intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập điều kiện môn Bản đồ giáo khoa: Các loại bản đồ

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

68
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung tài liệu trình bày các loại bản đồ giáo khoa: Mô hình địa lý giáo khoa, bản đồ giáo khoa treo tường, bản đồ trong sách giáo khoa. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập điều kiện môn Bản đồ giáo khoa: Các loại bản đồ

  1. BÀI TẬP ĐIỀU KIỆN MÔN BẢN ĐỒ GIÁO KHOA CÁC LOẠI BẢN ĐỒ GIÁO KHOA
  2. I. MÔ HÌNH ĐỊA LÝ GIÁO KHOA 1. Mô hình địa phương Khái niệm: Mô hình địa phương là phần mặt đất thu nhỏ  lên “bản đồ  địa hình nổi” theo tỉ lệ  nhất định, nó thể  hiện không gian ba chiều, tái  hiện lại bề mặt lồi lõm của trái đất. Đặc điểm: ­ Mô hình địa phương là mô hình nổi, thể  hiện ba chiều của không  gian, sự lồi lòm của bề mặt ­ Tính cường   điệu:   Mô  hình  địa  phương  thường  cường  điệu tỉ  lệ  đứng lên gấp 2 đến 10 lần tỉ lệ ngang để thấy rõ được mức lồi lòm  của bề  mặt. Từ đó dẫn đến, tính khoa học, chính xác của mô hình  địa phương không cao, tính trực quan được chú trọng nhiều hơn. Ưu điểm: ­ Mô hình dễ  hiểu, trực quan do không chỉ  thể  hiện được vị  trí của  các đối tượng mà còn thể hiện được sự lồi, lõm của địa hình ­ Có ý nghĩa trong việc khái quát các đặc điểm địa phương. ­ Giúp giải quyết các nhiệm vụ  thực tiễn như  thiết kế  đường giao  thông, hồ nước, hệ thống thủy nông, xây dựng khu du lịch,… Nhược điểm ­ Độ chính xác kém hơn so với bản đồ thông thường ­ Khó khăn trong việc sử dụng, cất trữ, sửa đổi
  3. ­ Đo đạc và tính toàn trên mô hình nổi khó hơn so với trên bản đồ Sử dụng kết hợp với các loại bản đò giáo khoa: ­ Mô hình địa phương có thể được sử dụng kết hợp với bản đồ trong  sách giáo khoa, bản đồ  treo tường (với phạm vi là những khu vực   nhỏ), để  vừa thấy được sự  phân bố  địa lý vừa thấy được ba chiều  không gian. Khi sử  dụng kết hợp như  vậy, mô hình địa phương   được sử  dụng như  một phương tiện minh họa, trực quan để  giúp  học sinh dễ hình dung kiến thức địa lý. 2. Mô hình Trái Đất Khái niệm:  Là mô hình thu nhỏ  của Trái Đất theo tỉ  lệ  nhất định để  phục vụ mục đích giảng dạy. Mô hình Trái Đất còn gọi là quả địa cầu. Đặc điểm:  ­ Quả cầu địa lý thể hiện được đúng các đối tượng trên bề  mặt Trái   Đất và giữ được các tình chất của chúng ­ Khoảng cách, diện tích, góc và hình dạng không có sai số chiếu hình ­ Quả  cầu địa lý không chỉ  cho khái niệm đúng và trực quan về  hình   dạng Trái Đất mà còn cụ thể hóa các yếu tố như trục quay, các cực   và hệ thống kinh vĩ tuyến. ­ Tỉ lệ quả địa cầu thay đổi từ từ 1: 100.000.000 đến 1: 50.000.000.  Phân loại:  Căn cứ  vào đối tuwongj được thể  hiện trên quả  địa cầu,  hiện nay thường có những loại quả địa cầu như: ­ Quả cầu tự nhiên ­ Quả cầu đìa hình
  4. ­ Quả cầu chính trị II. BẢN ĐỒ GIÁO KHOA TREO TƯỜNG 1. Khái niệm:  Có nhiều khái niệm về  bản đồ  giáo khoa treo tường. Theo Nguyễn  Dược, Nguyền Trọng Phúc, “bản đồ  giáo khoa treo tường là loại bản đồ  được dung để giảng dạy và học ở trên lớp môn Địa lý. Bản đồ giáo khoa treo   tường có những yêu cầu, những phương pháp biểu hiện riêng, phù hợp với lý  luện về bản đồ và lý luận dạy học Địa lý” Theo Lâm Quang Dốc, bản đồ  giáo khoa treo tường có mục đích sử  dụng trong nhiều môn học, nhất là hai môn Lịch sử và Địa lý. Bản đồ  giáo khoa treo tường có ý nghĩa quan trọng trong giảng dạy và  học Địa lý, nó không chỉ là phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh học  tập mà còn là phương tiện nhận thức của học sinh. 2. Đặc tính Bản đồ  giáo khoa treo tường thể  hiện được các nội dung địa lý   trong các mối quan hệ và cấu trúc không gian. Xuấ phát từ mục đích sử dụng, bản đồ  giáo khoa treo tường không chỉ  cần đảm bảo tính khoa học và logic mà cần đảm bảo mức độ  chọn lọc và  khái quát hoa cao. Lượng thông tin cần có trên bản đồ cần có sự tuowng xứng   với tỉ  lệ  bản đồ, các đối tượng địa lý được khái quát hoa cao, có những đối   tượng cần phải cường điệu hóa. Chữ viết, kí hiệu yêu cầu to, maù sắc rực rỡ  và tương phản mạnh đề đảm bảo học sinh có thể theo dõi từ khoảng cách xa Bđgktt bao giờ cũng có kích thước lớn
  5. Do được treo cố định để giảng dạy trên lớp nên bản đò giáo khoa treo   tường cần có kích thước lớn để học sinh ở cuối lớp cũng có thể nhìn rõ. Kích  cỡ thường thấy của bản đồ là từ khổ A0. Phạm vi lãnh thổ  được thể  hiện trên bản đồ  thường lớn như  toàn thê  giới, một bán cầu, một châu lục, một nước hoặc vùng lớn trong một nước   nên tỉ lệ bản đồ thường nhỏ. Riêng bản đồ địa lý địa phương thể hiện phạm vi lãnh thổ một tỉnh hay  một huyện thì có tỉ lệ lớn. Hình thức thể  hiện của bđgktt thường mang tính trực quan và tính   mĩ thuật cao. Trên bản đồ  thường dùng những kí hiệu lớn, màu sắc đậm, trực quan,  màu sắc mạnh, rõ ràng và hài hòa, nhiều đối tượng cần cường điệu hóa  để  học sinh ở cuối lớp có thể nhìn rõ. Về nội dung, bđgktt có mức độ khái quát hóa rất cao Để học sinh thấy được những điểm chính, ddieemer chủ  yếu của lãnh  thồ, bản đồ giáo khoa treo tường cần có mức độ  khái quát hóa cao. Nội dung   của bản đồ càn phù hợp với tâm lý học sinh trong từng độ tuổi Bản chú giải của bản  đồ  cần sắp xếp logic, rõ rang. Cần có them   những biểu đồ phụ, đồ thị, biểu đồ để hỗ trợ nội dung chính. 3. Sử dụng kết hợp với các loại bản đồ khác ­ Bản đồ giáo khoa treo tường có thể sử dụng kết hợp với atlat và  bản đồ trong sách giáo khoa. Giáo viên truyền đạt kiến thức qua bản đồ  treo   tường, học sinh có thể sử dụng atlat hoặc bản đồ trong sách giáo khoa để đối  chiếu, so sánh và hình thành kiến thức của riêng mình.
  6. ­ Bản đồ giáo khoa treo tường cũng có thể được sử dụng kèm với   tập bản đồ bài tập hoặc bản đồ câm. Trong quá trình học tập, học sinh có thể  tự  điền các yếu tố  địa lý vào bản đồ  câm sau khi đã xác định nó trên bản đồ  giáo khoa treo tường để khắc sâu kiến thức. III. BẢN ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA 1. Khái niệm Bản đồ  trong sách giáo khoa là những bản đồ  được đưa vào sách giáo khoa   nhằm mục đích giảng dạy và học tập địa lý. 2. Cách kết hợp văn bản với bản đồ Việc đưa các bản đồ, tranh vẽ, các bảng biểu vào sách giáo khoa không   chỉ  có tác dụng làm rõ kiến thức địa lý mà còn tăng them sự  hấp dẫn cho  người học. Mỗi loại kênh thông tin dù là hình hay chữ  đều các ý nghĩa nhất   định và cần sự  dụng phối hợp một cách hiệu quả  để  đem lại hiểu quả  tốt   nhất cho quá trình dạy và học Có những cách thức để kết hợp giữa văn bản và bản đồ như sau: ­ Bản đồ đề cập đến nội dung phần chữ viết không có ­ Dựa vào sự  phân bố, phân cấp của các hiện tượng trên bản đồ  để  rút ra những đặc điểm, quy luật, mối lien hệ  địa lý,… và giúp học sinh   phương pháp đọc bản đồ 3. Đặc tính ­ Bản đồ trong sách giáo khoa do hạn chế về khổ giấy nên thường   là những bản đồ có tỉ lệ nhỏ với nội dung biểu đạt rất hạn chế. Chính về thế 
  7. nội dung thể hiện trên bản đồ cần có sự lựa chọn kĩ càng, phù hợp với tỉ lệ,   mức độ khái quát khá cao để nội dung thể hiện không bị rối. ­ Bản đồ  trong sách giáo khoa cần có sự  kết hợp chặt chẽ  với   kênh chữ trong sách giáo khoa. Sự sắp xếp giữa văn bản và bản đồ cần phải  hài hòa để  vừa làm rõ nội dung bài học vừa đem lại hiệu quả  thẩm mĩ, tạo  nên hấp dẫn cho bài học. ­ Trước đây, do sách giáo khoa thường in đen trắng nên tính thẩm   mĩ của bản đồ  còn hạn chế. Tuy nhiên, ngày nay, với sự  tiến bộ  của công   nghệ in ấn, bản đồ trong SGK cần thiết kế với màu sắc hài hòa, rõ nét để tận  dụng ưu thế của mình trong việc làm sinh động hóa nội dung trong SGK. 4. Sử dụng kết hợp với các loại bản đồ khác Do nội dung của bản đồ  trong sách giáo khoa còn hạn chế  nền cần   được sử dụng phố hợp với các loại bản dồ  khác, nhất là bản đồ  gióa khoa  treo tường và atlat. IV. CÁC XÊ RI BẢN ĐỒ 1. Khái niệm Xê ri bản đồ là một chuỗi các bản đồ được sử dụng trong quá trình dạy   và học gồm những bản đồ  có lien quan đến nhau  ở  một mặt nào đó nhằm  mục đich phân tích, so sánh các đối tượng địa lý. 2. Phân loại Xê ri các bản đồ  có chung một đề  tài nhưng khác nhau về  lãnh  thổ:  có hai loại
  8. ­ Xê ri bao gồm những bản đồ  có cùng tỉ  lệ, cùng nội dung, cùng   phủ  lên một lãnh thổ  rộng lớn, hay nói cách khác là một tập hợp các mảnh   bản đồ đượ phân chia của một khu vực. ­ Xê  ri  bao  gồm   những  bản  đồ   cùng nội dung  nhưng  thể   hiện  những lãnh thổ  cùng cấp khác nhau nhưng không thể ghép lien tục được. Ví  dụ như xê ri bản đồ hành chính hay tự nhiên các châu lục. Xê ri các bản đồ  có cùng một lãnh thổ  nhưng khác nhau về  nội  dung để nghiên cứu sâu về mọi mặt của lãnh thổ. ­ Xê ri bản đồ có chung lãnh thổ nhưng nội dung khác nhau, có thể  là các thành phần địa lý hoặc một thành phần địa lý dưới những gọc nhìn   khác nhau. Ví dụ, xê ri bản đồ “Tự nhiên Việt Nam”. Xê ri các bản đồ phối hợp các nội dung lẫn các lãnh thổ với tinh   thống nhất chung rõ rệt. 3. Đặc tính ­ Tùy vào khổ  giấy, sê ri bản đồ  có thể  có mức độ  khái quát hóa  khác nhau. Tuy nhiên, do mục đích sử  dụng là để  so sánh, đối chiểu các đối  tượng địa lý, đặc biệt là loại xê ri thứ nhất, nên thường yêu cầu độ chính xác  cao nhằm mục đích nghiên cứu. ­ Các bản đồ  cùng một xê ri thường có cùng một cơ  sở  toán học,  cùng phương pháp biểu hiện và mức độ tổng quát hóa giống nhau. Đồng thời   cách trình bày khung cũng như bố  cục cũng cần đảm bảo giống nahu để  dễ  dàng trong việc so sánh và tăng độ tin cậy. 4. Sử dụng kết hợp với các loại bản đồ khác
  9. V. ATLAS GIÁO KHOA 1. Khái niệm Atlas giáo khoa, hay còn gọi là tập bản đồ  giáo khoa, là một tập hợp có hệ  thống các bản đồ  địa lý được sắp xếp một cách logic để  phục vụ  cho mục  đích dạy và học. Atlas giáo khoa có vai trò quan trọng và được cả  giáo viên và học sinh sử  dụng nhiều trong quá trình dạy và học. 2. Phân loại Atlas giáo khoa được phân loại theo lãnh thổ thể hiện, theo nội dung và mục  đích sử dụng. ­ Theo lãnh thổ  thể  hiện, atlas giáo khoa được phân thành atlas thế  giới, atlas châu lục, atlas vùng châu lục, atlas một nhóm nước, atlas   quốc gia, atlas khu vực, atlas tỉnh, huyện, thành phố. Atlas cũng thể  hiện các lãnh thổ thuộc phần nước trên Trái Đất và được chia thành  atlas các đại dương, atlas biển. atlas hồ  lớn và các vùng nhỏ  trong  đó. ­ Theo nội dung, atlas được chia thành o Atlas địa lý chung o Atlas địa lý tự nhiên o Atlas kinh tế ­ xã hội o Atlas tổng hợp ­ Về kích cỡ: 
  10. o Atlas cỡ lớn (atlas để bàn), tổng diện tích hữu ích của các bản  đồ trong tập bản đồ thường lớn hơn 15m2. o Atlas trung bình và cỡ nhỏ, tổng diện tích hữu ích của các bản   đồ trong tập bản đồ thường từ 6 đến 14m2. 3. Đặc tính ­ Nội dung atlas phù hợp với chương trình địa lý, đối tượng và tiến  trình giảng dạy địa lý trong nhà trường ­ Các bản đồ trong atlas thường có kích thước lớn hơn trong SGK. Sơ  với banr đồ  trong sách giáo khoa và bản đồ  treo tường có nội dung   phong phú hơn, thể hiện đầy đủ các đặc điểm của lãnh thổ hơn Tính trọn vẹn và đầy đủ ­ Atlas cần thể hiện tương đối đầy đủ các vấn đề  và các đề  tài xuất  phát từ mục đích sử dụng của atlas. Tuy nhiên, việc bổ sung các nội   dung lại tăng số  lượng bản đồ  hoặc khiến cho tỉ  lệ  cần phải giảm  bớt. ­ Vì vậy, khi xây dựng atlas, không chỉ chú ý việc thể hiện đầy đủ các   nội dung cần thiết mà còn cần phải lựa chọn, kết hợp các nội dung  thể  hiện một cách hợp lý, loại bỏ  các yếu tố  thừ, không cần thiết,   lựa chọn tỉ lệ phù hợp. Tính thống nhất ­ Các bản đồ của một atlas cần có sự bổ sung cho nhau, chỉnh hợp với  nhau đẻ dễ dàng so sánh và đối chiếu.
  11. ­ Vì vậy, cần phải sử  dụng  hoepj lý, hạn chế  dùng nhiều loại lưới  chiếu và tỉ lệ khác nhau. ­ Cẩn đảm bảo cho các bản đồ có mối tương quan đơn gian với nhau,  có cùng cơ  sở  địa lý chung, nền địa lý chung cho ccas bản dồ  cùng  nhóm. ­ Cần có sự thống nhất về nguyên tắc tổng quát hóa, mối hiên hệ của  các phương pháp biểu hiện, bố  cục bản đồ, sự  sắp xếp hợp lý và  logic. Kết cấu atlas ­ Atlas giáo khoa không có các bản đồ cần tiết mà còn có những thông  tin phụ  trợ  như  các biểu đồ, số  liệu, các đoạn thông tin ngắn để  cung cấp những thông tin cần thiết cho vấn đề đang nghiên cứu 4. Sử dụng kết hợp với các loại bản đồ khác Atlas thường được sử dụng kết hợp với bản đồ treo tường, lược đồ,  bản đồ  trong sách giáo khoa để  tiến hành truyền thụ, ôn tập kiên thức cũng  như đối chiếu, so sánh. Atlas cũng có thể được sử dụng kết hợp với bản đồ câm để ghi nhớ  kiến thức và kiểm tra độ ghi nhớ, hiểu kiến thức. 5. Atlas giáo khoa điện tử Atlas gió khoa điện tử là bước tiến của Atlas giáo khoa, nó cũng mang   những đặc điểm cơ  bản của Atlas giáo khoa nhưng lại có những tính năng  vượt trội do sự ứng dụng của CNTT:
  12. ­ Khác với atlas giáo khoa truyền thống, do trình bày trên khổ  giấy nên   gặp hạn chế trong việc thể hiện chi tiets các nội dung địa lý trên một phạm vi   rộng, atlas giáo khoa điện tử có thể lập được những bản đồ thể hiển ở những  vùng rộng lớn với những mức độ tra cứu khác nhau, từ chi tiết đến khái quát.   Lượng thông tin Atlas giáo khoa điện tử  cung cấp không chỉ  giới hạn trong   khổ giấy, mà có tiềm năng đến vô hạn chỉ với một phần mềm với không gian   lưu trử rất gọn nhẹ. ­ Atlas  giáo  khoa  điện tử  cũng  dễ   dàng cho  cả   người  thành  lập  đến  người sử  dụng, từ  việc cập nhật, thay đổi atlas đến lưu trử, đối chiếu, tìm  tiếm thông tin và so sánh. ­ Nôi dung của Atlas giáo khoa điện tử  đa dạng về  các kênh thông tin,  bao gồm hình ảnh, ẩm thanh, video, văn bản VI. BẢN ĐỒ CÂM 1. Khái niệm Bản đồ  câm là những bản đồ  bỏ  trống các yếu tố  để  phục vụ  cho  việc giảng dạy và học tập địa lý 2. Phân loại ­ Theo đối tượng sử  dụng, bản đồ  câm có thể  được chia thành bản đồ  dùng cho giáo viên và dành cho học sinh. ­ Theo yếu tố bỏ trống, cỏ thề chia bản đồ  câm thành bản đồ  câm hình   hoặc câm chữ. 3. Sử dụng kết hợp với các loại bản đồ khác
  13. ­ Bản đồ  câm có mối quan hệ  chặt chẽ  với bản đồ  treo tường,  bản đồ trong sách giáo khoa và atlas nhằm tạo điều kiện để học sinh học tập  tích cực VII. BẢN ĐỒ GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm: Bàn đồ  giáo khoa điện tử  là bản đồ  đã được chương trình hóa, số  hóa, tự  động hóa và có tính tương thức với sự hỗ trợ của yếu tố CNTT và  được sử  dụng trong giảng dạy và học địa lý , lịch sử. 2. Phân loại 3. Đặc tính Bản đồ giáo khoa điện tử có thể những vùng rộng lớn với những mức độ tra   cứu khác nhau, từ  chi tiết đến khái quát. Lượng thông tin bản đồ  giáo khoa   điện tử cung cấp không chỉ giới hạn trong khổ giấy, mà có tiềm năng đến vô  hạn chỉ với một phần mềm với không gian lưu trử rất gọn nhẹ. Chính vì vậy,  bản đồ  giáo khoa điện tử  không chỉ  đảm bảo tính khoa học mà còn đáp ứng  được tính trực quan vơi các mức độ khác nhau tùy mục đích sử dụng. Bản đồ giáo khoa điện tử cũng dễ dàng cho cả người thành lập đến người sử  dụng, từ  việc cập nhật, thay đổi bản đồ  đến lưu trử, đối chiếu, tìm tiếm  thông tin và so sánh. Nôi dung của đồ  giáo khoa điện tử  đa dạng về  các kênh thông tin, bao gồm   hình ảnh, ẩm thanh, video, văn bản.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2