
Kinh tế học vi mô nghiên cứu, phân tích và lựa chọn các vấn đề cơ bản của các
đơn vị kinh tế đơn lẻ. Các đơn vị này bao gồm: người sản xuất (doanh nghiệp), người
tiêu dùng (hộ gia đình), các nhà đầu tư, các chủ đất, . . .
Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi lựa chọn và ra quyết định của các cá
nhân trong sản xuất, tiêu dùng và sự tác động qua lại giữa các cá nhân trong nền kinh
tế nhằm tối đa hoá lợi ích kinh tế cá nhân trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan
của nền kinh tế thị trường.
1.1.3. Kinh tế học vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học nghiên cứu sự vận động và
những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh
tế quốc dân. Là môn khoa học nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể thống nhất.
Do vậy, kinh tế vĩ mô quan tâm đề cập đến các vấn đề: Sản lượng (GDP, GNP,
. . .) và tăng trưởng kinh tế, việc làm và thất nghiệp, giá cả và lạm phát, đầu tư và tiết
kiệm, cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế, . . . trong tổng thể
nền kinh tế.
Nhiệm vụ của Kinh tế học vĩ mô là phối hợp với các môn khoa học kinh tế
khác giúp người đọc hiểu được sự hoạt động của nền kinh tế, xác định các vấn đề của
nền kinh tế trong mỗi giai đoạn, hiểu được các nguyên nhân và hậu quả của mỗi vấn
đề của kinh tế vĩ mô, đề xuất các giải pháp cho mỗi vấn đề đó.
1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1. Đối tượng
Từ khái niệm về Kinh tế học vĩ mô ta thấy đối tượng nghiên cứu của Kinh tế vĩ
mô là: Nền kinh tế và sự hoạt động của nền kinh tế. Cụ thể là các hộ gia đình, các
hãng sản xuất, Chính phủ và sự tương tác một cách tổng quát giữa các chủ thể kinh tế
này.
Nói cách khác kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia
trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, thất
nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân phối thu
nhập giữa các thành viên trong xã hội.
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Kinh tế vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, khi nghiên cứu Kinh tế vĩ mô
người ta sử dụng 2 phương pháp:
1.2.2.1. Phương pháp diễn dịch
Từ rất lâu các nhà kinh tế đã sử dụng phương pháp diễn dịch và họ vẫn còn
tiếp tục sử dụng phương pháp này. Chẳng hạn trường phái Tân cổ điển đưa vào hai
tiền đề là: Mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích và mục tiêu của người
3