intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thống kê kinh doanh và kinh tế - Chương 1: Giới thiệu về thống kê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thống kê kinh doanh và kinh tế - Chương 1: Giới thiệu về thống kê, cung cấp cho người học những kiến thức như Thống kê là gì; Các khái niệm cơ bản; Các loại thang đo trong thống kê; Các nguồn dữ liệu; Các loại dữ liệu dùng trong thống kê; Một số phần mềm phân tích thống kê. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thống kê kinh doanh và kinh tế - Chương 1: Giới thiệu về thống kê

  1. THỐNG KÊ KINH DOANH VÀ KINH TẾ 1
  2. Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ THỐNG KÊ 1. Thống kê là gì? 2. Các khái niệm cơ bản 3. Các loại thang đo trong thống kê 4. Các nguồn dữ liệu 5. Các loại dữ liệu dùng trong thống kê 6. Một số phần mềm phân tích thống kê 2
  3. 1.1. Thống kê học là gì ? Thống kê học là một môn khoa học về: thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và diễn giải dữ liệu về các hiện tượng số lớn trong các lĩnh vực để trợ giúp các cấp quản lý ra quyết định. 3 *
  4. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Đơn vị tổng thể: là một đơn vị của tổng thể, trên đó dữ liệu được thu thập làm cơ sở cho việc nghiên cứu thống kê về hiện tượng. Ví dụ: - Khi nghiên cứu khiếm khuyết của một loại sản phẩm, một đơn vị tổng thể là một sản phẩm. - Khi nghiên cứu đơn thư khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, một đơn thư khiếu nại là một đơn vị tổng thể. 4 *
  5. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Tổng thể: là tập hợp tất cả các đơn vị tổng thể có chung các đặc điểm xác định một hiện tượng nghiên cứu. Đơn vị tổng Tổng thể thể Ví dụ: - Tổng thể các sản phẩm trong một kho hàng. - Tổng thể khách hàng có thể có của một loại sản phẩm. 5 *
  6. 1.2. Một số khái niệm cơ bản Tiêu thức: là khái niệm chỉ một đặc điểm nào đó trên đơn vị tổng thể được chọn làm cơ sở để thu thập dữ liệu và nhận thức hiện tượng nghiên cứu. Phân loại tiêu thức Tiêu thức Tiêu thức định lượng định tính Biểu hiện của tiêu thức định lượng gọi là lượng biến. *
  7. Lượng biến Lượng biến Lượng biến rời rạc liên tục - Lượng biến rời rạc: Ví dụ: số thành viên trong hộ, số xe máy sở hữu...  Là lượng biến chỉ nhận những giá trị nguyên. - Lượng biến liên tục: Ví dụ: mức thu nhập, tiền lương, chi phí sản xuất...  Là lượng biến có khả năng nhận mọi giá trị trên trục số. 7 *
  8. 1.3. Các loại thang đo trong thống kê Thang đo Thang đo Thang đo Thang danh định thứ bậc khoảng đo tỉ lệ - Thang đo danh định: Ví dụ: giới tính, số nhà, số xe…  Chỉ thể hiện danh tính, thực hiện phép đếm, không thực hiện được các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Thang đo thứ bậc: Ví dụ: mức độ ưa thích một loại sản phẩm…  Thể hiện thứ bậc hơn, kém, cao, thấp với khoảng cách không đều. Dữ liệu trên thang đo này chỉ làm được phép tính so sánh. 8 *
  9. 1.3. Các loại thang đo trong thống kê - Thang đo khoảng: Ví dụ: điểm ưa thích sản phẩm, nhiệt độ ...  Thể hiện rõ độ hơn kém với khoảng cách đều nhưng không có số 0 tuyệt đối. Quan hệ tỉ lệ giữa các con số trên thang đo này không bảo đảm ý nghĩa. - Thang đo tỉ lệ: Ví dụ: mức thu nhập, số khuyết tật của SP…  Thể hiện rõ độ hơn kém với khoảng cách đều và có số 0 tuyệt đối. Dữ liệu trên thang đo này làm được mọi phép tính với đầy đủ ý nghĩa. 9 *
  10. 1.4. Các nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp - Dữ liệu sơ cấp: Là loại dữ liệu thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu. - Dữ liệu thứ cấp: Là loại dữ liệu được thu thập từ các nguồn tài liệu có sẵn (sổ sách của các tổ chức, doanh nghiệp, các tập san, niên giám thống kê…). *10
  11. 1.5. Các loại dữ liệu dùng trong thống kê 1.5.1. Xét theo phạm vi thu thập: Dữ liệu Dữ liệu tổng mẫu thể - Dữ liệu tổng thể: Là dữ liệu thu thập trên tất cả các đơn vị tổng thể. - Dữ liệu mẫu: Là dữ liệu thu thập trên tập con các đơn vị tổng thể được chọn ra từ tổng thể. *11
  12. 1.5. Các loại dữ liệu dùng trong thống kê 1.5.2. Xét theo đối tượng nghiên cứu Dữ liệu chéo Dữ liệu thời gian Dữ liệu bảng - Dữ liệu chéo: Được thu thập theo các tiêu thức phục vụ việc nghiên cứu hiện tượng, trên từng đơn vị tổng thể, tại một thời gian nhất định. - Dữ liệu thời gian: Là dữ liệu về một hiện tượng nghiên cứu được thu thập ở nhiều thời gian khác nhau. - Dữ liệu bảng : Là loại dữ liệu kết hợp của dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian. *12
  13. Dữ liệu chéo về các đơn thư khiếu nại của khách hàng Đơn Tuổi Giới Gía trị Số ngày Loại Yêu cầu thư KH tính KH SP(tr.đ) B.hành sự cố của KH 1 22 Nữ 2,5 72 Kêu B.T 2 26 Nam 1,8 24 Bể Đổi 3 25 Nam 12,5 37 Rỉ Đổi 4 27 Nữ 4,5 13 Nứt B.T 5 26 Nữ 2,8 58 Cháy B.T 6 26 Nữ 6,4 64 Hỏng B.T 7 25 Nam 10,2 45 Kêu Sửa 8 27 Nữ 3,5 81 Nứt Đổi 9 26 Nam 6,8 69 Hỏng B.T 10 48 Nữ 5,5 21 Rỉ Đổi 11 26 Nam 4,7 12 Bể Sửa 12 25 Nam 8,2 48 Kêu Đổi 13 26 Nam 9,1 57 Rỉ Sửa * 13
  14. Ví dụ: Dữ liệu thời gian về lợi nhuận của một doanh nghiệp Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lợi nhuận 300 250 400 500 800 700 900 850 (triệu đồng) Dữ liệu bảng về tình hình tiêu thụ ở một doanh nghiệp Đơn giá (1000đ) Lượng bán Loại hàng ĐVT Tháng 1 Tháng 1 Tháng 1 Tháng 1 năm năm năm năm 2010 2009 2010 2009 - Gạo Kg 3,5 3,8 4500 6000 - Thịt bò Kg 80,0 90,0 1600 900 - Cá Kg 20,0 18,0 1800 1500 - Dầu ăn l 10,0 11,0 300 500 *14
  15. 1.6. Một số phần mềm phân tích thống kê  Công việc phân tích thống kê phức tạp có thể được các phần mềm chuyên nghiệp hỗ trợ rất đắc lực.  Phần mềm SPSS cho phép sử dụng hầu hết các phương pháp phân tích thống kê một cách tự động, nhanh chóng với các kết xuất rất rõ ràng và thuyết phục.  Nếu chỉ sử dụng một vài phương pháp phân tích thống kê giới hạn nào đó, có thể sử dụng phần mềm thông dụng Excel cũng rất tiện lợi và nhanh chóng* *15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2