Bài Luận: Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm
lượt xem 80
download
"Bài Luận: Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm" giúp bạn nắm vững kiến thức tổng quan về hợp đồng bảo hiểm, tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm, từ đó đưa giải pháp và kiến nghị. Cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài Luận: Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BÀI LUẬN PHÂN TÍCH TÍNH KHÓ HIỂU CỦA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM Giảng viên hướng dẫn: Trần Nguyên Đán Nhóm thực hiện: Nhóm 107 Lớp: TC01 – VB2K13 TP.HCM, năm 2011
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 MỤC LỤC Trang 1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm .................................................................... 2 1.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm .................................................................. 2 1.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm .......................................................................... 2 1.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm ................................................................. 3 2. Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm ............................................................ 3 2.1. Định nghĩa tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm....................................... 3 2.2. Các nguyên nhân dẫn đến tính khó hiểu ...................................................... 3 2.2.1. Bản chất của hợp đồng .................................................................................. 3 2.2.2. Hệ thống pháp luật......................................................................................... 6 2.2.3. Thị trường bảo hiểm Việt Nam ..................................................................... 7 2.3. Các tác nhân khác làm tăng tính khó hiểu ................................................... 8 2.3.1. Người môi giới bảo hiểm .............................................................................. 8 2.3.2. Người tham gia bảo hiểm .............................................................................. 8 2.4. Hậu quả của tính khó hiểu ............................................................................. 9 3. Giải pháp kiến nghị ........................................................................................ 14 3.1. Về phía nhà nước .......................................................................................... 14 3.2. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm .................................................................. 14 3.3. Về phía người mua bảo hiểm ....................................................................... 15 Trang 1
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 1. Tổng quan về hợp đồng bảo hiểm 1.1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm là căn cứ quan trọng quy định quyền và nghĩa vụ của DNBH và người tham gia bảo hiểm theo thỏa thuận của 02 bên . Khoản 1 điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “ Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.” Định nghĩa này có độ chênh so với định nghĩa về hợp đồng bảo hiểm được quy định tại Điều 567 Bộ luật dân sự 2005: "Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, còn bên bảo hiểm phải trả một khoản tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm". Từ hai định nghĩa này có thể thấy sự mâu thuẫn trong quan điểm về đối tượng được nhận tiền bảo hiểm, trong luật kinh doanh bảo hiểm đối tượng được nhận tiền bảo hiểm là người thụ hưởng hoặc người được bảo hiểm, Bộ luật dân sự không quy định về người thụ hưởng mà chỉ quy định về bên được bảo hiểm và trong luật cũng không làm rõ hơn về khái niệm bên được bảo hiểm. 1.2. Các loại hợp đồng bảo hiểm kinh doanh Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm được chia thành 3 loại đang tồn tại a) Hợp đồng bảo hiểm tài sản: Là loại bảo hiểm lấy tài sản có trên và trong phạm vi thuộc quyền sở hữu, quản lý, trông nom,, kiểm soát của người được bảo hiểm làm đối tượng bảo hiểm. Khi xảy ra rủi ro tổn thất về tài sản như mất mát, hủy hoại về vật chất, người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm căn cứ vào giá trị thiệt hại thực tế và mức độ đảm bảo thuận tiện hợp đồng. Bảo hiểm tài sản có thể là bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; bảo hiểm thân tàu, thuyền, xe cơ giới; bảo hiểm hỏa hoạn. b) Hợp đồng bảo hiểm con người: Đối tượng của các loại hình này, chính là tính mạng, thân thể, sức khỏe của con người. Người ký kết hợp đồng bảo hiểm, nộp phí bảo hiểm để thực hiện mong muốn nếu như rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng tính mạng, sức khỏe của người được bảo hiểm thì họ hoặc một người thụ hưởng hợp pháp khác sẽ nhận được khoản tiền do người bảo hiểm trả. Bảo hiểm con người có thể là bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm tai nạn - bệnh. c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3 những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài Trang 2
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 sản thuộc sở hữu của chính mình. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể là bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc bảo hiểm trách nhiệm công cộng. 1.3. Tính chất của hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm có một số tính chất chung trong khuôn khổ những quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự, ngoài ra còn có một số tính chất riêng biệt của ngành bảo hiểm như: - Tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật. - Là hợp đồng song vụ: các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm thì phải trả phí bảo hiểm. - Tính chất may rủi: nếu không tồn tại rủi ro thì không có việc giao kết cũng như không tồn tại hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm. - Tính chất tin tưởng tuyệt đối: để tồn tại và có thể thực hiện được hợp đồng bảo hiểm thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. - Tính chất phải trả tiền: bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. - Tính chất gia nhập: nội dung chính của hợp đồng do người bảo hiểm soạn trước theo mẫu, bên mua bảo hiểm sau khi đọc thấy phù hợp thì gia nhập hợp đồng. - Tính dân sự, thương mại hỗn hợp: bên mua bảo hiểm có thể là thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự hay thương mại, do đó mối quan hệ giữa họ có thể có tính dân sự hoặc thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp. 2.Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm 2.1. Định nghĩa tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm là việc người tham gia bảo hiểm không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ, không chính xác về nội dung của hợp đồng bảo hiểm. 2.2. Các nguyên nhân dẫn đến tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm 2.2.1. Bản chất của hợp đồng Tính khó hiểu là hệ quả của các tính chất riêng có của hợp đồng bảo hiểm Thứ nhất, xuất phát từ tính may rủi của hợp đồng bảo hiểm. Việc giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm gắn liền với những rủi ro tức những biến cố không chắc chắn. Chính vì vậy mà nhà bảo hiểm chỉ đồng ý chịu trách nhiệm bảo hiểm trong một số trường hợp, nên khi soạn thảo hợp đồng công ty bảo hiểm sẽ đưa ra nhiều tình huống giả định (nếu thế này thì.., nếu thế kia thì…, ngoại trừ…. v..v…). Trang 3
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 Điều này làm cho câu văn sử dụng để diễn đạt luôn phức tạp. Hơn nữa, nhà bảo hiểm miêu tả các trường hợp giả định ở mức độ khái quát cao làm người đọc phải cố gắng hình dung ra các trường hợp đó. Tất nhiên, vì trình độ rất khác nhau v à lĩnh vực hoạt động rất khác nhau nên không phải ai cũng có thể có trình độ, hiểu biết chuyên môn đầy đủ để hiểu tường tận một cách thống nhất với nhà bảo hiểm. Từ đó, dẫn đến mâu thuẫn là các định nghĩa trong hợp đồng bảo hiểm không phù hợp với cách hiểu thông thường. Ví dụ, nếu theo thông thường là sự va chạm dẫn đến thương tích thì trong hợp đồng muốn được bảo hiểm phải là một lực tác động lên cơ thể con người, bất ngờ, ngoài ý muốn, mối quan hệ giữa thương tật và tác động bên ngoài. Ví dụ về một trường hợp rắc rối câu chữ trong hợp đồng bảo hiểm trong vụ tranh chấp giữa Ngân hàng Đại Tín và công ty bảo hiểm AAA. Cơn mưa chiều 1.8.2008 kết hợp với triều cường khiến nhiều tuyến đường trong TP.HCM biến thành sông. Nước ngập đường Hồ Hảo Hớn (Q.1), tràn vào tòa nhà Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Tín (số 75 Hồ Hảo Hớn), làm tầng hầm đang chứa đầy xe bị ngập nước. Trong đó có chiếc xe Mercedes biển số 52P - 1980 bị hư hỏng nặng. Theo tường trình của Ngân hàng Đại Tín tại UBND P.Cô Giang, Q.1 thì k hoảng 16 giờ ngày 1.8.2008 cơn mưa bắt đầu. Nửa tiếng sau, nước tràn vào tầng hầm trụ sở. Đến 17 giờ, tầng hầm bị ngập trong nước hơn 0,5m. Toàn bộ nhân viên của ngân hàng đã tập trung xử lý để hạn chế thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, do mực nước dâng cao và độ dốc của đường hầm khá lớn nên không thể đem xe ra khỏi tầng hầm. Mực nước tiếp tục dâng cao hơn 1m làm ngập hệ thống dẫn điện vào tòa nhà. Toàn bộ nhân viên của ngân hàng phải sơ tán khỏi tòa nhà để tránh tai nạn về điện. Sáng 2.8.2008, Ngân hàng Đại Tín đã thông báo tai nạn cho Bảo hiểm AAA qua điện thoại và dịch vụ cứu hộ mang xe đi giám định thiệt hại. Kết quả làm việc của các bên cho biết ngân hàng bị thiệt hại gần 400 triệu đồng do các hư hỏng của xe Mercedes 52P-1980. Trước đó, Ngân hàng Đại Tín có ký kết hợp đồng số P080 – 710 – 08/0046 với Bảo hiểm AAA. Theo hợp đồng thì phạm vi bảo hiểm: âm va, lật đổ; hỏa hoạn, cháy nổ; bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá; mất toàn bộ xe; tai nạn rủi ro bất ngờ khác ngoài những điểm loại trừ. Sau khi nhận thấy trường hợp chiếc xe Mercedes nằm trong phạm vi tai nạn rủi ro bất ngờ, Ngân hàng Đại Tín đã yêu cầu AAA trả tiền bảo hiểm. Tuy nhiên, AAA cho rằng rủi ro ngập nước gây hư hỏng hệ thống điện của chiếc Mercedes không thuộc phạm vi hợp đồng. Theo yêu cầu của Bảo hiểm AAA, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ có công văn trả lời: “Diễn biến thời tiết trên không phải là bão, không phải là lũ lụt. Hiện tượng này là do giông mạnh gây ra mưa to làm cho ngập nhiều nơi”. Dựa vào lý do này Bảo hiểm AAA từ chối bồi thường thiệt hại cho ngân hàng mà chỉ hỗ trợ 50 triệu đồng để khắc phục một phần thiệt hại. Bên Ngân hàng Đại Tín không chấp nhận cách giải quyết này. Vụ việc xảy ra đến nay đã hơn nửa năm nhưng cả hai bên chưa có tiếng nói chung và Ngân hàng Đại Tín gửi đơn khiếu nại đi khắp nơi. Trang 4
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 Chiều 20.3.2009, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Phạm Trường Khê, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm AAA cho biết: “Sau khi Bảo hiểm AAA tiếp nhận tin báo đã cử chuyên viên giám định phối hợp với Ngân hàng Đại Tín và HAXACO để kiểm định thiệt hại đối với chiếc Mercedes. Nguyên nhân khiến chiếc xe bị hư hỏng không thuộc phạm vi bảo hiểm nên chúng tôi không đền bù mà chỉ hỗ trợ 50 triệu đồng cho Ngân hàng Đại Tín để khắc phục một phần sự cố”. Theo ông Khê lý giải thì “rủi ro bất ngờ” là những rủi ro xảy ra trong khoảng thời gian chỉ trong tích tắc, không lường trước được. Sự cố nước mưa từ ngoài đường tràn ngập tầng hầm (mưa bắt đầu từ lúc 16 giờ, nước mưa tràn vào tầng hầm lúc 16 giờ 30, đến 17 giờ nước trong tầng hầm ngập 0,5m) là xảy ra trong một thời gian dài nên không phải là tai nạn rủi ro bất ngờ. Theo ông Khê, những trường hợp xem là rủi ro bất ngờ như xe bị cành cây rơi trúng hoặc đang chạy đột ngột mất tay lái lao xuống biển... Mặt khác theo quy định của Luật Dân sự, đối với những hợp đồng soạn sẵn, nếu có những điều khoản, từ ngữ có cách hiểu không rõ ràng thì sẽ giải thích sao cho có lợi cho người được bảo hiểm. Cách giải thích như trên của Bảo hiểm AAA là không thỏa đáng. Trích:http://tuvanluat.com.vn/index.php/tin-du-an/dau-tu/phap-luat/nghien-cuu- luat/mua-ban-doanh-nghiep/cau-chu Thứ hai, xuất phát từ tính gia nhập của hợp đồng bảo hiểm, biểu hiện ở chỗ hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng theo mẫu, mở sẵn và doanh nghiệp bảo hiểm là bên đưa ra các điều khoản mẫu (do Bộ Tài chính ban hành hoặc phê duyệt) để khách hàng xem xét trả lời chấp nhận trong một khoảng thời gian hợp lý; nếu khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm đồng nghĩa với việc chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo điều khoản mẫu mà doanh nghiệp bảo hiểm đã đưa ra, chứ không phải hình thành từ việc đàm phán trực tiếp của hai bên như các hợp đồng mua bán khác. Điều này đòi hỏi người mua bảo hiểm phải đọc thật kỹ để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trước khi ký kết và trong khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Nhưng, ngay cả khi đọc kỹ, nếu không có sự giúp đỡ, tư vấn của người hoạt động chuyên ngành, chưa chắc người mua bảo hiểm có thể hiểu đúng và thống nhất với người soạn thảo các điều khoản. Các điều khoản trong hợp đồng mâu thuẫn với nhau. - 3.1.1: “Người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm kê khai đầy đủ, trung thực tất cả những điều thực tế đang biết và cần phải biết về các rủi ro có trước khi yêu cầu bảo hiểm cũng như các thông tin có liên quan theo yêu cầu của Bảo Việt”. - 14: Các trường hợp nhầm lẫn khi kê khai thì nếu như người tham gia bảo hiểm có sự nhầm lẫn khi kê khai tuổi, giới tính của người được bảo hiểm thì giữa nhà bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm sẽ có sự thống nhất điều chỉnh hợp đồng theo thông tin chính xác. Các điều khoản trong hợp đồng và phần phụ lục không thống nhất với nhau. Hợp đồng: điều khoản chung chung - Phần phụ lục tiếp theo lại có những quy định rất cụ thể và chặt chẽ - Trang 5
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 Ngoài ra, đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, tính khó hiểu cũng xuất phát từ các tính chất riêng có của nó: bảo hiểm nhân thọ có tính “đa mục đích” (bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư), dài hạn và có nhiều chủ thể tham gia vào hợp đồng (người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng,…), vì thế, hệ thống sản phẩm nhân thọ rất đa dạng về chủng loại: sản phẩm chính (sinh kỳ, tử kỳ, niên kim, trọn đời, hỗn hợp,…), sản phẩm bổ trợ (tai nạn, bệnh, từ bỏ thu phí..) và phức tạp (sản phẩm kết hợp, sản phẩm có khả năng chuyển đổi, liên kết nhân mạng,…). Điều này dẫn đến có sự mâu thuẫn giữa tính phức tạp, chuyên biệt của sản phẩm bảo hiểm với mức độ hiểu biết về bảo hiểm chưa cao của đại đa số khách hàng, tức là khách hàng không hiểu hết tính năng của từng loại sản phẩm, dễ nhầm lẫn giữa các loại sản phẩm. Trong một hợp đồng bảo hiểm riêng lẻ đã tồn tại tính khó hiểu, trong những hợp đồng hỗn hợp, phức tạp thì tính khó hiểu đó càng tăng. 2.2.2. Hệ thống pháp luật Hệ thống văn bản pháp lý chi phối hợp đồng bảo hiểm hiện nay còn nhiều bất cập. Hợp đồng bảo hiểm hiện nay tùy trường hợp và tùy lọai chịu sự chi phối điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật như Luật Kinh doanh Bảo Hiểm, Bộ luật Hàng Hải, Bộ luật Dân Sự, pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Chính vì thế, gây k hó khăn cho cả những người hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm lẫn người dân bình thường trong việc tiếp cận hợp đồng bảo hiểm do mâu thuẫn trong quy định giữa các nguồn luật khác nhau. Cụ thể, mâu thuẫn trong quy định giữa luật dân sự và luật kinh doanh bảo hiểm. Điều 578 Bộ Luật Dân Sự 1995 về bảo hiểm tính mạng: “Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm”. Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (2000): “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.” Ví dụ về sự mâu thuẫn trong luật: Vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Huỳnh Thị Thảo và bị đơn là Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam (sau đây gọi tắt là Prudential VN). Theo đơn khởi kiện, ngày 7.2.2006 bà Thảo mua BHNT của Prudential VN cho con trai là Nguyễn Văn Nghĩa, thời hạn đóng bảo hiểm 15 năm, giá trị hợp đồng 70 triệu đồng cho sản phẩm “Phú tích lũy định kỳ gia tăng”, kèm theo sản phẩm bổ trợ “chết và tàn tật” là 80 triệu đồng. Bà Thảo đã đóng tiền được 1 năm (7.590.000 đồng). Tối 5.3.2006, trên đường từ Vĩnh Long về Sa Đéc (Đồng Tháp), đến cầu Cái Cam (Vĩnh Long) thì Nghĩa bị tai nạn giao thông, tử vong. Sau đó, bà Thảo yêu cầu Prudential VN xem Trang 6
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 xét, đền bù quyền lợi bảo hiểm, nhưng Prudential VN từ chối không đền bù vì cho rằng hợp đồng bảo hiểm trước đó đã vô hiệu, không có hiệu lực. Lý do Prudential VN đưa ra là trước khi ký hợp đồng mua bảo hiểm bà Thảo đã vi phạm, không kê khai trung thực về tình trạng sức khỏe của anh Nghĩa. Vì vậy, Prudential VN chỉ trả lại số tiền bà Thảo đã đóng. Không chấp nhận, bà Thảo đưa vụ việc ra tòa nhờ phân xử. Tháng 8.2008, vụ kiện được TAND tỉnh Đồng Tháp đưa ra xét xử sơ thẩm. Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm để xem xét vụ kiện. Theo tòa, hợp đồng BHNT của bà Thảo đã bị vô hiệu vì theo quy định của Prudential VN thì bà Thảo phải kê khai đầy đủ, khẳng định rõ “có” hoặc “không” các câu hỏi trong phần khai chi tiết về sức khỏe, mà cụ thể ở câu số 7(b): bạn đã, đang có sử dụng ma túy hoặc chất gây nghiện không?, bà Thảo đánh dấu chéo vào ô "không"; trong khi ngày 18.12.2001, Trung tâm y tế dự phòng Đồng Tháp ra thông báo anh Nghĩa bị HIV. HĐXX nhận xét bà Thảo đã vi phạm phần cam kết, khai không trung thực được quy định tại điều 18, 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm nên tuyên bác yêu cầu của bà Thảo đòi Prudential VN bồi thường 150 triệu đồng. Tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX nhận định bà Thảo mua BHNT không phải vì mục đích kinh doanh, nên đây chỉ là hợp đồng dân sự. Việc Tòa sơ thẩm áp dụng Luật Kinh doanh bảo hiểm xem xét vụ kiện là không phù hợp. Tòa phúc thẩm cũng cho rằng, quy định ghi trong hợp đồng “nếu kê khai không trung thực... thì hợp đồng sẽ vô hiệu” là vi phạm pháp luật. Bởi lẽ, hợp đồng chỉ vô hiệu khi vi phạm các điều cấm của pháp luật, được quy định trong Bộ luật Dân sự. Ngoài những lý do trên, do bản án sơ thẩm còn có những vi phạm tố tụng khác nên HĐXX tuyên hủy án sơ thẩm để xét xử lại. Theo lãnh đạo một công ty bảo hiểm, quy định ràng buộc trong mẫu hợp đồng tranh chấp tại phiên tòa được rất nhiều các công ty bảo hiểm sử dụng. Vì vậy, từ kết quả của vụ kiện này, rất có thể nhiều công ty bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh mẫu hợp đồng, liên quan đến hàng vạn khách hàng. Theo:http://tuvanluat.com.vn/index.php/tin-du-an/dau-tu/phap-luat/nghien-cuu- luat/mua-ban-doanh-nghiep/can-trong Do đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Đoàn luật sư TP HCM, đã nhận định: “đọc các hợp đồng nước ngoài soạn thảo có cảm giác rất mệt và khó chịu, vì quá nhiều quy định trong đó. Nhưng nhờ vậy mà việc đảm bảo các điều kiện thực hiện hợp đồng của họ khá dễ dàng. Còn các hợp đồng trong nước thì ngược lại, đọc rất nhẹ nhàng dễ chịu, nhưng khi thực hiện thì dễ gặp những tình huống rắc rối pháp lý bất ngờ”. Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm còn thiếu sự giải thích một số thuật ngữ rấ t phổ biến trong hợp đồng bảo hiểm như “giá trị hoàn lại” và “chi phí hợp lý”. Luật Kinh doanh bảo hiểm chưa quy định hợp lý về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm con người. Luật Kinh doanh bảo hiểm có những quy định mâu thuẫn liên quan đến hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm. Trang 7
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 2.2.3. Thị trường bảo hiểm Việt Nam Ngành bảo hiểm là một ngành du nhập vào nước ta và cũng chỉ mới trong thời gian đầu. Hầu hết các hợp đồng bảo hiểm, đặc biệt, là hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều dựa theo mẫu của nước ngoài nên khi chuyển đổi ngôn ngữ, một số từ ngữ còn rất mới mẻ và khó hiểu chưa được bổ sung vào từ điển tiếng Việt phổ thông (trong khi đó vẫn chưa có từ điển thuật ngữ chuyên ngành bảo hiểm nhân thọ đầy đủ). Thị trường bảo hiểm nhân thọ nước ta chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây. Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn nhiều hạn chế mà việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo hiểm cho người dân một cách rộng rãi hình như chưa được quan tâm đúng mức. Một khi chưa biết nhiều về bảo hiểm và pháp luật bảo hiểm thì khi tiếp cận với hợp đồng bảo hiểm nói chung, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng gặp khó khăn, khó hiểu là điều dễ hiểu. 2.3. Các tác nhân khác làm tăng tính khó hiểu 2. . . g g ảh Số lượng nhà môi giới bảo hiểm có trình độ ở Việt Nam hiện nay còn hạn chế. Nhà môi giới thường muốn tối đa hóa số lượng hợp đồng mà không quan tâm đến chất lượng, đến lợi ích của người mua bảo hiểm. Có một số đại lý vì lợi ích cục bộ (tiền hoa hồng chẳng hạn) đã khuyên khách hàng: "Khai đại khái thôi...". Cái "đại khái" ấy khi có chuyện mới vỡ ra là sai về nguyên tắc. Giả sử khách hàng đều khai sai, các hãng đổ tội cho đại lý "vô đạo đức" thì khách hàng vẫn mất trắng. Đối tượng nhắm đến của những người môi giới là những người thân quen. Dựa trên sự tin tưởng của những người này mà họ có những giải thích sai lệch về hợp đồng bảo hiểm. 2. .2. g tha ga ả h Nhận thức của người dân về bảo hiểm còn nhiều hạn chế, cộng với những khó hiểu trong hợp đồng khiến họ khó tiếp cận và hiểu thấu đáo các điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ NS Lê Dung có người hàng xóm là Nguyễn Văn Thuỷ, một đại lý chính thức của Prudential. Thông qua ông Thuỷ, NS Lê Dung đã ký kết hợp đồng mua một bảo hiểm của Prudential. Sau khi Lê Dung đột ngột qua đời, con trai chị (cháu Tuấn) đã đến hỏi ông Thuỷ thì được trả lời là sẽ chi trả 60 triệu đồng tiền bảo hiểm. Nhưng khi đến gặp lãnh đạo của Prudential thì được trả lời: "Mẹ cháu đã kê sai một số khoản trong hợp đồng, nên hãng không thanh toán". Bấy giờ mới hay Lê Dung đã khai sai thực sự. Cụ thể: Với câu hỏi trong vòng 6 tháng qua, bạn có phải điều trị bởi một bác sĩ nào không, trong vòng 5 năm qua, bạn có phải điều trị..., đặc biệt là câu hỏi "Bạn đã đi nước ngoài chưa? Nếu có, xin biết tên quốc gia bạn đến?", NS Lê Dung đều khai là không. Nhưng Prudential đã có đủ căn cứ để chứng minh cái sai ấy. Chẳng Trang 8
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 hạn, năm 1999, chị Lê Dung đã bị xuất huyết não (báo chí có đưa tin). Chị cũng đã đi học ở Nga, đi biểu diễn ở rất nhiều nước. Theo: Theo_VnExpress.net Do tin tưởng vào nhà môi giới và nhà bảo hiểm; cũng như do tâm lý chủ quan, hoặc cho rằng khi xảy ra tranh chấp do tính khó hiểu của những điều khoản này thì họ là những người có lợi. Vấn đề đặt ra là khi nhân viên bảo hiểm mời chào và cùng khách hàng thực hiện hợp đồng, tất cả khách hàng đều kê khai rất xuề xoà, hay nói đúng hơn, nhiều khách hàng không ý thức được tính chất phức tạp của hợp đồng mà mình đăng ký. Nếu khách hàng nào cũng khai sai một số điều khoản thì... các hãng bảo hiểm sẽ không bao giờ phải mất một đồng nào cho việc chi trả bảo hiểm. 2.4. Hậu quả của tính khó hiểu 2.4.1. Gây ra tranh chấp dẫn đến tốn ké th g an và t ền ạc của nhà ả h cũng nh của ng tha g a ả h Ví dụ điển hình: Ông Nguyễn Văn T. và Bà Ngô Thị K. tham gia Hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ thời hạn 05 năm cho chính mình với số tiền bảo hiểm (STBH) ghi tại Phụ lục 1 - Mục III của Hợp đồng Bảo hiểm như sau: + STBH của Hợp đồng chính (Bảo hiểm và tiết kiệm): 20.000.000 đồng + STBH của Điều khoản riêng I(Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn): 20.000.000 đồng + STBH của Điều khoản riêng II (Bảo hiểm chi phí phẫu thuật): 20.000.000 đồng Đến ngày đáo hạn Hợp đồng bảo hiểm nói trên, Công ty bảo hiểm nhân thọ PT đã thanh toán cho Ông T. và Bà K. với STBH của Hợp đồng chính cho mỗi người là 20.000.000 đồng cộng với lãi chia thêm. Được sự tư vấn của Văn phòng Luật sư HV, ông T. và bà K. đã làm đơn yêu cầu Bảo Việt Nhân thọ PT thanh toán thêm STBH của các điều khoản riêng I, II với lý do viện dẫn là tại Điều 2 điểm 2.1 điều khoản Hợp đồng chính có ghi: “Đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, Công ty sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm đã cam kết tại Phụ lục 1- Mục III của Hợp đồng Bảo hiểm”. Thực tế, đề nghị của bà K. với sự viện dẫn như trên là không có cơ sở pháp lý do đã hiểu điều khoản này một cách quá cứng nhắc, máy móc theo hướng “chẻ chữ” mà không căn cứ vào các cách thức giải thích hợp đồng đã được quy định tại Điều 408 Bộ luật dân sự năm 1995 (do tại thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm của bà K. và ông T., Bộ luật dân sự 2005 chưa ra đời nên Bảo Việt lấy Bộ luật dân sự 1995 để giải thích). Lý do như sau: Thứ nhất, bản chất của hợp đồng chính và điều khoản riêng I, II mà ông T. và bà K. đã tham gia là hoàn toàn khác nhau. Hợp đồng chính là loại sản phẩm bảo Trang 9
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 hiểm hỗn hợp vừa tiết kiệm vừa bảo hiểm (nghĩa là trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng nếu người được bảo hiểm (NĐBH) gặp rủi ro thương tật toàn bộ vĩnh viễn hoặc bị tử vong thì Công ty bảo hiểm sẽ trả STBH và nếu khi hợp đồng đáo hạn mà NĐBH còn sống thì sẽ được nhận STBH). Còn điều khoản riêng I (Bảo hiểm thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn) và riêng II (Bảo hiểm chi phí phẫu thuật) đơn thuần là sản phẩm bảo hiểm rủi ro (nghĩa là chỉ có rủi r o quy định trong các điều khoản riêng này xảy ra đối với NĐBH thì Công ty bảo hiểm mới trả tiền bảo hiểm theo các điều khoản riêng này). Điều này được giải thích rõ ngay tại Điều 2 điều khoản riêng I, II “Số tiền bảo hiểm theo điều khoản này được hiểu là giới hạn trách nhiệm tối đa của Công ty bảo hiểm đối với hậu quả của từng rủi ro được bảo hiểm xảy ra đối với Người được bảo hiểm”. Đây cũng là lý do tại sao số phí bảo hiểm của hợp đồng chính lại gấp rất nhiều lần số phí bảo hiểm của điều khoản riêng trong khi có cùng STBH . Thứ hai, giới hạn trách nhiệm của Công ty bảo hiểm nhân thọ PT đối với người mua bảo hiểm, người được bảo hiểm đã được phân định rõ ràng, tách biệt tại phần quyền lợi bảo hiểm của điều khoản hợp đồng chính và điều khoản riêng I, II. The o đó, Công ty bảo hiểm thanh toán STBH cho NĐBH khi hợp đồng đáo hạn chỉ được đề cập tại Điều 2 của điều khoản hợp đồng chính còn tại điều khoản riêng I, Công ty bảo hiểm chỉ trả STBH khi “NĐBH bị thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn” (phần III) và điều khoản riêng II khi “NĐBH bị phẫu thuật do bệnh tật hoặc tai nạn”(Điều 5 phần II). Nếu không bị rủi ro, tai nạn trong thời gian hợp đồng bảo hiểm thì khi đáo hạn, NĐBH không được nhận số tiền theo điều khoản riêng này. Thứ ba, việc ký kết Hợp đồng Bảo hiểm Nhân thọ giữa Công ty bảo hiểm PT và ông T., bà K. trước tiên được dựa trên cơ sở là Giấy yêu cầu bảo hiểm mà Ông, Bà đã tự kê khai. Ngay tại phần đầu của Giấy yêu cầu bảo hiểm này đã ghi: “Sau khi tìm hiểu Điều khoản, Biểu phí do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định số …, tôi đồng ý tham gia bảo hiểm …và làm Giấy yêu cầu bảo hiểm này kê khai đầy đủ, trung thực các chi tiết sau đây”. Đồng thời tại Điểm 2 Phần II (Điều kiện bảo hiểm) của Giấy yêu cầu bảo hiểm Ông, Bà cũng ghi rõ: STBH của hợp đồng chính, STBH của điều khoản riêng I, STBH của điều khoản riêng II. Như vậy, ngay từ khi thể hiện nguyện vọng tham gia bảo hiểm, các điều kiện bảo hiểm đã được Ông, Bà phân định rõ ràng, các điều khoản của Hợp đồng chính và các điều khoản riêng I, II cũng đã được giải thích chi tiết và cụ thể. Với những lý do trên, mặc dù Điều 2 điểm 2.1 của bản điều khoản Hợp đồng chính có ghi: “Đến ngày đáo hạn hợp đồng bảo hiểm, Công ty sẽ thanh toán cho người được bảo hiểm toàn bộ số tiền bảo hiểm đã cam kết tại Phụ lục 1 - Mục III của Hợp đồng Bảo hiểm” nhưng vì quy định này chỉ nằm trong điều khoản hợp đồng chính (chứ không nằm trong điều khoản riêng I, II) nên “toàn bộ số tiền bảo hiểm” mà ông T. và bà K. viện dẫn phải được hiểu là toàn bộ và chỉ số tiền của hợp đồng chính (20.000.000 đồng) chứ không thể bao gồm cả STBH của các điều khoản riêng và cũng không thể coi điều khoản này là “không rõ ràng”. Theo: Phí Thị Quỳnh Nga Bảo Việt Nhân thọ Trang 10
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 2.4.2. Là ất n ề t n và h ạt động ả h nó chung và là g ả uy tín của c ng ty ả h nó r êng. Trường hợp bị từ chối thanh toán bảo hiểm của Công ty Chinfon Manulife. Sự "vô tư" đến mức không ngờ của đơn vị kinh doanh bảo hiểm khi khách hàng của mình nằm viện gần 1 năm trời vẫn không hay biết mà chỉ lẳng lặng thu tiền, đến khi xảy ra sự việc lại đổ lỗi hoàn toàn cho phía khách hàng... Sau khi tiếp nhận những lời mời chào khó nỗi từ chối của nhân viên tiếp thị, ngày 6/9/2000, bà Nguyễn Thị Thu Oanh ngụ tại số 171/1E Cô Bắc, Q.1, TP HCM quyết định tham gia bảo hiểm hỗn hợp 10 năm với công ty Chinfon Manulife mức phí 680.000 đồng/tháng. Trong hợp đồng bảo hiểm, bà Oanh đã kê khai theo mẫu nội dung mà Chinfon Manulife soạn sẵn; trong đó có phần bà đề nghị công ty bảo hiểm kiểm tra y tế về tình trạng sức khỏe nếu có yêu cầu và được Chinfon Manulife tiến hành vào ngày 11/9/2000 trước khi hợp đồng có hiệu lực. Mọi việc diễn ra bình thường, đơn yêu cầu bảo hiểm của bà Oanh được Chinfon Manulife chấp thuận. Cho đến ngày 15/9/2000, thấy có triệu chứng ho khan, ói mửa, nhức mỏi hai vai... bà Oanh đến chẩn đoán tại Trung tâm Lao phổi Phạm Ngọc Thạch và phát hiện bị "ung thư phế quản phổi di căn hạch". Điều trị ở đây được một thời gian, bà Oanh được chuyển sang Trung tâm Ung bướu gần 6 tháng, sau đó xuất viện về nhà riêng rồi qua đời. Trong thời gian bà Oanh nằm viện, công ty Chinfon Manulife vẫn tiếp tục thu phí. Chôn cất mẹ mình xong, ông Cao Hữu Trí, con trai bà Oanh đã gửi thông báo tới công ty xin được thanh toán bảo hiểm tử vong nhưng thật bất ngờ công ty này đã từ chối. Bộ phận giải quyết khiếu nại của Chinfon Manulife cho biết, trước khi chưa ký hợp đồng bảo hiểm, bà Oanh có đi khám vài lần ở các phòng mạch tư. Đồng thời ngày 11/9, khi đến khám y tế tại công ty, ở câu hỏi trong vòng 5 năm trở lại đây bà đã có: ốm, phẫu thuật, tham vấn y khoa hoặc điều trị tại bệnh viện không nêu trên? Bà Oanh cũng đã không thông báo về tình trạng bệnh lý của mình. Vì vậy, việc công ty Chinfon Manulife bác đề nghị thanh toán bảo hiểm tử vong đối với trường hợp bà Oanh là hoàn toàn phù hợp. Câu hỏi đặt ra là đành rằng một phần lỗi do khách hàng thiếu trách nhiệm, "xuề xòa" trước những câu hỏi mang tính trắc nghiệm, nhưng cũng không thể vì thế mà buộc khách hàng của mình phải mất trắng. Nếu chỉ căn cứ vài câu trả lời kiểu điền vào chỗ trống: có rối loạn hô hấp, giọng khàn, hoặc ho kéo dài, dị dạng, rối loạn tại cột sống, lưng cổ khớp cổ bắp... hoặc một câu hỏi rất tối nghĩa là trong vòng 5 năm trở lại đây quý bà đã có ốm, phẫu thuật, tham vấn y khoa... tại bệnh viện không nêu trên không? để từ chối bảo hiểm là thiếu sức thuyết phục. Bởi vì công ty bảo hiểm có quyền kiểm tra sức khỏe của người tham gia bảo hiểm trước khi ký hợp đồng. Đằng này chính bà Oanh đã tình nguyện đề nghị được kiểm tra sức khỏe mà công ty bảo hiểm vẫn không phát hiện được bệnh và quyết định ký hợp đồng là lỗi từ phía Chinfon Manulife. Còn việc bà tiếp tục đi khám bệnh viện và điều trị vào ngày 9/9/2000 là một hành động nhằm kéo dài sự sống và không thể vì thế mà Chinfon Manulife quy kết là không báo cáo với công ty. Mặc khác, điều 18 về bảo hiểm hỗn hợp của Bộ Tài chính đã quy định rõ: "Quyền lợi bảo hiểm sẽ được giải quyết theo các điều khoản của hợp đồng khi công ty nhận được các bằng chứng tử vong của người được bảo hiểm, hoặc yêu cầu hủy Trang 11
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 ngang hợp đồng để nhận được giá trị hoàn lại tiền mặt. Công ty sẽ cố gắng giải quyết ngay tất cả các khiếu nại không được thanh toán sau 2 tháng kể từ ngày khiếu nại thì công ty phải trả lãi theo tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn do ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định...". Nhưng cho đến nay, ông Cao Hữu Trí vẫn chưa nhận được hồi âm nào ngoài tờ thông báo: "Sẽ bồi thường số tiền bảo hiểm bằng... việc chi trả lại toàn bộ phí bảo hiểm đã đóng với số tiền 4.080.000 đồng". Theo VN-express Một trường hợp khác, du khách đi du lịch nước ngoài đã đóng phí bảo hiểm , được cấp chứng nhận bảo hiểm, nhưng khi phát sinh sự kiện bảo hiểm thì không được bồi thường. Giữa tháng 7, chị Lê Thị Thu Hương (vợ anh Hoàng Bang Phát, nhân viên Công ty cổ phần khử trùng giám định VN – viết tắt là VFC) cùng đại diện VFC đến Báo Thanh Niên phản ảnh bức xúc việc chồng chị tử vong khi đang du lịch ở nước ngoài, nhưng các bên liên quan từ chối bồi thường. Tháng 3.2009, VFC ký hợp đồng mua tour du lịch Thái Lan với Công ty TNHH dịch vụ du lịch Lễ hội (Carnival). Theo hợp đồng, Carnival bán tour cho 26 nhân viên của VFC đi du lịch Thái Lan (5 ngày, 4 đêm, từ 26-30.3.2009), giá trọn gói là 273 USD/khách, bao gồm bảo hiểm du lịch quốc tế do Công ty bảo hiểm Viễn Đông (BHVĐ) cấp. VFC đã thanh toán đầy đủ giá trị hợp đồng như thỏa thuận. Ngày 26.3, đoàn khởi hành đi Thái Lan như lịch trình đã định. Đến tối 27.3, sức khỏe của anh Phát có biểu hiện xấu nên mọi người trong đoàn chuyển anh từ khách sạn đến Bệnh viện Pattaya Hospital (Thái Lan). Đại diện VFC cho biết sự việc được thông báo ngay với Carnival cùng BHVĐ và nhận được phản hồi là BHVĐ không có văn phòng đặt tại Thái Lan, do đó chi phí anh Phát điều trị ở bệnh viện Thái Lan sẽ được thanh toán lại. Ngày 28.3, anh Phát được chuyển đến Bệnh viện Piyavat Hospital (Bangkok Thái Lan) và đến 6.4.2009 thì qua đời tại bệnh viện, sau đó được đưa về VN an táng. Căn cứ vào quy định của Luật Bảo hiểm thì giấy chứng nhận bảo hiểm của BHVĐ được coi là hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ ngày được phát hành. BHVĐ phải có trách nhiệm bồi thường khi có sự cố (tai nạn, bệnh tật, chết…) xảy ra trong quá trình khách đi du lịch. Việc Carnival đã nộp tiền cho BHVĐ hay chưa không ảnh hưởng đến quyền lợi được bảo hiểm của anh Phát, bởi lẽ BHVĐ đồng ý cho Carnival thu hộ phí bảo hiểm. Do đó, việc anh Phát nộp phí bảo hiểm (do VFC thanh toán) cho Carnival cũng đồng nghĩa với việc anh Phát đã nộp phí bảo hiểm cho BHVĐ. (Luật sư Mai Tuấn Anh, Đoàn luật sư TP.HCM) Theo hợp đồng liên kết giữa BHVĐ và Carnival thì ngay khi nhận được danh sách yêu cầu bảo hiểm, BHVĐ sẽ xác nhận và chuyển cho Carnival hợp đồng liên kết, giấy chứng nhận bảo hiểm là cơ sở để bồi thường. Thực tế, ngày 24.3.2009 BHVĐ đã cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cho đoàn khách của VFC, trong đó có anh Phát. Trong hợp đồng còn có một điều khoản quan trọng khác là hằng tháng BHVĐ và Carnival đối chiếu, xác nhận phí bảo hiểm phát sinh trong tháng, việc thanh toán phí bảo hiểm được thực hiện theo quý “từ ngày 1 đến 5 của quý sau”. Ngày Trang 12
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 5.4.2009 BHVĐ gửi cho Carnival danh sách thanh toán phí bảo hiểm, trong đó có đoàn 26 khách nói trên và tên du khách Hoàng Bang Phát, tổng cộng 202,5 USD. Ngày 5.6.2009, Carnival thanh toán hơn 34 triệu đồng tiền bảo hiểm, trong đó có tiền bảo hiểm của nhóm 26 khách nói trên, cho BHVĐ. Mặc dù đã nhận phí bảo hiểm và chứng nhận bảo hiểm cũng đã cấp cho khách hàng, nhưng trong văn bản gửi Carnival và VFC do ông Trần Hữu Dực, Giám đốc bồi thường của BHVĐ ký, lại cho rằng: “Do Công ty du lịch Carnival không thanh toán phí bảo hiểm đúng thời hạn theo thỏa thuận cho hợp đồng bảo hiểm (đóng ph í bảo hiểm trễ hơn 2 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm), điều này dẫn đến hợp đồng bảo hiểm không phát sinh hiệu lực”. Trong khi đó, bà Đinh Kim Phượng, Giám đốc Carnival, cho rằng: “BHVĐ đã cấp chứng nhận bảo hiểm, đã ra phiếu thu tiền và thu tiền của Carnival, tức là đã thực hiện thỏa thuận nên phải bồi thường cho gia đình nạn nhân”. Đến nay, việc ai phải bồi thường cho gia đình anh Phát vẫn chưa ngã ngũ. Song, qua vụ việc cho thấy các công ty du lịch cần có những thỏa thuận chặt chẽ khi mua bảo hiểm cho du khách, đồng thời du khách ngoài yêu cầu được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, cần thiết phải đòi hỏi công ty du lịch đưa ra hóa đơn thanh toán phí bảo hiểm để tránh vất vả đi đòi quyền lợi như trường hợp trên. “Hiện lượng người đi du lịch nước ngoài rất lớn và trong quá trình đi tour không ai có thể lường trước điều gì. Vì vậy, để bảo vệ cho du khách, chúng tôi luôn phải trả tiền bảo hiểm trước khi tour khởi hành. Rất nhiều khách yêu cầu cung cấp hóa đơn mua bảo hiểm trước khi tour khởi hành và chúng tôi phải đáp ứng”, bà Trần Anh Đoan Nghi, Giám đốc Công ty du lịch Chuông Vàng, chia sẻ. Theo: Thanhnien. 2.4.3. Dễ dẫn đến tình trạng trục lợ của nhà ả h cũng nh của ng tha ga ả h . Trục lợi bảo hiểm là một hiện tượng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm và các nhà bảo hiểm luôn tìm mọi cách để giảm thiểu, loại trừ tác động tiêu cực của hiện tượng này. Trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (BHNT) cũng không ngoại lệ. Có nhiều tình huống có thể dẫn đến trục lợi trong BHNT. Có thể kể một số tình huống như sau: -Không xác định được thời điểm khách hàng yêu cầu bảo hiểm và thời điểm phát sinh sự kiện bảo hiểm. Tình huống này phát sinh khi sự kiện bảo hiểm xảy ra rất gần so với thời điểm yêu cầu bảo hiểm. Cách đây không lâu dư luận và báo chí đã đưa tin trường hợp phát sinh sự kiện bảo hiểm (chết) 4 giờ sau khi khách hàng yêu cầu bảo hiểm tại Công ty A. Công ty đã lúng túng trong việc xử lý; cách xử lý không làm hài lòng khách hàng và tranh chấp đã phát sinh. -Không xác định được việc khách hàng tự kê khai giấy yêu cầu hay đại lý kê khai hộ khách hàng. -Không xác định được tình trạng sức khỏe ban đầu của khách hàng. Chẳng hạn, không xác định được khách hàng có đủ tay, chân, mắt hay không. -Không xác định được chữ ký của khách hàng là thật hay giả cũng như không rõ mặt khách hàng để trả tiền. Khi trả tiền bảo hiểm cho khách hàng, các nhà bảo hiểm Trang 13
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 thường yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh thư, hộ chiếu… Tuy nhiên do kích cỡ ảnh trong chứng minh thư khá nhỏ và thường rất mờ (do thời gian) nên việc kiểm tra đôi khi gặp khó khăn. 3. Giải pháp 3.1. Về phía nhà nước Để tránh hiện tượng các bộ luật chồng chéo lẫn nhau, nhất là Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm và luật Dân Sự và các công ước quốc tế, Nhà nước ta nên h oàn thiện khung pháp lý cho hoạt động bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng. Việt Nam và một nước nghèo, do đó, lẽ ra việc mua bảo hiểm phải được nhận thức sớm hơn để phòng ngừa rủi ro. Nhà nước nên tăng cường tuyên truyền, thông tin và giáo dục về bảo hiểm cũng như pháp luật bảo hiểm để phổ biến rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân (các phương tiện thông tin đại chúng, biên sọan và xuất bản các ấn phẩm có liên quan, biên sọan từ điển bảo hiểm…). Bên cạnh đó, nhà nước cũng nên tạo điều kiện khuyến khích mạng lưới trung gian bảo hiểm phát triển dưới hình thức môi giới bảo hiểm, đại lý độc lập để giúp người dân tiếp cận bảo hiểm một các dễ dàng và bảo vệ quyền lợi của người mua bảo hiểm. 3.2. Về phía doanh nghiệp bảo hiểm Để xảy ra tính khó hiểu trong hợp đồng bảo hiểm có phần lỗi của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Việc chay theo doanh số đã làm doanh nghiệp quên mất khâu tư vấn nghiệp vụ. Do đó, đề nghị phía doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ – nhân viên; Các hợp đồng bảo hiểm đa phần có chấp bút từ những khuông mẫu có sẵn của nhà nước và quốc tế. Thực tế thì lúc nào cũng nhiều hơn trên giấy tời. Do đó, v iệc chấp bút hợp đồng bảo hiểm phải cố gắng làm sao cho phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của nước ta, đơn giản đến mức có thể có nhưng không ảnh hưởng đến những nội dung quan trọng của hợp đồng bảo hiểm. Quy trình trở thành nhân viên tư vấn bảo hiểm khá đơn giản, và áp lực cho đại lý chủ yếu về doanh số. Về phía công ty đã tăng cường đội ngữ tư vấn pháp luật riêng tại trụ sở. Nhưng thực tế cho thấy, lực lượng tư vấn viên khá mỏng không đáp ứng được nhu cầu, đồng thời người dân cũng thụ động trong việc tư vấn trước khi mua bảo hiểm. Do đó, việc nâng cao chất lượng, kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ đại lý bảo hiểm rất cần thiết. Trang 14
- Phân tích tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm Nhóm 107 3.3. Về phía người mua bảo hiểm Đa phần tính khó hiểu của hợp đồng bảo hiểm xuất phát từ việc người mua chủ quan với những điều khoản miễn trừ, hoặc cả người mua và doanh nghiệp bảo hiểm đều không lường trước được rủi ro xảy ra. Khi có rủi ro thì 2 bên lại đưa vào những điều khoản khác nhau làm rắc rối thêm vấn đề. Để hạn chế điều đó, người mua bảo hiểm cần chủ động tiếp cận và tự nâng cao trình độ về mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm. Phải thấy được rằng hợp đồng bảo hiểm khó hiểu bởi vì tính chất vốn có của nó, muốn hiểu được thì bản thân phải tự hoàn thiện, khắc phục điểm yếu của mình trong mối quan hệ với nhà bảo hiểm trên hợp đồng bảo hiểm. Đành rằng, khi thị trường bảo hiểm phát triển, mối quan hệ giữa người mua bảo hiểm và nhà bảo hiểm là qua trung gian (môi giới, đại lý), nhưng kiến thức cơ bản về bảo hiểm và pháp luật bảo hiểm sẽ giúp người mua tự bảo vệ quyền lợi của mình tốt nhất và với chi phí thấp nhất. Trang 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài khoa học: Phân tích và sửa chữa sai lầm của học sinh THPT khi giải toán
68 p | 467 | 133
-
LUẬN VĂN:PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN MỀM TÍNH LƯƠNG
110 p | 212 | 74
-
Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - QUẢN LÝ RA VÀO CỦA XE CONTAINER
34 p | 322 | 70
-
Luận văn: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU (TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2001
37 p | 197 | 62
-
Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại Cty hữu nghị - 2
10 p | 128 | 42
-
Luận văn PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHỢ TIẾN NINH
19 p | 166 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Chiến lược đầu tư cầu cảng, thiết bị và kho bãi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh bốc xếp hàng hóa cho Cảng PTSC Phú Mỹ giai đoạn 2012-2015
115 p | 187 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025
105 p | 61 | 15
-
Báo cáo: Phân tích chuỗi giá trị chè Shan ở Yên Bái và Điện Biên dưới tác động được dự báo của biến đổi khí hậu
95 p | 131 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
106 p | 35 | 9
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Chàng trai và cô gái trong ca dao Nam bộ về tình yêu đôi lứa
79 p | 15 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu và Xây dựng lược đồ chữ ký số tập thể đại diện
149 p | 19 | 8
-
Nâng cao hiệu quả tiêu thụ tại trung tâm văn phòng công ty vật tư Tổng hợp - 2
8 p | 87 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp của tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2008-2015
95 p | 36 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện chiến lược định giá sử dụng dịch vụ kho bãi tại Công ty cổ phần thương cảng Vũng Tàu
100 p | 8 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Máy tính: Phương pháp tối ưu đàn kiến dóng hàng hai đồ thị
62 p | 32 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu và xây dựng lược đồ chữ ký số tập thể đại diện
39 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn