Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 13: Công dân với cộng đồng
lượt xem 1
download
Với mục tiêu giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn về bài học Công dân với cộng đồng, Tailieu.vn giới thiệu đến các bạn 73 bài tập trắc nghiệm sẽ được đề cập trong tài liệu này, mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 13: Công dân với cộng đồng
- Lê Minh Anh BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM GDCD LỚP 10 BÀI 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG Câu 1: Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi, song dù ở đâu Bác cũng được nhân dân địa phương từ người già đến trẻ em yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình. Điều này thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây? A. Hợp tác. B. Nhân ái. C. Nhân nghĩa. D. Hòa nhập. Câu 2: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện hợp tác giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam? A. Một số người cùng bàn với nhau chia rẽ dân tộc mình với dân tộc khác. B. Hai người của dân tộc A cùng nhau lấn chiếm đất của người thuộc dân tộc B. C. Nhân dân hai dân tộc trong bản cùng thảo luận xây dựng cây cầu treo mới. D. Một nhóm thanh niên trong bản cùng nhau đánh người thuộc dân tộc khác. Câu 3: Nhờ có thảo luận, trao đổi và cùng thực hiện kế hoạch theo hợp đồng mà nhiều công trình kiến trúc giữa các địa phương được hoàn thành đúng thời hạn và có chất lượng. Hoạt động chung này thể hiện yêu cầu nào dưới đây trong lao động? A. Nhiệt tình. B. Hợp tác. C. Tận tâm. D. Thiện chí Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Việc của ai người ấy biết B. Chỉ nên hợp tác với người khác khi mình cần họ giúp đỡ C. Hợp tác sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong công việc D. Chỉ có những người năng lực yếu kém mới cần phải hợp tác. Câu 5: Nhường nhịn, giúp đỡ người khác lúc sa cơ lỡ bước là việc làm thể hiện phẩm chất đạo đức nào dưới đây của công dân với cộng đồng? A. Trách nhiệm. B. Nhân nghĩa. C. Thương người D. Thân ái. Câu 6: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là A. Sống thân thiện. B. Sống hòa nhập. C. Sống vô tư. D. Sống hợp tác. Câu 7: Người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy A. có thêm niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống. B. hạnh phúc và tự hào hơn. C. tự tin, cởi mở, chan hòa. D. đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống sẽ kém ý nghĩa. Câu 8: khi được giao bài tập nhóm, các bạn trong nhóm A làm việc theo đúng sự phân công của bạn Trưởng nhóm. Cuối cùng cả nhóm trao đổi, thống nhất tạo thành kết quả chung. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện điều gì dưới đây trong học tập? A. Hợp tác. B. Làm việc có kế hoạch. C. Khoa học. D. Làm việc nghiêm túc. Câu 9: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên A. Hoàn thiện hơn. B. May mắn hơn. C. Tự do hơn. D. Tốt đẹp hơn Câu 10: Năm học nào bạn Hà cũng đạt Học sinh Giỏi, nhưng sống xa cách mọi người trong
- lớp. vì cho rằng mình học giỏi rồi nên Hà không muốn học nhóm cùng các bạn khác. Nếu là bạn của Hà, em sẽ khuyên bạn như thế nào? A. Không cần hợp tác với ai mà chỉ cần học giỏi. B. Học giỏi thì không cần học nhóm nữa. C. Cần học nhóm nhưng không cần hợp tác. D. Cần học nhóm để cùng hợp tác với các bạn. Câu 11: Để thực hiện tốt sự hợp tác với nhau trong cuộc sống, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc nào dưới đây? A. Quan tâm lân nhau. B. Tôn trọng, hỗ trợ lẫn nhau. C. Chân thành, tin cậy. D. Tự nguyện, bình đẳng cùng có lợi. Câu 12: Sống gần gũi với mọi người và có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng là biểu hiện của A. Sống tích cực. B. Sống hợp tác. C. Sống hòa nhập. D. Sống có trách nhiệm. Câu 13: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Yêu thương mọi người như nhau. B. Không có chấp với người có lỗi lầm, biết hối cải. C. Yêu ghét rõ rang. D. Luôn nhường nhịn trong cuộc sống. Câu 14: Sống gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bắt hòa với người khác gọi là Câu 15: Đoàn trường THPT X tổ chức chương trình: “Tết sum vầy kết nối yêu thương” gây quỹ để giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Việc làm của Đoàn trường là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng? A. Nhân nghĩa B. Hòa nhập C. Tự giác D. Yêu thương người nghèo khổ. Câu 16: Nội dung nào dưới đây không phải là biểu hiện sống hòa nhập? A. Gần gũi, vui vẻ, cởi mở với mọi người. B. Chan hòa với thầy cô giáo, bạn bè. C. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết với người khác. D. Tích cực tham gia mọi sinh hoạt tập thể. Câu 17: Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ nhau là biểu hiện của A. hợp tác. B. chung sức. C. cộng đồng. D. trách nhiệm. Câu 18: Mọi người cùng bàn bạc với nhau trong công việc chung và sẵn sang hỗ trợ giúp đỡ nhau khi cần thiết là biểu hiện của A. Hợp tác. B. Chung sức. C. Trách nhiệm. D. Cộng đồng. Câu 19: Dân tộc Việt Nam có truyền thống “ Lá lành đùm lá rách” . sau những trận lũ lụt ở miền Trung, nhân dân khắp nơi trong cả nước lại quyên góp ủng hộ, chia sẻ khó khăn cho nhân dân vùng lũ lụt. việc làm nào là biểu hiện phẩm chất nào của công dân trong cộng đồng? A. Nhân nghĩa. B. Đoàn kết. C. Hợp tác. D. Chia sẻ. Câu 20: Một cá nhân có thể tham gia bao nhiêu cộng đồng?
- A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Nhiều. Câu 21: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác trong học sinh? A. Hai người mắng một người. B. Bàn bạc với nhau về việc gây chia rẽ trong lớp học. C. Hai người hát chung một bài. D. Cùng nhau thảo luận bài tập nhóm. Câu 22: Nhân nghĩa là truyền thống đạo đức cao đẹp của dân tộc ta, được hun đúc qua các thế hệ từ ngàn xưa cho đến ngày nay và ngày càng được A. Bảo vệ. B. Tuyên truyền sâu rộng. C. Ủng hộ. D. Duy trì, phát triển Câu 23: Hành vi, việc làm nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác giữa các địa phương ở Việt Nam? A. Xã P và xã Q cùng nhau xây dựng cây cầu nối đường đi chung giữa hai xã. B. Chính quyền xã A và xã B cùng bàn với nhau về việc cô lập xã C. Nhân dân thôn C và thôn D cùng nhau công kích nhân dân xã E. D. Hai thôn cạnh nhau bàn bạc rất nhiều về làm đường đi chung nhưng không có kết quả. Câu 24: Biểu hiện nào dưới đây là sống hòa nhập? A. Sống theo sở thích cá nhân. B. Sống tự do trong xã hội. C. Sống phù hợp với thời đại. D. Sống gần gũi, chan hòa với mọi người. Câu 25: Hành vi, việc làm nào dưới đây không phải là biểu hiện của nhân nghĩa? A. Tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. B. Nhân ái, thương yêu con người. C. Giúp đỡ người khác để tạo tiếng tốt cho bản thân. D. Sẵn sang giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. Câu 26: Ngày 29 30/7/2017, Tỉnh đoàn Quảng Thị tổ chức các hoạt động tình nguyện bao gồm: “Hành quân xanh”, “Kì nghỉ hồng”, “Mùa hè xanh” và “Hoa phượng đỏ” tại xã A Dơi và Ba Tầng, huyện Hướng Hoá, Quảng Trị. Hoạt động này biểu hiện tiếp nói truyền thông gì của thanh niên Việt Nam? A. Hòa nhập B. Hợp tác C. Nhân nghĩa D. Yêu thương con người Câu 27: Câu thơ:“Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta/ Thương cuộc đời thương chung có hoa/ Chỉ biết quên mình cho hết thảy/ Như dòng sông chảy nặng phù sa”. Nhà thơ Tố Hữu muốn đề cập đến đức tính gì của Bác Hồ? A. Hòa nhập. B. Nhân nghĩa. C. Giản đị. D. Hợp tác. Câu 28: Hợp tác phải dựa trên yếu tố nào dưới đây? A. Nhiệt tình, chân thành. B. Cần cù, sang tạo. C. Tự giác, tự lực, tự chủ. D. Tự nguyện, bình đẳng. Câu 29: Hướng tới kỉ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Đoàn trường THPT A tổ chức cuộc thi viết về “Người thầy trong tôi”. Điều này thể hiện trách nhiệm học sinh phát huy truyền thống A. Nhân nghĩa B. Hợp tác C. Hòa nhập D. Nhân ái
- Câu 30: Chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lân nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là A. Hợp tác. B. Đoàn kết. C. Giúp đỡ. D. Đồng lòng. Câu 31: Để chuẩn bị cho tiết thao giảng, sau khi cô giáo giao nhiệm vụ thực hiện dự án. Các thành viên của các nhóm đã thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của nhóm trưởng. Cuối cùng các nhóm trao đổi, thảo luận để thống nhất kết quả chung. Việc làm của các nhóm là biểu hiện nào dưới đây trong học tập? A. làm viêc có kế hoạch. B. Khoa học C. Hợp tác D. Làm việc nghiêm túc Câu 32: Những chuẩn mực đạo dức nào dưới đây là cần thiết của mỗi công dân đối với cộng đồng? A. Rộng lượng, chân thành. B. Chăm chỉ, nhiệt tình, nhanh nhẹn. C. Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác. D. Yêu nước, yêu tập thể. Câu 33: Mọi người cần phải hợp tác vì lý do nào sau đây? A. Vì mỗi người không thể tự hoàn thành công việc riêng. B. Vì hợp tác đem lại hiệu quả cao hơn cho công việc chung. C. Vì sự phân công trong xã hội. D. Vì mỗi người đều có tính sáng tạo. Câu 34: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc một lĩnh vực nào đó vì A. Lợi ích tập thể B. lợi ích cá nhân C. Mục đích riêng D. Mục đích chung Câu 35: Đời sống cộng đồng chỉ lành mạnh nếu nó được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc A. không gây mâu thuẫn, hữu nghị, hợp tác. B. tự chủ, đôi bên cùng có lợi. C. công bằng, dân chủ, kỉ luật. D. mỗi người tự phát triển, không thương hại đến nhau Câu 36: Mùa hè năm 2016, Đoàn Thanh niên tình nguyện của Trường Đại học X đã đi đến một số nơi xa xôi, hẻo lánh của miền núi để tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo vệ môi trường. Việc làm này của Đoàn thanh niên là thể hiện điều gì dưới đây? A. Hoạt động bảo vệ môi trường. B. Trách nhiệm của thanh niên trong cộng đồng. C. Trách nhiệm về công tác tình nguyện. D. Hoạt động mùa hè xanh. Câu 37: Biết hợp tác trong công việc chung là yêu cầu đối với mỗi công dân trong A. Xã hội hiện đại. B. Xã hội tương lai. C. Xã hội cũ. D. Xã hội công nghiệp. Câu 38: Quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, trước hết là những người trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè, làng xóm láng giềng là biểu hiện của A. Tình cảm. B. Hợp tác C. Chu đáo. D. Nhân nghĩa. Câu 39: Để chuẩn bị cho hội trại 26/3 Chỉ đoàn 10B họp bàn lên kế hoạch tổ chức hội trại, trong khi cả chi đoàn tích cực hưởng ứng thì bạn D không tham gia với lí do dành thời gian để
- học bài. Nếu là bạn của D em sẽ xử như thế nào? A. Mặc kệ không quan tâm. B. Đồng tình với việc làm của bạn. C. Lôi kéo bạn bè trong lớp khinh rẻ bạn D. Giải thích và khuyên bạn D hiểu được đây là trách nhiệm thanh niên, học sinh. Câu 40: Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong A. sinh hoạt xã hội. B. quy định xã hội. C. quy định pháp luật. D. quy định nhà nước. Câu 41: Toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội gọi là A. tập thể. B. cộng đồng C. dân cư. D. làng xóm. Câu 42: Cùng chung sức làm việc giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung gọi là: A. nhân nghĩa B. pháp luật. C. Truyền thống D. hòa nhập Câu 43: Chi đoàn thanh niên lớp 10A phát động phong trào quyên góp sách cho các bạn vùng lũ lụt. Các bạn đoàn viên và thanh niên đều tham gia tích cực đóng góp chung vào phong trào Đoàn trường. việc làm của Chi đoàn thanh niên lớp 10A là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của công dân trong cộng đồng? A. Tự giác. B. Hòa nhập. C. Yêu thương người nghèo khổ. D. Nhân nghĩa. Câu 44: Để chuẩn bị cho tiết kiểm tra I tiết sắp tới. A nói với B có 8 câu hỏi ôn tập thầy giáo dạy chúng mình cùng hợp tác nhé! Cậu học 4 câu, tớ học 4 câu đến khi kiểm tra trúng câu nào thì chép nhau cho khỏe, học thế cho nhàn. Nếu là bạn của A và B em sẽ làm gì? A. Ủng hộ bạn mình B. Chia sẻ thông tin này lên facebook C. Khuyên bạn không nên làm như vậy đó không phải là hợp tác D. Trao đổi với các bạn trong lớp nên áp dụng cách học này Câu 45: Câu ca dao: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” nói lên điều gì? A. Hợp tác. B. Hòa nhập. C. Nghĩa vụ. D. Nhân nghĩa. Câu 46: Lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải là: A. nhân nghĩa. B. Nhân hậu C. nhân ái D. Nhân từ Câu 47: Việt Nam và Nhật Bản ký kết hợp tác phát triển du lịch là biểu hiện của loại hợp tác nào dưới đây: A. Hợp tác giữa các cá nhân. B. Hợp tác giữa các nhóm C. Hợp tác giữa các nước D. Hợp tác giữa các quốc gia Câu 48: Là học sinh giỏi của lớp nhưng bạn Hoa sống xa lánh với hầu hết các bạn trong lớp, vì cho rằng mình học giỏi thì chỉ cần chơi với một vài bạn học giỏi là được. Nếu là bạn của Hoa, em có thể khuyên Hoa như thế nào cho phù hợp? A. Nên sống hòa nhập với mọi người, Hoa sẽ được mọi người yêu quý. B. Nếu sống hòa nhập với mọi người sẽ mất rất nhiều thời gian không cần thiết.
- C. Hoa cứ sống như cách mình suy nghĩ là được. D. Không cần phải gần gũi với các bạn ở trong lớp. Câu 49: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người A. Theo lẽ phải. B. Theo từng trường hợp. C. Theo nguyên tắc. D. Theo tình cảm Câu 50: Cá nhân có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy đinh, những nguyên tắc A. Của thời đại. B. Của cuộc sống. C. Của đất nước. D. Của cộng đồng. Câu 51: Nhân nghĩa thể hiện ở suy nghĩ, tình cảm và hành động cao đẹp của A. Quan hệ giữa người với người. B. Quan hệ giữa các địa phương. C. Quan hệ giữa các giai cấp khác nhau. D. Quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân. Câu 52: Nhân nghĩa giúp cho cuộc sống của con người trở nên A. lành mạnh hơn B. Thanh thản hơn C. tốt đẹp hơn. D. Cao thượng hơn Câu 53: Mỗi công dân cần có việc làm, hành vi nào dưới đây khi sống trong cộng đồng? A. Sống giữ mình trong cộng đồng. B. Sống có trách nhiệm với cộng đồng. C. Sống vô tư trong cộng đồng. D. Sống không cần quan tâm đến cộng đồng. Câu 54: Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hoá với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. Quan điểm trên đề cập đến nội dung nào dưới đây? A. Nhân nghĩa B. Trách nhiệm C. Hợp tác D. Hòa nhập Câu 55: Tích cực tham gia các hoạt động “Uống nước nhớ nguồn” và “Đền ơn đáp nghĩa” là nội dung của truyền thống nào dưới đây? A. Lòng thương người B. Nhân nghĩa. C. Biết ơn D. Nhân đạo Câu 56: Các thế hệ sau luôn ghi lòng tác dạ công lao cống hiến của các thế hệ đi trước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là biểu hiện của A. nhân nghĩa. B. hợp tác, C. hòa nhập. D. truyền thống. Câu 57: Bạn H đã thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức: Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác trọng cộng đông nơi cư trú là thể hiện trách nhiệm của: A. cộng đồng đối với cá nhân B. cộng đồng đối với cộng đồng C. cá nhân đối với cá nhân. D. cá nhân đối với cộng đồng Câu 58: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người: A. Theo lẽ phải B. theo nguyên tắc. C. Theo từng trường hợp D. theo tình cảm Câu 59: Năm 2017, hưởng ứng kêu gọi của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam về ủng hộ nhân dân các tỉnh miền Trung khắc phục những thiệt hại do cơn bão số 10 vừa gây ra, các địa phương, các ngành, tổ chức, cá nhân... trên cả nước đã cùng chung tay, tích cực ủng hộ cả về vật chất và tinh thần, nhằm chia sẻ khó khăn với đồng bào bị thiệt hại sau bão số 10. Theo em việc làm trên phát huy truyền thống nào dưới đây của dân tộc? A. Nhân nghĩa. B. Hòa nhập. C. Hợp tác. D. Tích cực.
- Câu 60: Câu nào dưới đây không nói về sự hòa nhập? A. Chung lưng đấu cật. B. Chết cả đống còn hơn sống một người. C. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn D. Đồng cam cộng khổ. Câu 61: Là Bí thư Đoàn thanh niên, bạn Dung không những tham gia tích cực vào các hoạt động tập thể và hoạt động do nhà trường tổ chức mà còn tích cực vận động bạn bè cùng tham gia. Việc làm của bạn Dung là biểu hiện của trách nhiệm nào dưới đây của thanh niên học sinh? A. Sống tử tế. B. Sống hòa nhập. C. Sống hợp tác. D. Sống tích cực. Câu 62: Mỗi người là một thành viên, một tế bào A. Của Nhà nước. B. Của nền kinh tế đất nước. C. Của cộng đồng D. Của thời đại. Câu 63: Nội dung nào dưới đây không phải là biêu hiện của nhân nghĩa 9 A. Lòng vị tha cao thượng. B. Sự tương trợ, giúp đỡ lân nhau. C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình. D. Giúp đỡ lẫn nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn. Câu 64: Tích cực tham gia các hoạt động “ Uống nước nhớ nguồn” và “ Đền ơn đáp nghĩa” là biểu hiện nào dưới đây về trách nhiệm của công dân với cộng đồng? A. Lòng thương người. B. Nhân nghĩa. C. Biết ơn. D. Nhân đạo. Câu 65: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có them niềm vui và sức mạnh A. Trong một số trường hợp. B. Để chinh phục thiên nhiên. C. Để làm giàu cho gia đình mình. D. Vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Câu 66: Biểu hiện nào dưới đây không phải là nhân nghĩa ? A. Nhường nhịn người khác. B. Giúp đỡ người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. C. Chỉ giúp đỡ người nào đã giúp đỡ mình. D. Lòng thương người. Câu 67: Khi cô giáo giao bài tập thảo luận nhóm, các thành viên trong nhóm B cùng nhau thảo luận tích cực để làm bài tập. Hành vi, việc làm của nhóm B là biểu hiện trách nhiệm nào dưới đây của học sinh trong học tập? A. Tận tâm. B. Tự giác. C. Hợp tác. D. Tự lực cánh sinh. Câu 68: Chương trình “Hoa dâng mộ liệt sĩ” tại 72 nghĩa trang liệt sỹ trên địa bàn toản tỉnh Quảng Trị thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? A. Hòa nhập. B. Nhân nghĩa. C. Hợp tác. D. Yêu thương con người. Câu 69: Tổ 1 của lớp 10D là một tập thể làm việc tích cực và có hiệu quả. Các bạn trong tổ thường xuyên cùng nhau trao đổi để giải quyết các yêu cầu chung trong học tâp và trong công việc. Việc làm của tổ 1 thể hiện chuẩn mực đạo đức nào dưới đây của công dân trong cộng đồng? A. Cộng tác. B. Hợp tác. C. Hòa nhập. D. Thân thiện.
- Câu 70: Người sống hòa nhập với cộng đồng sẽ có thêm niềm vui và sức mạnh A. để chinh phục thiên nhiên. B. trong một số trường hợp. C. vượt qua khó khăn trong cuộc sống. D. để làm giàu cho gia đình mình. Câu 71: Trong lớp 12A Trường THPT K, bạn T học giỏi Văn, bạn N học giỏi Toán, hai bạn thường xuyên trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập để trở thành những người đều giỏi Văn và Toán. Điều này thể hiện: A. Yêu thương con người B. tinh thần hợp tác C. Tinh thần hòa nhập D. tỉnh thần nhân nghĩa. Câu 72: Anh A sau khi chấp hành xong án phạt tù, anh A trở về địa phương quyết chí làm ăn làm lại cuộc đời, nhưng anh A gặp nhiều khó khăn do không có vốn. Anh A được bạn bè, bà con lối xóm giúp đỡ cho vay 20 triệu đồng để sản xuất. Sự giúp đỡ trên thể hiện đạo lí nào dưới đây? A. Hợp tác B. Nhân nghĩa C. Hòa nhập D. Đoàn kết. Câu 73: Sống vui vẻ, cởi mở, chan hòa với thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh là A. sống thân thiện. B. sống hòa nhập. C. sống vô tư. D. sống hợp tác. ĐÁP ÁN 1 D 11 D 21 D 31 C 41 B 51 A 61 C 71 B 2 C 12 C 22 D 32 C 42 C 52 C 62 C 72 B 3 B 13 B 23 A 33 B 43 D 53 B 63 C 73 B 4 C 14 A 24 D 34 D 44 C 54 C 64 B 5 B 15 A 25 C 35 C 45 B 55 B 65 D 6 B 16 C 26 A 36 B 46 A 56 A 66 C 7 D 17 A 27 B 37 A 47 D 57 D 67 C 8 A 18 A 28 D 38 D 48 A 58 A 68 B 9 D 19 A 29 A 39 D 49 A 59 A 69 B 10 D 20 D 30 A 40 A 50 D 60 B 70 C
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng hợp bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 – Nguyễn Minh Nam
40 p | 33 | 4
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 – Bài 4: Bảo vệ hoà bình
3 p | 64 | 4
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11
52 p | 34 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 - Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tôn giáo
3 p | 38 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 12 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội
8 p | 46 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 – Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
4 p | 59 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 – Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
3 p | 68 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 – Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
2 p | 35 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng
6 p | 49 | 3
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
3 p | 44 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10: Bài 3
5 p | 47 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 1: Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng (Tiết 3)
6 p | 58 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 14: Chính sách quốc phòng an ninh
7 p | 46 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 11 - Bài 4: Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá
8 p | 54 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (Tiết 2)
6 p | 58 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (Tiết 3)
5 p | 43 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 10: Bài 1
6 p | 52 | 2
-
Bài tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 10 – Bài 3: Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất (Tiết 1)
5 p | 44 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn