intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảng so sánh tốc độ tải dữ liệu qua các năm

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

102
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để tải file 1 GB cách đây 25 năm, người dùng phải đợi gần 1 năm, trong khi hiện nay họ chỉ cần chờ vài phút. Bảng thống kê của trang TechKnowTimes cho thấy tốc độ đường truyền Internet đã thay đổi nhanh chóng như thế nào qua 3 thập kỷ (số liệu trong bảng mang tính đại diện).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bảng so sánh tốc độ tải dữ liệu qua các năm

  1. Bảng so sánh tốc độ tải dữ liệu qua các năm Để tải file 1 GB cách đây 25 năm, người dùng phải đợi gần 1 năm, trong khi hiện nay họ chỉ cần chờ vài phút. Bảng thống kê của trang TechKnowTimes cho thấy tốc độ đường truyền Internet đã thay đổi nhanh chóng như thế nào qua 3 thập kỷ (số liệu trong bảng mang tính đại diện). Các chỉ số trong ô màu trắng: Days (số ngày), Hours (số giờ), Minutes (số phút) và Seconds (số giây) để tải 1 GB dữ liệu qua các năm.
  2. Năm 1985, với tốc độ download 0,3 Kb/giây, hệ thống cần tới 308 ngày, 16 tiếng, 5 phút và 26 giây để tải 1 GB dữ liệu. Con số này giảm xuống còn hơn 9 ngày sau 5 năm và gần 3 ngày trong năm 1995. Lượng thời gian đã được tính bằng phút vào năm 2005 (26 phút 40 giây) còn hiện nay, với tốc độ 100 Mb/giây, người dùng chỉ phải đợi khoảng hơn 1 phút để download 1 GB dữ liệu. Tìm hiểu các chứng chỉ CNTT phổ biến hiện nay
  3. Việc xuất hiện khá nhiều các chứng chỉ CNTT hiện nay từ nhiều nhà đào tạo khác nhau khiến người dùng sẽ rất khó khăn trong khâu chọn lựa một chứng chỉ phù hợp. Những chứng chỉ về quản lý mạng cho công ty, phần cứng, phần mềm,… có những chức năng khác nhau. Nếu không hiểu rõ về các chứng năng của hàng trăm chứng chỉ liên quan đến CNTT thông qua các chữ viết tắt của nó, người dùng sẽ càng bước vào một mớ bòng bong. Trong hướng dẫn này, người dùng có thể kiểm tra các vấn đề liên quan cũng như các kỹ năng chứng nhận tương ứng với chứng chỉ mà người dùng mu ốn nhận được. Những chứng chỉ này có mức giá khác nhau và được xem là những chứng chỉ CNTT phổ biến nhất cho các chuyên gia mạng (có thể tìm hiểu thêm tại địa chỉhttp://www.gocertify.com/certification/). Microsoft (MCSE, MCITP, MCTS) Trong số các chứng chỉ của Microsoft, phổ biến nhất có thể kể đến là Microsoft Certified Systems Engineer (MCSE), Microsoft Certified Technology Specialist (MCTS) và Microsoft Certified IT Professional (MCITP). Yêu cầu để có được chứng chỉ MCSE là 1-2 năm kinh nghiệm trong khâu thiết kế, cài đặt, cấu hình và xử lý sự cố hệ thống mạng. Không những vậy, để nhận được chứng chỉ thì phải trải qua một bài kiểm tra khắt khe có giá trị 875 USD. Và theo PayScale.com thì lương trung bình trong 1 năm để trả cho một quản lý CNTT đã được cấp chứng nhận MCSE lên đến 77.000 USD.
  4. MCITP yêu cầu là một chuyên gia IT chuyên nghiệp với số kỳ thi 1-5, mỗi kỳ có chi phí 125 USD. Có tổng cộng 12 bài học về MCITP. Lương cho một chuyên gia CNTT trong 1 năm có chứng chỉ này dao động trong khoảng từ 47.000 - 70.000 USD. Cuối cùng là MCTS yêu cầu có 2 năm kinh nghiệm trong quá trình xử lý các sự cố cụ thể. CompTIA (A +, Network +, Security +, Linux +) Chứng chỉ của Computing Technology Industry Association xác nhận cho các nhà cung cấp trung lập. Đây là lựa chọn tốt nhất nếu người dùng đang tìm kiếm một chuyên gia tư vấn kết hợp với kinh nghiệm vượt qua một thương hiệu duy nhất. Trong số các chứng chỉ của CompTIA thì A+ là chứng chỉ cơ bản yêu cầu có thời gian kinh nghiệm thực hành trên 400 giờ. Phức tạp hơn là Network+ phải có chứng nhận đạt giải thưởng của các lớp học, số điểm được công nhận phải ít nhất là 720/900, chi phí bài kiểm tra là 239 USD. Để đạt chứng nhận Security + thì chi phí bỏ ra là 258 USD với số điểm đạt được tối thiểu phải là 750, điểm xác nhận Linux + cũng hoàn toàn tương tự Security+. Lương người nhận được chứng chỉ hàng năm cũng dao động trong khoảng 40.000 - 80.000 USD. Cisco (CCNP, CCNA, CCIE)
  5. Được xem là phổ biến nhất, Cisco Certified Network Associate (CCNA) bao gồm chứng nhận cơ bản là khả năng cài đặt và quản lý hệ thống mạng. Nó đòi hỏi một bài kiểm tra với chi phí lên đến 250 USD và thời gian hiệu lực trong vòng 3 năm. CCNA là điều kiện tiên quyết để xác nhận chứng chỉ tầm trung là Cisco Certified Network Professional (CCNP), đòi hỏi qua 3 kỳ thi trong vòng 2 giờ với chi phí là 600 USD. Cao hơn là chứng chỉ Cisco Certified Internetwork Expert (CCIE) được xem là chứng chỉ vàng của Cisco với 7 giờ kiểm tra cùng chi phí thi 1.750 USD. Nhưng để có điều kiện thi chứng chỉ này, người thi phải đáp ứng điều kiện làm việc 8 giờ thực hành và đánh dấu bằng một bài kiểm tra bằng văn bản. Apple (ACSP, ACTC)
  6. Đây là chứng chỉ Apple cho các kỹ năng quản lý hệ thống Mac. Chứng nhận này bao gồm 2 loại: Apple Certified Support Professional (ACSP) và Apple Certified Technical Coordinator (ACTC) với các kỹ năng hỗ trợ cơ bản và được chứng minh bằng các bài kiểm tra với chi phí 200 USD và 400 USD tương ứng. Đối với hoạt động hỗ trợ mạng, cần đạt chứng nhận Apple Certified System Administrator (ACSA) với chi phí tổng cộng cho kỳ thi là 650 USD. Đối với kỹ sư Mac, việc thành thạo Unix là một lợi thế đáng kể. International Information Systems Security Certification Consortium (CISSP) Được hiểu là chứng nhận hệ thống an ninh thông tin chuyên nghiệp, CISSP là chứng nhận có giá trị mang tính nghiệm ngặt nhất để thực hiện các giao dịch độc quyền và có nhu cầu bảo mật sâu. Để đạt được CISSP, người đó phải hội tụ đủ điều kiện công tác ít nhất 5 năm trong lĩnh vực liên quan như kiến trúc và thiết kế bảo mật, sau đó phải vượt qua kỳ thi với chi phí 599 USD. Ngoài ra, để gia hạn cho chứng chỉ, người đạt chứng chỉ phải nộp lệ phí hàng năm. Information Systems Audit and Control Association (ISACA)
  7. Đây là chứng chỉ nâng cao dành cho các chuyên gia IT tư vấn bảo mật và kiểm toán viên có kinh nghiệm làm việc trong 5 năm. Bài kiểm tra có chi phí 415 USD hoặc cao hơn. Các chuyên gia tư vấn công nghệ cao tìm kiếm được con dấu chứng nhận này sẽ được hưởng mức lương trung bình hàng năm khá cao, lên đến 87.000 USD. Project Management Professional (PMP) Chứng nhận này dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục Đại học và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm quản lý dự án. Kỳ thi diễn ra với 200 câu hỏi có chi phí là 555 USD, mức lương trung bình cho các nhà quản lý dự án được cấp chứng chỉ CNTT PMP là 89.000 USD.
  8. Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo từng quốc gia, từng vùng miền khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0