intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo khoa học: Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải tong chăn nuôi lợn trang trại tập trung

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

437
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy mô chăn nuôi càng nhiều thì lượng chất thải rắn (phân lợn) và chất thải lỏng (nước thải) càng nhiều, vì vậy quy mô càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp xử lý chất thải phù hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo khoa học: Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải tong chăn nuôi lợn trang trại tập trung

  1. TRỊNH QUANG TUYÊN – Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải ... THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRANG TRẠI TẬP TRUNG Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Tiến Thông và Đàm Tuấn Tú Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương *Tác giả liên hệ: Trịnh Quang Tuyên -Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương Viện Chăn nuôi - Thụy Phuương - Từ Liêm - Hà Nôi Tel: 0989.750.711; Email: quangtuyenvcn@yahoo.com.vn ABSTRACT Assessment of environmental pollution and waste management at intensive pig farms A survey was conducted at four provinces: Hatay, Hanoi, Thaibinh and Ninhbinh since January to June 2008 to investigate the current situation of environmental pollution and waste management at intensive pig farms. The survey showed that most pig farms in studied provinces are located close to the residential areas (The distance from most pig farms to the residential areas ranged from 10 to 100 m). The noise from pig farms with the distance of 100 m far away from the residential areas did not have any effect on human being. However, the odor from 70 % pig farms disturbed the people living in the residential areas. Almost all pig farms in the studied provinces had biogas digesters but only farms with herd size of over 100 sows had manure storage houses and biological ponds. Manure was collected and used for planting and selling without being treated. Few farms had a waste management system but it did not meet the standard of TCVN 5945-2005. Key words: environmental pollution; investigate; intensive ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn tập trung hiện nay ở nước ta đã và đang phát triển mạnh cả về số lượng trang trại, quy mô đầu lợn, chất lượng con giống. Theo Cục Chăn nuôi năm 2007, số đầu lợn năm 2006 đạt 26,8 triệu con, kế hoạch cho đến năm 2010 đạt 32,8 triệu con, đến năm 2015 đạt 36,9 triệu con. Các trang trại hiện nay được quy hoạch nhỏ, mang tính chất chắp vá, thiết bị chuồng trại không đồng bộ. Đa số các trang trại nằm trong khu vực dân cư nên mức độ ô nhiểm khá cao. Mức độ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chăn nuôi tập trung và các đ ịa phương có chăn nuôi lợn phát triển là rất trầm trọng. Thực tế nhiều nơi các chất thải rắn, chất thải lỏng và đặc biệt là nước thải từ bể khí sinh học đều được người chăn nuôi cho chảy thẳng ra cống rãnh, ao hồ, sông su ối. Nhiều công trình nghiên cứu trong nước đ ã đ iều tra tình hình chăn nuôi và đưa ra một số giải pháp xử lý về chuồng trại, xử lý nước thải bằng biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (1997; 2000; 2001); Phùng Thị Vân và cs (2004 a, b, c); Nguyễn Quế Côi và cs (1992, 2007a; 2007b) cho thấy: Kết quả xác đ ịnh nồng độ khí độc tại chuồng lợn công nghiệp: Nồng độ NH3: 0,94 mg/m3; H2S: 0,38 mg/m3; CO: 6,7 mg/m3, NO2: 0,25 mg/m3; SO2: 0,45 mg/m3 so với TCVN 5938- 95; 5937 -95 thì nồng độ này còn cao hơn mức cho phép từ 2 – 3 lần. Kết quả xác đ ịnh độ nhiễm khuẩn của không khí chuồng lợn công nghiệp cho thấy tổng số VSV và nấm mốc ở không khí khu vực chuồng nuôi lợn nuôi công nghiệp cao hơn 5,7 lần so với quy đ ịnh của EU (1991). Nước thải chăn nuôi đ ã qua xử lý bằng hệ thống biogas cho thấy không còn trứng giun sán nhưng hàm lượng E.coli còn ở mức độ cao (0,65x103). Tuy vậy, việc nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp khoa học công nghệ đồng bộ và phù hợp là rất cần thiết. Trong khuôn khổ của đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu lựa chọn một số giải pháp khoa học công nghệ phù hợp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở một số vùng chăn nuôi 55
  2. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 lợn trang trại tập trung” chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn tại các trang trại làm căn cứ cho thí nghiệm xử lý chất thải và xây d ựng mô hình chăn nuôi lợn. Nhằm đ ánh giá được thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung ở một số tỉnh miền bắc Việt Nam. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Điều tra thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải trong trang trại chăn nuôi lợn tập trung Điều tra các trang trại chăn nuôi lợn tại Hà Nội Điều tra các trang trại chăn nuôi lợn tại Hà Tây Điều tra các trang trại chăn nuôi lợn tại Thái Bình Điều tra các trang trại chăn nuôi lợn tại Ninh Bình Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn, dùng bộ câu hỏi mở để phỏng vấn các chủ hộ chăn nuôi. Số lượng mẫu phiếu điều tra: 4 tỉnh, mỗi tỉnh điều tra 2 huyện có chăn nuôi lợn p hát triển; 40 phiếu/tỉnh. Tiêu chí chọn trang trại điều tra: Chăn nuôi lợn trang trại từ 30 lợn nái trở lên, nuôi khép kín. Xác định mức độ ô nhiễm nước thải trong các trang trại chăn nuôi tập trung Xác đ ịnh mẫu nước thải: 12 mẫu trước biogas, 12 mẫu sau biogas, 12 mẫu nước thải cuối cùng sau ao chứa của 6 trang trại tại các tỉnh đi điều tra, phân tích các chỉ tiêu: COD (Chemical Oxygen Demand – nhu cầu ôxy hoá học), BOD5 (Biochemical Oxygen Demand – nhu cầu ôxy sinh học), NO2-, NO3-, tổng P và coliform theo các phương pháp: COD theo TCVN 6195-1996 (ISO 9298-1989); BOD5 theo TCVN 4566 -1988; NO2- theo TCVN 6178 - 1996; NO3- theo TCVN 6180 -1996; Phospho tổng số theo TCVN 6202-1996; Coliform theo TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990). Địa điểm Các trang trại chăn nuôi lợn tại Hà Tây, Hà Nội, Thái Bình và Ninh Bình. Thời gian Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 6 năm 2008. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Excel KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Khoảng cách trang trại đến cộng đồng dân cư Kết quả điều tra về khoảng cách trang trại chăn nuôi lợn đ ến cộng đ ồng dân cư theo quy mô chăn nuôi tại 4 tỉnh đ ược thể hiện tại Bảng 1cho thấy, quy mô trang trại chăn nuôi lợn hiện nay tại Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Ninh Bình từ 30 đến d ưới 100 lợn nái là chủ yếu, có 132 trang trại trên tổng số 160 trang trại được điều tra, chiếm tỷ lệ 82,5%. Quy mô chăn nuôi lợn từ 100 đến dưới 200 lợn nái chiếm tỷ lệ 10,6% (17/160) và thấp nhất là quy mô chăn nuôi trên 200 lợn nái chỉ chiếm tỷ lệ 6,9% (11/160). Quy mô chăn nuôi càng nhiều thì lượng chất thải bao gồm chất thải rắn (phân lợn) và chất thải lỏng (nước thải) càng nhiều, vì vậy quy mô càng lớn càng gây ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp xử lý chất thải phù hợp. Khoảng cách các trang trại chăn nuôi lợn đến cộng đồng dân cư ở cả 3 quy mô tại 4 tỉnh điều tra cho thấy: Các trang trại có khoảng cách từ 10 56
  3. TRỊNH QUANG TUYÊN – Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải ... đ ến 100 mét là nhiều nhất, có tỷ lệ 55,6% (89/160), các trang trại này gây ô nhiễm môi trường cho khu dân cư. Bảng 1. Khoảng cách trang trại chăn nuôi lợn theo quy mô chăn nuôi đến cộng đồng dân cư 30 đến 100 100 >100
  4. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 Quy mô trên 200 lợn nái với khoảng cách trang trại đến cộng đồng dân cư trên 100 mét cũng không gây ảnh hưởng tiếng ồn cho cộng đồng dân cư. Khoảng cách dưới 10 mét và từ 10 mét đ ến 100 mét, do không có trang trại nào nên Bảng 2 chưa thể hiện, nhưng ở khoảng cách này với quy mô nhỏ hơn cộng đồng dân cư đã bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Như vậy để dân cư không ảnh hưởng về tiếng ồn do chăn nuôi lợn ở quy mô từ 30 lợn nái trở lên cần có khoảng cách trang trại đến cộng đồng dân cư tối thiểu phải là 100 mét. Ảnh hưởng mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Mùi hôi do chăn nuôi lợn tập trung cũng ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Tu ỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi và khoảng cách đến cộng đồng dân cư gây ra ảnh hưởng khác nhau. Kết quả đ iều tra được thể hiện tại Bảng 3 Bảng 3. Ảnh hưởng của mùi hôi của các trang trại chăn nuôi Tỉnh Đơn 30 đ ến
  5. TRỊNH QUANG TUYÊN – Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải ... chứa phân lợn hót đ ược hàng ngày để chuyển đi sử dụng, chưa có biện pháp xử lý phân lợn trước khi đem sử dụ ng ho ặc bán. Phân lợn cũng được các trang trại hót hàng ngày, với trang trại không có nhà chứa phân thì thường cho vào bao tải, để tập trung ngay ngo ài trời, gây ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt vào những ngày trời mưa. Bảng 4. Kết quả điều tra về quản lý và xử lý phân lợn Đ Nhà chứa phân Hố chứa phân Xử lý phân ơn 30- 100 - 30 - 100 - 30 - 100- Tỉnh vị ≥200 ≥200 ≥200 100 200 100 200 100 200 nái nái nái nái nái nái nái nái nái % Hà Nội 6,1 40,0 100 3,0 0 0 0 0 0 % Hà Tây 6,3 50,0 100 9,4 0 0 0 0 0 % Thái Bình 8,8 50,0 100 5,9 0 0 0 0 0 % Ninh Bình 9,1 25,0 66,7 6,1 0 0 0 0 0 TB % 7,6 41,3 91,7 6,1 0 0 0 0 0 Hố ủ phân: Một số trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 30 đến dưới 100 nái có hố chứa phân, chiếm tỷ lệ thấp (6,1%). Hố chứa phân đ ược đào ho ặc xây trong trang trại, hàng ngày phân lợn được hót cho vào hố và được sử dụng cho cây trồng hoặc bán. Hố phân cũng chỉ là nơi chứa phân lợn, không được xử lý. Các trang trại có quy mô từ 100 đến 200 lợn nái và trên 200 lợn nái thì không có trang trại nào có hố chứa phân. Xử lý phân lợn: Không có b ất cứ một trang trại nào trong 4 tỉnh được điều tra có biện pháp xử lý phân lợn. Như vậy, phân lợn tại các trang trại được sử dụng dạng tươi, đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường khi vận chu yển và sử dụng. Vì vậy, cần có biện pháp xử lý phân lợn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân lợn trong các trang trại chăn nuôi Phân lợn sau khi thu gom được sử dụng cho trồng trọt, bán, nuôi cá và các mục đích khác như đ ưa một phần xuống cống, rãnh, biogas hoặc cho người khác sử dụng. Kết quả Bảng 5. Bảng 5. Kết quả sử dụng phân lợn trong các trang trại chăn nuôi Đơn Trồng trọt Bán Nuôi cá Khác vị 100- 100- 100- 30- 100- Tỉnh 30-100 200 ≥200 30-100 ≥200 30-100 200 ≥200 ≥200 200 100 200 nái nái nái nái nái nái nái nái nái nái nái nái Hà Nội % 63,4 55,8 19,7 12,2 19,7 58,0 7,2 6,3 11,2 17,2 18,2 11,1 Hà Tây % 64,3 50,4 12,0 18,8 28,7 51,1 6,3 14,1 24,4 10,6 6,8 12,5 Thái Bình % 70,3 51,5 13,1 13,8 26,8 59,3 8,7 10,4 15,1 7,2 11,3 12,5 Ninh Bình % 58,2 48,3 5,2 11,5 20,7 66,0 10,6 13,6 18,7 19,7 17,4 10,1 TB % 64,0 51,5 12,5 14,1 24,0 58,6 8,2 11,1 17,4 13,7 13,4 11,5 Bảng 5 cho thấy, phân lợn trong các trang trại chăn nuôi sử dụng cho trồng trọt tại 4 tỉnh ở quy mô từ 30 đến 100 lợn nái chiếm tỷ lệ cao nhất (64,0%), thấp nhất ở quy mô lớn hơn 200 lợn nái (12,5%). Phân lợn sử dụng để bán có tỷ lệ cao nhất ở các trang trại quy mô trên 200 lợn nái (58,6%), thấp nhất ở quy mô chăn nuôi từ 30 đến d ưới 100 lợn nái (14,1%). Phân lợn sử dụng cho ao nuôi cá với trang trại chăn nuôi quy mô trên 200 lợn nái chiếm tỷ lệ cao nhất (17,4%), thấp nhất ở trang trại chăn nuôi quy mô từ 30 đến 100 lợn nái (8,2%). Phân lợn sử 59
  6. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 dụng cho các mục đích khác chiếm tỷ lệ thấp ở cả 3 quy mô. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ phân lợn sử dụng cho trồng trọt là chủ yếu, tiếp đến là bán. Phân lợn sử dụng cho ao nuôi cá chiếm t ỷ lệ thấp trong các trang trại chăn nuôi. Xử lý nước thải trong các trang trại chăn nuôi Nước thải của các trang trại chăn nuôi lợn, gồm nước rửa chuồng lợn, nước tắm cho lợn, nước do lợn bài tiết ra. Kết quả điều tra đánh giá các biện pháp xử lý nước thải, thể hiện tại Bảng 6 Bảng 6. Xử lý nước thải trong các trang trại tập trung Đơ Ao Không có chứa nước thải b iện pháp xử lý n Biogas Tỉnh vị 30 - 100 - 30- 100- 30 - 100- ≥200 ≥200 200 ≥20 100 200 100 200 100 nái nái nái nái nái nái 0 nái nái nái % Hà Nội 96,9 100 100 6,1 60,0 100 6,1 0 0 % Hà Tây 93,8 100 100 12,5 62,5 100 9,4 0 0 % Thái Bình 91,2 100 100 5,9 50,0 100 5,9 0 0 % Ninh Bình 75,8 100 100 5,3 50,0 100 12,1 0 0 TB % 100 100 7,5 55,6 100 8,4 0 0 89,4 Bảng 6 cho thấy, các trang trại có quy mô từ 100 đến 200 nái và từ 200 nái trở lên đều có bể b iogas (chiếm tỷ lệ 100%), đối với quy mô từ 30 đến dưới 100 nái chiếm tỷ lệ thấp hơn (chiếm tỷ lệ 89,4%). Ao chứa nước thải: Sử dụng ao chứa nước thải tuỳ thuộc vào quy mô chăn nuôi lớn hay nhỏ, đ a số các trang trại có quy mô nhỏ từ 30 đến d ưới 100 lợn nái thường không có ao chứa nước thải, chiếm tỷ lệ rất nhỏ 7,5%. Ngược lại, đối với quy mô chăn nuôi lớn hơn t ỷ lệ có sử dụng ao chứa nước thải cao nhất ở quy mô lớn hơn 200 nái (chiếm tỷ lệ 100%) và thấp hơn ở q uy mô từ 100 - 200 nái (chiếm tỷ lệ 55,6%) Không có biện pháp xử lý: Chỉ có một số ít các trang trại chăn nuôi không sử dụng bất kỳ một b iện pháp xử lý nước thải nào, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 8,4% đều ở quy mô từ 30 đến d ưới 100 lợn nái. Nước thải được đổ thẳng ra ngoài môi trường (sông, hồ, ruộng...) hoặc được sử dụng trực tiếp cho cây trồng. Theo kết quả điều tra cho thấy đa số các trang trại chăn nuôi đ ều có hệ thống biogas, hệ thống ao chứa nước thải chỉ có ở những trang trại với quy mô lớn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường xung quanh do nước thải sau biogas từ các trang trại vẫn còn rất ô nhiễm. Kết quả phân tích mức độ ô nhiễm nước thải trong chăn nuôi lợn tập trung Kết quả phân tích về mức độ ô nhiễm nước thải trong chăn nuôi lợn tập trung tại các tỉnh điều tra, kết quả thể hiện tại Bảng 7 cho thấy, chỉ tiêu COD: Nước thải trước biogas so với chỉ tiêu nước thải cho phép loại B đều vượt quá giới hạn cho phép với vượt từ 11,7 đến 15,6 lần, sau biogas và sau ao chứa nước thải vượt 2,5 lần đến 3,3 lần, nước thải ra ngoài vượt 1,6 lần đến 2,0 lần. Chỉ tiêu BOD5 nước thải trước biogas so với chỉ tiêu nước thải cho phép loại B đều vượt quá giới hạn cho phép với vượt từ 6,9 đến 12,4 lần, sau biogas và sau ao chứa nước thải vượt 2,8 lần đến 3,5 lần, nước thải ra ngoài đ ều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,3 đến 2,2 lần. Các chỉ tiêu NO3-, tổng P, Coliform tại các tỉnh điều tra đều vượt mức cho phép nhiều lần 60
  7. TRỊNH QUANG TUYÊN – Thực trạng ô nhiễm môi trường và xử lý chất thải ... Bảng 7. Mức độ ô nhiễm nước thải tại các tỉnh điều tra NO 2 - NO3- Địa Vị trí Số Tổng P COD BOD5 Coliform điểm lấy mẫu lượng (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (cfu/ml. .10 3) (mẫu) Hà Nội Trước biogas 4 1212,5 622,5 0,008 108,75 38,75 59,25 Sau biogas 4 263,0 164,0 7,8275 142,0 24,0 6,05 Sau ao chứa 4 163,5 112,25 0,1625 60,25 16,5 3,65 (Thải ra mtr) Hà Tây Trước biogas 4 1246,3 452,75 0,0095 134,25 45,5 51,5 Sau biogas 4 199,0 175,75 8,465 194,25 31,0 6,95 Sau ao chứa 4 147,5 97,0 0,1925 62,75 16,75 4,675 (Thải ra mtr) Trước biogas Thái 2 932,0 347,0 0,005 60,5 19,0 46,5 Bình Sau biogas 2 231,5 146,5 6,85 115,5 15,5 4,9 Sau ao chứa 2 161,5 90,5 0,175 73,5 12,0 1,8 (Thải ra mtr) Trước biogas Ninh 2 1031,0 362,5 0,0075 68,5 32,0 69,0 Bình Sau biogas 2 261,5 141,5 5,95 122,0 18,5 3,75 Sau ao chứa 2 125,5 65,5 0,475 94,5 12,0 1,55 (Thải ra mtr) Chỉ tiêu nước thải cho phép loại 80 50 - 30 6 0,05 B (TCVN 5945 -2005) Như vậy, các trang trại chăn nuôi đ ược điều tra chỉ có bể biogas, nước thải sau biogas được chảy thẳng ra môi trường hoặc có số ít trang trại nước thải sau biogas chảy vào ao chứa nước thải và chảy ra môi trường. Nước thải khi đưa ra môi trường ngo ài đều không đảm bảo các chỉ tiêu nước thải cho phép ở TCVN 5945 -2005 lo ại B là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Trang trại chăn nuôi lợn tập trung có quy mô từ 30 đến dưới 100 lợn nái nuôi khép kín chiếm số lượng lớn. Khoảng cách các trang trại đến cộng đồng dân cư chủ yếu từ 10 đến 100 mét. Các trang trại chăn nuôi lợn có khoảng cách đến cộng đồng dân cư trên 100 mét thì không ảnh hưởng tiếng ồn cho cộng đồng dân cư. Với khoảng cách này mùi hôi vẫn ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư, quy mô chăn nuôi càng lớn thì t ỷ lệ các trang trại gây ảnh hưởng mùi hôi càng nhiều. Các trang trại chăn nuôi lợn đều chưa có biện pháp xử lý phân sau khi thu gom. Nhà chứa p hân chỉ tập trung nhiều ở trang trại quy mô trên 200 lợn nái. Phân lợn chủ yếu dùng trồng trọt và bán, nhưng đều sử dụ ng ở d ạng tươi gây ô nhiễm môi trường. Xử lý nước thải tại các trang trại chăn nuôi lợn chủ yếu bằng bề biogas. Ao chứa nước thải tập chung ở những trang trại có quy mô trên 100 lợn nái và không có biện pháp xử lý. Nước thải trong chăn nuôi lợn tập trung khi chảy ra môi trường tại các trang trại điều tra đều không đảm bảo các chỉ tiêu cho phép theo TCVN 5945-2005 loại B. Đề nghị 61
  8. VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23-Tháng 4-2010 Nghiên cứu các phương pháp xử lý phân và nước thải trong chăn nuôi lợn tập trung, xây d ựng mô hình chăn nuôi có xử lý chất thải phù hợp nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Quế Côi và cs (1992). Đánh giá thực trạng sản xuất chăn nuôi lợn tại khu vực Đồng bằng sông Hồng. Kỷ yếu các kết quả NCKH - Viện KHKTNNVN. Nguyễn Quế Côi, Đặng Hoàng Biên và cs (2007a). Đánh giá thực trạng kiểu chuồng trại chăn nuôi lợn quy mô nông hộ ngoại thành Hà Nội. Báo cáo KH Viện Chăn nuôi năm 2007. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trần Minh Hạnh (2007b). Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu vực Đồng bằng sông Hồng. Báo cáo KH Viện Chăn nuôi năm 2007. Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (1997). Xây d ựng mô hình nuôi lợn nái ngoại trong các hộ nông dân với quy mô từ 8 đến 10 con nái/hộ. Báo cáo khoa h ọc tại Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi năm 1997, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, Tr.63 - 64. Phạm Nhật Lệ, Trịnh Quang Tuyên (2000). Nghiên cứu chuồng nuôi lợn công nghiệp trong điều kiện khí hậu ở miền Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học tại Hội nghị Khoa học Viện Chăn nuôi năm 2000, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, Tr.21 - 22. Phạm Nhật Lệ, Phạm Duy Phẩm, Đàm Quang Hoà, Trịnh Quang Tuyên và cs (2001). Nghiên cứu mô hình chăn nuôi lợn chất lượng cao xuất khẩu ở các hộ nông dân miền Bắc. Báo cáo khoa học năm 2001, Tr. 268-270. TCVN 5945 – 2005. Phùng Thị Vân, Phạm Sỹ Tiệp, Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Giang Phúc, Trịnh Quang Tuyên (2004a). Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao năng suất chăn nuôi. Báo cáo khoa học năm 2004 phần chăn nuôi gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 156 -168. Phùng Thị Vân, Nguyễn Văn Lục, Trịnh Quang Tuyên (2004b). Ứng dụng một số giải pháp khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt lợn. Báo cáo khoa học năm 2004 phần chăn nuôi gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 1 69 -176. Phùng Thị Vân, Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Văn Lục (2004c). Ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật vào xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn trong nông hộ tại Đan Ph ượng - Hà Tây. Báo cáo khoa học năm 2004 phần chăn nuôi gia súc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Tr.183-193. Vincent Porphyre, Nguyen Que Coi (2006). Pig production development, animal – waste management and environment protection: a case study in Thai Binh province, northern Vietnam. *Người phản biện: TS. Bạch Mạnh Điều; TS. Vũ Thi Khánh Vân 62
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2