Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong trang trại tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
lượt xem 1
download
Nghiên cứu này đã chỉ ra được các kiểu sử dụng đất hiệu quả từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trong các trang trại tương lai của địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các trang trại trên địa bàn huyện có 4 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 06 kiểu sử dụng đất chính.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong trang trại tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRONG TRANG TRẠI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Thùy Dung 1,*, Trương Quang Ngân1 1 Trường Đại học kinh tế Nghệ An, *Email:nguyenthithuydung@naue.edu.vn Tóm tắt: Sử dụng đất nông nghiệp trong các trang trại có vai trò quan trọng tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hoá. Trong thời gian qua việc sử dụng đất nông nghiệp tại các trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã được đầu tư và hiệu quả ngày càng tăng cao. Nghiên cứu này đã chỉ ra được các kiểu sử dụng đất hiệu quả từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp trong các trang trại tương lai của địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các trang trại trên địa bàn huyện có 4 loại hình sử dụng đất chính (LUT) với 06 kiểu sử dụng đất chính. Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế và xã hội cao như: chanh; cam - chanh; ổi - chanh; rau - hoa. Như vậy, kết quả đánh giá hiệu quả là cơ sở cho việc định hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại các trang trại trong giai đoạn tới của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Từ khoá: Sử dụng đất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ tụ và tập trung ruộng đất, chuyển nền sản xuất Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ manh mún thành sản xuất hàng hoá tập trung yếu vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng (Trần Đức Viên, 2017). lao động. Đất nông nghiệp tham gia vào các Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là địa ngành sản xuất lương thực, thực phẩm như phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về kinh ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi. tế trang trại, trong những năm qua quá trình Sử dụng đất nông nghiệp có sự chuyển dịch hình thành và phát triển trang trại địa bàn quan trọng tạo ra nhiều sản phẩm theo hướng huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. hàng hoá nhằm tăng thu nhập của người nông Việc sử dụng đất trang trại trên địa bàn dân (Đỗ Văn Nhạ & Trần Thanh Toàn, 2016). huyện đã có sự thay đổi theo hướng tăng Sử dụng đất nông nghiệp theo hướng có hiệu diện tích một số kiểu sử dụng đất trồng cây quả cao được dựa trên cơ sở các kiểu sử dụng ăn quả, nuôi cá, rau màu, tạo ra nhiều sản đất hiệu quả cả về kinh tế, xã hội và môi phẩm hàng hoá, góp phần phát triển kinh trường (Nguyễn Khắc Việt Ba & cs., 2016). tế xã hội, nâng cao đời sống, thu nhập của Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất người dân địa phương. Trên cơ sở đó việc nông nghiệp, đặc biệt là đất nông nghiệp trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả và định hướng các trang trại thì rất cần tích tụ tập trung đất đai sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại các để sản xuất. Bên cạnh đó để phát triển được trang trại trong giai đoạn tới của huyện Nam nông nghiệp hàng hoá cần phải tiến hành tích Đàn, tỉnh Nghệ An là rất cần thiết. 111
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp điều tra số liệu CPTG = thứ cấp Trong đó: Cj: Là khoản chi phí thứ j Số liệu thu thập từ các công trình nghiên - Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số cứu liên quan đến quản lý sử dụng đất của giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian, huyện; điều tra điều kiện KTXH, hiện trạng là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm SDĐ, số liệu về hình thành và phát triển sản trong thời kỳ sản xuất đó. xuất các trang trại… được thu thập từ các GTGT = GTSX - CPTG phòng ban liên quan của huyện Nam Đàn; Sở Tính toán ở 2 góc độ hiệu quả: GTGT/1ha Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nghệ đất; GTGT/1 công lao động. An, các đơn vị khác có liên quan. 2.3.2. Hiệu quả xã hội 2.2. Phương pháp so sánh - Khả năng thu hút lao động, ngày công So sánh một số chỉ tiêu liên quan đến lao động (CLĐ), giải quyết việc làm đảm bảo quá trình nghiên cứu để đưa ra các đánh giá thu nhập thường xuyên cho hộ gia đình. nhận định. Trong nghiên cứu này chúng tôi - Giá trị ngày công lao động: Được tính so sánh một số chỉ tiêu (diện tích đất đai, số bằng giá trị gia tăng (GTSX)/Tổng số ngày lượng trang trại), hiệu quả trang trại theo công lao động (CLĐ), (GTGT)/Tổng số ngày mốc thời gian và loại trang trại. công lao động (CLĐ), công lao động đầu tư 2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả cho 1 ha cây trồng. sử dụng đất Hiệu quả của các kiểu SDĐ được tính 2.3.1. Hiệu quả kinh tế bằng hiệu quả của các cây trồng, vật nuôi có - Giá trị sản xuất (GTSX): Là giá trị toàn trong kiểu SDĐ đó. Hiệu quả của LUTs được bộ sản phẩm sản xuất ra trong kỳ SDĐ (1 vụ, tính bằng hiệu quả trung bình của các kiểu SDĐ 1 năm, tính cho từng công thức và cả công có trong LUT đó. Ngoài ra có tham khảo ý kiến thức luân canh hay hệ thống sử dụng đất). của các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ GTSX = khuyến nông của xã, chủ các trang trại xuất giỏi Trong đó: trong huyện về vấn đề SDĐ nông nghiệp. Qi: Là khối lượng sản phẩm chính loại i 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Pi: Là đơn giá sản phẩm chính loại i 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội qi: Là khối lượng sản phẩm phụ loại i huyện Nam Đàn pi: Là đơn giá sản phẩm phụ loại i Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An có vị trí - Chi phí trung gian (CPTG) hay chi phí địa lý rất thuận lợi, cách TP Vinh 15km về sản xuất (CPSX): Là toàn bộ chi phí vật chất phía Tây, có Quốc lộ 46 chạy qua nối liền và dịch vụ sản xuất quy ra tiền sử dụng trực Cảng biển Cửa Lò - TP Vinh và Cửa khẩu tiếp cho quá trình SDĐ (giống, phân bón, Thanh Thủy với nước bạn Lào. Điều kiện thuốc hóa học, dụng cụ, nhiên liệu, nguyên tự nhiên đất đai màu mỡ, khí hậu và thủy liệu, thuê). văn (nguồn nước tưới) thuận lợi phát triển 112
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp hàng 35,43% (UBND huyện Nam Đàn, 2022). hóa. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn Năm 2021, dân số toàn huyện là 165.808 2019-2021 tăng bình quân 11,11%/năm. Cơ người, dân số trong độ tuổi lao động 92.100 cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm người, thu nhập bình quân đầu người 55 triệu tỷ trọng ngành Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng đồng/người/năm (UBND huyện Nam Đàn, tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng và Dịch 2022). Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư vụ. Năm 2021, tỷ trọng ngành Nông nghiệp đồng bộ đáp ứng được yêu cầu phát triển chiếm 31,22%, Công nghiệp Xây dựng KTXH của địa phương, đã tác động tích cực chiếm 33,35%, Dịch vụ thương mại chiếm đến công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Bảng 1. Cơ cấu phát triển kinh tế giai đoạn 2019-2021 của huyện Nam Đàn Ngành Năm 2019 (%) Năm 2021 (%) Tăng (+), Giảm (-) Nông - Lâm - Thuỷ sản 41,25 31,22 - 10,03 Công nghiệp - Xây dựng 27,12 33,35 + 6,23 Dịch vụ 30,63 35,43 + 4,80 Nguồn: UBND huyện Nam Đàn (2020, 2022) 3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất (bảng 2). Cơ cấu sử dụng đất của huyện huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng đất 3.2.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất nông nghiệp, tăng tỷ trọng đất phi nông chính năm 2021 nghiệp, cơ cấu diện tích đất dịch chuyển theo Tổng diện tích tự nhiên của huyện đến hướng hợp lý phù hợp với điều kiện tự nhiên, ngày 31/12/2021 là 29.196,85 ha, chiếm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của huyện 1,77% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh trong từng giai đoạn. Bảng 2. Hiện trạng sử dụng các loại đất chính năm 2021 của huyện Nam Đàn Cơ cấu Loại đất Ký hiệu Diện tích (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 29196,85 100,00 Đất nông nghiệp NNP 22053,11 75,53 Đất phi nông nghiệp PNN 6611,63 22,65 Đất chưa sử dụng CSD 532,12 1,82 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Đàn (2022) Đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao 75,53% tổng diện tích tự nhiên, phần lớn là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp, nhưng hiệu quả của ngành trồng lúa và lâm nghiệp còn thấp. Đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ (22,65%), đáp ứng yêu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kinh 113
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tế - kỹ thuật và xã hội của huyện. Tuy nhiên a. Biến động sử dụng các loại đất chính hiện tại cơ sở hạ tầng (đặc biệt là hệ thống Đến 31/12/2021 tổng diện tích tự nhiên giao thông, cấp thoát nước...) phát triển chưa huyện Nam Đàn là 29.196,85 ha, giảm 2,07 đồng bộ, mới chỉ tập trung ở các khu vực ha so với năm 2019. Nguyên nhân giảm do trung tâm, khu vực khác tỷ lệ đất xây dựng công tác kiểm kê đất đai năm 2019 số liệu vẫn còn thấp. diện tích của huyện được tổng hợp từ bản Đất chưa sử dụng: chủ yếu là đất bằng đồ và tổng hợp tính toán bằng phần mền của với diện tích là 458,69 ha chiếm 1,82% tổng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Giai đoạn từ diện tích đất tự nhiên, cần tiếp tục có sự đầu năm 2019-2021, diện tích đất nông nghiệp tư, khai thác đưa vào sử dụng trong những giảm 321,91 ha, diện tích phi nông nghiệp năm tới. tăng 461,47 ha, góp phần thúc đẩy sản xuất 3.2.2. Biến động sử dụng đất giai đoạn phát triển, tạo điều kiện phát triển KTXH 2019-2021 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảng 3. Biến động sử dụng các loại đất chính huyện Nam Đàn giai đoạn 2019-2021 Diện tích năm Diện tích năm Biến động Loại đất Ký hiệu 2019 (ha) 2021 (ha) 2021-2019 Nhóm đất nông nghiệp NNP 22375,02 22053,11 -321,91 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6150,16 6611,63 461,47 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 673,73 532,12 -141,61 Tổng diện tích tự nhiên 29198,92 29196,85 -2,07 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Đàn (2020, 2022) b. Biến động sử dụng đất nhóm đất nông nghiệp Giai đoạn 2019-2021 diện tích đất nông nghiệp trong huyện giảm nhiều và tập trung chủ yếu ở đất sản xuất nông nghiệp là 583,17 ha. Nguyên nhân giảm là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp để thực hiện các dự án, trong đó có các dự án phát triển công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, đất ở…. Bảng 4. Biến động diện tích đất nông nghiệp trong giai đoạn 2019-2021 Biến động Năm 2019 Năm 2021 TT Mục đích sử dụng Ký hiệu 2021-2019 (ha) (ha) (ha) Nhóm đất nông nghiệp NNP 22375,02 22053,11 -321,91 1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 14434,42 13851,25 -583,17 1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 11328,33 11008,67 -319,66 114
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 3106,09 2842,58 -263,51 2 Đất lâm nghiệp LNP 7144,79 7182,95 38,16 2.1 Đất rừng sản xuất RSX 4050,46 4396,78 346,32 2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 3094,33 2786,17 -308,16 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 691,59 878,54 186,95 4 Đất nông nghiệp khác NKH 104,22 140,37 36,15 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Đàn (2020, 2022) c. Biến động sử dụng đất nhóm đất phi nông nghiệp Bảng 5. Biến động diện tích đất phi nông nghiệp trong giai đoạn 2019-20121 Năm Năm Biến động STT Loại đất Mã số 2019 (ha) 2021 (ha) 2021-2019 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 6150,16 6611,63 461,47 1 Đất ở OCT 969,68 1247,09 277,41 1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 936,02 1135,93 199,91 1.2 Đất ở tại đô thị ODT 33,66 111,16 77,50 2 Đất chuyên dùng CDG 3558,38 3752,8 194,42 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 25,30 21,6 0 -3,70 2.2 Đất quốc phòng CQP 177,99 198,56 20,57 2.3 Đất an ninh CAN 47,88 56,05 8,17 2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 176,65 181,35 4,70 2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 177,12 209,55 32,43 2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 2953,44 3085,68 132,24 3 Đất cơ sở tôn giáo TON 10,10 20,40 10,30 4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 31,45 31,58 0,13 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang 5 NTD 302,95 346,79 43,84 lễ, nhà hỏa táng 6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1190,69 1135,84 -54,85 7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 86,93 77,12 -9,81 Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Đàn (2020, 2022) Đất phi nông nghiệp tăng trong những cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu dân cư, các năm qua tập trung chủ yếu vào đất chuyên công trình dân sinh kinh tế. Đất chuyên dùng dùng, đất ở nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tăng mạnh, tập trung chủ yếu vào các loại đất 115
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An sản xuất kinh doanh và đất có mục đích công 27/2011/TT- BNN năm 2011, quy mô diện cộng cho thấy cơ sở hạ tầng kinh tế, hạ tầng tích nhỏ dẫn đến giá trị sản xuất của các trang xã hội, hạ tầng kỹ thuật của huyện đã được trại thấp hơn so với tiêu chuẩn là nguyên các cấp, ngành quan tâm đầu tư. Việc chuyển nhân cơ bản các trang trại không đáp ứng đổi thành công từ đất nông nghiệp hiệu quả được tiêu chuẩn. Bên cạnh đó so với năm thấp sang các cụm công nghiệp, khu đô thị và 2019 đến năm 2021 có 6 trang trại hình thành khu dân cư đã làm động lực cho tăng trưởng mới đủ điều kiện theo quy định, 27 trang trại với tốc độ cao thời kỳ 2019-2021 đạt tốc độ hình thành mới nhưng chưa đủ tiêu chuẩn tăng trưởng kinh tế khá, chuyển dịch cơ cấu theo quy định về quy mô diện tích, số lượng kinh tế, phát triển dịch vụ và nông nghiệp. trang trại tăng chủ yếu là nhu cầu phát triển 3.3. Thực trạng phát triển sản xuất kinh tế trang trại của các hộ gia đình. Nghiên trang trại huyện Nam Đàn cứu đã chỉ ra rằng quy mô đất đai và giá trị Kết quả điều tra cho thấy: số trang trại sản xuất của trang trại là nguyên nhân chủ năm 2019 đến năm 2021 có sự biến động yếu ảnh hưởng đến hình thành và phát triển đáng kể (bảng 6), nguyên nhân biến động của các trang trại trên địa bàn huyện, hiện có chủ yếu do quy định về tiêu chuẩn trang trại 196 trang trại không đủ tiêu chuẩn, do vậy tại Thông tư 02/2020/TT- BNN năm 2020 cần có các giải pháp kịp thời để giải quyết yêu cầu cao hơn so với Thông tư Thông tư được tồn tại này. Bảng 6. Số lượng các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019-2021 So sánh 2021 với Năm 2019* Năm 2021** 2019 TT Loại hình trang trại Số TT Số TT Số TT Số TT Số TT Số TT đủ không không không đủ tiêu đủ tiêu tiêu đủ tiêu đủ tiêu đủ tiêu chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn chuẩn Tổng số trang trại 32 653 28 196 -4 -457 1 Trang trại trồng trọt 0 126 02 7 2 -119 2 Trang trại chăn nuôi 26 322 25 20 -1 -302 3 Trang trại lâm nghiệp 0 55 0 01 0 -54 4 Trang trại NTTS 0 0 0 09 0 9 5 Trang trại tổng hợp 6 150 01 159 -5 9 Ghi chú: * Năm 2019 tính theo tiêu chí cũ, theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN năm 2011. ** Năm 2021 tính theo tiêu chí mới, theo Thông tư số 02/2020/TT- BNN năm 2020. 116
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 Biểu đồ 1: Quy mô diện tích của các trang trại năm 2021 huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Biểu đồ 1 cho ta thấy: số trang trại có quy mô diện tích trên 5 ha chiếm tỷ lệ rất thấp (0,02% tổng số trang trại), chủ yếu quy mô trang trại có diện tích từ 1 đến cận 2 ha chiếm đa số (73,1% tổng số trang trại). Như vậy, quy mô diện tích trang trại trên địa bàn huyện còn thấp, bình quân diện tích 2,01 ha/trang trại, so với quy mô bình quân cả nước còn rất thấp (bình quân 6 ha/trang trại). Bảng 7. Thực trạng sản xuất và sử dụng lao động của các trang trại tại huyện Nam Đàn năm 2021 TT Chỉ tiêu điều tra Đơn vị tính Số lượng 1 Tổng số lao động làm việc thường xuyên Lao động 350 1.1 Bình quân số lao động trong các trang trại đủ điều kiện Lao động/Trang trại 6 Bình quân số lao động trong các trang trại không 1.2 Lao động/Trang trại 3 đủ điều kiện 2 Tổng số lao động làm việc không thường xuyên Lao động 350 3 Bình quân lãi ròng Triệu đồng/năm 293,9 Triệu đồng/Trang 3.1 Bình quân trang trại đủ điều kiện 399,0 trại/năm Triệu đồng/Trang 3.2 Bình quân trang trại không đủ điều kiện 250,0 trại/năm 4 Số trang trại liên kết sản xuất Trang trại 11 Số trang trại có ứng dụng công nghệ cao 5 Trang trại 07 (VietGAHP, tưới tự động, chuồng kín, nhà lưới) 6 Tổng diện tích nông nghiệp trong các trang trại Ha 194,79 117
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Các trang trại trên địa bàn huyện đã tạo đất trang trại, chúng tôi điều tra và đánh giá, việc làm cho lao động trên địa bàn, bình quân so sánh hiệu quả sử dụng đất trang trại đủ mỗi trang trại đã tạo việc làm từ 5 đến 6 lao tiêu chuẩn với trang trại không đủ tiêu chuẩn. động thường xuyên và 3 đến 4 lao động mùa Kết quả điều tra có 04 loại sử dụng đất, 06 vụ với mức thu nhập bình quân từ 5 đến 6 kiểu sử dụng đất chính trong các trang trại triệu đồng/tháng. Trang trại đủ tiêu chuẩn có trên địa bàn huyện. năng lực thu hút lao động tốt hơn các trang 3.4.1. Hiệu quả kinh tế trại chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định, hình Kết quả nghiên cứu cho thấy: hiệu quả thức tổ chức sản xuất và quản lý của các trang kinh tế theo các loại SDĐ trong trang trại có trại đủ tiêu chuẩn tốt hơn và mang lại hiệu sự chênh lệch nhau. LUT chanh, LUT chuyên quả cao hơn so với trang trại có quy mô sản rau hoa, LUT hoa cây cảnh có hiệu quả kinh xuất nhỏ, các trang trại đủ tiêu chuẩn được tế cao hơn các LUT còn lại, LUT chanh cho tiếp cận các chính sách về lao động, vốn, hiệu quả sử dụng đồng vốn cao nhất với 4,31 kinh nghiệm sản xuất đầu tư phát triển kinh lần (bảng 8). Các LUT cây trồng, vật nuôi tế trang trại. Việc cho thuê, chuyển nhượng trong trang trại đủ tiêu chuẩn có hiệu quả ruộng đất để tích tụ, tập trung ruộng đất phát sử dụng đồng vốn bình quân cao hơn từ 25 triển kinh tế trang trại đã trở thành phong trào đến 30% so với các trang trại không đủ tiêu của địa phương. Hiện nay trên địa bàn huyện chuẩn. Nguyên nhân, trang trại quy mô nhỏ, việc các trang trại mở rộng quy mô diện tích sản xuất manh mún, đầu tư thiếu tập trung, đất đai gặp nhiều khó khăn, do chính sách trang trại tạp, mức độ cơ giới hóa thấp dẫn về hạn điền, chính sách chuyển đổi, chuyển đến hiệu quả sản xuất thấp hơn, trình độ lao nhượng, giao đất, cho thuê đất còn một số động còn hạn chế là nguyên nhân dẫn đến hạn chế chưa giải quyết được phát triển quỹ hiệu quả kinh tế tại các trang trại thấp, đặc đất để mở rộng quy mô trang trại. biệt là các trang trại chưa đủ tiêu chuẩn. Như 3.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vậy, cần có giải pháp quy hoạch, định hướng, trong các trang trại huyện Nam Đàn, tỉnh tập huấn khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế, Nghệ An để nâng cao năng suất lao động, tập trung kết Để thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng nối tiêu thụ hàng hóa nông sản trang trại. Bảng 8. Hiệu quả kinh tế của các loại và kiểu sử dụng đất chính trong các trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn (tính theo giá hiện hành năm 2022 cho 1 ha) GTSX CPTG GTGT Hiệu quả Loại/Kiểu sử dụng đất (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) đồng vốn (lần) A. Trang trại theo tiêu chuẩn I. LUT chuyên rau màu 1. Chuyên rau 268,72 99,21 169,51 1,71 118
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 II. LUT cây ăn quả 2. Chanh 295,00 55,56 239,44 4,31 III. LUT chăn nuôi 3. Chuyên Cá 215,12 59,45 155,67 2,62 4. Vịt - Cá 236,23 78,21 158,02 2,02 IV. LUT Rau - Hoa cây cảnh 5. Rau - Hoa 310,23 91,45 218,78 2,39 B. Trang trại chưa đủ tiêu chuẩn I. LUA Lúa - Màu 1. Lúa xuân - Lúa hè thu - Sắn 68,25 31,66 36,59 1,16 II. LUT cây ăn quả 2. Cam - Chanh 289,34 79,56 209,78 2,64 3. Ổi - Chanh 291,38 78,23 213,15 2,72 III. LUT Chăn nuôi 4. Chuyên Cá 201,21 65,36 135,85 2,08 5. Vịt - Cá 223,67 71,68 151,99 2,12 IV. LUT Lúa - Màu - Chăn nuôi 6. Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô 200,85 71,34 129,51 1,82 đông - Vịt 3.4.2. Hiệu quả xã hội của các trang trại, số công lao động/ha và Hiệu quả xã hội của một loại hình/ giá trị ngày công lao động đối với từng kiểu sử dụng đất trong các trang trại được loại và kiểu sử dụng đất trong các trang đánh giá tại thời điểm điều tra và có sự trại, là các chỉ tiêu góp phần giải quyết biến động, có tính thời vụ trong năm. việc làm, đảm bảo đời sống ổn định cho Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ đánh người dân trên địa huyện, trong vùng và giá chỉ tiêu về khả năng thu hút lao động khu vực. 119
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An Bảng 9. Hiệu quả xã hội của của các kiểu sử dụng đất tại các trang trại trên địa bàn huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (tính theo giá hiện hành năm 2022 cho 1 ha) Lao động Giá trị ngày Loại/Kiểu sử dụng đất (công) công lao động (nghìn đồng) A. Trang trại theo tiêu chuẩn I. LUT chuyên rau màu 1. Chuyên rau 640 264,86 II. LUT cây ăn quả 2. Chanh 430 556,84 III. LUT chăn nuôi 3. Chuyên Cá 470 331,21 4. Vịt - Cá 490 322,49 IV. LUT Rau - Hoa cây cảnh 5. Rau - Hoa 710 308,14 B. Trang trại chưa đủ tiêu chuẩn I. LUA Lúa - Màu 1. Lúa xuân - Lúa hè thu - Sắn 498 213,98 II. LUT cây ăn quả 2. Cam - Chanh 400 524,45 3. Ổi - Chanh 390 546,53 III. LUT Chăn nuôi 4. Chuyên Cá 510 266,37 5. Vịt - Cá 515 295,13 IV. LUT Lúa - Màu - Chăn nuôi 6. Lúa xuân - Lúa hè thu - Ngô đông - Vịt 525 246,69 Kết quả nghiên cứu cho thấy: LUT cây đầu tư và triển khai đồng bộ hơn. Đối với khâu ăn quả, kiểu sử dụng đất ổi, chanh thu hút lao sản xuất, thu hoạch có mức độ cơ giới hóa sản động ít nhất và nhưng giá trị ngày công lao xuất cao hơn, đối với khâu tiêu thụ sản phẩm động cao nhất với mức từ 524,45 ngàn đồng/ đã có sự liên kết các doanh nghiệp nên giá trị ngày công đến 556,84 ngàn đồng/ngày công nông sản sau thu hoạch được bán với giá cao lao động. Hiệu quả ngày công trung bình của hơn. Kết quả này cho thấy cần có giải pháp các LUT cây trồng, vật nuôi trong các trang để sử dụng lao động có hiệu quả, đảm bảo trại đủ tiêu chuẩn cao hơn các trang trại chưa quyền lợi cho người lao động, hạn chế việc đủ tiêu chuẩn, hệ số cao hơn từ 1,24 đến 1,41 thuê mướn lao động chỉ thông qua hợp đồng lần. Nguyên nhân chủ yếu do quá trình tổ chức miệng, đào tạo trình độ tay nghề cho người sản xuất, quản lý từ khâu sản xuất đến khâu lao động, cần kết nối phát triển thị trường tiêu chăm sóc, thu hoạch, tiêu thụ sản phẩm được thụ sản phẩm nông nghiệp cho các trang trại. 120
- Tạp chí Khoa học, Tập 1, Số 2, Tháng 12/2022 3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu hình và vay vốn để phát triển mở rộng trang trại. quả quản lý sử dụng đất tại các trang trại - Triển khai việc tập huấn khoa học kỹ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. thuật cho lao động trang trại, tập huấn kiến 3.5.1. Giải pháp về chính sách quản lý thức quản lý kinh tế cũng như phát triển đất đai thương hiệu sản phẩm nông nghiệp từ các - Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp trang trại trên địa bàn huyện. luật đất đai cần quy định thêm về quy hoạch 4. KẾT LUẬN sử dụng đất để sử dụng và phát triển các Nam Đàn là huyện có điều kiện tự nhiên trang trại. KTXH thuận lợi phát triển nông nghiệp hàng - Nghiên cứu điều chỉnh và bổ sung quy hoá, điều kiện đất đai màu mỡ, nằm gần thành định về hạn mức, thời gian giao đất sử dụng phố Vinh, hạ tầng phát triển. Trong giai đoạn vào mục đích xây dựng trang trại, cần có quy 2019-2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình định riêng chính sách quản lý sử dụng đất tại quân đạt mức khá cao (11,36%), cơ cấu kinh tế các trang trại, tương tự như chính sách quản lý chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành đất ở, nhằm phát huy tốt đa quyền và nghĩa vụ Nông - Lâm - Thuỷ sản tăng tỷ trọng Công của người sử dụng đất trang trại, trong đó phát nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, là điều kiện huy được quyền thế chấp đất đai (đất sản xuất quan trọng để đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật tại các trang trại) để vay vốn đầu tư sản xuất, và phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hoá. không đơn thuần là đất nông nghiệp nói chung. Nam Đàn có diện tích đất nông nghiệp là - Cần rà soát, bổ sung các điều kiện để 22.053,11 ha, giai đoạn 2021-2019 nhóm đất thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử nông nghiệp giảm 321,91ha, cơ cấu sử dụng dụng đất cho các trang trại, đảm bảo được các đất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản quyền của người sử dụng đất trang trại, để chủ xuất hàng hóa. Nhóm đất phi nông nghiệp trang trại an tâm đầu tư phát triển sản xuất. tăng 461,47 ha. Diện tích đất chưa sử dụng - Phòng Tài nguyên và Môi trường tăng giảm 141,61 ha để phát triển công nghiệp cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ và kịp thời và hạ tầng kỹ thuật. Năm 2021 có 194,79 việc sử dụng đất của các hộ trang trại, để việc ha diện tích đất nông nghiệp trong các trang sử dụng đất đúng quy định pháp luật, ngăn trại, có 06 kiểu sử dụng đất, 04 loại hình sử chặn kịp thời việc sai phạm. dụng đất chính: LUT chuyên rau màu; LUT 3.5.2. Một số giải pháp khác cây ăn quả; LUT Chăn nuôi; LUT Rau - Hoa - UBND huyện cần hỗ trợ, giúp đỡ các cây cảnh. Các kiểu sử dụng đất cho hiệu quả chủ trang trại tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản kinh tế cao như: Chanh với giá trị sản xuất phẩm, tìm các doanh nghiệp có năng lực và uy đạt 295 triệu đồng/ha, chuyên rau đạt 268,72 tín để ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm đảm triệu đồng/ha... Nhưng, hiệu quả kinh tế phụ bảo ổn định đầu ra, hạn chế rủi ro của thị trường thuộc vào giá cả, nhu cầu thị trường theo thời để chủ trang trại yên tâm đầu tư sản xuất. gian. Hiệu quả xã hội có sự chênh lệch giữa - Tiếp tục thực hiện triển khai kịp thời hai loại hình trang trại đủ tiêu chuẩn và chưa phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật đủ tiêu chuẩn, nó phụ thuộc trình độ sản xuất, nuôi để chủ trang trại được phép chuyển đổi mô mức độ cơ giới hóa của từng loại trang trại. 121
- Trường Đại học Kinh tế Nghệ An TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Khắc Việt Ba, Đỗ Văn Chinh, Phạm Bích Tuấn, Đỗ Văn Nhạ (2016). Thực trạng và hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tạp chí Khoa học đất, số 48. 2. Đỗ Văn Nhạ & Trần Thanh Toàn (2016). Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hàng hoá trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 4 (5). 3. Trần Đức Viên (2017). Tích tụ ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Khuyến nghị chính sách, Tia sáng ngày 25/5/2017, http://tiasang.com.vn/- dien-dan/Tich-tu-ruong-dat-va-phat-trien-nong-nghiep-CNC-Khuyen-nghi-chinh- sach-10689. 4. UBND huyện Nam Đàn (2020). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2019 và phương hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2020 huyện Nam Đàn. 5. UBND huyện Nam Đàn (2022). Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2021 và phương hướng phát triển kinh tế xã hội năm 2022 huyện Nam Đàn. 6. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Đàn (2020). Báo cáo thống kê, kiểm kê tình hình sử dụng đất huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2019. 7. Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Nam Đàn (2022). Báo cáo thống kê, kiểm kê tình hình sử dụng đất huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An năm 2021. SUMMARY ASSESSMENT OF THE EFFICIENCY OF AGRICULTURAL LAND USE IN THE FARM IN NAM DAN DISTRICT, NGHE AN PROVINCE Nguyen Thi Thuy Dung 1,*, Truong Quang Ngan1 1 Nghe An University of Economics, *Email: thuydung@gmail.com Agricultural land use on farms plays an important role in producing commodity agricultural products. In the past time, the use of agricultural land in plantations in Nam Dan district, Nghe An province has been invested and the efficiency is increasingly improved. This study has been conducted to draw out the effective land use patterns, and recommend the use of agricultural and forestry land on the farms of the area. Research results has shown that, there were 4 main types of land use (LUT) with 06 main farming forms on the farms in the district. The farming forms with high economic and social efficiency include lemon; orange - lemon; guava - lemon; vegetables - flowers. Thus, the results of the efficiency assessment are the basis for the orientation of effective agricultural land use on farms in the coming time in Nam Dan district, Nghe An province. Keywords: Agricultural land use, types of land use, efficiency of agricultural land use. 122
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quy trình sử dụng thuốc trong nuôi cá tra
3 p | 496 | 176
-
Bài Seminar Đề tài: Quản lý hiệu quả chất đạm trên ruộng lúa
38 p | 289 | 106
-
CẢI THIỆN ĐẤT PHÈN VÀ SỬ DỤNG PHÂN LÂN HIỆU QUẢ
93 p | 224 | 83
-
Đề tài: Dùng enzyme để tăng hiệu quả sử dụng và giảm giá thành thức ăn chăn nuôi - Vũ Duy Giảng
7 p | 118 | 18
-
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA VIỆC SỬ DỤNG THỨC ĂN VỚI CÁC HÀM LƯỢNG PROTEIN KHÁC NHAU TRÊN CÁ RÔ PHI ĐỎ
6 p | 140 | 17
-
PRA - Đánh giá nông thôn có sự tham gia
0 p | 139 | 15
-
Đề tài: Dùng enzyme để tăng hiệu quả sử dụng và giảm giá thành thức ăn chăn nuôi
7 p | 102 | 6
-
Đánh giá về kỹ thuật của mô hình nuôi đơn cá rô phi (Oreochromis niloticus) và nuôi ghép cá rô phi – tôm (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất có và không có sử dụng giá thể cho tảo bám
2 p | 97 | 6
-
Đánh giá hiệu lực của chế phẩm vi sinh có định đạm đối với cây đậu tương tại Sơn La
6 p | 67 | 6
-
Sổ tay hướng dẫn sử dụng ứng dụng hệ thống giám sát quản trị rừng (FGMS)
40 p | 9 | 5
-
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NGỌT MỚI TẠI VIỆT NAM
7 p | 83 | 5
-
Đánh giá phương pháp ghép chồi một số giống hoa hồng (rosa sp.) trong điều kiện dưới tấm pin năng lượng mặt trời tại Trường đại học Cửu Long
5 p | 10 | 3
-
Bọc kín trong chân không hay làm lạnh: Cách nào bảo quản giống hiệu quả nhất?
6 p | 62 | 2
-
Ảnh hưởng của tần suất cho ăn lên kết quả ương cá sủ đất (Protonibea diacanthus Lacepède, 1802) giai đoạn giống
10 p | 3 | 2
-
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong tự động hóa nhận dạng bệnh trên tôm sú
7 p | 10 | 2
-
Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá sủ đất (Protonibea diacanthus Lacepède, 1802) giai đoạn giống
9 p | 2 | 2
-
Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước khép kín và tái chế năng lượng từ bùn thải
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn