intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Tổng quan du lịch: Chương 4 - Các nguồn lực để phát triển du lịch

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Tổng quan du lịch: Chương 4 - Các nguồn lực để phát triển du lịch, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Nguồn lực di sản văn hóa; Di sản Văn hóa phi vật thể; Nguồn lực dân cư-lao động với phát triển du lịch;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan du lịch: Chương 4 - Các nguồn lực để phát triển du lịch

  1. CHƯƠNG 4: CÁC NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
  2. I. Nguồn lực di sản văn hóa 1. Văn hóa a. E.B.Taylor, ông tổ ngành nhân loại học của nước Anh. Khái niệm văn hoá đã được ông định nghĩa trong cuốn Văn hoá nguyên thuỷ, xuất bản năm 1871: Văn hoá là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những năng lực, tập quán của tất cả mọi xã hội.
  3. b. Mayor, tổng giám đốc UNESCO cho biết: “Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm những kiệt tác tuyệt vời trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo; đối với người khác, văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động.”
  4. c. Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình
  5. 2. Văn Minh: ► Là khái niệm có nguồn gốc từ phương tây đô thị chỉ trình độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất và mang tính quốc tế. ► Văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ: tính giá trị, Tính lịch sử, phạm vi, nguồn gốc.
  6. 2. Di sản văn hóa ▪ Di sản: Là cái của thời đại trước để lại - Theo hội đồng quốc tế về di tích và di chỉ: Di sản văn hóa là để chỉ những di tích, những cụm kiến trúc và những di chỉ có giá trị di sản, tạo thành môi trường lịch sử hoặc môi trường xây dựng
  7. 3. Văn hiến: Truyền thống văn hóa lâu đời 4. Văn vật: Là văn hóa thiên về các giá trị vật chất.
  8. a. DSVH vật thể: Là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
  9. ► Di tích lịch sử văn hóa: Là những công trình xây dựng, địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc những công trình, địa điểm xây dựng ấy có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
  10. ► Những tiêu chí của di tích lịch sử văn hóa ▪ các công trình địa điểm xây dựng gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc. ▪ Gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân ▪ Gắn với các sự kiện lịch sử tiêu biểu của thời kỳ cách mạng kháng chiến ▪ Các địa điểm có giá trị tiêu biểu ghi dấu về khảo cổ, phản ánh tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, tộc người, quốc gia và dân tộc. ▪ Quần thể các công trình kiến trúc hay công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một giai đoạn lịch sử.
  11. ► Đốivới di sản văn hoá phải có 6 tiêu chuẩn (Công nhận là DSVHTG) ▪ Là các tác phẩm nghệ thuật độc nhất vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người ▪ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hoá nhất định ▪ Chứng cứ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
  12. ▪ Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng hoặc kiến trúc, phản ánh một giai đoạn lịch sử có ý nghĩa ▪ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống nói lên được một nền văn hoá có nguy cơ bị huỷ hoại trước những biến động không cưỡng lại được. ▪ Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu, về cách tạo lập cũng như về vị trí.
  13. ► Danh lam thắng cảnh: Là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học
  14. ► Tiêu chí của hệ thống danh lam thắng cảnh: ▪ Cảnh quan thiên nhiên+công trình kiến trúc ▪ Khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học. ▪ Khu vui chơi, giải trí kết hợp thiên nhiên, có bàn tay khối óc của con người tác động.
  15. ►Di vật: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học ►d. Cổ vật: Là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên ►e. Bảo vật quốc gia: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học.
  16. ► Bảotàng: Là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập về lịch sử tự nhiên, xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hóa của nhân dân
  17. ► Bảo tàng quốc gia: Là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập có giá trị tiêu biểu trong phạm vi cả nước ► Bảo tàng chuyên ngành: Là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập có giá trị tiêu biểu về một chuyên ngành ► Bảo tàng cấp tỉnh: Là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập có giá trị tiêu biểu ở địa phương ► Bảo tàng tư nhân: là nơi bảo quản và trưng bầy các sưu tập về một hoặc nhiều chủ đề
  18. ► f.Sưu tập: Là một tập hợp các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia hoặc di sản văn hóa phi vật thể, được thu thập, gìn giữ, sắp xếp có hệ thống theo những dấu hiệu chung về hình thức, nội dung và chất liệu để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử tự nhiên và xã hội.
  19. b. Di sản Văn hóa phi vật thể: ► Làsản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
  20. III. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch) ► Theo nghĩa rộng: toàn bộ các phương tiện vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ và hàng hoá thoả mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành trình của họ ► Cả ngành du lịch và ngành khác (Đường sá, cầu cống, điện nước, bưu chính viễn thông)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
38=>2