intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 28 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận

Chia sẻ: Le Minh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:70

170
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học sinh cần nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận. Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận. Tổng hợp các bài giảng ngữ văn 12 hay về: Diễn đạt trong văn nghị luận. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 28 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận

  1. BÀI GẢNG NGỮ VĂN LỚP 12 DIỄN ĐẠT TRONG VĂN NGHỊ LUẬN (2 tiết) TỔ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT KRÔNGANA
  2. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT  Nắm được những chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.  Biết cách tránh các lỗi về dùng từ, viết câu, sử dụng giọng điệu không phù hợp với chuẩn mực diễn đạt của bài văn nghị luận.  Nâng cao kĩ năng vận dụng những cách diễn đạt khác nhau để trình bày vấn đề linh hoạt, sáng tạo.
  3. I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN  Bài tập 1 Đề bài: Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua một số bài thơ của tập Nhật ký trong tù: Chiều tối; Giải đi sớm; Mới ra tù, tập leo núi.
  4. Hướng dẫn: Trước khi làm bài tập, cần xác định: -Phong cách chức năng - Đối tượng (vấn đề, nội dung) nghị luận theo yêu cầu của đề Phong cách chính luận  Cần sử dụng từ ngữ chính xác,có sự gọt giũa, lập luận chặt chẽ, lời lẽ truyền cảm, có thể dùng đa dạng các phương tiện biểu cảm, các kiểu câu để gây tác động về tình cảm và lí trí. Đối tượng nghị luận : vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh (qua thơ văn) => Phải cân nhắc cách dùng từ ngữ sao cho thể hiện sự trân trọng đối với Bác và sự súc tích, biểu cảm của bài nghị luận văn học.
  5. Cả lớp chia nhóm (Câu a,b)
  6. a. Cùng trình bày một nội dung cơ bản nhưng cách dùng từ ngữ có khác nhau: • Ở ví dụ 1, người viết có cách diễn đạt khá trong sáng, mạch lạc nhưng chưa thật trau chuốt biểu cảm. Ví dụ 2 có sự cân nhắc hơn về từ ngữ.
  7. Vd: (1)Tập thơ gồm những bài được Bác làm trong lúc nhàn rỗi … (2) Tập thơ được viết trong những thời khắc hiếm hoi – được thanh nhàn bất đắc dĩ… (1)Bác vốn chẳng thích làm thơ… (2)Thơ không phải là mục đích cao nhất của người chiến sĩ cách mạng…
  8. Nói về Bác, người viết ở ví dụ 2 đã dùng phép thế từ ngữ để tránh trùng lặp, làm cho ý tứ thêm phong phú: Hồ Chí Minh, Bác, người chiến sĩ cách mạng, Người,người nghệ sĩ – chiến sĩ. Cách trích dẫn các từ ngữ được dùng để nói chính xác cái “thần” trong con người và thơ Bác của các nhà thơ khác, các nhà nghiên cứu làm cho văn có hình ảnh, sinh động, giàu tính thuyết phục…
  9. b. Những từ ngữ dùng không phù hợp với đối tượng nghị luận: nhàn rỗi, vốn chẳng thích làm thơ, mang một vẻ đẹp lung linh bởi chúng mang phong cách khẩu ngữ, hơn thế không chính xác khi nói về Bác ( trong tù mà nhàn rỗi?, Bác không thích làm thơ? ) Có thể sửa lại như sau: …làm trong những giờ khắc “ngồi buồn ngâm ngợi cho khuây” ở chốn lao tù tăm tối, cô đơn; …Bác không coi thơ là con đường dùng để lập thân (hay sự nghiệp chính); …ngời sáng một vẻ đẹp đáng yêu, đáng kính
  10. c. Mỗi em hãy viết một đoạn văn theo yêu cầu của bài tập: - Theo đúng nội dung cơ bản - Thay một số từ ngữ để có cách diễn đạt
  11. I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN  Bài tập 2 Ấy là Huy Cận đó – nhưng một thi sĩ “thiên nhiên” như chàng thì ở nơi nào chẳng được; ở thời nay cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là mây kia, là nỗi hiu hắt trong cõi trời, là hơi gió nhớ thương… Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái “tôi”; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có phải tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao? (Xuân Diệu, Lời tựa tập Lửa thiêng)
  12. Em hãy xác định đối tượng nghị luận của đoạn văn và nêu hiểu biết của mình về đối tượng ấy. Đối tượng nghị luận: tập thơ Lửa thiêng của Huy Cận (viết trước Cách mạng Tháng Tám, bao trùm Lửa thiêng là một nỗi buồn mênh mang da diết. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ đó xét đến cùng là buồn thương về cuộc đời, kiếp người, về quê hương đất nước).
  13. Cả lớp làm việc theo bàn (2 người)
  14.  a. Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích: chàng, linh hồn Huy Cận, nỗi hắt hiu trong cõi trời, hơi gió nhớ thương, một tiếng địch buồn, sáo Thiên Thai, điệu ái tình, lời li tao, một bản ngậm ngùi dài… thể hiện sự đồng cảm đồng điệu, thương mến, trân trọng của người viết (Xuân Diệu) đối với nhà thơ Huy Cận đồng thời cũng lột tả được cái “linh hồn” của đối tượng nghị luận trên: lặng lẽ, u sầu.
  15.  b.Những từ ngữ thuộc lĩnh vực tinh thần đó mang một nét nghĩa chung: u sầu, hiu hắt, lặng lẽ, âm thầm rất phù hợp với đối tượng nghị luận bởi chúng đã thể hiện được nét đặc trưng của đối tượng ấy.
  16. I – CÁCH SỬ DỤNG TỪ NGỮ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN • Bài tập 3 Đề bài: Trình bày những suy nghĩ của anh(chị) về mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác con người qua đoạn trích VII của vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
  17. Lưu Quang Vũ là một kịch tác gia vĩ đại. Vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt xứng đáng là một kiệt tác trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người đạt đến sự hoàn thiện. Thực ra, người ta ai mà chẳng phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng chẳng là gì cả khi không có thể xác. Anh chàng Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Anh ta không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu,éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm anh ta phát bệnh vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.
  18. • a. Những từ ngữ dùng sai, không phù hợp: - vĩ đại, kiệt tác (khuôn sáo, không phù hợp đối tượng) - người ta ai mà chẳng phải, cũng chẳng là gì cả, cũng thế mà thôi, phát bệnh (mang tính khẩu ngữ, không gọt giữa) - anh chàng, anh ta (không phù hợp khi nói về Trương Ba)
  19. • b, c. Thay thế từ ngữ và viết lại đoạn văn Bài làm gợi ý: Lưu Quang Vũ là nhà soạn kịch đầy tài năng. Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm có tiếng vang lớn và để lại một dấu ấn riêng trong kho tàng văn học nước nhà. Nhà văn đã nêu lên một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc: sự tranh chấp giữa linh hồn và thể xác trong quá trình con người sống và hướng tới sự hoàn thiện. Thực ra, không ai là không phải sống bằng cả linh hồn và thể xác. Linh hồn có cao khiết, đẹp đẽ thế nào cũng là vô nghĩa nếu không có thể xác. Trương Ba trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng thế mà thôi. Ông không thể sống chỉ bằng phần hồn. Nhưng phần hồn ấy, vì những trớ trêu, éo le của số phận, lại bị nhập vào xác của tên hàng thịt. Chẳng qua đó chỉ là một cái xác “âm u đui mù” nếu không có hồn Trương Ba. Nhưng nó cũng không để cho hồn Trương Ba được yên mà còn làm ông khổ sở, đau đớn vì những đòi hỏi, ham muốn quá quắt của nó.
  20. Bài tập 4  Qua việc tìm hiểu những ví dụ đã nêu, theo anh (chị), khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu gì? a. Sử dụng từ ngữ phù hợp, chính xác là như thế nào? Cần tránh những lỗi thường gặp nào? b. Làm thế nào để hành văn được hay, có sức biểu cảm?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2