Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp
lượt xem 3
download
Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 Sử dụng đất dốc bền vững cung cấp cho người học những kiến thức như: Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc; tính bền vững trong quản lý sử dụng đất dốc; tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá tính bền vững đối với hệ thống sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 2 - Trường ĐH Lâm nghiệp
- Chương 3 SỬ DỤNG ĐẤT DỐC BỀN VỮNG 3.1. Những hạn chế và tiềm năng của đất dốc Đất đồi núi (đất dốc) chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên của Việt Nam. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay, tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 39%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng gần 10 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung Bộ và Tây Nguyên. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%) (Lê Quốc Doanh, 2009). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 2 - 3 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hóa. 3.1.1. Hạn chế 3.1.1.1. Xói mòn và rửa trôi Xói mòn và rửa trôi là những mối đe dọa thường xuyên đối với đất dốc và vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hóa trong đất. Những tác động này thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn nếu như đất canh tác không có thảm thực vật che phủ hoặc là đất bị đốt cháy trước mùa mưa. Ở Tây Phi, những vùng đất rừng được chuyển thành đất canh tác không có thực vật che phủ, chịu ảnh hưởng khí hậu khắc nghiệt đã mất đi lượng đất khoảng 115 tấn/ha/năm (Fournier, F, 1967). Bảng 3.1. Lượng đất mất và năng suất cây trồng của các phương thức canh tác đất dốc Độ dốc và Xói mòn Năng suất Phương thức canh tác lượng mưa (tấn/ha/năm) (tạ/ha) Ngô trên dốc tự nhiên 142,8 18 7 - 80 Ngô trên bậc thang 00 16 1.056,8 mm Ngô - mương bờ 56 19 66
- Độ dốc và Xói mòn Năng suất Phương thức canh tác lượng mưa (tấn/ha/năm) (tạ/ha) Lúa trên đất dốc tự nhiên 149,5 4,3 Lúa - mương bờ 260 41,5 8,9 Lúa xuôi dốc 120 230 Lúa - đồng mức 200 144 Lúa - băng chắn 120 90 Ngô xen đậu 29,2 32,1 260 Ngô thuần 86,4 24,2 Săn đồi tự nhiên 232 73 Sắn băng phân xanh 7-8 0 146 107 Sắn - mương bờ 94 106 (Nguồn: Nguyễn Đức Loan) 3.1.1.2. Sự thoái hóa đất Do đất rừng bị phá và đốt để trồng cây hàng năm làm lương thực, đất dốc ở nhiều vùng ngày càng bị thoái hóa nghiêm trọng. Theo Garrity D. P (1993), có rất nhiều lý do dẫn đến những hạn chế và sự bất ổn định sản lượng trên đất dốc, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là do thoái hóa đất nhanh cả về mặt sinh học, lý và hóa học. Việc tăng độc tố nhôm trong đất là do đất bị axít hóa. Thêm vào đó là sự giảm đáng kể của các nguyên tố vi lượng như: P, K, Ca, Mn, Zn. Bảng 3.2. Đất đỏ Bazan bị thoái hóa, suy giảm dinh dưỡng do quá trình rửa trôi Can xi - Ma Dung tích hấp Phương thức Mùn Lân tổng số giê (me/100g phụ (me/100 g sử dụng (%) (P2O5%) đất) đất) Mới khai hoang 4,1 0,27 15,6 28 Cà phê 18 tuổi 3,9 0,21 15,6 26,4 Lúa nương sau 4 năm 2,2 0,13 9,3 18,2 Lúa nương 3 năm và 1,2 0,1 3,4 14 sau 4 năm (Nguồn: Hội khoa học đất Việt Nam, 2000) 67
- 3.1.1.3. Hạn hán vào mùa khô Việc giữ nước trên đất dốc là một vấn đề thực sự khó khăn nên việc canh tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Luôn luôn có những đợt hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Ở nhiều vùng còn không có đủ nước cho con người cũng như động vật. Hạn hán là khó khăn chính đối với đất dốc; nếu mưa chỉ đến muộn khoảng 1 tháng so với dự tính thì một vụ mùa thất bại là chắc chắn. Hạn vào mùa khô là do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi không thể kiểm soát được trên đất dốc. 3.1.1.4. Tình trạng bị cách biệt Do nghèo nàn lạc hậu về giao thông vận tải, nhiều vùng đất dốc bị tách biệt khỏi thị trường nên nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân bị hạn chế. Chính vì điều này đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế. Điều này đã làm chậm quá trình thay đổi cơ cấu cây trồng (từ việc du canh bằng cách đốt nương làm rẫy để trồng cây hàng năm đến việc trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao) nhằm bảo vệ đất dốc khỏi bị xói mòn. 3.1.1.5. Tỷ lệ đói nghèo và trình độ văn hóa thấp Dân cư các vùng đất dốc chủ yếu là dân tộc thiểu số với tỷ lệ đói nghèo cao hơn, còn trình độ hiểu biết thì lại thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Công việc chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và trồng cây cho hiệu quả kinh tế đòi hỏi sự đầu tư cao hơn và kỹ thuật canh tác cũng cao hơn. Đây là một bất cập lớn giữa khai thác đất dốc và trình độ, năng lực của cộng đồng dân cư địa phương. 3.1.1.6. Giảm độ che phủ Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu đã để lại hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống đồi núi trọc. Ở châu Á, khi rừng đã bị phá để trồng cây lương thực, đất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ tranh xâm chiếm. Nông dân phải bỏ hóa những khu đất này, tiếp tục phá rừng nơi khác để làm nương mới trồng cây lương thực. Việc mất thảm thực vật rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt và lũ quét ở vùng cao. 3.1.2. Tiềm năng 3.1.2.1. Tiềm năng mở rộng đất canh tác Đất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 973 triệu ha (tức khoảng 60%) trong 1.500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới (Dent. T. J, 1989). Ở Việt Nam, đất dốc chiếm khoảng 74% đất tự nhiên. 68
- Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5 triệu ha chủ yếu là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng (Le Quốc Doanh, 2009). Do hầu hết đất bằng đã được sử dụng khá triệt để, nên miền núi là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác. 3.1.2.2. Tiềm năng lâm nghiệp Rừng không chỉ là nguồn lợi tự nhiên quý giá về kinh tế, mà còn có giá trị cao trong bảo vệ môi trường, lưu giữ nguồn nước, cung cấp điều hòa ôxy và cacbon. Ở Việt Nam, rừng chỉ tồn tại ở vùng cao đất dốc. 3.1.2.3. Tiềm năng sản xuất cây hàng hóa và đa dạng sản phẩm So với miền xuôi thì cơ cấu cây trồng ở miền núi đa dạng hơn rất nhiều. Trong khi hầu hết đất bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây lương thực có giá trị cao, đó là chưa kể các loài rau quả ôn đới trồng trên các vùng núi cao. 3.1.2.4. Tiềm năng phát triển chăn nuôi Muốn đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính thì phải khai thác tiềm năng đất đai và cây thức ăn gia súc ở miền núi. Nếu mở rộng chăn nuôi ở miền xuôi thì sẽ gặp trở ngại lớn về môi trường. Hơn nữa đối với đại gia súc thì sẽ không có đủ đất để xây dựng chuồng trại, khu chăn thả và khu đồng cỏ. Chỉ có miền núi mới đáp ứng được những yêu cầu này. 3.1.2.5. Tiềm năng phát triển nguồn điện Do có địa hình cao và nguồn nước dồi dào, miền núi là nơi có tiềm năng thủy điện rất lớn. Các hồ chứa nước vừa phục vụ thủy điện vừa là nguồn nước tưới trong mùa khô và điều hòa lũ lụt trong mùa mưa. Hiện nay, nguồn năng lượng điện của Việt Nam chủ yếu dựa vào thủy điện. Tóm lại, tuy còn nhiều trở ngại, miền núi là nơi có nhiều tiềm năng cơ bản cho sự phát triển. Vì vậy, cần quan tâm nhiều để vừa thúc đẩy sản xuất, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của nông dân vùng cao, vừa phải bảo vệ tài nguyên và môi trường vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của cả dân tộc. 3.2. Tính bền vững trong quản lý sử dụng đất dốc Quản lý tốt đất, nước và dinh dưỡng sẽ tăng năng suất cây trồng lương thực và cải thiện môi trường. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được người nông dân và cả các nhà kinh doanh nhận thức một cách đúng đắn. Trong khoa học nông nghiệp, nghiên cứu khai thác thì rất nhiều, nhưng việc nghiên cứu để đạt được sự cân bằng động 69
- bền vững của các hệ thống nông nghiệp tự nhiên và nhân văn còn quá ít. Xét về sức sản xuất của đất (bao gồm cả độ phì tự nhiên và độ phì thực tế) thì một hệ thống nông nghiệp không bền vững sẽ làm cho đất xấu đi, không mang lại kết quả như mong đợi ở một chu trình trong tương lai hoặc là phải trả giá đắt cho sự cải tạo đó. Khái niệm về tính bền vững của một hệ thống quản lý sử dụng đất rộng lớn hơn là bền vững về độ phì nhiêu, nó bao gồm 3 phương diện: - Bền vững về kinh tế; - Bền vững về xã hội; - Bền vững về môi trường. Trong lịch sử canh tác đất đã chứng minh rằng có 3 hệ thống canh tác được công nhận là có sức sản xuất ổn định (tuy mức hiệu quả khác nhau), nhờ có sự phục hồi độ phì nhiêu sau mỗi chu kỳ khai thác. Đó là: - Hệ du canh luân hồi; - Hệ chăn thả gia súc luân phiên; - Hệ canh tác lúa nước. Các hệ thống này tồn tại khá lâu trong điều kiện đòi hỏi mức đầu tư thấp, hưởng lợi thấp và điều kiện tự nhiên còn dồi dào. Nhưng ngày nay, với những biến đổi lớn trên toàn cầu, khu vực, mỗi quốc gia, thậm chí ở từng địa phương thì các hệ thống đó cũng không thể tồn tại bền vững ở khắp nơi như trước. Nguyên nhân đầu tiên cho thấy là điều kiện tự nhiên bị thay đổi không còn dồi dào, dân số tăng làm tăng áp lực nhu cầu sử dụng đất, không thể có nhiều đất để bỏ hóa theo chu kỳ. Nếu trồng bất kỳ một loại cây trồng nông lâm nghiệp nào đó (lúa nước) không hiệu quả chắc chắn cây trồng đó sẽ bị thay thế bởi các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế, có năng suất sản lượng cao và ổn định. Giá nông. Giá nông phẩm, năng lượng… tăng lên, các giống mới có năng suất chất lượng đòi hỏi phân bón cao, dẫn đến đầu tư cao. Nhu cầu đời sống tăng lên thì bản thân người sử dụng đất cũng tìm mọi cách để được hưởng lợi nhiều nhất. Nếu chỉ xét về mặt kinh tế trên đơn vị diện tích thì không có hệ thống cây trồng nào sinh lời lớn bằng trồng cây thuốc phiện, ưu thế này làm cho nó “bền vững tương đối” trong cộng đồng nhỏ của cư dân vùng cao. Trồng cây ca cao lấy quả chế biến đồ uống không lãi bằng chiết xuất cocain từ lá. Nhưng ngày nay hiệu quả kinh tế cao không thôi rõ ràng không thể tồn tại được trước áp lực xã hội đòi hỏi trừ khử nguyên nhân gây hại sức khỏe của con người. Từ đó ta thấy rằng tính bền vững của sử dụng đất phải được xem xét đồng bộ các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 70
- Hộp 3.1. Các hệ thống sản xuất bền vững trên đất dốc Sản xuất + Bảo tồn = Bền vững Bảo tồn đất được hiểu là: Bảo tồn đất = Kiểm soát xói mòn + Duy trì độ phì nhiêu (Nguồn: Phương trình sử dụng đất bền vững, Young, 1989) 3.3. Tiêu chí và chỉ tiêu cơ bản đánh giá tính bền vững đối với hệ thống sử dụng đất đồi núi ở Việt Nam Khung đánh giá quản lý đất dốc bền vững (FESLM) được đề xuất năm 1991, trong đó 5 thuộc tính của khái niệm bền vững: - Tính sản xuất hiệu quả (Productivity); - Tính an toàn (Security); - Tính bảo vệ (Protection); - Tính lâu bền (Viability); - Tính chấp nhận (Acceptability). Đối với mỗi nước, mỗi kiểu sử dụng đất cần có những tiêu chí riêng và chỉ tiêu cụ thể. Căn cứ vào khung đánh giá tính bền vững chung, một số tiêu chí và chỉ tiêu chủ yếu được sử dụng để đánh giá tính bền vững đối với đất đồi núi ở Việt Nam: 3.3.1. Nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế Bảng 3.3. Tiêu chí và các chỉ tiêu bền vững kinh tế Tiêu chí Chỉ tiêu cụ thể - Trên mức bình quân vùng 1. Nâng cao năng suất - Năng suất tăng dần 2. Chất lượng tốt - Đạt tiêu chuẩn sản phẩm tại địa phương và xuất khẩu - Trên mức trung bình của các hệ thống sử dụng đất của 3. Giá trị sản phẩm trên địa phương đơn vị diện tích cao - Hệ số Thu nhập/Chi phí (B/C) > 1,5 - Ít mất trắng do hạn hán, sâu bệnh 4. Giảm rủi ro - Có thị trường địa phương hoặc bán ra ngoài, ổn định - Về sản xuất trên 7 năm - Về thị trường - Dễ bảo quản, vận chuyển (Nguồn: Nguyễn Công Vinh, Mai Thị Lan Anh, 2011) 71
- Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao hơn mức bình quân vùng có cùng điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ (đối với cây trồng là gỗ, hạt, củ quả, sợi… và tàn dư để lại, đối với vật nuôi là thịt sữa, phân bón…). So sánh giữa các hệ thống đều là so sánh tương đối, do vậy cần lấy năng suất bình quân của vùng. Chẳng hạn năng suất rừng trồng ở phía Bắc không thể so sánh với năng suất ở miền Trung hoặc Tây Nguyên được. Một hệ thống có bền vững được phải có năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh được trong cơ chế thị trường. Xu thế năng suất phải tăng dần, khi năng suất giảm thì hệ thống không thể bền vững. Chiều hướng năng suất có ý nghĩa hơn năng suất tức thời. Về chất lượng, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy theo mục tiêu thị trường. Chỉ tiêu này bảo đảm cho việc tiêu thụ sản phẩm ở vùng đồi núi, nơi thường khó khăn trong việc tiếp cận thị trường. Sản phẩm nếu không xuất khẩu được thì bán trong nước, nếu không bán ở xa được thì tiêu thụ ngay tại địa phương. Cần có chính sách tốt về thị trường tiêu thụ ngay từ lúc lập kế hoạch sản xuất thông qua: chọn giống thích hợp, giống hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cần có kế hoạch sản xuất theo mùa vụ hợp lý để bố trí các loại cây trồng phù hợp, kéo dài vụ sản xuất trong năm: cây chín sớm, chín muộn, cây trồng chính vụ, cây trồng thêm để tăng vụ… Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản khác nhau tạo nên thu nhập đều phải được tính đến một cách đầy đủ. Ví dụ: Trong chăn nuôi không thể chỉ tính đến thịt mà phải tính cả phân bón, trồng cao su ngoài giá trị về mủ còn phải tính đến gỗ khai thác cuối kỳ… Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó có nguy cơ không có lãi. Lãi suất phải lớn hơn lãi suất tiền vốn vay ngân hàng. Giảm rủi ro: Hệ thống sử dụng đất cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh. Về tiêu thụ, trước hết sản phẩm phải bán được ở thị trường địa phương hay nội địa nếu không bán được ở nơi xã hay xuất khẩu. Sản phẩm phải có ưu điểm là dễ bảo quản, để được lâu, ít hư hao, thối hỏng. Tránh cho người sản xuất bị người mua ép giá. 72
- 3.3.2. Nhóm tiêu chí và chỉ tiêu về tính chấp nhận xã hội Bảng 3.4. Tiêu chí và chỉ tiêu bền vững xã hội Tiêu chí Chỉ tiêu cụ thể - Nông hộ đủ lương thực, tự túc hoặc tạo ra nguồn tiền để mua. 1. Đáp ứng nhu cầu nông hộ: - Bảo đảm được thực phẩm cân đối năng - Về lương thực, thực phẩm; lượng (calori), hợp khẩu vị người tiêu dùng. - Về tiền mặt; - Sản phẩm bán được để có tiền mặt sớm và - Nhu cầu khác: gỗ, củi... đem lại thu nhập đều kỳ. - Đủ gỗ thông thường và củi đun. - Phù hợp với đất đã được giao. 2. Phù hợp năng lực nông hộ: - Phù hợp với lao động trong hộ hoặc thuê - Vế đất đai; được ở địa phương. - Về nhân lực; - Không phải vay lãi cao. - Về vốn; - Phát huy được tri thức bản địa, kĩ năng - Về kĩ năng. nông dân. Nông hộ tự làm được nếu được tập huấn. 3. Tăng cường khả năng người dân: - Tham gia mọi khâu kế hoạch. - Tham gia; - Nông dân tự quyết việc sử dụng đất, không - Hưởng quyền quyết định công áp đặt và họ được hưởng lợi ích. bằng xã hội. - Không để phụ nữ làm công việc nặng 4. Cải thiện cân bằng giới trong nhọc, độc hại và phụ thuộc. cộng đồng - Không làm trẻ em mất cơ hội học tập. 5. Phù hợp với luật pháp - Phù hợp với luật đất đai và các luật khác. - Phù hợp với văn hóa dân tộc. 6. Được cộng đồng chấp nhận - Phù hợp tập quán địa phương (hương ước). (Nguồn: Nguyễn Công Vinh, Mai Thị Lan Anh, 2011) 73
- Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều quan tâm trước tiên, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu được cần thỏa mãn nhu cầu trước mắt (cái ăn, cái mặc, củi đun, sửa chữa nhà cửa…). Người nông dân vùng đồi núi có thu nhập chủ yếu từ nông lâm nghiệp, do vậy toàn bộ kinh phí dùng để trang trải mọi thứ (chữa bệnh, mua sắm, chi phí cho con cái học hành…) đều từ hệ thống sử dụng đất. Do vậy, điều quan trọng là với họ phải có thu nhập sớm và đều và với số vốn ít ỏi, nông dân không thể chờ đợi kết quả thu nhập ở cuối chu kỳ. Hệ thống muốn bền vững phải không được vượt quá khả năng và quyền lực mà họ có thể có để đảm bảo tính khả thi. Do vậy, cần phát huy nội lực và nguồn lực ở địa phương. Về đất đai, hệ thống sử dụng phải được tổ chức trên diện tích mà nông dân có quyền sử dụng lâu dài, đất đã được giao và rừng đã được khoán với lợi ích cụ thể rạch ròi. Nguồn vốn vay được ổn định có lãi suất và thời hạn phù hợp từ tín dụng hoặc ngân hàng. Nếu hệ thống sử dụng đất vượt quá mức đầu tư sẽ không tránh khỏi sự vay mượn với lãi suất cao trong khi sử dụng đất không thể đưa lại lợi nhuận lớn đột xuất như các ngành khác. Trong sử dụng đất đồi núi công lao động nhiều, do vậy cần phải cân đối lao động (chính, phụ, thuê mướn...) phải hợp lý. Tính bền vững được thể hiện trong sự tham gia triệt để vào quản lý đất từ bước quy hoạch đến tiêu thụ sản phẩm. Chính người dân quyết định kế hoạch và phương án, bình đẳng trong hưởng lợi. Về xã hội, đối với vùng sâu vùng xa cần đặc biệt quan tâm đến bình đẳng giới và quyền trẻ em. Tính bền vững đòi hỏi việc sử dụng đất góp phần giải phóng phụ nữ, cải thiện vị trí của họ, không làm cho họ nặng nhọc và phụ thuộc. Không dẫn đến tính trạng bị lạm dụng sức lao động trẻ em và tước đi quyền học tập của trẻ em. Quản lý sử dụng một đơn vị đất đai phải mang tính hợp hiến, phù hợp với luật pháp và quy hoạch của cộng đồng lớn hơn. Chẳng hạn không thể bố trí cơ cấu cây trồng cạn xâm phạm đất lúa nước, hay trồng cây có sức kháng xói mòn yếu ở vùng đầu nguồn. Sử dụng đất sẽ bền vững nếu phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương, nếu ngược lại sẽ không được cộng đồng ủng hộ. 74
- 3.3.3. Nhóm tiêu chí về bền vững môi trường sinh thái Bảng 3.5. Tiêu chí và chỉ tiêu bền vững môi trường sinh thái Tiêu chí Chỉ tiêu cụ thể - Xói mòn dưới mức cho phép (thực tế). 1. Giảm thiểu xói mòn, thoái hóa đất - Độ phì đất duy trì hoặc tăng. đến mức chấp nhận được - Trả lại chất hữu cơ tốt. 2. Tăng độ che phủ - Che phủ 35% quanh năm. - Duy trì và tăng cường nguồn sinh thủy. 3. Bảo vệ nguồn nước - Không gây ô nhiễm nguồn nước. - Số loài không giảm hoặc tăng; tỷ lệ cây 4. Nâng cao tính đa dạng sinh học dài ngày cao. của hệ sinh thái - Khai thác tối đa các loài bản địa. - Bảo tồn và làm phong phú quĩ gen. (Nguồn: Nguyễn Công Vinh, Mai Thị Lan Anh, 2011) Giữ đất được thể hiện bằng giảm thiểu lượng đất mất hàng năm dưới mức cho phép. Ngưỡng này phải được xác định cho từng loại đất, từng loại thảm phủ thực vật ở một địa phương. Độ phì nhiêu đất tăng dần là yêu cầu bắt buộc đối với quản lý sử dụng đất bền vững, chất hữu cơ được cải thiện. Khả năng sinh thủy có thể đo được qua nhiều nghiên cứu lưu vực hoặc quan trắc định tính, trong khi chất lượng nước có thể nhận biết căn cứ vào các tiêu chuẩn đã có đối với nước sạch nông thôn. Không thể gọi là bền vững nếu một kiểu sử dụng đất nào đó khai thác cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ mức nước ngầm hay làm nhiễm bẩn nguồn nước sinh hoạt. Ví dụ: Vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên đặc biệt vùng quanh thành phố Buôn Ma Thuột. Độ che phủ tối thiểu phải đạt ngưỡng an toàn sinh thái (35%). Ở khu vực nhỏ có thể khác nhau, nhưng tổng hòa cả hệ thống thì độ che phủ phải đạt hoặc vượt ngưỡng. Đa dạng sinh học biểu hiện qua thành phần loài (đa canh bền vững hơn độc canh, cây lâu năm có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây hàng năm…). Quỹ gen được sẵn có được duy trì, phục tráng và bổ sung bằng các loài mới. 75
- Một hệ canh tác nếu tận dụng được nhiều loài bản địa vốn đã được chọn lọc lâu đời thích nghi với điều kiện địa phương, lại bổ sung những giống mới sẽ được đánh giá cao hơn về tính bền vững sinh thái. Các tiêu chí và chỉ tiêu phải phản ánh hết được các mặt bền vững và không bền vững của mỗi hệ thống sử dụng đất. Nếu thỏa mãn hết các chỉ tiêu thì tính bền vững của một hệ thống sử dụng đất. Nếu thỏa mãn hết các chỉ tiêu tính bền vững của một hệ thống sử dụng đất sẽ đạt mức tối đa, song trong thực tế chắc chắn không thể xảy ra, mỗi hệ thống chỉ đạt được một số mặt nào đó, ở mức độ nhất định. Tùy theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau, cấp độ quan trọng khác nhau và nhận các trọng số khác nhau khi xem xét cho từng trường hợp. 3.4. Biện pháp tổng hợp sử dụng hiệu quả đất dốc 3.4.1. Các biện pháp công trình Các biện pháp công trình trong phạm vi nông nghiệp được hiểu như những biện pháp cơ lý ngăn chặn dòng chảy mặt và do đó giảm thiểu đất và nước bị trôi theo dốc. Biện pháp công trình không có tác dụng ngăn tác động trục tiếp sự xâm kích của giọt mưa từ trên xuống và không bổ sung thêm dinh dưỡng cho đất. Các biện pháp thuộc loại này có rất nhiều: trồng theo đường đồng mức, làm ruộng bậc thang dần hoặc bậc thang ngay, mương dài, mương cụt, bờ vùng, bờ thửa, tạo bồn hay hố vảy cá, bờ đá… các công trình thủy lợi lớn như hồ, đập. * Ruộng bậc thang Ruộng bậc thang có tác dụng trì hoãn tốc độ và ngăn cản tính liên tục của dòng chảy, phân phối lại lượng nước chảy bề mặt và hạn chế xói mòn đất. Căn cứ vào hình thái của mặt cắt ngang ruộng bậc thang, có thể chia ruộng bậc thang thành ba loại: (i) Ruộng bậc thang nằm ngang, (ii) Ruộng bậc thang dốc nghiêng, và (iii) Ruộng bậc thang cách dốc (một đoạn bậc thang nằm ngang xen kẽ một đoạn bậc thang dốc nghiêng), trong đó ruộng bậc thang nằm ngang có hiệu quả tốt nhất. Nhìn chung, ruộng bậc thang thường được thiết kế trên đất canh tác có độ dốc 5 - 250. Theo quy định của “Luật đất đai”, đất canh tác có độ dốc lớn hơn 25 0 cần được hòan trả lại cho đất rừng (đất lâm nghiệp). Khi thiết kế cần cố gắng giảm thiểu diện tích của các bờ đất cao và đường đi giữa các thửa ruộng, phải lợi dụng địa hình địa thế để bố trí theo nguyên tắc “Cong nhiều thì theo địa thế, cong ít thì nắn thẳng, lấy đường đồng mức làm chính, chiếu cố đến cùng một cự ly”. Thiết kế ruộng bậc 76
- thang chủ yếu là xác định bề rộng của mặt ruộng bậc thang, tỷ lệ dốc (taluy) và độ cao của bờ đất... Về bề rộng của ruộng bậc thang (B), phải căn cứ vào độ dốc để xác định, nếu xây dựng ruộng bậc thang nằm ngang trên đất dốc 5 - 150, bề rộng mặt bậc thang có thể từ 10 - 20 m; nếu xây dựng trên đất dốc 15 - 250, thì bề rộng mặt bậc thang giảm xuống còn 5 - 10 m. Về tỷ lệ mặt dốc (taluy) của bờ đất, phải căn cứ vào loại đất và chiều cao của bờ đất đó để xác định, nhìn chung từ 1,0/0,75 - 1,0/1,0. Nơi có điều kiện xếp đá hộc, tỷ lệ dốc nghiêng có thể từ 1,0/0,1 - 1,0/0,2. Về chiều cao của bờ đất cao (H) (cũng tức là chiều cao của bậc thang) được xác định thay đổi tùy theo bề rộng (B) của mặt bậc thang và độ dốc của sườn núi, thông thường trong phạm vi từ 1,0 - 2,0 m. Ruộng bậc thang lúa nước là một kiểu canh tác lâu đời và khá bền vững cả 3 tiêu chí kinh tế, xã hội và môi trường. Là một phương thức canh tác trên mặt bằng, có không gian khép kín tránh được xói mòn, tiếp nhận vật liệu rửa trôi từ xung quanh, hạn chế tốc độ chảy từ trên cao xuống thung lũng. Các bậc thang dần dần hình thành tầng đế cày tích sét tương tự như ruộng lúa đồng bằng, nhờ vật tuy trên đất dốc nhưng phần lớn các phần tử đất mịn lắng đọng, không bị cuốn trôi như đất dốc. Để làm ruộng bậc thang trồng lúa nước không đòi hỏi tầng dày như ruộng bậc thang cạn, nhưng phải đảm bảo nguồn nước sau khi thi công. Bảng 3.6. Kích thước ruộng bậc thang trên đất < 120, dày 30 - 40 cm Bề rộng bề mặt Độ Chênh độ cao giữa ruộng sau khi san Ghi chú dốc 2 mặt ruộng (cm) (m) 3 50 10 - Mái bờ 1:1 đến 2:3 5 50 5,2 - Chiều cao bờ giữ nước 7 50 3,7 30 - 40 cm 9 60 2,5 - Chiều dài ruộng 60 - 100 m tùy theo địa hình 11 60 1,8 (Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, 1999) Làm ruộng bậc thang khá tốn công và tốn đất, năng suất những năm đầu kém nếu không đầu tư nhiều phân, nhưng có thể kiểm soát được xói mòn và ổn định năng suất lâu dài. Ở Bắc Hà Lào Cai để làm 1 ha ruộng bậc thang đã dùng hết 240 công người lao động và 80 công trâu bò. Năng suất lúa cao gấp 2 lần so với không làm ruộng bậc thang (Nguyển Tử Siêm, 1999). 77
- * Hào nước Hào nước thường được thiết kế theo đường đồng mức và được gọi là “hào đốt tre”, mục đích của đào hào theo đường đồng mức là để phân phối lại lượng nước chảy tương đối đều trên sườn dốc và giữ nước đó lại trên sườn dốc. Khi thiết kế hào theo đường đồng mức phải tuân theo nguyên tắc là với một lượng mưa nhất định (thông thường lấy lượng mưa to dữ dội trong 24 giờ với tần suất 10 năm mới xuất hiện 1 lần) nhưng không gây ra xói mòn đất. Khi thiết kế cụ thể, có thể căn cứ vào tình hình lượng mưa của địa phương và độ dốc của sườn núi để tra cứu. * Làm mương bờ Mương, bờ hay kết hợp cả hai thường dùng để giữ đất, ngăn và dẫn dòng chảy đi theo hướng thích hợp, tránh tích đọng nước. Mương bờ lớn thường dùng để bao cả khu ruộng, các mương bờ nhỏ ngăn các khoảnh đất trong nội bộ khu đất. Thực chất đây cũng là hình thức tạo bậc thang dần nếu tuân thủ đường đồng mức và bờ được gia cố. Mật độ mương càng dày thì tỷ lệ chiếm đất càng cao, biến động từ 5% diện tích (dốc < 80) đến 15% diện tích (dốc > 200). Do đó, đối với dốc > 200 thì sẽ chuyển sang làm ruộng bậc thang. * Bờ đá Bờ đá là biện pháp chống xói mòn đơn giản và hữu hiệu. Bờ đá chắc hơn bờ đất, vừa giữ được đất, vừa cho nước đi qua ở mức độ nhất định nên ít khi làm cho nước làm vỡ bờ. Đá lớn nằm phía dưới, đá nhỏ xếp chèn vào kẽ ở phía trên. Loại hình này phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc và rải rác trên các đất có đá lộ dầu, sởi cuội ở miền trung và miền nam. Đối các vùng có khí hậu lạnh và khô, đất mỏng, nhiều đá lẫn thì kiểu băng chắn này rất thích hợp. Hình 3.1. Bờ xếp đá (Nguồn: Nguyễn Minh Thanh, 2012) 78
- * Hố vảy cá Là một loại bồn ở rộng về một phía dưới dốc bao quanh các gốc cây lâu lớn như cao su, vải nhãn, bơ, xoài, chè… Trên nương chè ở Phú Thọ làm hố vảy cá với khoảng cách từ 6x6 m đến 2x2 m cho tăng năng suất chè từ 10 - 12%, nếu khoảng cách hố 6x6 m kết hợp tủ nilon năng suất chè tăng 37% (dẫn theo Nguyễn Tử Siêm, 1999). Hình 3.2. Hố vảy cá Ngoài ra, còn dùng một số biện pháp khác như: đóng cọc, phên ngăn, đào rãnh thoát nước… nhằm kiểm soát dòng chảy. Hình 3.3. Đóng cọc, đan phên... kiểm soát dòng chảy 3.4.2. Các biện pháp canh tác Các hình thức chống xói mòn rửa trôi kết hợp trong quá trình canh tác được xếp vào các biện pháp canh tác. Có rất nhiều biện pháp có thể làm ghép trong suốt quá trình từ khi phát hoang, làm đất đến chăm sóc, thu hoạch. 79
- * Canh tác theo đường đồng mức Là phương thức sử dụng đất dốc truyền thống được thực hiện từ khi khai hoang, cày bừa đến trồng trọt, chăm sóc… Tuy nhiên, trong thực tế nhiều khi không thể thực hiện được. Ví dụ: Khi đất có kết cấu kém, quá dốc, các phần tử hạt mịn lấp hạt hoặc chồi làm cây bị nghẹt mầm không thể mọc được (lúa, ngô, dứa, chè…). * Trồng trong rãnh Một số loài cây như (chè, mía, dứa…) được trồng theo rãnh (rạch) là biện pháp phòng chống xói mòn rất có hiệu quả. * Trồng cây trong hố Biện pháp này được vận dụng khi trồng mới cây thân gỗ: cây lâm nghiệp, cây ăn quả các loại và cây công nghiệp dài ngày như Cao su, Cà phê, Hồ tiêu, Bơ, Điều… Toàn bộ số hố/ha (khoảng hàng trăm đến hàng ngàn cây/ha tùy theo từng loại), các hố này chính là những hố giữ nước, giữ màu, giữ đất. Hiệu quả bảo vệ đất sẽ tăng thêm nếu đất đắp lên hai bên bờ và phía dưới hố. Các cây bố trí không thẳng hàng mà theo kiểu nanh sấu có tác dụng tốt hơn. Biện pháp này đặc biệt quan trọng để kiểm soát xói mòn trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Hình 3.4. Kỹ thuật trồng cây trong hố (Nguồn: Nguyễn Minh Thanh, 2011) * Tạo bồn Một số loại cây lâu năm, trồng với mật độ thưa (Cà phê, Cao su, Cam, Quýt…) cần được tạo bồn. Bồn là bờ nhỏ dạng vành khăn bao quanh gốc ứng với mép tán cây, được tạo ra khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Chất lượng đất trong phạm vi bồn cao hơn hẳn đất ngoài bồn. 80
- Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu với cây Cà phê Một số tính chất đất Đất trong bồn Đất ngoài bồn Độ xốp (%) 56 43 Độ ẩm (%) 38 29 Chất hữu cơ (%) 3,45 2,87 N (%) 0,22 0,17 P2O5 dễ tiêu (mg/100 g đất) 11,6 5,8 K2O dễ tiêu (mg/100 g đất) 13,3 10,0 (Nguồn: Nguyễn Tử Siêm, 1999) * Liên tục che phủ đất bằng lớp phủ thực vật sống hay lá khô Đây là biện pháp quan trọng nhất, đa dụng và là nền tảng cho mọi nỗ lực quản lý và sử dụng đất dốc bền vững. Có thể sử dụng nilon để che phủ cho đất dốc nhưng phải che theo luống ngang sườn dốc và rãnh giữa các luống phải được phủ bằng xác thực vật. Phải tái sử dụng tốt nhất lượng chất hữu cơ sẵn có tức là không được đốt tàn dư thực vật như nông dân thường làm, trái lại dùng chúng làm vật liệu che phủ để bảo vệ và cải tạo đất. - Lợi ích của che phủ đất: + Lợi ích tại chỗ: Giảm xói mòn do mưa và gió: Đất tơi xốp, tăng độ hấp thu nước của đất, giảm dòng chảy bề mặt; giảm bốc hơi, tăng độ ẩm đất; dung hòa nhiệt độ bề mặt đất; tăng độ ổn định các cấu trúc bề mặt đất, chống kết vón và đóng váng bề mặt đất; giảm cỏ dại, tăng hiệu quả phân bón; giảm đầu tư, công làm đất, làm cỏ, phân bón; tăng hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng cho đất, giảm độc tố trong đất; tạo điều kiện tốt cho hạt nảy mầm tốt, bộ rễ phát triển khỏe, cây sinh trưởng tốt; tăng và ổn định năng suất, chất lượng cây trồng một cách bền vững; + Lợi ích về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên: Hạn chế du canh, cải thiện nguồn tài nguyên đất, nước và rừng; chống lắng đọng các lòng sông hồ, đặc biệt là hồ thủy điện; giảm lũ lụt ở miền xuôi; giảm ô nhiễm hóa học ở các vùng lân cận; giảm hiệu ứng nhà kính thông qua việc giảm lượng khí cacbonic thải vào không khí do đốt phá rừng, tàn dư thực vật và khói từ các nhà máy sản xuất phân bón và thuốc hóa học; tiết kiệm nguồn năng lượng sử dụng cho các nhà máy sản xuất phân bón và thuốc hóa học và vận hành các loại máy làm đất; + Lợi ích về xã hội: Phụ nữ được giải phóng khỏi những công việc nặng nhọc và tốn nhiều thời gian như làm cỏ và làm đất, họ sẽ có nhiều thời gian chăm sóc sức khỏe gia đình, nuôi dạy con cái và phát triển nghề phụ; trẻ em sẽ có nhiều thời gian học hành, nâng cao kiến thức; do đất và nước ít bị hoặc không bị ô nhiễm, bệnh tật 81
- sẽ giảm, sức khỏe cộng đồng sẽ được cải thiện; do hiệu quả kinh tế cao nên xã hội sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn. Như vậy, khi áp dụng tốt biện pháp che phủ đất, có thể áp dụng được hầu hết các nhu cầu canh tác đất dốc bền vững góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi và bảo vệ tài nguyên môi trường. Đây là biện pháp tốt chống cỏ tranh khá tốt, có thể hạn chế triệt để cỏ tranh. Để phủ mặt đất dày 15 - 20 cm cần dùng 800 - 1.000 m3 cỏ và 200 - 300 công/ha (Nguyễn Tử Siêm, 1999). Hình 3.5. Che phủ đất bằng cỏ khô (Nguồn: Nguyễn Minh Thanh, 2011) * Tủ gốc Đất quanh gốc là phạm vi hoạt động quan trọng của hệ rễ. Tủ gốc là biện pháp chống xâm kích trực tiếp của hạt mưa và dòng chảy từ tán cây, giữ cho độ ẩm, nhiệt độ đất ổn định. Khi vật liệu hạn chế thì ưu tiên đất quanh gốc. Vật liệu hữu cơ tủ gốc đem lại dinh dưỡng bổ sung cho cây và giữ gìn phân khoáng bón vào gốc cây. Hình 3.6. Che phủ gốc bằng cỏ khô (Nguồn: Nguyễn Minh Thanh, 2011) 82
- * Xới xáo, làm cỏ Biện pháp này kết hợp với biện pháp canh tác theo đường đồng mức rất có tác dụng giữ đất, tránh tạo ra những rãnh khơi đầu cho dòng chảy phát sinh. Công việc này cần tránh làm vào mùa mưa, nếu không sẽ làm xói mòn trầm trọng hơn. Một lớp cỏ xanh có kiểm soát duy trì trong mùa mưa rất có lợi cho việc chống mất đất. Các hộ nông dân có kinh nghiệm ở miền núi và Tây Nguyên không bao giờ làm cỏ trắng vào mùa mưa. * Sắp xếp cơ cấu cây trồng Phải bố trí cây trồng hiện diện liên tục trên mặt đất thông qua trồng xen, trồng gối vụ… phối hợp cây dài ngày với cây ngắn ngày. Ví dụ: Trồng rừng trên toàn bộ diện tích đất nương rẫy bằng các loài cây đa tác dụng và có giá trị kinh tế cao trong khi vẫn trồng cây nông nghiệp cho đến khi rừng non khép tán. Hình 3.7. Phối hợp cây ngắn ngày và dài ngày (Nguồn: Nguyễn Minh Thanh, 2012) * Không làm đất hoặc làm đất tối thiểu Đối với đất dốc, nếu làm đất càng kỹ mà không che phủ thì xói mòn sẽ xảy ra rất mạnh và nhanh. Có thể làm cho đất trở nên tơi xốp mà không cần phải cày bừa đất bằng các biện pháp cơ giới. Đó là áp dụng các biện pháp thay thế nhờ hoạt động của sinh hoạt trong đất và bộ rễ khỏe của một số loài cây có (gọi là cày bừa sinh học). * Rút ngắn hoặc bỏ qua giai đoạn bỏ hóa Thông thường qua 3 đến 4 vụ trồng lúa nương, nông dân trồng sắn và thu hoạch dần trong 3 năm, sau đó bỏ hóa. Có thể trồng xen sắn với các loài cây họ đậu 83
- như Stylo, Cassia spp, đậu nho nhe để bảo vệ và cải tạo đất. Sau khi thu hoạch sắn có thể tiếp tục trồng cây lương thực. Cũng có thể cải tạo đất bỏ hóa bằng các loài cỏ chuyên dùng và cây họ đậu để cải tạo thu nhập từ chăn nuôi trong giai đoạn bỏ hóa "tích cực" như vậy. * Quản lý đất bỏ hóa tích cực Trồng các loài cây bụi, cây gỗ mọc nhanh như keo tai tượng, keo lai, đậu triều, cốt khí, muồng lá nhọn. Các loài cây này sẽ cải tạo đất nhanh trong vòng 3 đến 5 năm mà vẫn cho thu nhập (thức ăn cho người, gia súc, gỗ, củi, hạt). * Chăn thả có kiểm soát Nuôi nhốt cho ăn tại chuồng, hoặc chăn thả có dây buộc sẽ làm giảm xói mòn, thu được phân bón tăng độ phì đất. Bố trí bãi chăn thả đảm bảo đủ diện tích cho số đầu gia súc. Trồng cỏ theo ô, chăn thả luân phiên trên các ô đó. Sau mỗi chu kỳ chăn thả tiến hành xới xáo, bón phân. * Lịch gieo trồng, thu hoạch Liên quan trực tiếp của hai công đoạn này đến xói mòn là việc cày vỡ và thu hoạch cây có củ. Gieo trồng phải làm vào vụ mưa, còn làm đất (nhất là cày vỡ) thì cần phải làm trước mùa mưa, hoặc khi chưa có mưa lớn. Khi thu hoạch cần tránh đào bới đất thu hoạch củ như (sắn, dong, khoai sọ, khoai lang…) vào đúng mùa mưa. 3.4.3. Các biện pháp sinh học Hướng tiếp cận tốt nhất để cải tạo và giữ gìn chất lượng đất là áp dụng các biện pháp luân canh, tái sử dụng tàn dư cây trồng và phân hữu cơ nguồn gốc động vật, giảm sử dụng hóa học trong nông nghiệp, tăng cường áp dụng các loại cây che phủ, nhất là cây học đậu để vừa bảo vệ vừa cải tạo đất. Cần quan tâm phát triển các kỹ thuật tối đa hóa sinh khối, độ che phủ mặt đất và tính liên tục của lớp phủ để chống xói mòn đất, tăng cường hoạt tính sinh học, tăng cường các quá trình tái tạo dinh dưỡng, tái tạo các tính chất cơ bản của đất như kết cấu đất, hàm lượng hữu cơ, độ xốp, hoạt tính sinh học, độ pH, độc nhôm sắt… Từ việc phân hủy các chất hữu cơ các cation bazơ sẽ trung hòa pH, còn các phân tử mùn sẽ liên kết với nhôm và sắt để giảm độ dốc trong đất. Tất cả những nỗ lực trên nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. * Tăng tối đa lượng chất hữu cơ trong đất Bằng cách này chúng ta dễ dàng đạt năng suất mong muốn với giá thành sản xuất hạ. Điều này có thể đạt được qua áp dụng các kỹ thuật nông lâm kết hợp, xen 84
- canh, luân canh, gối vụ và trồng cây che phủ đất để đạt sinh khối tối đa. Khi có nhiều chất xanh làm thức ăn gia súc thì chăn nuôi phát triển và thúc đẩy trồng trọt cũng như nghề rừng cùng phát triển theo hướng bền vững. Việc này cũng tạo điều kiện phát triển nông nghiệp hữu cơ (có thể gọi là nông nghiệp sinh thái). Trên nhiều loại đất vùng nhiệt đới nóng ẩm do độ pH thấp dưới 5, có độc nhôm sắt, đất bị nén chặt nên rễ cây trồng không thể phát triển được. Trong điều kiện áp dụng biện pháp che phủ đất, rễ cây có thể khi thác dinh dưỡng dưới đất và từ lớp che phủ thực vật. Trên thực tế, rễ nhiều loại cây trồng có phần lớn miền hút nằm ngay sát lớp che phủ thậm chí trong lớp che phủ nếu độ ẩm được duy trì ở mức thích hợp. Trong nhiều trường hợp, việc bón phân vào lớp che phủ còn hiệu quả hơn là bón vào đất. * Luân canh, xen canh và đa dạng hóa cây trồng Luân canh, xen canh, gối vụ không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng sinh khối nhờ sử dụng các loài cây ngắn ngày, mọc nhanh, đa chức năng, có bộ rễ phát triển khỏe, sâu để khai thác dinh dưỡng trong lòng đất như "cây bơm dinh dưỡng" hoặc tăng dinh dưỡng đất nhờ cây họ đậu cố định đạm. Ngoài ra, cần xen canh các loài cây có bộ rễ phát triển nông và sâu để điều hòa dinh dưỡng và giữ độ tơi xốp của đất. Luân canh còn có tác dụng chống tích tụ nguồn sâu bệnh gây hại cây trồng. Tất cả các loài cây trồng, các loài cây ăn quả, cây công nghiệp, cây rừng đều có thể xen canh hoặc luân canh với các loài cây che phủ cải tạo đất và các loài cây ngắn ngày khác để tăng thu nhập. - Luân canh đậu mèo xuân và cây trồng vụ hè: Trồng đậu mèo vào tháng 3, phá đậu mèo vào đầu tháng 6 bằng dao phát hoặc liềm, sau đó chọc lỗ tra hạt. Để tránh tác hại cho hạt và cây non, các lỗ gieo hạt cần phải để trống. Nếu cần thiết, có thể bón bổ sung 30 kg đạm/ha (hay khoảng 2 kg urê thương phẩm/sào) trước khi gieo để cây non mọc nhanh hơn. Sau đó, cây sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng do phân hủy lớp che phủ. - Xen canh ngô xuân với đậu mèo: Để hạn chế cạnh tranh, đậu mèo được gieo sau khi ngô đã được 50 ngày tuổi. Sau khi thu hoạch ngô xuân, đậu mèo có thể được giữ lại để che phủ đất và lấy hạt cho vụ sau. Nếu cần gieo ngô hoặc lúa mùa, cả thân đậu mèo và ngô được phát sát đất, chờ cho héo rồi chọc lỗ tra hạt. Có thể thay thế đậu mèo bằng hạt nho nhe, 85
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - TS. Nguyễn Hữu Ngữ
58 p | 361 | 66
-
Bài giảng Quản lý chất lượng nước
103 p | 246 | 65
-
Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 2 - TS. Nguyễn Hữu Ngữ
136 p | 190 | 47
-
Bài giảng Quản lý dinh dưỡng trên ca cao
241 p | 113 | 19
-
Bài giảng Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản - Chương 6d: Xử lý và tái sử dụng nước
16 p | 89 | 14
-
Bài giảng Dược lý học thú y: Chương 8 - ThS. Đào Công Duẩn, ThS Nguyễn Thành Trung
26 p | 100 | 12
-
Bài giảng Bảo vệ rừng tổng hợp: Chương 1 - GS.TS. Nguyễn Thế Nhã
6 p | 267 | 12
-
Bài giảng Quản lý môi trường ao nuôi thủy sản - Chương 6b: Bón phân và mùi hôi
15 p | 79 | 10
-
Đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
6 p | 96 | 10
-
Bài giảng Quản lý đất nông nghiệp bền vững - Lê Đình Huy
75 p | 74 | 9
-
Bài giảng Tin học ứng dụng chăn nuôi thú y: Chương 3 - Xây dựng công thức thức ăn và quản lý đàn giống
16 p | 124 | 6
-
Bài giảng Quản lý hành chính về đất đai - TS. Lê Ngọc Phương Quý
86 p | 39 | 6
-
Bài giảng Tập huấn trồng ca cao bài 3: Quản lý dinh dưỡng trên vườn ca cao
38 p | 19 | 3
-
Bài giảng Quản lý sử dụng đất: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp
72 p | 23 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội: Bài 6 - ThS. Nguyễn Quốc Bình
6 p | 25 | 3
-
Bài giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội: Bài 2 - ThS. Nguyễn Quốc Bình
8 p | 27 | 3
-
Hiện trạng bệnh và kháng sinh sử dụng ở cá rô phi (Oreochromis sp.) nuôi tại Hải Dương, Bắc Ninh và Bắc Giang
5 p | 6 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn