intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 5 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 5 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Chủ thể của quan hệ pháp luật; Năng lực pháp luật; Nội dung của quan hệ pháp luật; Khách thể của quan hệ pháp luật; Các hình thức thực hiện pháp luật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương: Bài 5 - ThS. Bạch Thị Nhã Nam

  1. Bài 5: Quan Hệ Pháp Luật – Ý Thức Pháp Luật – Vi Phạm Pháp Luật – Trách nhiệm Pháp Lý ThS Bạch Thị Nhã Nam Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Quan hệ pháp luật Khái niệm: Quan hệ pháp luật là quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội) do một quy phạm pháp luật điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng cưỡng chế của Nhà nước.
  3. Các mặt nghiên cứu • Chủ thể • Khách thể • Nội dụng dung của quan hệ pháp luật
  4. Chủ thể của quan hệ pháp luật Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức dựa trên cơ sở của các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
  5. • Ví dụ: Anh A mua xe máy của anh B; • Ví dụ: Anh C kí hợp đồng lao động với công ty D; • Ví dụ: Công ty D bán điện cho hợp tác xã E.
  6. Chủ thể của quan hệ pháp luật • Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật khi có đầy đủ năng lực chủ thể. • Một tổ chức có thể là một chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác nhau nếu có đầy đủ năng lực chủ thể. Tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật có hai hình thức là pháp nhân và những hình thức không phải là pháp nhân.
  7. Chủ thể là cá nhân Một cá nhân khi là chủ thể của quan hệ pháp luật,có thể là chủ thể trực tiếp hoặc chủ thể không trực tiếp. 7
  8. Chủ thể trực tiếp Chủ thể trực tiếp trong một quan hệ pháp luật là một chủ thể luôn luôn có đủ cả năng lực pháp luật và năng lực hành vi (năng lục chủ thể). 8
  9. Năng lực pháp luật • Năng lực pháp luật là khả năng của một chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật nhất định. • Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (Điều 14 Bộ luật Dân sự 2005 ). • Về nguyên tắc mọi công dân đều có năng lực pháp luật , trừ trường hợp bị pháp luật hạn chế hoặc Toà án tước đoạt: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định( điều 36 bộ LHS), cấm cư trú( điều 37 bộ LHS, quản chế( điều 38 bộ LHS), tước một số quyền công dân (điều 39 bộ LHS)... 9
  10. • Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995 quy định “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự; mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” (điều 16). • Nội dung NLPL của cá nhân quy định tại điều 17: “Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản; quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó”. 10
  11. Năng lực hành vi • Năng lực hành vi là khả năng của một chủ thể có thể bằng hành vi của mình mà tham gia vào một quan hệ pháp luật để hưởng quyền và làm nghĩa vụ. • Người có năng lực hành vi là người hiểu rõ ý nghĩa và kết quả hành vi mà mình thực hiện. Pháp luật coi những người chưa đến một độ tuổi nhất định, người mắc các bệnh tâm thần là những người không có năng lực hành vi. • Tuổi cụ thể để được coi là có năng lực hành vi được xác định khác nhau tuỳ theo từng lĩnh vực quan hệ pháp luật (Dân sự, lao động,hình sự,hành chính). 11
  12. Ðiều 18. Người thành niên, người chưa thành niên: Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên. Ðiều 19. Năng lực hành vi dân sự của người thành niên Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 22 và Ðiều 23 của Bộ luật này. Ðiều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 12
  13. • Ðiều 21. Người không có năng lực hành vi dân sự • Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. • Ðiều 22. Mất năng lực hành vi dân sự • Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. • Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. • Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. 13
  14. • Ðiều 23. Hạn chế năng lực hành vi dân sự • Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. • Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. • Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. 14
  15. • Ví dụ: Điều kiện để dứng tên thẻ tín dụng - Chủ thẻ chính: phải đủ 18 tuổi trở lên có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Những người phạm tội - được coi là không có năng lực pháp luật để tham gia ký kết hợp đồng kinh tế. 15
  16. Chủ thể không trực tiếp • Là trường hợp một người có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi. Khi tham gia quan hệ pháp luật, hành vi của người này phải được thực hiện thông qua hành vi của một người khác có đủ năng lực hành vi (người đại diện, người giám hộ). 16
  17. Chủ thể là tổ chức • Tổ chức có đủ các điều kiện sẽ được coi là pháp nhân và được tham gia QHPL một cách độc lập. • Theo điều 84 Bộ luật dân sự 2005, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ 4 điều kiện sau:  Được thành lập hợp pháp;  Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;  Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;  Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. 17
  18. Các loại pháp nhân Theo Điều 100 Bộ Luật Dân sự 2005, các loại pháp nhân bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội . Tổ chức kinh tế . Tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp. Quỹ xã hội, quỹ từ thiện. Các tổ chức khác có đủ điều kiện. 18
  19. Nội dung của quan hệ pháp luật • Bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể
  20. Quyền Chủ thể • Là mức độ, phạm vi được phép xử sự của các chủ thể được nhà nước bảo vệ. Đó có thể là khả năng của một chủ thể được có những cách xử sự nhất định như:  Khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép  Khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của họ hoặc yêu cầu họ chấm dứt các hành vi cản trở nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền phù hợp với pháp luật của mình  Khả năng của chủ thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1