intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật: Bài 3 - Pháp luật dân sự

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:46

21
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Pháp luật: Bài 3 - Pháp luật dân sự" trình bày những nội dung chính sau: khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Dân sự; các nguyên tắc cơ bản của Luật dân sự; một số nội dung của Bộ luật Dân sự. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật: Bài 3 - Pháp luật dân sự

  1. Bài giảng PHÁP LUẬT DÂN SỰ
  2. MỤC TIÊU HỌC TẬP KIẾN THỨC 1. Trình bày được một số nội dung cơ bản về Luật dân sự. 2. Trình bày được quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và các vấn đề cơ bản về hợp đồng. KỸ NĂNG 3. Vận dụng những kiến thức pháp luật dân sự để giải quyết các tình huống trong thực tiễn NĂNG LỰC TỰ CHỦ VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM 4. Nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân, ý thức tôn trọng và bảo vệ pháp luật 5. Thể hiện được tính tích cực, khả năng hợp tác hiệu quả với các thành viên trong nhóm học tập. Sử dụng tốt công nghệ thông tin để giải quyết bài tập.
  3. NỘI DUNG BÀI HỌC 1 2 3
  4. Phần 1 KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH CỦA LUẬT DÂN SỰ
  5. Khái niệm Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam – tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hóa, tiền tệ và các quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng, độc lập của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ đó
  6. • Em hãy cho biết trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chịu sự điều chỉnh của luật Dân sự? • 1. Ông A và ông B thỏa thuận với nhau mua bán 1 ti vi • 2. Cô H là nhân viên của công ty x, mức lương của cô H là 5 triệu đồng/ tháng • 3. P đánh N gây thiệt hại sức khỏe nên N yêu cầu P bồi thường thiệt hại • 4. E vi phạm luật giao thông bị công an xử phạt 200 triệu đồng
  7. Đối tượng điều chỉnh của Luật Dân sự • Là những quan hệ của xã hội trong giao lưu dân sự là: Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân Quan hệ tài sản Quan hệ nhân thân
  8. QUAN HỆ TÀI SẢN KHÁI NIỆM: Đặc điểm: Là quan hệ giữa ü Quan hệ tài sản do LDS điều chỉnh người với người mang tính chất hàng hoá - tiền tệ. thông qua một tài ü Thường thể hiện sự đền bù ngang sản... giá. ü Mang tính ý chí (chủ quan) của các chủ thể tham gia.
  9. Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và Tài sản? • các quyền tài sản” Vật Tiền Giấy tờ có giá Quyền tài sản
  10. Ví dụ: 1. VẬT 2. TIỀN 3. GIẤY TỜ TRỊ GIÁ 4. QUYỀN TÀI SẢN ĐƯỢC BẰNG TIỀN
  11. QUAN HỆ NHÂN THÂN Ø Quan hệ nhân thân là những Quan hệ nhân thân quan hệ phát sinh từ một giá có liên quan đến tài trị tinh thần, trí tuệ của một sản: là những quan cá nhân hay tổ chức hoặc hệ về giá trị nhân các chủ thể khác và luôn gắn thân mà khi xác lập liền với chủ thể đó. làm phát sinh quyền về tài sản. Ø Thông thường không thể chuyển giao cho người khác. Ø Bao gồm 2 nhóm qh: Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
  12. Phương pháp điều chỉnh • Tôn trọng sự bình đẳng thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự
  13. Tình huống 1 • A và B yêu nhau và gia đình A đã đến thăm gia đình B. Trong dịp đến thăm này gia đình A đã giao sính lễ cho gia đình B tiền, vàng, hoa quả. Tuy nhiên sau đó B đã hủy hôn ước, gia đình A đã khởi kiện gia đình B đòi lại sính lễ đã trao. • Việc đòi sính lễ nêu trên có thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự không? Vì sao?
  14. Đáp án tình huống 1 • Tiền, vàng đều là tài sản. Tình huống trên liên quan đến tài sản. Đây là quan hệ giữa các chủ thể về tài sản được hình thành trên cơ sở bình đẳng và nay có tranh chấp nên thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự
  15. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật Dân sự • Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng • Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận • Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực • Việc xác lập, thực, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác • Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự
  16. PHẦN II: MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
  17. 3.3.1 Quyền sở hữu • Khái niệm (Điều 158) Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật Quyền chiếm hữu Quyền sở hữu Quyền sử dụng Quyền định đoạt
  18. Quyền chiếm hữu • Quyền chiếm hữu: là quyền kiểm soát, quản lý, chi phối tài sản.
  19. • Quyền sử dụng Quyền sử dụng: Là quyền khai thác: công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
  20. • Quyền định đoạt: Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2