intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phân tích cơ bản - Nguyễn Thanh Lâm

Chia sẻ: Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:56

151
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phân tích cơ bản cung cấp cho bạn đọc các phương pháp phân tích chứng khoán phổ biến bao gồm: Phân tích cơ bản - Fundamental Analysis, phân tích kỹ thuật - Technical Analysis, phân tích tài chính hành vi - Behavioral finance. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích danh cho những ai đang muốn tìm hiểu về thị trường chứng khoán và cách giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phân tích cơ bản - Nguyễn Thanh Lâm

  1. PHÂN TÍCH CƠ BẢN Nguyễn Thanh Lâm
  2. TỔNG QUAN  Trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng, phần lớn các nhà đầu tư có kiến thức đều trang bị cho mình một hoặc nhiều cách thức để phân tích biến động thị trường nhằm phục vụ cho các hoạt động mua bán của mình
  3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHỔ BIẾN  Phân tích cơ bản - Fundamental Analysis  Phân tích kỹ thuật - Technical Analysis  Phân tích tài chính hành vi - Behavioral finance
  4. PHÂN TÍCH CƠ BẢN  Là phương pháp phân tích dựa vào các nhân tố nền tảng với mục đích cuối cùng là tìm ra được giá trị thực (giá trị nội tại) của doanh nghiệp  Niềm tin của các nhà PTCB là “giá trị thị trường của một doanh nghiệp sẽ xoay quanh giá trị nội tại và có xu hướng tiến lại gần giá trị nội tại”
  5. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT  Là phương pháp phân tích dựa vào đồ thị biến động giá và khối lượng giao dịch để từ đó xác định xu hướng giá cả trong tương lai của chứng khoán đó  Niềm tin của các nhà PTKT là “giá cả phản ánh tất cả mọi thông tin và hành động trên thị trường”
  6. TÀI CHÍNH HÀNH VI  Là trường phái phân tích phản biện lại các giả định của thuyết “thị trường hiệu quả”  Niềm tin của phương pháp TCHV là các tác động của những nhà đầu tư “không duy lý” trong nhiều trường hợp sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến thị trường và không dễ dàng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá để điều chỉnh thị trường
  7. (MÔ HÌNH PHÂN TÍCH 3 BƯỚC)
  8. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH Phân tích tổng quan nền kinh tế Phân tích ngành Phân tích công ty
  9. BƯỚC 1  Phân tích các nền kinh tế và các thị trường chứng khoán khác nhau  Mục tiêu:  Đưa ra các quyết định phân bố tài sản giữa các quốc gia  Phân bố tài sản giữa trái phiếu, cổ phiếu và tiền mặt
  10. BƯỚC 1  Những vấn đề cần phân tích:  Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các thị trường tài chính  Những chính sách tài chính đang được chính phủ áp dụng  Phân tích những tác động của lạm phát – lãi suất – tỷ giá hối đoái  Vấn đề thu hút vốn đầu tư và triển vọng đầu tư của quốc gia  Rủi ro và sự kỳ vọng vào nền kinh tế và TTCK
  11. BƯỚC 2  Phân tích ngành  Mục tiêu:  Xác định những ngành có triển vọng , những ngành dễ bị tổn thương  Những ngành có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định so với nền kinh tế
  12. BƯỚC 2  Những vấn đề cần phân tích:  Phân tích cấu trúc cạnh tranh của các ngành  Những thuận lợi và khó khăn mà ngành nghề đó gặp phải  Phân biệt giữa “ngành hấp dẫn” và “ngành có lợi nhuận cao”  Các rào cản cạnh tranh và ưu tiên của chính phủ cho từng ngành
  13. MÔ HÌNH 5 TÁC NHÂN CẠNH TRANH – MICHAEL PORTER
  14. MÔ HÌNH 5 TÁC NHÂN CẠNH TRANH – MICHAEL PORTER  Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp:  Số lượng và quy mô nhà cung cấp  Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp  Ví dụ:  Thị trường cung cấp chip máy tính  Thị trường lúa gạo
  15. MÔ HÌNH 5 TÁC NHÂN CẠNH TRANH – MICHAEL PORTER  Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:  Khách hàng bao gồm:  Khách hàng lẻ  Nhà phân phối  Quy mô  Tầm quan trọng  Chi phí chuyển đổi khách hàng  Ví dụ: Wal-Mart, PVGasD
  16. MÔ HÌNH 5 TÁC NHÂN CẠNH TRANH – MICHAEL PORTER  Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:  Sức hấp dẫn của ngành  Những rào cản gia nhập ngành  Ví dụ: Ngành ngân hàng, ngành tiêu dùng
  17. MÔ HÌNH 5 TÁC NHÂN CẠNH TRANH – MICHAEL PORTER  Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:  Sự phát triển của khoa học kỹ thuật  Các yếu tố về giá, chất lượng  Chi phí chuyển đổi  Ví dụ: Window và Linux , Phim cuộn và Thẻ nhớ
  18. MÔ HÌNH 5 TÁC NHÂN CẠNH TRANH – MICHAEL PORTER  Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:  Tình trạng ngành  Cấu trúc của ngành  Các rào cản rút lui  Ví dụ:
  19. BƯỚC 3  Phân tích doanh nghiệp  Mục tiêu:  Lựa chọn doanh nghiệp, cổ phiếu cụ thể để tiến hành đầu tư.  Xác định những công ty có triển vọng và đang bị định giá thấp  Lựa chọn thời điểm để giao dịch tốt nhất
  20. BƯỚC 3  Những vấn đề cần phân tích:  Phân tích SWOT (điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội – thách thức)  Phân tích trình độ quản trị của công ty  Phân tích các chỉ số trên báo cáo tài chính  Định giá công ty , chứng khoán  Xác định thời điểm mua bán hợp lý nhất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2