intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài thuốc từ ngọc trúc

Chia sẻ: Lý Ngọc Mưa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

71
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngọc trúc là món thuốc có lợi cho người bị tim mạch, đái tháo đường. Nhiều món chế biến từ vị thuốc này rất dễ ăn. Đông y cho rằng cây ngọc trúc có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh phế và vị.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài thuốc từ ngọc trúc

  1. Bài thuốc từ ngọc trúc Ngọc trúc là món thuốc có lợi cho người bị tim mạch, đái tháo đường. Nhiều món chế biến từ vị thuốc này rất dễ ăn. Đông y cho rằng cây ngọc trúc có vị ngọt, tính bình, đi vào các kinh phế và vị. SáchBản kinh cũng nói nó có vị ngọt, tính bình. Sách Trấn nam bản thảo cho biết ngọc trúc vị ngọt, hơi đắng, tính bình, hơi ôn, nhập tì. Ngọc trúc có các thành phần chủ yếu là chất conballamarin, convallarin, quercitol, vitamin A. Theo sách Sinh dược học của Từ Quốc Chân (Bắc Kinh – Trung Quốc, 1958), ngọc trúc có glucozid cường tim và chất nhầy. Sách Trung dược ứng dụng lâm sàng của Trung y Học viện biên soạn năm 1975 cho biết ngoài chất glucozid cường tim, ngọc trúc còn có acid celandine (C7H4O6), alkaloit, vitamin A, vitamin PP và chất nhầy.
  2. Ngọc trúc là món thuốc có lợi cho người bị bệnh tim mạch Theo đông y, ngọc trúc có tác dụng tư âm nhuận phế, sinh tân dưỡng vị nên chủ trị được vị âm hư, âm hư ngoại cảm, chứng tiêu khát, chứng ho lao phế táo. Với các chứng bất túc, da mặt đen sạm, dùng món thuốc ngọc trúc lâu trở nên tươi nhuận, trúng phong bạo nhiệt (theo sách Bản kinh). Theo Bản thảo cương mục, ngọc trúc còn có thể dùng thay sâm kỳ, thuốc vừa không hàn, không táo lại rất công hiệu. Các nghiên cứu hiện đại còn cho thấy vị ngọc trúc có tác dụng bảo vệ nhất định đối với trường hợp cơ tim bị thiếu máu, đồng thời phòng ngừa tăng cao triglyceride và làm giảm
  3. lipid máu, giúp phòng chống xơ cứng động mạch. Bởi vậy, trên lâm sàng, ngọc trúc đã được bào chế thành thuốc bổ dùng trong phòng ngừa bệnh tim mạch rất tốt. Để cùng tham khảo và có thể chọn lựa áp dụng một cách hiệu quả, sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn thuốc trị bệnh từ ngọc trúc: - Ngọc trúc sắc: Giúp cường tim, dùng cho người mắc bệnh về tim uống. Dùng ngọc trúc 15 g và một ít đường trắng. Sắc ngọc trúc lấy nước, cho đường trắng vào uống mỗi ngày 1 thang. - Canh táo nhân, ngọc trúc, hồng táo (chà là đỏ): Món này có tác dụng dưỡng gan, kiện tì, an thần cường tâm, nhuận táo. Dùng thích hợp cho những người tì vị yếu, dạ dày nạp kém, miệng khô, mất ngủ… Các nguyên liệu nấu canh gồm: Hồng táo 20 quả, ngọc trúc 10 g, táo nhân chua 10 g, đường trắng nửa muỗng. Ngâm hồng táo vào nước ấm một lát rồi rửa sạch để ráo nước. Táo nhân chua đập vỡ, cùng ngọc trúc và hồng táo cho vào ấm sành, đổ vào 1 chén nước, dùng lửa nhỏ sắc từ 20 đến 30 phút. Khi còn lại nửa chén, thấy hồng táo cũng đã chín thì đem ra ăn điểm tâm. Món này cần dùng nhiều ngày. - Thịt hầm ngọc trúc: Món này có tác dụng bổ âm, nhuận táo, thích hợp cho những người phế âm hư, ho lâu ngày đờm ít… Dùng ngọc trúc 15-30 g, thịt heo nạc 100-150 g xắt miếng, cho tất cả vào hầm nhừ, đem ra ăn thịt, uống nước canh. - Canh ngọc trúc, bách hợp, thịt hến: Món này có tác dụng bổ âm nhuận táo, phù hợp cho những người mắc chứng tâm phiền, mất ngủ, miệng khát do âm hư. Dùng ngọc trúc 20 g, bách hợp 30 g, thịt hến 50 g. Tất cả nấu, hầm thành canh rồi ăn cái, uống nước. Món này cần ăn nhiều ngày.
  4. - Canh chim bồ câu trắng, ngọc trúc, sơn dược: Dùng cho người ăn uống kém, có tác dụng dưỡng âm bổ dịch, hết khát. Nguyên liệu gồm: Chim bồ câu trắng 1 con, sơn dược (củ mài) 15 g, ngọc trúc 15 g, mạch môn đông 15 g, thiên môn đông 15 g. Chim bồ câu trắng làm sạch, bỏ ruột, chặt miếng nhỏ, cho cùng các vị còn lại nấu, hầm nhừ thành canh rồi ăn cái, uống nước. Món này cần ăn một thời gian, tuần 1-2 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2