intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Sức khỏe môi trường: Mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường - Ths. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:38

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Sức khỏe môi trường: Mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường do Ths. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng biên soạn với mục tiêu: Trình bày được các khái niệm sức khỏe môi trường; Trình bày được mối quan hệ giữa sức khỏe con người và môi trường; Trình bày các mối đe dọa của môi trường lên sức khỏe; Hiểu về môi trường hỗ trợ sức khỏe; Trình bày các biện pháp phòng ngừa tác hại của ô nhiễm môi trường; Trình bày các lĩnh vực của sức khỏe môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Sức khỏe môi trường: Mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường - Ths. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng

  1. SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Mối quan hệ giữa sức khỏe và môi trường Ths. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng Bm. Sức Khỏe Môi Trường Khoa Y Tế Công Cộng camhong3011@gmail.com
  2. Mục tiêu • Trình bày được các khái niệm sức khỏe môi trường • Trình bày được mối quan hệ giữa sức khỏe con người và môi trường • Trình bày các mối đe dọa của môi trường lên sức khỏe • Hiểu về môi trường hỗ trợ sức khỏe • Trình bày các biện pháp phòng ngừa tác hại của ô nhiễm môi trường • Trình bảy các lĩnh vực của sức khỏe môi trường
  3. Các khái niệm • Sức khỏe (Health) • Môi trường (Environment) • Sức khỏe môi trường (Environmental Health)
  4. Sức khỏe “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1948
  5. Môi trường • Là tập hợp các thành phần vật chất bao quanh con người, được hình thành do các quá trình tự nhiên hay nhân tạo, có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác. • Định nghĩa về môi trường trong khía cạnh sức khỏe: Là mọi thứ bên ngoài cơ thể vật chủ con người có thể ảnh hướng tới tình trạng sức khỏe của các quần thể.
  6. Các thành phần của môi trường • Yếu tố vật lí: khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bức xạ, gánh nặng lao động,… • Yếu tố hóa học: bụi, hóa chất, thuốc men, chất kích thích da,… • Yếu tố sinh học: động vật, thực vật, ký sinh trùng, vi khuẩn, virus, ….. • Yếu tố xã hội: stress, mối quan hệ giữa con người với con người, môi trường làm việc,…
  7. Sức khỏe môi trường • Là cầu nối giữa 2 lĩnh vực Sức khỏe và Môi trường • Là một ngành khoa học nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe có liên quan với môi trường. .
  8. Sức khỏe môi trường • Đánh giá và kiểm soát những yếu tố môi trường có tiềm năng tác động đến sức khỏe con người • Giải quyết các vấn đề về ô nhiễm nước, không khí và đất, chất thải y tế, an toàn hóa chất, đánh giá tác động sức khỏe của các dự án phát triển trên cơ sở các tác nhân liên quan, các chất gây ô nhiễm và các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe con người. • Nhằm hướng đến việc phòng ngừa bệnh tật và tạo ra môi trường lành mạnh về mặt sức khỏe. http://www.wpro.who.int/vietnam/topics/environmental_health/vi/
  9. Vai trò trong bảo vệ sức khỏe và môi trường • Bảo vệ sức khỏe còn là trách nhiệm của cả những người lập kế hoạch, kiến trúc sư, giáo viên, các chủ cơ sở, nhà quản lý cơ sở công nghiệp và tất cả những ai có ảnh hửởng đến môi trường • Đây là trách nhiệm chung của tất cả mọi nhóm người trong xã hội Hành tinh của chúng ta, sức khỏe của chúng ta (WHO, 1992)
  10. Mối tương tác giữa con người và môi trường
  11. Mối đe dọa của môi trường đến sức khỏe con người + Các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới đói nghèo và lạc hậu + Các mối nguy hiểm hiện đại liên quan tới sự phát triển không bền vững
  12. Các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới đói nghèo và lạc hậu - Thiếu nước sạch - Thiếu các công trình vệ sinh gia đình - Thực phẩm bị ô nhiễm - Ô nhiễm không khí trong và ngoài trời do sử dụng than và các nguyên liệu khác - Rác thải không được kiểm soát, quản lí tốt
  13. Các mối nguy hiểm truyền thống liên quan tới đói nghèo và lạc hậu (tt) - Tai nạn, chấn thương trong nông nghiệp, trong các xí nghiệp thô sơ - Thảm họa thiên nhiên như bão lụt, hạn hán, động đất, lũ, cháy rừng - Các bệnh do trung gian truyền bệnh: chuột và côn trùng - Các vụ dịch đường ruột
  14. Các mối nguy hiểm hiện đại liên quan tới sự phát triển không bền vững - Nước ô nhiễm do chất thải công nghiệp và hóa chất trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp. - Ô nhiễm không khí đô thị do xe cộ, nhà máy nhiệt điện - Chất thải rắn và chất thải độc - Các mối nguy hiểm về hóa học, phóng xạ xuất hiện trong sử dụng các công nghệ mới
  15. Các mối nguy hiểm hiện đại liên quan tới sự phát triển không bền vững - Sự xuất hiện các dịch bệnh mới và sự quay lại của các bệnh truyền nhiễm truyền thống - Nạn phá rừng, suy thoái và các biến động sinh thái khu vực hay toàn cầu - Thay đổi khí hậu, thủng tầng ozone và sự ô nhiễm xuyên biên giới, ….
  16. Môi trường hỗ trợ sức khỏe Là điều kiện mà các quốc gia và các cộng đồng cố gắng tạo ra để đạt được các mục tiêu về sức khỏe Trọng tâm là làm thế nào mà những môi trường tốt giúp tăng cường sức khỏe chứ không phải chú trọng vào tác động có hại lên sức khỏe của những môi trường có chất lượng xấu
  17. Môi trường hỗ trợ sức khỏe • Thiết kế nhà cửa có lợi cho sức khỏe • Tăng cường lối sống lành mạnh • Làm sạch ô nhiễm công nghiệp • Giảm khí độc do giao thông • Giám hút thuốc lá • Thay đổi thói quen ăn uống • Cải thiện việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em • Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm
  18. Môi trường lành mạnh • Bầu không khí trong sạch • Nước sạch và đủ nước • Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn • Nơi ở an toàn và thanh bình • Môi trường toàn cầu và ổn định
  19. Phòng chống tác hại của ô nhiễm môi trường • Khống chế nguồn gây ô nhiễm • Ngăn chặn sự phát tán yếu tố ô nhiễm • Bảo vệ các đối tượng tiếp xúc
  20. Khống chế ô nhiễm tại nguồn phát sinh  Thay thế các yếu tố độc hại bằng yếu tố không độc hại  Thay thế các quy trình công nghệ  Không để yếu tố độc hại phát sinh bằng thông gió, thoáng khí
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0