Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 6 - Võ Ngọc Điền
lượt xem 5
download
Bài giảng "Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 6: Công tác vận hành trạm biến áp" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm chung, chế độ vận hành MBA, những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 6 - Võ Ngọc Điền
- VẬN HÀNH VÀ ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG ĐIỆN Chương 6 Công Tác Vận Hành Trạm Biến Áp I. Khái niệm chung - Vận hành trạm biến áp bao gồm các công việc như: kiểm tra định kỳ, sữa chữa, bảo dưỡng định kỳ, thử nghiệm, thao tác đóng cắt duy trì chế độ làm việc bình thường với hiệu quả cao nhất. 2 1 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- I. Khái niệm chung * Phải theo dõi thực hiện những quy định về chế độ vận hành cho phép của máy biến áp về: – Nhiệt độ. – Điện áp. – Công suất mang tải. – Hệ thống làm mát. – Điện trở cách điện. – Chất lượng dầu biến áp. 3 II. Chế độ vận hành MBA * Chế độ vận hành cho phép của máy biến áp được quy định rất chặt chẽ nhằm bảo đảm cho máy biến áp cung cấp điện liên tục, an toàn: - Phải đủ công suất theo yêu cầu của các phụ tải. - Phải đủ điện áp cho phụ tải. 4 2 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- II. Chế độ vận hành MBA * Nhiệt độ: - Nhiệt độ của máy phải luôn phải được duy trì dưới hoặc bằng nhiệt độ cho phép. Khi nhiệt độ máy biến áp càng cao thì: + Tuổi thọ của máy biến áp càng giảm . + Dầu máy biến áp càng bị hoá già nhanh. + Cách điện của máy biến áp càng bị suy giảm nhanh. - Những nguyên nhân làm cho nhiệt độ của máy biến áp tăng lên là do : + Máy biến áp vận hành quá tải. + Điều kiện làm mát kém. + Có hiện tượng chạm chập nhẹ bên trong mạch từ hoặc vòng dây máy biến áp. 5 II. Chế độ vận hành MBA * Công suất mang tải: - Mỗi máy biến áp chỉ cho phép mang tải ở một trị số định mức. Nếu vượt quá giới hạn định mức sẽ làm cho máy biến áp nóng lên, tuổi thọ máy biến áp càng giảm. - Theo dõi tình trạng mang tải của máy biến áp là việc làm quan trọng trong vận hành. - Tuy vậy máy biến áp cũng được phép quá tải vì máy biến áp được ngâm trong dầu, điều kiện làm mát đảm bảo có sự hỗ trợ của quạt gió sẽ làm cho nhiệt độ lớp dầu trên cùng giảm xuống. 6 3 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- II. Chế độ vận hành MBA * Chế độ quá tải bình thường: - Được áp dụng thường xuyên đối với máy biến áp. Thời gian quá tải cho phép được quy định theo bảng hướng dẫn. * Chế độ quá tải sự cố: - Được áp dụng trong trường hợp sự cố. Trong một trạm biến áp có 2 máy biến áp vận hành song song, nếu máy T1 bị sự cố thì máy số T2 phải mang tải toàn bộ. Như vậy máy biến áp số T2 sẽ bị quá tải. Thời gian quá tải cho phép được quy định theo bảng. 7 II. Chế độ vận hành MBA 8 4 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- II. Chế độ vận hành MBA 9 II. Chế độ vận hành MBA 10 5 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- II. Chế độ vận hành MBA * Tuân thủ những quy định theo hướng dẫn của nhà chế tạo: - Các nhà chế tạo máy biến áp thường đưa ra những thông số kỹ thuật và hướng dẫn vận hành. Máy biến áp được chế tạo theo các tiêu chuẩn của từng vùng khí hậu khác nhau. Việc tuân thủ hướng dẫn là việc làm rất cần thiết giúp cho người vận hành để phòng tránh những sai sót không cần thiết. Thí dụ: Một máy biến áp sản xuất dùng cho vùng bắc cực thì các tiêu chuẩn về máy biến áp sẽ hoàn toàn khác với vùng nhiệt đới. 11 II. Chế độ vận hành MBA * Kiểm tra máy biến áp bằng mắt, không cắt điện máy biến áp: - Đây là công việc đầu tiên và thường xuyên phải làm khi kiểm tra tình trạng vận hành máy biến áp: + Thùng dầu có bị rò rỉ không. Dầu có chảy không. + Sứ cách điện có bị mẻ hoặc vỡ, nứt, phóng điện mặt sứ không. + Sự thay đổi màu sắc hạt hút ẩm Silicazen trong các bình thở hoặc bình xi -phông. + Chất lượng sơn, độ rỉ của vỏ máy biến áp. 12 6 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- II. Chế độ vận hành MBA * Kiểm tra máy biến áp bằng mắt, không cắt điện máy biến áp: + Tình trạng tốt hay xấu của các điểm nối tiếp địa vỏ máy biến áp. + Tình trạng tiếp xúc của các cực máy biến áp. + Tình trạng cách điện của các đường cáp đấu vào máy biến áp. + Nhiệt độ của máy biến áp trên đồng hồ đo nhiệt độ. + Tình trạng chảy dầu các gioăng cách điện chân sứ, đầu sứ, vỏ máy biến áp, cái chỉ mức dầu, van xả dầu. 13 III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Có tiếng kêu khác thường: - Tiếng kêu o,o... đều đặn là bình thường. Sự dao động của một số lá thép trong mạch từ khi có từ thông đi qua hoặc sự dao động của vỏ máy biến áp khi có từ thông khép mạch qua vỏ máy biến áp là nguyên nhân gây ra tiếng o,o... Đây là tác dụng của lực điện từ tác dụng vào lõi thép. Lực này sinh ra khi có dòng điện đi qua cuộn dây nên khi dòng điện càng lớn thì tiếng o,o... càng to. - Tiếng kêu khác thường báo hiệu tình trạng không bình thường của máy biến áp. 14 7 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Trường hợp có tiếng kêu đều đặn nhưng to hơn: - Là do quá điện áp: Thí dụ khi chạm đất 1 pha trung điểm không nối đất điện áp 2 pha còn lại tăng lên 1,73 lần các lá thép bị dao động mạnh lên. - Do quá tải: Dòng điện tăng đột biến làm cho lõi thép rung mạnh lên hơn mức bình thường. Theo dõi kim đồng hồ lúc này sẽ thấy dòng điện tăng vọt. - Do lõi thép bị lỏng: Lá thép mạch từ vênh, bu lông bắt lõi thép bị lỏng là nguyên nhân gây ra tiếng o,o... to hơn, theo dõi kim đồng hồ lúc này sẽ thấy dòng điện không tăng vọt. 15 III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Trường hợp có tiếng kêu lách cách bên trong máy biến áp: - Trường hợp này là do có hiện tượng phóng điện trong nội bộ máy biến áp + Phóng điện bề mặt cuộn dây . + Phóng điện nhẹ 1 số vòng. + Điểm tiếp đất của lõi thép bên trong máy bị tuột hoặc đứt. + Tiếp xúc đầu phân áp máy biến áp không tốt đang có hiện tượng phóng điện nhất là khi máy biến áp đang mang tải lớn. - Khi theo dõi vận hành máy biến áp mà thấy có các hiện tượng phóng điện nêu trên phải xử lý kịp thời. 16 8 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Điện áp nguồn thường xuyên không đúng trị số định mức: - Điện áp của nguồn điện cấp đến thấp quá tải máy biến áp. - Nếu có biểu hiện điện áp của nguồn điện cấp đến bị thấp thì phải theo dõi qua đồng hồ von mét một thời gian nếu tình trạng này vẫn không thay đổi phải cắt điện để thay đổi đầu phân nấc, tăng điện áp đầu vào cho máy biến áp. Khi theo dõi vận hành máy biến áp mà thấy có các hiện tượng phóng điện nêu trên phải xử lý kịp thời. 17 III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Nhiệt độ máy biến áp tăng cao: - Nhiệt độ máy biến áp đo được trên đồng hồ đo nhiệt độ là tổng nhiệt độ của lớp dầu trên cùng với nhiệt độ môi trường - Nhiệt độ máy biến áp tăng cao là biểu hiện không bình thường, thường do những nguyên nhân: + Máy biến áp quá tải. + Chất lượng dầu xấu. + Hệ thống làm mát tự nhiên hoặc cưỡng bức bằng quạt gió hoạt động kém hiệu quả. + Nhiệt độ môi trường tăng cao trong khi máy biến áp vận hành non tải. 18 9 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Máy biến áp vận hành quá tải: - Máy biến thế vận hành quá tải sẽ làm cho tuổi thọ của máy giảm đi. So sánh với vận hành định mức thì máy biến thế sẽ bị giảm thọ theo ngày như sau: 19 III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Máy biến áp vận hành ở chế độ không đối xứng: - Hệ thống điện 3 pha không đối xứng là hệ thống điện không có đủ điện áp 3 pha, điện áp 3 pha không cân bằng nhau, dòng điện phụ tải 3 pha không bằng nhau. - Trường hợp phụ tải 3 pha không cân bằng nhau: + Khi vận hành lệch pha: Các phụ tải 1 pha trên lưới điện hạ thế thường không cân bằng nhau dẫn đến điện áp giáng trên các phụ tải từng pha không bằng nhau. Điện áp 3 pha đầu cuộn dây thứ cấp của máy biến áp không đối xứng. 20 10 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Máy biến áp vận hành ở chế độ không đối xứng: + Khi điện áp 3 pha đầu cuộn dây thứ cấp của máy biến áp không đối xứng thì không có hại gì lớn nhưng rất bất lợi cho các phụ tải 3 pha là các động cơ điện và đèn chiếu sáng. Điện áp thấp hơn định mức 5% thì mô men của động cơ điện giảm 10%, quang thông của bóng đèn giảm 18% + Như vậy khi vận hành lệch pha tổn thất điện năng trên đường dây sẽ tăng lên vì ngoài tổn thất điện áp trên dây pha còn có thêm tổn thất điện áp trên dây trung tính. 21 III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Máy biến áp vận hành ở chế độ không đối xứng: - Trường hợp đứt dây chạm đất 1 pha cấp điện vào máy biến áp với lưới điện 3 pha trung điểm không nối đất: Khi đó điện áp 3 pha cấp vào máy biến áp sẽ không đối xứng vì tổng trở của đất khác với tổng trở của 2 dây dẫn. Điện áp giáng trên 3 pha không bằng nhau dẫn đến điện áp đầu ra của máy biến áp không đối xứng. a 35kV a b b c c 6kV 6kV 22 11 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý * Máy biến áp vận hành ở chế độ không đối xứng: Cho phép vận hành tạm thời nếu tình trạng không đối xứng lớn thì phải giảm bớt phụ tải không quan trọng. Không cho phép áp dụng trong lưới điện có trung điểm trực tiếp nối đất. Khi xảy ra chạm đất thì bảo vệ sẽ cắt điện ngay. - Trường hợp đứt dây 1 pha cấp điện vào máy biến áp với lưới điện 3 pha trung điểm nối đất: Cho phép vận hành như với máy biến áp 2 pha. Lúc này điện áp 3 pha không đối xứng ảnh hưởng đến máy biến áp không lớn nhưng ảnh hưởng đến phụ tải. Trường hợp này phải giảm tải: Sm = 0,58 Sđm 23 III. Những trạng thái không bình thường của máy biến áp và biện pháp xử lý 24 12 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- IV. Tổn thất điện năng trong máy biến áp * Những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp và tổn thất điện năng: - Trong các cuộn dây dẫn điện có điện trở R(Ω) và điện kháng X(Ω). - Do các máy biến áp có tổn thất công suất ở trong cuộn dây và tổn thất không tải ở trong lõi thép - Do tiêu thụ nhiều công suất vô công trên lưới điện, chủ yếu do các phụ tải có thành phần điện cảm như cuộn dây máy biến áp, cuộn dây động cơ điện, cuộn cảm có lõi thép... làm giảm cosϕ của lưới điện. 25 IV. Tổn thất điện năng trong máy biến áp * Những nguyên nhân gây ra tổn thất điện áp và tổn thất điện năng: - Do chế độ vận hành của lưới điện: + Tổn thất càng lớn khi công suất tiêu thụ điện của phụ tải càng lớn. + Tổn thất càng lớn khi thời gian sử dụng công suất cực đại càng kéo dài (thời gian sử dụng công suất cực đại ký hiệu là TMax). + Do máy biến áp thường xuyên vận hành trong tình trạng non tải hoặc không tải. + Do tình trạng lệch tải các pha, tình trạng này thường xảy ra trong lưới điện phân phối hạ thế. 26 13 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- V. Các phương pháp giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong vận hành máy biến áp * Nâng cao hệ số công suất cosϕ ở các hộ dùng điện chủ yếu là các xí nghiệp cụ thể là lựa chọn công suất của động cơ hoặc loại động cơ cho phù hợp, nâng cao hệ số phụ tải kB...hạn chế làm việc không tải. * Phân phối công suất tác dụng và công suất phản kháng trong mạng điện theo một phương thức hợp lý nhất. * Giảm công suất phản kháng chuyên tải trong mạng điện. * Bù vô công bằng máy bù đồng bộ hoặc bằng tụ điện tĩnh. * Máy biến áp vận hành theo phương thức tổn thất điện năng ít nhất, vận hành kinh tế trạm biến áp bằng cách hòa đồng bộ máy biến áp. * Nâng cao mức điện áp vận hành của mạng điện. 27 V. Các phương pháp giảm tổn thất điện áp và tổn thất điện năng trong vận hành máy biến áp * Nâng cao cấp điện áp định mức của mạng điện. * Lựa chọn sơ đồ nối dây hợp lý nhất cho mạng điện Thí dụ: + Bán kính cung cấp điện phù hợp theo tiêu chuẩn cho phép. + Kiểm tra thường xuyên tình trạng tổn thất điện áp, tổn thất điện năng + Thực hiện cân đảo pha thường xuyên trong lưới điện phân phối hạ thế 220/380V. + Trong lưới điện ≥ 110kV cứ 200km lại có 1 lần hoán vị pha để giảm điện kháng của đường dây. 28 14 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- VI. Hoà song song máy biến áp * Các tiêu chuẩn hòa song song hai máy biến áp là: + Phải có công suất tương đương, không chênh lệch nhau quá 3 lần. + Phải có cùng cấp điện áp. + Phải có cùng tỉ số biến (KU1= KU1) + Phải có cùng cực tính (còn gọi là thứ tự pha) + Phải có cùng Un% (Điện áp ngắn mạch tính theo phần trăm) + Phải có cùng tổ đấu dây. + Ở cấp điện áp 380/220V còn thêm yêu cầu: Dây trung tính 2 MBA nối chung. 29 VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp * Quy định thời hạn làm thí nghiệm định kỳ - Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp nhằm mục đích kiểm tra chất lượng thiết bị điện trong vận hành. Sau một thời gian đóng điện mang tải các thiết bị điện sẽ bị xuống cấp, cách điện bị suy giảm. + Các máy biến áp phân phối hạ áp: Quy định mỗi năm phải làm thí nghiệm định kỳ một lần. + Các máy biến áp 110kV: Quy định ba năm phải làm thí nghiệm định kỳ một lần. 30 15 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp * Nội dung thí nghiệm định kỳ - Thí nghiệm máy biến áp + Đo điện trở cách điện của các cuộn dây: Để kiểm tra sơ bộ tình trạng cách điện của các phần cách điện giữa các cuộn dây với nhau, giữa các cuộn dây với vỏ máy. + Đo điện trở các cuộn dây ở tất cả các đầu phân nấc phân áp bằng dòng điện một chiều (Đo điện trở 1 chiều): Kiểm tra tình trạng các mối nối, tiếp xúc của các tiếp điểm trong cuộn dây máy biến áp. 31 VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp + Đo tgδ sứ, và tgδ của các cuộn dây máy biến áp 110kV: Để đánh giá chất lượng cách điện của máy biến áp đối với điện áp xoay chiều. Tất cả các vật liệu cách điện đều có cùng chung một đặc tính có tên gọi là điện môi nằm trong vật liệu cách điện. Khi đặt vào hai đầu vật cách điện một điện áp thử nghiệm U thì sẽ có một dòng điện ~ đi qua. Dòng điện này gồm 2 thành phần: Dòng điện điện trở và dòng điện điện dung. 32 16 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp Tỷ số của 2 thành phần dòng điện này chính là tgδ. Nếu tgδ lớn có nghĩa là thành phần dòng điện tác dụng lớn dẫn đến việc làm nóng vật liệu cách điện gây ra tổn hao lớn, như vậy chất lượng cách điện kém. BẢNG MẪU ĐỂ SO SÁNH KẾT QUẢ ĐO Tgδ Công suất Giá trị lớn nhất cho phép của tgδ (%) máy biến áp(kVA) cuộn dây cùng sứ đầu vào theo nhiệt độ ( 0C ) 10 20 30 40 50 60 ≤ 6300 1,2 1,5 2.0 2,5 3,4 4,5 ≤ 10.000 0,8 1,0 1,3 1,7 2,3 3,0 33 VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp + Thí nghiệm bộ điều chỉnh điện áp: * Với các máy biến áp phân phối có công suất đến 1000kVA, điện áp đến 35kV thì chỉ làm thí nghiệm kiểm tra điện trở tiếp xúc của các đầu phân nấc bằng mê gôm mét và cầu đo điện trở một chiều sau khi chuyển nấc không điện. 34 17 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp * Các máy biến áp có U ≥ 110kV và các máy biến áp đặc biệt có lắp bộ điều chỉnh điện áp dưới tải thì cần phải làm thí nghiệm: (*) Lấy đồ thị vòng để kiểm tra trình tự đóng mở của các dao lựa chọn và dao dập lửa theo đúng yêu cầu của nhà chế tạo. (*) Chụp sóng bộ dao dập lửa để kiểm tra độ ổn định động và kiểm tra thời gian hoạt động của dao dập lửa. Thời gian dập lửa là thời gian chập tắt các vòng dây nằm giữa 2 đầu phân nấc đang điều chỉnh của máy biến áp. 35 VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp + Thí nghiệm điện áp xoay chiều tăng cao: Kiểm tra cách điện chính của các cuộn dây máy biến áp so với cuộn dây còn lại hoặc với vỏ máy biến áp. + Đo tỉ số biến: Kiểm tra việc đấu đúng thiết kế của các đầu dây trong máy biến áp và tỉ số vòng dây ở cuộn dây chính và ở các phân nấc máy biến áp. + Kiểm tra tổ đấu dây: Kiểm tra tổ đấu dây đúng của máy biến áp. + Thí nghiệm không tải: Xác định chất lượng của lõi thép, hư hỏng của cách điện cuộn dây pha với pha, cuộn dây pha với vỏ. + Thí nghiệm dầu máy biến áp: Để kiểm tra chất lượng dầu máy biến áp trong vận hành. 36 18 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp - Thí nghiệm hệ thống tiếp địa trạm biến áp: Kiểm tra tình trạng tiếp địa của trạm biến áp. Trong trạm biến áp có nhiều vị trí làm tiếp địa: • Tiếp địa trung điểm cuộn dây 110kV máy biến áp. • Tiếp địa trung điểm cuộn dây hạ thế (đấu sao). • Tiếp địa vỏ máy biến áp chính, máy biến điện áp, máy biến áp tự dùng. • Tiếp địa các giá đỡ thiết bị điện. • Trếp địa cột thu lôi. • Tiếp địa các vỏ tủ bảng điện. • Tiếp địa trung điểm cuộn dây cao thế của máy biến điện áp. • Tiếp địa cuộn dây pha b hạ thế của máy biến điện áp. • Tiếp địa cuộn kháng điện của MBA chính. • Tiếp địa cuộn dây trung áp (22kV, 35kV)của máy biến áp chính. • Tiếp địa trung điểm của hệ thống tụ bù trung áp. • Tiếp địa cổ cáp cao thế. 37 VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp - Thí nghiệm cầu chì tự rơi: Mục đích chính là kiểm tra độ bền cách điện của cầu chì tự rơi. + Cầu chì tự rơiđược dùng phổ biến trên lưới điện phân phối hạ thế có hai chức năng vừa đóng cắt vừa bảo vệ. + Cũng giống như các cầu dao trung áp khác cầu chì tự rơi chỉ được phép đóng không tải máy biến áp. Khi sự cố ngắn mạch cầu chì tự rơi đóng vai trò cầu chì, tự động cắt điện và tách khỏi vị trí tiếp xúc. Dây chì nằm trong ống chì có 1 điểm nổ đặt trong buồng dập hồ quang do đó sẽ không xảy ra cháy nổ khi cầu chì tác động. +Dòng điện của dây chảy lớn nhất đối với cầu chì trung áp (6, 10, 22, 35kV) là 100A đã được chế tạo theo tiêu chuẩn, không cần thử nghiệm. 38 19 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
- VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp - Thí nghiệm cầu chì tự rơi: Mục đích chính là kiểm tra độ bền cách điện của cầu chì tự rơi. + Cầu chì tự rơiđược dùng phổ biến trên lưới điện phân phối hạ thế có hai chức năng vừa đóng cắt vừa bảo vệ. + Cũng giống như các cầu dao trung áp khác cầu chì tự rơi chỉ được phép đóng không tải máy biến áp. Khi sự cố ngắn mạch cầu chì tự rơi đóng vai trò cầu chì, tự động cắt điện và tách khỏi vị trí tiếp xúc. Dây chì nằm trong ống chì có 1 điểm nổ đặt trong buồng dập hồ quang do đó sẽ không xảy ra cháy nổ khi cầu chì tác động. +Dòng điện của dây chảy lớn nhất đối với cầu chì trung áp (6, 10, 22, 35kV) là 100A đã được chế tạo theo tiêu chuẩn, không cần thử nghiệm. 39 VII. Thí nghiệm định kỳ trạm biến áp - Thí nghiệm chống sét: Mục đích chính là Để kiểm tra cường độ cách điện của chống sét và kiểm tra dòng điện rò của chống sét. + Các thiết bị điện chỉ có khả năng chịu điện áp tới hạn, trong khi đó điện áp xung của sét có biên độ cao đến hàng triệu vôn, dòng điện lên đến ≈100 kA. + Nếu sét đánh vào trạm biến áp và đường dây tải điện sẽ gây nên quá điện áp, ta gọi đó là quá điện áp khí quyển. + Vì vậy thiết bị chống sét đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa ảnh hưởng của điện áp khí quyển đánh vào lưới điện và trạm biến áp. 40 20 CuuDuongThanCong.com https://fb.com/tailieudientucntt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 2: Vận hành máy phát điện - Trịnh Hùng Thám
30 p | 79 | 10
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 2: Vận hành máy phát điện
91 p | 73 | 10
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 1: Đại cương về hệ thống điện
40 p | 113 | 8
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 6: Điều khiển tần số trong hệ thống điện
73 p | 109 | 5
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 4.1 - Võ Ngọc Điền
37 p | 45 | 4
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 4: Điều khiển điện áp trong hệ thống điện
36 p | 56 | 4
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 0 - TS. Nguyễn Văn Liêm
6 p | 6 | 3
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 6 - TS. Nguyễn Văn Liêm
73 p | 9 | 3
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 3 - TS. Nguyễn Văn Liêm
39 p | 3 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 4 - TS. Nguyễn Văn Liêm
38 p | 7 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 5 - TS. Nguyễn Văn Liêm
70 p | 3 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện: Chương 1 - TS. Nguyễn Văn Liêm
43 p | 12 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 4: Điều khiển tần số trong hệ thống điện
37 p | 71 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 5: Điều khiển điện áp trong hệ thống điện
70 p | 52 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 4: Điều phối tối ưu công suất nhà máy nhiệt điện
47 p | 48 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 4: Điều phối tối ưu công suất phát (tiếp theo)
26 p | 54 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện - Chương 4: Điều phối tối ưu công suất phát
38 p | 61 | 2
-
Bài giảng Vận hành và điều khiển hệ thống điện – Chương 1: Giới thiệu chung về vận hành và điều khiển hệ thống điện
43 p | 65 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn