Báo cáo tốt nghiệp: Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
lượt xem 9
download
Mục đích của đề tài "Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX" là đưa ra được cụ thể những việc làm mà Trương Vĩnh Ký đã làm và đã để lại cho sự phát triển giáo dục Việt Nam đến thời điểm hiện tại đặc biệt là sự phát triển và đưa chữ Quốc ngữ làm chữ viết của người Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX Sinh viên thực hiện: BÙI QUAN MINH Mssv: 1721402180032 Lớp: D17LS01 Khoá: 2017 - 2021 GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN TIẾN Bình Dương, tháng 11/2020
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SƯ PHẠM CHƯƠNG TRÌNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI VAI TRÒ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ TRONG SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX Sinh viên thực hiện: BÙI QUAN MINH Mssv: 1721402180032 Lớp: D17SL01 Khoá: 2017 - 2021 GVHD: Th.S NGUYỄN VĂN TIẾN Bình Dương, tháng 11/2020 ii
- Lời cam đoan Em xin cam đoan đề tài “Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX”. Đã được tôi nghiên cứu và kết quả thu được hoàn toàn khách quan và trung thực không có bất kỳ những sao chép nào từ các tác giả khác mà không được ghi chú và trích dẫn. Tôi hoàn toàn đây là một công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Văn Tiến. Các tài liệu tham khảo để hoàn thành được đề tài đều được em trích dẫn ở phần Tài liệu tham khảo. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước bộ môn, khoa và nhà trường về sự cam đoan này. iii
- Lời Cảm ơn Để hoàn thành đựo chuyên đề báo cáo thực tập này trước tiên em xin gửi đến quý thầy, cô ngành Sư phạm Lịch sử, khoa Sư phạm, trường Đại học Thủ Dầu Một lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt em xin gửi đến thầy Th.S Nguyễn Văn Tiến, người đã định hướng và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu cũng như viết khoá luận tốt nghiệp khó tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để bài khoá luận tốt nghiệp của em được hoàn thành tốt nhất. iv
- Mục lục A. PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 3 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 3 7. Bố cục đề tài ............................................................................................. 4 B: PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 5 CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NHÂN VẬT TRƯƠNG VĨNH KÝ ............ 5 1.1 XUẤT THÂN ......................................................................................... 5 1.1.1 Từ khi còn nhỏ học tập tại quê hương ............................................. 5 1.1.2 Con đường học tập bên ngoài An Nam ............................................ 8 1.2 SỰ NGHIỆP ......................................................................................... 11 1.2.1 Người tiếp xúc nền văn hoá Đông Tây ........................................... 11 1.2.2 Trương Vĩnh Ký làm việc với thực dân Pháp ............................... 13 1.2.2.1 Trương Vĩnh Ký và quá trình làm việc với thực dân Pháp.......... 13 1.2.2.2 Trương Vĩnh Ký với Gia Định báo ................................................ 18 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VIỆT NAM NỬA SAU THẾ KỶ XIX ..... 20 2.1 THẾ HỆ TRI THỨC TÂY HỌC ....................................................... 20 2.2 NHỮNG QUAN NIỆM TIẾN BỘ VỀ GIÁO DỤC CỦA TRƯƠNG VĨNH KÝ ................................................................................................... 22 2.3 TẠO TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN CHỮ QUỐC NGỮ Ở VIỆT NAM................................................................................................. 24 2.4 NGÔI TRƯỜNG MANG TÊN TRƯƠNG VĨNH KÝ ..................... 28 Các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký ........................................................ 35 Phụ lục hình ảnh........................................................................................ 40 Tài liệu tham khảo .................................................................................... 47 Các bài báo ................................................................................................. 47 v
- A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trương Vĩnh Ký là một nhà văn hoá, nhà bác học một danh nhân thế giới với nhiều các giải thưởng và cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. Với tiếng tâm vang dội ở cả trong nước lẫn thế giới, tuy nhiên ông lại vấp phải những phê phán từ trong nước đứng trước sự hiện diện của quân đội nước ngoài, qua các việc làm của ông dưới con mắt nhìn của người sống trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Trương Vĩnh Ký bị phê phán gay gắt về sự cộng tác của ông với người Pháp khi họ đặt chân lên đất Việt Nam. Nhưng giờ đây cũng đã hơn 160 năm trôi qua, những việc làm của Trương Vĩnh Ký đã được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn và sự minh oan dành cho ông cũng đã dần được đưa ra. Nhìn nhận lại một cách khách quan mà nói thì với ông vẫn là một nhà yêu nước với những gì ông đã từng làm và đã để lại cho người Việt Nam ta đến bây giờ nếu xem xét lại thì thấy được đó là cũng là việc góp phần và sự phát triển cho nền văn hoá của dân tộc. Một nhà văn học với hàng trăm các tác phẩm và đặc biệt hơn với Trương Vĩnh Ký thì không thể không nói đến đóng góp của ông trong công tác nghiên cứu và đưa chữ Quốc ngữ và làm chữ viết chính của dân tộc. Từ những việc ông làm dần đã được minh oan và bớt đi những phần nào trước những lời phê phán đã dành cho ông. Trước những gì mà người đi trước đã nhìn nhận về ông tôi quyết định chọn đề tài Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX để có thể tổng hợp và đưa ra đóng góp của ông trong suốt qua trình ông sống và làm việc để thấy rõ hơn về đóng góp của ông về lĩnh vực giáo dục trong nửa sau của thế kỷ XIX với vai trò của ông từ những tư duy, quan điểm mới về giáo dục và sự mong muốn phát triển giáo dục của Trương Vĩnh Ký trong giai đoạn này. Với vai trò là người tiên phong trong việc phát triển chữ Quốc ngữ tạo nên tiền đề cho sự phát triển giáo dục Việt Nam với ngôn ngữ chính thức của dân tộc đưa ngôn ngữ của An Nam ngang tầm với ngôn ngữ của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Những gì ông đã học hỏi được từ kinh nghiệm phát triển của các nước phương Tây đã góp phần đưa đến cho ông những nhận định về con đường phát triển của dân tộc về nhiều mặt kinh tế, văn hoá, xã hội và đặc biệt là giáo dục. Là cơ sở để đưa đến những quan điểm tiến bộ và cuộc cách mạng về giáo dục của dân tộc Việt Nam. 1
- 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về các tác phẩm viết về Trương Vĩnh Ký đa phần còn khá ít vì thời gian gần đây ông mới được nhìn nhận lại một cách khách quan hơn trước những phê phán của người thời trước. Các tác phẩm đều đưa ra những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong vấn đề văn hoá, và sự nghiệp phát triển của ông, những đóng góp trong văn học và cuộc đời của ông đặc biệt hơn là sự nhìn nhận một cách khách quan hơn về chính những việc làm của ông đã gay ra những tranh cải gay gắt từ trước đến giờ. Dựa vào một số các tác phẩm đã được công bố trước đó làm tài liệu nghiên cứu cho đề tài. Trương Vĩnh Ký Bi kịch muôn đời của tác giả Lại Hoàng Giang, truyện danh nhân đã sử dụng nguồn tài liệu phong phú, các công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Ông đã cố gắng khắc phục hạn chế của những người đi trước, những phê phán chưa đi tới được sự thống nhất cần có đáng có. Tác giả đi sâu vào giới thiệu phần đóng góp của Trương Vĩnh Ký về mặt văn hoá. Với những xác định được cho mình mục đích đúng đắn phục vụ đắc lực cho nhân dân phục vụ dân tộc theo hướng tiến bộ. Với cách nhìn từ những giá trị thực tế mà ông mong muốn đem lại cho dân tộc từ những suy nghĩ của bản thân Trương Vĩnh Ký để phần nào đưa ra cách nhìn khác về tác giả trước những phê phán mà người đời trước đã nói về ông. Thế kỷ XXI nhìn về Trương Vĩnh Ký, nhiều tác giả nhìn theo chiều hướng khách quan hơn về một hiện tượng đặc biệt của thế kỷ XIX. Trương Vĩnh Ký đã đi theo một con đường của riêng ông giữa bối cảnh xã hội phức tạp. Sử dụng phương pháp biện chứng để đánh giá những cống hiến của Trương Vĩnh Ký cho dân tộc chúng ta hôm qua và hôm nay. Dựa vào những đóng góp to lớn của ông đặc biệt là lĩnh vực văn hoá và ngôn ngữ. Để có thể nhìn nhận lại những chỉ chỉ gay gắt những việc làm của ông khi cho rằng Trương Vĩnh Ký “phản bội dân tộc”. Với nhiều những vấn đề đã được công bố và bàn luận ở từng các vấn đề khác nhau để đưa đến những nghiên cứu khách quan hơn. Và sử dụng nguồn tài liệu tham khảo có liên quan đến vấn đề là các bài viết, các bài báo khác cùng một số các tác phẩm khác để đưa đến cái nhìn đa chiều hơn về Trương Vĩnh Ký để có thể nhìn nhận những đóng góp của ông trong lĩnh vực giáo dục ở giữa thế kỷ XIX. 2
- 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX sẽ đưa ra những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp phát triển giáo dục của Việt Nam và từ đó có thể thấy được vai trò của ông trong sự phát triển giáo dục và sự thay đổi về hướng nhìn nhận những việc làm của ông một cách tích cực hơn. Mục đích của đề tài chính là đưa ra được cụ thể những việc làm mà Trương Vĩnh Ký đã làm và đã để lại cho sự phát triển giáo dục Việt Nam đến thời điểm hiện tại đặc biệt là sự phát triển và đưa chữ Quốc ngữ làm chữ viết của người Việt Nam hiện nay. Để qua đề tài có thể đánh giá đúng về bản chất việc làm và con người của Trương Vĩnh Ký là một con người yêu nước, muốn phát triển đất nước về văn hoá, văn học và đặc biệt hơn cả là về giáo dục của Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu là phương pháp Lịch sử với các vấn đề và sự kiện trong lịch sử để làm rõ vấn đề chính là vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Phương pháp logic với từ những sự kiện lịch sử đưa ra những kết luận cũng như những ý kiến khách quan và phù hợp với những gì mà ông đã làm và từ đó có thể thay đổi những suy nghĩ còn sai lệch về nhân vật. Tạo nên sự liên tục và xuyên suốt trong quá trình hoạt động và phát triển về chữ Quốc ngữ để đưa đến những nhận định về giáo dục và những mong muốn thay đổi nền giáo dục. Ngoài phương pháp Lịch sử và phương pháp Logic còn sử dụng các phương pháp khác như liệt kê, phân tích, đọc tài liệu, tổng hợp và so sánh. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trương Vĩnh Ký và vai trò của ông trong sự nghiệp phát triển của nền giáo dục Việt Nam qua những đóng góp mà ông đã để lại. Phạm vi nghiên cứu: Nửa sau của thế kỷ XIX sau khi Pháp sang xâm lược Việt Nam thời điểm đó Trương Vĩnh Ký đã bắt đầu trở lại Việt Nam và cuộc đời xuất thân cũng như sự nghiệp mà ông đã để lại. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài mang đưa ra những đóng góp của Trương Vĩnh Ký trong lĩnh vực giáo của nền giáo dục Việt Nam. Đặc biệt ông là người tiên phong trong 3
- việc phổ biến rộng rã chữ Quốc ngữ và người đã làm mới bộ mặt của chữ Quốc ngữ, đưa chữ Quốc ngữ đến rộng rãi toàn thể người Việt Nam. Đưa chữ Quốc ngữ là một bộ phận trong văn hoá Việt Nam và ngang tầm với ngôn ngữ của người Pháp. Và giờ đây chữ Quốc ngữ đã ngang tầm với mọi loại ngôn ngữ trên thế giới. Mở ra một nền văn học mới cho dân tộc sự độc lập về tiếng nói và ngôn ngữ một đặc trưng văn hoá của người Việt Nam. Những đóng góp của ông trong giáo dục sẽ được thấy rõ qua bài viết này. Là một thầy giáo, một nhà giáo dục đầy tâm huyết và có tầm nhìn những quan điểm của ông về giáo dục đã hình thành nên nền giáo dục của nước ta đến hiện nay. Không thể nào phủ nhận được công lao của Trương Vĩnh Ký trong việc phát triển giáo dục của ông ở thế kỷ XIX mà nó còn tạo ra nền tảng cho sự phát triển giáo dục đến tận hiện tại. 7. Bố cục đề tài Đề tài bao gồm hai chương: Chương 1: Vài nét về nhân vật Trương Vĩnh Ký, khái quát sơ lược về nhân vất Trương Vĩnh Ký, xuất thân con người và sự nghiệp để hiểu rõ hơn về nhân vật Trương Vĩnh Ký là ai và ông đã có những cống hiến gì trong cuộc đời của mình. Chương 2: Vai trò của Trương Vĩnh Ký trong sự phát triển giáo dục Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX, với chương 2 sẽ đưa ra những đóng góp, đặc biệt là chữ Quốc ngữ để có thể nhìn nhận về những gì mà Trương Vĩnh Ký đã làm đối với giáo dục Việt Nam và qua đó thấy được vai trò của ông đối với nền giáo dục, từ suy nghĩ, quan điểm tư duy về phát triển giáo dục của ông. 4
- B: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NHÂN VẬT TRƯƠNG VĨNH KÝ 1.1 XUẤT THÂN 1.1.1 Từ khi còn nhỏ học tập tại quê hương Trương Vĩnh Ký tên thật là Trương Chánh Ký, ông sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 tại Cái Mơn thuộc làng Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) trong một gia đình theo đạo Kito Giáo có 3 người con (chị ông mất sớm, anh cả là Trương Vĩnh Sử) ông là người con thứ 3. Cha ông là Trương Chánh Thi, một quan võ đang chinh chiến ở Cao Miên, mẹ ông là bà Nguyễn Thị Châu lúc mẹ còn đang mai thai ông thì cha ông không thể nào ở nhà để chăm lo cho hai mẹ con. Khi ông mới sinh ra, trong lúc gia đình đang gặp khó khăn trước cơn cháy lớn dữ dội tại nơi vùng quê đã từng có một thời gian ông khóc đến 9 ngày 9 đêm liên tục tưởng chừng như đã ra đi về với Chúa, ông bà ngoại và mẹ đã chuẩn bị tinh thần cho sự ra đi của ông, thì đến ngày thứ 10 ông không còn một tiếng khóc. Tuổi thơ ông đầy bất hạnh từ nhỏ đã phải khóc như đã cảm nhận được nỗi buồn của cuộc đời. Và thật vậy khi ông mới lên ba thì đã đeo trên đầu 3 chiếc khăn tang. Tháng hai bà ngoại Vĩnh Ký mất vì bệnh kiết lỵ, tháng sáu ông ngoại ông thì bị quân lính triều đình ập vào vồ đầu mà chết trước “Chỉ dụ” sát tả của triều đình khi ngăn cấm đạo Gia tô, xác không được đem về nhà mà lại bị vứt rạch Cái Mơn. Đến tháng 9, ông Trương Chánh Thi cha của Trương Vĩnh Ký đã lại ra đi, ông chết vì bệnh sốt rét tại một dòng sông gần Nam Vang. Cuộc vây ráp của binh lính triều đình dưới “Chỉ dụ” sát tả của vị vua thứ hai triều đình nhà Nguyễn bắt đầu tại Cái Mơn nơi sinh sống của mẹ con Trương Vĩnh Ký là cái nôi của các xứ đạo vùng Vĩnh Long. Bà bắt buộc phải cùng các con chạy khỏi Cái Mơn rời bỏ nơi mình sinh sống để chạy khỏi binh lính, bà Châu cùng hai người con của mình một tay nắm lấy con trai Vĩnh Sử tay còn lại ôm Vĩnh Ký mà chạy. Được một người cứu bà chạy thoát khỏi Cái Mơn về phía sông Cổ Chiên và trú tạm tại đây. Sau ba ngày trú tạm, bà Châu cùng hai con quay trở về làng, làng cái Mơn một lần nữa lại bị binh lính triều đình quét sạch chỉ còn lại đám tro tàn và cuộc sống của ba mẹ con một lần nữa lại tiếp tục rơi vào khó khăn khi không có chổ ăn và chổ ngủ. Bà phải tiếp tục sống vì hai đứa con của mình, được sự giúp đỡ của thầy đồ 5
- Học là một người theo đạo Phật và thầy Tám là một thầy giảng đạo Gia tô, tuy là sự khác nhau về niềm tin nhưng vẫn luôn giúp đỡ lẫn nhau trước hoàn cảnh của ba mẹ con Trương Chánh Ký. Thầy đồ Học là một thầy giáo dạy chữ Thánh Hiền giỏi nhất ở làng, với mong muốn đưa hai đứa trẻ Sử và Ký được đi học chữ. Hai anh em Sử và Ký dắt nhau đến lớp học giảng chữ Thánh Hiền của thầy đồ Học. Năm Ký lên ba, Ký thuộc làu “Tam tự kinh”. Lên bốn Ký bắt đầu học viết. Lên năm Ký được thầy đồ Học cho Ký nhập học chính thức, Ký bắt đầu được học “Minh tâm bửu giám”, rồi sang “Tứ thư”, “Ngũ kinh”,… Chẳng bao lâu thì ông đã bọc lộ được tài năng của mình vượt mặt các đàn anh khác và cả anh trai của mình là Vĩnh Sử. Với sự thông mình của mình ông nhớ hết tất cả các câu ca dao mà mẹ ông đã từng ru ông từ khi còn nhỏ và đọc trước sự ngạc nhiên của Thầy đồ Học mà cả những câu ông chưa từng nghe. - Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nngun. - Có cha có mẹ thì hơn Không cha không mẹ như đàn không dây. [1] Từ khi nhỏ ngoài các sách Thánh Hiền ông còn được tiếp cận với “Thơ Đường”, “Thơ Lý Bạch”, “Đỗ Phủ”, “Từ Tống” ông đã đọc hết các quyển sách đó và còn hiểu rõ từng quyển đến những gì mà tác giả truyền đạt, đến cả lối sống quân tử cũng như qua điểm của các Hiền nhân một cách ngạc nhiên. Ông bắt đầu tự học chữ Nôm để có thể đọc được “Kim Vân Kiều” của Nguyễn Du được anh trai đem từ tỉnh về cho ông. Tuy nhiên thì với khó khăn là đây là chữ mà trước giờ chưa ai biết và được học thành thạo. Ông lại được học thêm một ngôn ngữ mới chính là chữ Latinh của người La Mã với mong muốn có thể đọc được Kinh Thánh, đây là quyển sách mà cha ông đã để lại cho ông. Trương Chánh Ký được thầy Tám dạy cho chữ Latinh với chương trình dự tính học trong ba năm. Tuy nhiên chỉ trong sáu tháng thì ông đã có thể đọc được Thánh Kinh, trong sự không ngờ đến của Cố Tám. Thầy Tám muốn Ký theo ông để có thể tiếp tục con đường học vấn của mình, thầy ra 1 Trích tập “Sưu tầm ca dao” của Trương Vĩnh Ký. 6
- sức thuyết phục bà Châu. Nhưng một đứa con trai đã lên tỉnh để học giờ đây đến Vĩnh Ký tiếp tục rời xa khỏi bà bà có phần e ngại. Nhưng thầy muốn đưa Ký vào nhà thờ để tiếp tục được ông dạy học, thầy thuyết phụ bà và cuối cùng thì bà cũng muốn Ký được bay đi và dựa vào sức lực của con trai mình, để có thể biết được thế giới bên ngoài. Cố Tám đã tìm đến Thừa Hoà2 ở tu viện Cái Nhum với mong muốn gửi gấm Ký tại đây để có thể tiếp tục học. Tài năng của Ký được Cố Tám giới thiệu với Thừa Hoà, một cậu trai trẻ ngoan đạo, siêng năng và chăm chỉ kèm với đó là một thiên tài với vốn chữ Hán và chữ Nôm khá tốt, cậu có thể dịch một số các câu của “Kim Vân Kiều” từ chữ Nôm sang chữ Hán của cụ Nguyễn Du, biết cả chữ Latinh. Tại đây Trương Vĩnh Ký được lấy tên là Jean-Baptiste Pétrus Trương Chánh Ký, về sau là Pétrus Trương Vĩnh Ký Với mong muốn của Cố Tám tiếp tục dạy cậu chuyển sang chữ của giáo sĩ Fancisco de Pina. Ngoài ra cậu còn học trực tiếp từ điển Việt-Bồ của giáo sĩ Gaspar d”Amaral và Bồ-Việt của giáo sĩ Antonio Barbosa. Tuy nhiên vẫn còn cuốn từ điển của Alexandre de Rhodes cậu vẫn chưa được học và tương lai cậu chắc chắn sẽ được học. Thừa Hoà đã giảng dạy cho cậu từ điển của Alexandre de Rhodes bao gồm từ điển “Việt-Bồ-La”, “Phép giảng tám ngày” và cả “Văn phạm Việt ngữ”. Tại tu viện Cái Nhum ông đã bắt đầu đặt bút viết về “Cuốn sổ bình sanh, công với tội”. Đến bây giờ thì ông đã có thể giao tiếp bằng 6 ngôn ngữ bao gồm tiếng Hán, Nôm, Việt, Bồ Đào Nha, Latinh và tiếng Pháp được học từ Thừa Hoà. Ký đã nhận định rằng việc học chữ Việt là đúng đắn cho dân tộc cho đời đời con cháu sau này tuy hiện tại thì nó còn quá mới mẻ. So với chữ Hán của người Tàu và chữ Nôm thì được soạn trên cái nền chữ Hán ấy lại được xem là chữ của người Việt. Ông đã có thể tự nhận định việc học chữ Việt của Alexandre de Rhodes lại chính là sự tự tôn đề cao về dân tộc của mình và mong muốn lưu truyền lại và phát triển nó. Đó chính là động lực để có thể giúp Trương Vĩnh Ký học nhiều hơn về tiếng Việt để có thể là một người quản bá thứ ngôn ngữ này. Vừa học về chữ viết về ngôn ngữ, Trương Vĩnh Ký lại còn được rèn luyện thêm về đạo đức về đức tin về niềm tin tín ngưỡng của mình là đạo Gia tô. Ngoài sự dạy dỗ của Thừa Hoà, ông còn tiếp tục được sự hướng dẫn thêm của Cố Long3 là 2 Thừa sai người Pháp, tên là Borele. 3 Cố Long là một thừa sai người Pháp, tên là Bouileaux. 7
- một vị linh mục. Cố long cũng rất ngạc nhiên về khả năng của cậu khi lần lược giao tiếp với cậu bằng các thứ ngôn ngữ mà cậu đã được học và khả năng suy nghĩ, bình phẩm, nhận xét đánh giá của cậu bé lên mười về thần thoại Hy Lạp. Họ đạo Cái Nhum lại rơi vào sự hoang mang khi quân lính triều đình đã bao vây cả họ đạo này. Bắt buộc họ phải rời đi khỏi đó để có thể trốn thoát khỏi sự vây bắt của binh lính. Được sự giúp đỡ của một quan già là bạn của cha Ký, Cố Long và Ký thoát khỏi Cái Mơn bơi qua sông Cổ Chiên để có thể đưa cậu đến Pinalu để tiếp tục học tập. 1.1.2 Con đường học tập bên ngoài An Nam Năm 1848, Cố Long đã đưa Trương Vĩnh Ký cùng với 9 chủng sinh ở nhiều chủng viện khác nhau thuộc tỉnh phía Nam qua Panalu (Cao Miên), Panalu vốn là một rừng thốt nốt tự nhiên gần Mêkông cách Nam Vang chưa đầy 6 dặm. Tại đây được xây dựng nên một chủng viện và chính nơi là là trung tâm truyền giáo của Đông Dương. Lớp học của Trương Vĩnh có 25 chủng sinh tuổi từ 13 đến 15 chỉ có Ký là nhỏ tuổi nhất. Các bạn học đều đến từ nhiều nơi khác nhau như: Campuchia (Cao Miên), Miến Điện (Myanma), Ai Lao (Lào), Trung Quốc, …ông bắt đầu tự tìm hiểu và học thêm các ngôn ngữ ấy để giao tiếp với bạn của mình. Ký một lần nữa lại làm bạn học của mình và các thừa sai ở chủng viện Pannalu ngạc nhiên về khả năng của cậu. Một người bạn học của Ký là Vương Thừa Vũ, người Quảng Đông Trung Quốc đã làm lòng tự tôn dân tộc của Ký như bị xúc phạm khi nói với cậu rằng chữ Hán chính là ngôn ngữ của người An Nam và khẳng định đây chính là chữ của người Tàu và nước Việt lại lệ thuộc vào người Tàu. Nhưng Ký khẳng định rằng còn có chữ quốc ngữ dựa trên những chữ cái Latinh, nhưng không làm Vương Thừa Vũ tin vào điều đó. Cậu lại tiếp tục quay về với chữ Quốc ngữ và với mong muốn truyền bá nó rộng rãi hơn để có thể loại bỏ đi thứ chữ Hán của người Tàu vì lòng tự tôn tôn của dân tộc. Ký lại tiếp tục tìm hiểu về quyển sách “Sử Ký Tư Mã Thiên” một nhà viết sử nổi tiếng của Trung Quốc từ chính Vương Thừa Vũ khi Ký mượn được cuốn này từ Vũ. Để có thể mở mang thêm về kiến thức của bản thân mình trước sự ngưỡng mộ của Vương Thừa Vũ đối với Ký. Thời gian học tập tại chủng viện Panalu cũng đã sắp kết thúc. Nơi đã dạy cậu biết bao nhiêu điều, bao nhiêu kiến thức về đạo cũng như rất nhiều 8
- ngôn ngữ mà cậu đã được học tại đây. Mong muốn sớm bế giảng khoá học để có thể trở về với mẹ với Vĩnh Sử. Nỗi nhớ làng quê, sông nước và gia đình càng da diết. Kết thúc khoá học tại Panalu, năm 1851, Ký tiếp tục lên đường sang Malaysia. Cố Long gửi ông học tại trường đạo Dulalma, Pénang (đây là một hòn đảo nhỏ trên vùng biển Hạ Châu, tức Nam Dương). Cố Long đưa Ký sang tận nơi, thừa sai Lefebvre đã ra tận bến tàu để đón đoàn chủng sinh từ Cao Miên sang, Ký là cậu học trò nhỏ nhất xuống sau cùng nhưng hành lý gương sách của ông là nặng nhất. Thừa sai Lefebvre rất tận tình chăm sóc các chủng sinh, năm 1844 linh mục đã tới Việt Nam và bị bắt. Được sự giúp đỡ của đô đốc Cécille, Tự Đức đã cho thả thừa sai Lefbvre ra tàu của đô đốc Cécille đang neo đậu bên ngoài cửa Hàn.[4] Sau đó thừa sai sang Pháp, từ Pháp đi La Mã, về Macao và đến Pénang. Tại đây không chỉ được tiếp cận về ngôn ngữ mà ông còn được đọc và tìm hiểu về văn học phương Tây, ông tìm được vở kịch “Diệu kỳ” của Dante được dịch bằng tiếng Latinh, Ký đọc một cách hăng say quên cả ăn. Ký còn biết từ vạn vật, khoa học cho tới thần học, triết học hay văn thơ, đặc biệt là ngôn ngữ - kể cả tiếng Latinh,… những bạn học không hiểu đều được Ký giảng lại một cách riêng của ông. Trong thời gian ông học tại Pénang đã tiếp thu thêm một số các ngôn ngữ khác như Malaysia, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Anh, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan,… Bài thi của ông học tại đây được giải nhất và được toàn quyền trao giải thưởng tổ chức một cách long trọng. Năm 1858, hoàn thành khoá học tại Pénang, ông tiếp tục sẽ được cử đi La Mã để đào tạo. Tuy nhiên ông lại muốn được về thăm mẹ thì một tin buồn lại đến với ông rằng mẹ mình đã ra đi, tin như sét đánh làm ông không thể đứng được nữa. Gục mặt xuống bàn, khó nức nỡ! Không khi nào ông không nghĩ về mẹ mình ở Cái Mơn. Cậu quyết định không đi La Mã học tiếp, xin phép các thừa sai về Cái Mơn thăm mẹ. Nhưng tình hình trong nước làm các thừa sai lo cho ông khi chỉ dụ sát tả mới nhất được ban hành vào ngày 7 tháng 6 năm 1857. Nhưng ông vẫn một mực kiên quyết, bình thản với mong muốn quay trở về, trở về chính cái bẫy mà triều đình đặt ra đối với những ngừoi theo đạo Gia tô. Con đường đến La Mã đầy hào quang trước mắt khi ông chính là người giỏi nhất của chủng viện được sang La Mã những ông lại 4 Thuộc tỉnh Quảng Nam, nay thuộc thành phố Đà Nẵng 9
- quyết định chọn con đường quay trở về quê hương còn đường đầy u ám, đầy sương mù, giông bão. Ngày trở về chính là ngày mẹ ông “ra đi mãi mãi”, còn nỗi đau nào hơn nữa! Chính nỗi đau đó đã giúp ông quyết định trở về không ai có thể ngăn cản được. Quyết định của ông không ai có thể cản được thừa sai Lefbvre đã nhờ sự giúp đỡ của toàn quyền người Anh để có thể đưa ông về nước sớm nhất. Con đường về Cái Mơn ngắn nhất phải đi đến Hạ Châu rồi mới từ Hạ Châu chuyển tàu về Bến Nghé. Ngày ông trở về An Nam toàn quyền người Anh đã đưa ông ra tận bến tàu. Trước khi đi ông được toàn quyền người Anh mời đến căn phòng của ông, nơi sách ngập tràn và Pétrus Ký được toàn quyền tặng cho ông sách, với Pétrus Ký sách như là một kho tư liệu ông rất muốn tìm hiểu. Bất kỳ cuốn sách nào ông cũng ôm nó vào lòng một cách trân trọng. Từ lịch sử tiến hoá của loài người đã cho ông hiểu được mọi thứ bắt đầu giao tiếp giữa các dân tộc đều bằng bạo lực và khi kết thúc lại bằng những hình nảh tương hổ về văn hoá. Và qua đó ông cũng đã hiều được về một quá trình mới có tính tất yếu, ông đã chọn lĩnh vực văn hoá làm đường hướng của mình. Từ những gì mà ông đã đọc được về lịch sử các quốc gia khác trên thế giới ông đã bắt đầu so sánh với chính quốc gia của mình từ cuộc cách mạng Nhân quyền và Dân quyền 1789, đến những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đưa cả châu Âu và Châu Mĩ tăng vọt. Ngồi trên con tàu trở về nước ông luôn suy nghĩ về vận mệnh của đất nước mình. Con đường trở về quê nhà tưởng chừng dễ những lại khó khăn vô vàng vượt qua tất cả những gì mà ông suy nghĩ. Về Vĩnh Long quê ông dù đi bằng đường sông hay đường bộ đều không dễ lọt qua, các lính canh ngày đêm “đón lỏng” bọn “tà đạo” ở khắp các ngã ba, ngã tư khiến ông không thể trở về đành phải để lại mọi đồ đạc trên căn lều của người lái tàu là chú Ba “Cần Giờ”, để có thể tiện lợi cho việc di chuyển vào Cái Mơn. Từ Rạch giá Ký được người bạn giúp đỡ sang Gò Quao, được phú hào thuộc gia đình công giáo tên Tư An giúp đỡ, ông bày đường cho Ký để có thể về đến Long Xuyên, tại đó sẽ gặp ông trùm Sử ở Sa Đéc, cũng là một gia đình đạo dòng. Tìm đến ông trùm Sử Ký sẽ được ông đưa cháu về Cái Mơn. Con đường trước mắt là như vậy tuy nhiên chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trước các điếm sông với các lính canh luôn canh giữ rất gắt gao và có thể mất mạng bất cứ lúc nào nếu bị phát hiện. Nhưng Ký đã may mắn về tới được quê hương của mình là Cái Mơn. Tại nơi 10
- đây chỉ còn lại đám tro tàn, không còn nhà thờ, tu viện Cái Nhum cũng bị đốt ra tro. Vào buổi chiều chạng vạng, Ký đã gặp được Sử anh trai của mình, ai nhìn nhau cũng đều thấy già đi hơn, đen hơn gầy guộc. Nghe những lời anh Sử kể về mẹ lúc trăng trối làm Ký không thể kìm được lòng mình mà bật khóc nức nở. Sử an ủi em trai mình và mong muốn Ký tiếp tục sang La Mã học tiếp, Sử thấy đây là một cơ hội ngàn năm không chỉ dành riêng cho bản thân Ký mà còn dành cho cả dòng họ. Nhưng Ký lại kiên quyết dù không còn mẹ nhưng vẫn còn đây quê hương của ông, vì thế ông vẫn quyết định ở lại không tiếp tục sang La Mã để có thể trở thành một linh mục, một nhà truyền giáo. Ông cảm thấy bản thân mình không xứng với vai trò cao trọng ấy. Phan Thanh Giản cũng là một người sau khi quay về chịu tang cha đã chọn ở lại quê hương hằng ngày trồng cây, nhỏ cỏ quét dọn mộ cho cha của mình. Ký cũng sẽ như vậy quyết định sẽ làm như ông ở tại quê hương mình thay vì đi sang xứ khác mặc dù nơi đây đang bị các quân lính triều đình bắt đạo truy bắt gắt gao. Trương Vĩnh Ký đã quyết định với lựa chọn của mình sau khi học xong ở Pénang đã quay trở về sau hơn 10 năm đi học bên ngoài xứ An Nam rời xa gia đình, quê hương của chính mình. Ông đã tích luỹ cho mình thêm một kho tàng kiến thức khổng lồ về tất cả mọi lĩnh vực và đã thành thạo nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Cuộc sống của ông ở An Nam đã quay trở lại, trở lại đúng với con người, đúng với dân tộc của chính ông. Ông bắt đầu tiếp nhận sống với thời cuộc của họ đạo Cái Mơn gặp đầy rẫy những khó khăn còn đang ở trước mắt. 1.2 SỰ NGHIỆP 1.2.1 Người tiếp xúc nền văn hoá Đông Tây Trong suốt quá trình học tập của Trương Vĩnh Ký ông đã gặp gỡ với nhiều những người bạn đến từ nhiều nơi khác nhau cả phương Đông lẫn đến từ phương Tây và các vị thừa sai, linh mục hướng dẫn ông. Ông đã có thể tự tìm hiểu về các văn hoá cũng như nhiều các tác phẩm văn học của người phương Tây. Trương Vĩnh Ký là một người tài giỏi, ông không phải là người đầu tiên có tiếp xúc với văn hoá phương Tây nhưng có thể nói ông là một người đầu tiên tiếp xúc có tiếp biến. Con mắt nhìn của ông không chỉ một chiều nhưng ông đã có thể nhìn một cách đa chiều không chỉ từ một hướng 11
- Nho giáo mà đánh giá đó là điều tốt nhất, mọi thứ ngôn ngữ văn hoá khác là kẻ thù. Nhận thức của ông không bị áp đặt mà để mở rộng thêm về mình nhằm đưa đến một chân lý cao hơn, ở mỗi vùng thì mỗi trời đều khác. Ông đã từng đọc rất nhiều các tác phẩm của người phương Tây cà của các quốc gia phương Đông nhưng trong hoàn cảnh đầy éo le của lịch sử khi người phương Đông lại chính là kẻ thù của người Việt khi thực dân Pháp đưa quân sang xâm lược Việt Nam. Và Trương Vĩnh Ký lại chọn làm việc cho thực dân Pháp đây có thể nói là điều mà dân tộc Việt Nam không thể chấp nhận được. Tuy nhiên thì ông chọn cách làm đó để có thể hiểu rõ hơn về những tư tưởng chính trị phát triển của người phương Tây với mong muốn cải biến nó và đưa dân tộc Việt cũng là một dân tộc phát triển hội nhập với văn hoá Thế giới. Một nền văn hoá hiện đại thì khi cất tiếng với đồng bào mình tưởng chừng đơn giản để có thể truyền bá nhưng nó khó mà có thể truyền đạt thanh thoát bởi lẽ chính ông là một tín đồ Kitô Giáo, tôn giáo của kẻ xâm lược đã truyền bá vào Việt Nam, thứ tôn giáo bị coi là mắc tội tổ tông với dân tộc. Ông được đặt chân lên phương Tây, tận mắt chứng kiến được những gì mà phương Tây đã đạt được, cái nhìn của ông về Việt Nam khác với cái nhin của những người Việt Nam khác, ông chọn con đường để đối kháng với Pháp là con đường đi của văn hoá. Làm cho đất nước dân giàu nước mạnh theo con đường phương Tây, thay vì đối đầu quân sự mang tính đối kháng. Đối với đó đây lại chính là một tư duy mới, phi truyền thống của một tri thức mới. Là một con người tự học ngôn ngữ Nho giáo, không trải qua thi cử, một khuôn sáo gò bó. Qua đó ông tiếp thu được những tinh hoa của học thuyết Nho giáo. Khi sang phương Tây ông có cơ hội gặp gỡ trực tiếp với các nhà bác học nổi tiếng của phương Tây lúc bấy giờ như Duruy, Victor Hugo, Renan, Paul Bert,… là các nhà bác học trong nhiều lĩnh vực khác nhau như triết học, khoa học, văn học. Để đổi mới đất nước như mong muốn của ông thì cần phải giới thiệu được với người Việt văn hoá phương Tây và người phương Tây về văn hoá Việt Nam để có thể tránh được những xung đột cần thiết. Tuy vậy nhưng đó lại là điều vô cùng khó khăn và không khó thoát khỏi tội nhưng người sau khi nhìn lại sẽ thấy được công của ông ở người đời sau mới có thể hậu nghiệm thấy được. 12
- Là một người nắm được hai rễ của nền văn hoá phương Đông và phương Tây khi biết rõ về nền văn minh Hy Lạp - La Mã và Kitô giáo. Khác với những nhà Nho có Tây học đương thời, ông sử dụng thành thạo ngôn ngữ Latinh là ngôn ngữ chính thức của giới tri thức phương Tây bấy giờ. Để có thực hiện canh tân cần phải có một công cụ truyền bá mới chính vì thế Trương Vĩnh Ký hết sức chú trọng đến chữ Quốc ngữ, một thứ ngôn ngữ mà ông được học trước đây. Ông đã tái sinh chữ Quốc ngữ bằng cách kéo nó từ một thức ngôn ngữ dùng để truyền giáo thành một công cụ văn hoá, từ một đứa con hoang không được công nhận thành đứa con chính thức, có địa vị ngang với chữ Nho và chữ Pháp. Ông muốn đưa ra một cuộc cách tân dựa trên sự dung hoà về văn hoá giữa Đông và Tây. Dựa trên sự tiếp thu khoa học, công nghệ, kỹ thuật, các thể chế chính trị, luật pháp, giáo dục phương Tây dựa trên nền đạo lý Nho học, tức là vẫn lấy Nho giáo làm nền ý thức hệ cho cuộc canh tân. Có thể nhìn thấy được với những mong muốn mà ông đã làm được để có thể đưa ra được tiếng nói chung sự nhận thức thay đổi và tiếp biến giữa văn hoá Đông Tây. Chính là mong muốn đưa chữ Quốc ngữ với nòng cốt là chữ cái Latinh nhưng lại mang tính đặc trưng của riêng Việt Nam. 1.2.2 Trương Vĩnh Ký làm việc với thực dân Pháp 1.2.2.1 Trương Vĩnh Ký và quá trình làm việc với thực dân Pháp Quân Pháp đã đưa quân đánh chiếm Đà Nẵng và rồi chiếm thành Gia Định, Sài Gòn. Việc bắt đạo ngày ngày vẫn còn diễn ra gay gắt, binh lính triều đình vẫn luôn giết hại những người theo đạo Thiên Chúa. Trương Vĩnh Ký lại càng đau xót hơn với cảnh các con chiên của Thiên Chúa bị giết hại dã mang. Sau khi Pháp đã chiếm được Sài Gòn, tướng De Genouilly đã trở ra Đà Nẵng. Tướng De Genouilly giao hết các công việc ở Sài Gòn này lại cho thiếu tá Jauréguiberry, ông là một người theo đạo Tin lành, với mong muốn kiếm được một người có thể vừa thành thạo tiếng Pháp, tiếng Hán, Nôm để có thể làm thông ngôn cho ông nhưng không phải là linh mục. Thừa sai Lefbvre được cố Croc nhờ tìm người thông ngôn cho thiếu tá Jauréguiberry, ông nghĩ ngay đến Trương Vĩnh Ký, tuy nhiên Trương Vĩnh Ký lại đắn do vì ông là một người An Nam, máu An Nam vẫn luôn chảy trong người ông nhưng người Pháp thì lại đang là người che chở cho những người theo đạo. Nhưng thiếu tướng Jauréguiberry lại đang muốn tìm một 13
- tiếng nói chung giữa người Phangsa và triều đình An Nam - nhằm có thể lập lại yên bình cho đất nước này. Nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn đắng do suy nghĩ về việc không thể nào có thể phục vụ người Pháp để chống lại người An Nam khi họ đang xâm chiếm An Nam. Nhưng mong muốn của ông là có thể giúp cho hai dân tộc có thể gặp hiểu nhau và yêu nhau thì ông nhận lời làm trung gian cho hai dân tộc đó là người thông ngôn cho thiếu tướng Jauréguiberry. Cuộc gặp mặt của Trương Vĩnh Ký và thiếu tướng Jauréguiberry điễn ra tại chiến hạm La Dragonne. Ông khẳng định một điều với Trương Vĩnh Ký rằng ông không muốn lật đổ ngai vàng của triều Nguyễn, điều ông muốn không phải là bạo lực mà là hoà bình, thân ái, giúp nhau cùng tiến. Một bước đánh dấu việc Trương Vĩnh Ký bắt tay làm thông ngôn cho thiếu tướng người Pháp với mong muốn của ông là hoà bình và thay đổi dân tộc, làm giảm bớt đi sự bắt ép đạo của triều đình nhà Nguyễn nhờ vào sự can dự của người Pháp. Ông tin rằng một dân tộc đã làm được cuộc cách mạng nhân quyền và dân quyền với tuyên ngôn Tự Do - Bình Đẳng - Bác Ái như dân tộc Pháp chắc chắn sẽ không từ chối giúp đỡ một dân tộc chậm tiến như dân tộc anh. Việc đầu tiên phải làm làTrương Vĩnh Ký cùng với Jauréguiberry đi gặp thượng thư bộ Hộ Tôn Thất Hiệp ở Biên Hoà. Tuy nhiên ông phải đánh đổi bằng việc chịu sự giam lỏng của người Pháp để đảm bảo an toàn cho ông và sự bảo mật cho quân Pháp. Nhưng Trương Vĩnh Ký hiểu được điều sâu sắc mà ông sẽ làm và anh âm thầm chịu đựng tất cả. Với những người khác thì đây có thể là một vinh dự nhưng với ông lại không thích một vinh quang dựa hơi người khác, khi Jauréguiberry lại chính là kẻ thù của dân tộc, đang bị dân chúng và quan lại triều đình tẩy chay! Việc làm này của ông không thể giải bày cùng ai và nếu có giải bày thì chẳng ai sẽ tin ông nhưng dẫu sao ông cũng đã chọn dấn thân, nhập vai vào một vở tuồng mà anh đang đóng cần phải thật trọn vẹn. Nhưng Trương Vĩnh Ký đã chọn ra một phương châm để hành động, con đường đi riêng của mình “Cộng tác với họ, nhưng không theo họ”. Anh vẫn là người Việt, tổ tiên phải là cái gốc của mỗi con người, giấy rách phải giữ lấy lề và thời buổi này làm điều đó là không thể. Cả hai người cùng đi gặp Tôn Thất Hiệp với mong muốn đi đến hoà bình không còn phải giết hại những người theo đạo Gia tô của triều đình nhà Nguyễn thay vào đó thực dân Pháp sẽ rút khỏi An Nam và được phép tự do truyền đạo tại 14
- đây. Tuy nhiên Tôn Thất Hiệp không đồng ý với ý kiến đó và cuộc gặp mặt không đi đến thoả thuận. Thiếu tướng Jauréguiberry đã gửi một báo cáo về Paris những gì mà ông ta cảm nhận, hiểu biết và kính trọng thông ngôn viên của mình trước những gì mà ông ấy đã nhận thức được. Không lâu sau đó ông nhận được huân chương “Bắc đẩu bội tinh”. Trương Vĩnh Ký viết thư cho thủ tướng Pháp Freycinet: “Tôi rất vinh dự được nhận dấu hiệu cao quý này của nước Pháp mà tôi không ngừng phục vụ…” Trong niềm hân hạnh đó ông cảm thấy cần phải có bổn phận để vãn hồi sự yên hàn của hai dân tộc. Ông thảo những bức thư gửi triều đình Huế với những lời lẽ thận trọng, tránh gây hiểu lầm. Nhưng cả triều đình An Nam vẫn luẩn quẩn không thoát khỏi được lối cổ hủ của mình. Họ bàn luận nhưng vua Tự Đức vẫn không thể đưa ra được lời kết rằng: Đánh - Hoà - Thủ. Họ đã bỏ lỡ một cơ hội mà trôi qua chóng vánh, nhà vua không đủ sự quyết đoán để có thể tìm ra được hướng giải quyết tốt nhất đưa đến sự hoà bình của hai dân tộc. Thiếu tướng Jauréguiberry nhận lệnh khẩn phải rời khỏi Sài Gòn và thay vào đó là thiếu tá d’Aries. Trương Vĩnh Ký sẽ tiếp tục làm thông ngôn cho ông nhưng khác với Jauréguiberry d’Aries không hiểu về Trương Vĩnh Ký ông ra lệnh và bắt Trương Vĩnh Ký phải làm thông ngôn cho ông khi ông hỏi cung một nghĩa binh nhưng anh kiên quyết từ chối. Với Trương Vĩnh Ký, đây là nguyên tắc. Suốt đời ông giữ vững nguyên tắc này: Bản lĩnh - Độc lập - Tự chủ. Với việc không nghe theo mệnh lệnh của thiếu tướng d’Aries Trương Vĩnh Ký bị đưa về Đồn Đất. Tại đây ngoài việc dịch các văn bản từ chữ Nho ra chữ Pháp, Trương Vĩnh Ký còn phải đảm nhận công việc chuẩn bị chương trình cho một trường thông ngôn. Mỗi khoá 9 tháng, dịch từ tiếng Phangsa sang tiếng Việt và ngược lại. Linh mục Lefbvre đã đưa ra những lời nói đúng như những gì mà Trương Vĩnh Ký đã từng suy nghĩ khi còn học ở chủng viện Pénang. Ngôn ngữ chính là chìa khoá để có thể mở rộng cánh cửa Pháp - An Nam - hiểu nhau, giúp nhau cùng tiến. Ngôn ngữ bất đồng đã không thể giúp hai dân tộc vốn xa nhau về địa lý lại càng cách xa nhau về văn hoá, về tư tưởng. Cảm thấu được những gì mà Linh mục Lefbvre đã nói với ông, ông bắt đầu chuẩn bị một giáo trình, dễ hiểu, dễ nhớ, một giáo trình hoàn chỉnh. Với đầu óc của Ký linh mục Lefbvre tin rằng ông sẽ soạn được giáo trình này đầy tính khoa học và trình độ sư phạm. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo tốt nghiệp: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHHMTV kinh doanh nước sạch Ninh Bình
59 p | 4025 | 2191
-
Báo cáo tốt nghiệp:Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Chi nhánh Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng tại Quảng Ninh
70 p | 1379 | 1007
-
Báo cáo tốt nghiệp “Vấn đề bình đẳng giới của gia đình nông thôn ven đô thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa”
52 p | 1164 | 435
-
Báo cáo tốt nghiệp: "u thực trạng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong giai đoạn hiện nay và các giải pháp của quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.
34 p | 538 | 248
-
Luận văn tốt nghiệp "Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta"
66 p | 487 | 200
-
Báo cáo tốt nghiệp Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam
28 p | 510 | 182
-
Báo cáo tốt nghiệp: Lợi nhuận và một số giải pháp chủ yếu tăng lợi nhuận tại công ty TNHH Thành Công
32 p | 455 | 156
-
Báo cáo "Vai trò của khoa học công nghệ đối với sự phát triển công nghiệp Việt Nam"
36 p | 471 | 149
-
Báo cáo tốt nghiệp: Quản lí nhân sự tại công ty TNHH Đông Đô
64 p | 433 | 145
-
báo cáo tốt nghiệp: Hoạt động quảng cáo đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
42 p | 366 | 128
-
Báo cáo tốt nghiệp “tổng quan về tivi màu SONY KV- 1485MT”
61 p | 317 | 123
-
Luận văn tốt nghiệp "Vai trò Nhà nước trong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa"
46 p | 294 | 115
-
Báo cáo tốt nghiệp: “Đồ Án Tính Toán Thiết Kế Hệ Thống Lái Xe Toyota Corolla”
66 p | 199 | 51
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp: Vai trò của quan hệ công chúng - PR trong việc xây dựng thương hiệu khu du lịch thiên đường Bảo Sơn
8 p | 360 | 42
-
Máy móc đại Công nghiệp, vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam
12 p | 233 | 40
-
Báo cáo tốt nghiệp: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương
73 p | 48 | 13
-
Báo cáo tốt nghiệp: Vai trò đường Hồ Chí Minh trên biển trong kháng chiến chống Mỹ - Qua thực tiễn bến Lộc An ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
61 p | 27 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn