 p | 181 | 23
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 3 - TS. Trần Phương Thảo
25 p | 89 | 21
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự: Bài 4 - TS. Trần Phương Thảo
20 p | 81 | 19
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 4 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
20 p | 88 | 17
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự - Chương 2: Những quy định chung về giải quyết vụ, việc dân sự
86 p | 62 | 15
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 2 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
26 p | 93 | 13
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
18 p | 69 | 13
-
Bài giảng Luật Tố tụng dân sự - Chương 1: Khái quát về luật tố tụng dân sự Việt Nam
11 p | 63 | 10
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 3 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
32 p | 63 | 10
-
Bài giảng Luật tố tụng Dân sự: Bài 7 - TS. Nguyễn Thị Thu Hà
27 p | 73 | 8
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 1 - Mai Hoàng Phước
17 p | 8 | 5
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 5 - Mai Hoàng Phước
14 p | 5 | 4
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 2 - Mai Hoàng Phước
8 p | 23 | 3
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 1 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
22 p | 11 | 2
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
43 p | 14 | 2
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 4 - PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
28 p | 9 | 2
-
Bài giảng Luật tố tụng dân sự: Chương 6 - Mai Hoàng Phước
21 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn