intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước

Chia sẻ: Bui Ngoc Ngu | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:89

746
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu do Trần Văn Phước biên soạn nhằm giúp người học phân tích những giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ, ứng dụng vào lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, thực hành sử dụng ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu - Trần Văn Phước

  1. DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU (INTRODUCTION TO CONTRASTIVE LINGUISTICS) By Associate Prof. Dr.TRAN VAN PHUOC For MA in Contrastive Linguistics 1
  2. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT A.MỤC ĐÍCH: - Phân tích những giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ; - Ứng dụng vào lĩnh vực dạy và học ngoại ngữ, thực hành sử dụng ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ. B.NỘI DUNG: 1.Tổng quan về Ngôn ngữ học đối chiếu 1.1.Khái niệm “Đối chiếu, So sánh” 1.2.Ngôn ngữ học đối chiếu là gì? 1.3.Cơ sở lý luận của NNHĐC 1.4.Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC 2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu 2.1.Nhiệm vụ ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học 2.2.Nhiệm vụ ứng dụng thực hành ngôn ngữ 2
  3. 3.Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp đối chiếu 3.1.Phương pháp ngôn ngữ học 3.2.Phương pháp miêu tả 3.3.Phương thức đối chiếu 3.4.Thủ pháp đối chiếu 4.Những nguyên tắc chung trong đối chiếu ngôn ngữ 5.Thực hành đối chiếu 3
  4. C.TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH: 1.Bùi Mạnh Hùng (2008) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU, NXB Giáo dục. 2.Chesterman, Andrew (1998) CONTRASTIVE FUNCTIONAL ANALYSIS, John Benjamins Publishing Company, Amsterdam/ Philadelphia. 3.James, Carl (1992) CONTRASTIVE ANALYSIS, Longman, London and New York. 4.Krzeszowski, Tomasz P. (1990) CONTRASTING LANGUAGES – The Scope of Contrastive Linguistics, Mouton de Gruyter, Berlin New York. 5.Lado, Robert (1957) LINGUISTICS ACROSS CULTURES, Michigan University Press (NGÔN NGỮ HỌC QUA CÁC NỀN VĂN HOÁ (2002) Bản dịch của Hoàng Văn Vân, NXB ĐHQG Hà Nội). 6.Lê Quang Thiêm (1989 tái bản và bổ sung năm 2005) NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ, NXBĐHQG-Hà Nội. 7.Nguyễn Thiện Giáp (2009) CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ, NXB Gíao dục, Hà Nội. 8.Nguyễn Văn Chiến (1992) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU VÀ ĐỐI CHIẾU CÁC NGÔN NGỮ ĐÔNG NAM Á, Viện KHXHVN, Viện Đông Nam Á - Hà Nội. 9.Trần Hữu Mạnh (2007) NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU - CÚ PHÁP TIẾNG ANH - TIẾNG VIỆT, NXB ĐHQG Hà Nội. 4
  5. D. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN: 1.Bài kiểm tra cá nhân: 20% 2.Bài nghiên cứu nhóm (2000 từ): 20% 3.Bài thu hoạch cá nhân / thi: 60% 5
  6. 1.TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ HỌC ĐỐI CHIẾU 1.1.Khái niệm “Đối chiếu, So sánh “ 1.So sánh (Comparison) là thao tác tư duy giúp con người nhận thức hiện thực khách quan.Hoạt động so sánh hoạt động đối chiếu “một cái này” với “một cái khác”, nhằm vạch ra mối quan hệ giữa chúng. Trong khoa học, so sánh được coi như một thủ pháp nghiên cứu phổ quát.Trong ngôn ngữ học, so sánh là một thủ pháp phân tích, một phương pháp nghiên cứu các tài liệu ngôn ngữ. 6
  7. Có 2 loại so sánh: (1) So sánh bên trong 1 ngôn ngữ (đơn vị, phạm trù thuộc các cấp độ, bình diện khác nhau…) (2) So sánh bên ngoài 2 hoặc nhiều hơn 2 ngôn ngữ theo 2 cách: (2.a) So sánh không hệ thống, ngẫu nhiên (2.b) So sánh đồng loạt, theo trình tự các hiện tượng, yếu tố, đơn vị… , là cơ sở cho việc hình thành ngành Ngôn ngữ học so sánh. 7
  8. 2. “Đối chiếu (Contrast/Contrastive analysis)” thường được dùng để chỉ phương pháp hoặc phân ngành nghiên cứu lấy đối tượng chủ yếu là 2 hay nhiều ngôn ngữ. Mục đích của nghiên cứu là làm sáng tỏ những nét giống nhau (similarities) và khác nhau (differences) hoặc chỉ làm sáng tỏ những nét khác nhau mà thôi. Nguyên tắc nghiên cứu chủ yếu là nguyên tắc đồng đại/ nguyên tắc đồng đại động (dynamic synchronic principle). 8
  9. 1.2.Ngôn ngữ học đối chiếu (confrontative, comparative, contrastive linguistics) là gì? • NNHĐC là một phân ngành NNH nghiên cứu so sánh hai hay nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kỳ để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó, không tính đến vấn đề các ngôn ngữ được so sánh có quan hệ dòng họ hay thuộc cùng một loại hình hay không. 1.3.Cơ sở lý luận của NNHĐC • NNHĐC là sự nghiên cứu liên ngôn ngữ (interlanguage study). Ngữ liệu được nghiên cứu có thể thuộc các ngôn ngữ (nguồn (source language) và đích (target language)) sống động, đang sử dụng hay thậm chí đã chết, nhưng chúng phải là các đại biểu thích hợp của các ngôn ngữ được nghiên cứu. 9
  10. * NNHĐC không chỉ đơn thuần là NNH Ứng dụng mà thực chất có thể nói là thuộc cả hai lĩnh vực: ngôn ngữ học lý thuyết (pure/theoretical linguistics) và ngôn ngữ học ứng dụng (applied linguistics). * Ngoài thuật ngữ NNHĐC, phân ngành này có nhiều tên gọi khác như phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu, nghiên cứu xuyên ngôn ngữ (cross linguistics), nghiên cứu tương phản, ngôn ngữ học so sánh miêu tả,… 1.4.Lịch sử quá trình hình thành và phát triển của NNHĐC 10
  11. 2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu 2.Ngôn ngữ học đối chiếu (comparative/ confrontative/ contrastive linguistics) giúp xác định cái giống nhau và khác nhau về mặt cấu trúc, hoạt động và sự phát triển của các ngôn ngữ theo nguyên tắc đồng đại. 2.1.Nhiệm vụ ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học 2.1.1.Đối với loại hình học phân loại, việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung vào những sự giống nhau có đặc tính loại hình. 11
  12. 2.Nhiệm vụ của Ngôn ngữ học đối chiếu 2.1.2. Đối với đặc trưng học, việc nghiên cứu đối chiếu về cơ bản tập trung vào những sự khác nhau. 2.1.3. Đối với phổ niệm học ngôn ngữ, việc nghiên cứu đối chiếu chỉ tập trung vào những sự giống nhau. Nhưng đây là là sự giống nhau có tính phổ biến. 2.1.4. Đối với loại hình học đối chiếu, việc nghiên cứu đối chiếu thường tập trung vào (1) những nét chung nhất cho mọi ngôn ngữ; (2) những nét chiếm ưu thế trong nhiều ngôn ngữ; (3) những nét phổ biến ở một số ngôn ngữ; (4) nét riêng của một ngôn ngữ. 12
  13. 2.1.5. Đối với ngôn ngữ học so sánh lịch sử, nghiên cứu đối chiếu tập trung cơ bản vào việc truy tìm những sự giống nhau trên những hiện tượng khác nhau, tìm những tương đồng lịch sử giữa các ngôn ngữ trong cùng ngữ hệ. 2.1.6. Đối với ngữ vực học, nghiên cứu đối chiếu cơ bản nhằm vào những sự giống nhau giữa các ngôn ngữ trong cùng một khu vực do quá trình tiếp xúc lịch sử-văn hoá của các tộc người nói những ngôn ngữ trong khu vực. 13
  14. 2.2.Nhiệm vụ ứng dụng thực hành ngôn ngữ 2.2.1. Ứng dụng vào Dạy và Học ngoại ngữ nhằm hướng tới những giống nhau và khác nhau cần yếu giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh (ngoại ngữ khác) gây ra những giao thoa ngôn ngữ nhất định trong học tập ngoại ngữ: (1).Những nét giống nhau cần yếu: trật tự từ, thành phần câu (A-V).. (2).Những nét giống nhau không cần yếu: ngôn ngữ nào cũng có nguyên âm (phổ niệm)… 14
  15. (3).Những nét khác nhau cần yếu: từ và thanh điệu (V) -từ và trọng âm (A)… (4).Những nét khác nhau không cần yếu: động từ có thời, thể, thức (A) trong khi động từ tiếng Việt không có. (5).Những nét tương ứng cần yếu: một hình thức giống nhau những nội dung ở 2 ngôn ngữ khác nhau; hình thức khác nhau nhưng nội dung biểu đạt giống nhau (biên dịch); ý nghĩa ngữ pháp giống nhau nhưng hình thức và phương thức, phương tiện biểu hiện không tương ứng. 15
  16. (6).Những nét tương ứng không cần yếu: chỉ có giá trị về lý luận ngôn ngữ. (7).Những nét phi tương ứng cần yếu: ở ngôn ngữ đối chiếu nào đó, tồn tại một phạm trù ngôn ngữ A nhưng ở ngôn ngữ khác lại không. Ví dụ: đối chiếu thành ngữ, tục ngữ… (8). Những nét phi tương ứng không cần yếu: tiếng mẹ đẻ tồn tại một phạm trù ngôn ngữ nào đó không có trong ngoại ngữ đang học. 16
  17. Việc đối chiếu tiếng mẹ đẻ với một ngoại ngữ nào đó, cho phép giải quyết hàng loạt những vấn đề thuộc lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ: 1.Vấn đề giao thoa ngôn ngữ và ảnh hưởng tiêu cực của tiếng mẹ đẻ, vấn đề lỗi. 2.Tập hợp và lựa chọn các tài liệu ngôn ngữ và tài liệu lời nói với những đặc điểm cấu trúc, hành chức và hoạt động của ngôn ngữ đối chiếu. 17
  18. 3.Xác lập một trình tự nhất quán đối với tài liệu học tập ngoại ngữ. 4.Xây dựng một hệ thống hữu hiệu các thủ pháp giảng dạy nhằm giải thích tài liệu học tập ngoại ngữ. 5.Tạo ra và biên soạn một hệ thống các bài tập hợp lý và một hệ thống các sách giáo khoa ngoại ngữ có chỗ dựa khoa học. 18
  19. 2.2.2. Ứng dụng vào Phân tích lỗi và sữa lỗi: NNHĐC liên quan chặt chẽ tới việc phân tích lỗi khi nó giúp chúng ta đi tìm nguyên nhân của lỗi qua những ảnh hưởng của N1 đối với N2. Một mặt phải tập trung vào sự dự báo những lỗi sai có tính chất tiềm ẩn (error) nhằm phòng ngừa chúng. Mặt khác cũng hướng tới việc phân tích những lỗi sai hiển hiện (mistakes, faults) để tìm ra nguyên nhân gây ra lỗi do các giao thoa ngôn ngữ nào đưa lại. 19
  20. 2.2.3. Ứng dụng vào dịch thuật (lý thuyết dịch) và dịch máy: chỉ ra được cái chung về mặt nội dung (ý nghĩa) mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu đạt nó. Đây là sự đồng nhất về ngữ nghĩa của các đơn vị, các phương tiện biểu hiện khác nhau. Với mục đích phiên dịch máy, NCĐC cố gắng tìm ra những nét khác nhau về chức năng ở 2 cấp độ: hình thái học và cú pháp học của 2 ngôn ngữ (ngôn ngữ khởi phát và ngôn ngữ phiên dịch 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2