intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may Việt Tiến

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

37
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Báo cáo "Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may Việt Tiến" được hoàn thành với mục tiêu nhằm hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp, sau khi ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn trong công việc, đồng thời tìm ra các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện quy trình, đảm bảo tính liên tục, thuận lợi cho quá trình sản xuất, giảm thiểu những tai nạn và rủi ro trong quá trình sản xuất

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động tại Công ty may Việt Tiến

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ BÁO CÁO TỐT NGHIỆP NGÀNH AN TOÀN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TÊN ĐỀ TÀI: “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY MAY VIỆT TIẾN” Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Đức Huy Lớp: D17MTSK Khoá: 2017 - 2021 Ngành: Khoa học môi trường Giảng viên hướng dẫn: Ths. Lê Thị Đào Bình dương, tháng 11 năm 2020 1|Page
  2. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................. 4 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................. 5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................................... 7 DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................................... 8 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 9 Đặt vấn đề ..................................................................................................................................... 9 Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 9 Mục tiêu chọn đề tài ................................................................................................................... 10 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................... 10 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................... 10 CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN.... 11 1.1 Giới thiệu ........................................................................................................................ 11 1.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên ............................................................................................... 11 1.1.1.1 Vị trí địa lý ................................................................................................................... 11 1.1.1.2.Đặc điểm khí hậu ......................................................................................................... 12 1.2.Tổng quan về công ty ........................................................................................................... 13 1.3 Thành tích đạt được : .................................................................................................... 14 1.4 Lịch sử hình thành: .............................................................................................................. 15 1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty ............................................................................ 16 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT ............................................................................................ 17 2.1.Khái niệm về công tác an toàn vệ sinh lao động ................................................................ 17 2.2.Mục đích của công tác an toàn vệ sinh lao động: .............................................................. 17 2.3.Nội dung an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp: .................................................. 18 2.4.Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh ng hiệp: ............................................................................................................................................. 19 CHƯƠNG III : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................... 20 3.1. Tìm hiểu về quy mô/công suất, thời gian hoạt động sản xuất tại công ty ...................... 20 3.1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất/vận hành của công ty ........................................................ 22 3.1.2. Thuyết minh quy trình sản xuất ................................................................................. 23 3.1.3 Máy móc, thiết bị ........................................................................................................... 29 3.1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu ................................................................................... 29 3.2 Tìm hiểu về các vị trí và công đoạn sản xuất có nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ....................................................................................................................... 30 2|Page
  3. 3.2.1 Các vị trí và công đoạn sản xuất có nguy cơ dẫn đến tai nạn và đề xuất biện pháp 30 3.2.2 Bệnh nghề nghiệp trong xí nghiệp ............................................................................... 31 3.3. Tìm hiểu về các văn bản, quy phạm pháp luận liên quan đến công tác an toàn lao động mà công ty đang áp dụng. .......................................................................................................... 34 3.3.1 Qui định về ATLĐ đối với CB.CNV trong công ty .................................................... 34 3.3.2 Các thiết bị bảo hộ ATLĐ tại công ty may Việt Tiến................................................. 35 3.3.3 Một số qui định của pháp luật về ATVSLD................................................................ 35 3.4. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và biện pháp giải quyết ............. 43 3.4.1 Nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động trong công ty ........................................................ 43 3.4.2 Nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động trong công ty ............................................... 43 3.4.3.Phân tích các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động. ............................................... 44 3.4.4.Đề xuất biện pháp giải quyết tai nạn lao động tại công ty ......................................... 46 3.4.5.Một số biện pháp phòng chống tai nạn lao động ........................................................ 47 3.5. Phân tích nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp và đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu bệnh nghề nghiệp. ...................................................................................................................... 53 3.5.1: Bệnh da liễu .................................................................................................................. 53 3.5.2: Bệnh căng thẳng và rối loạn cảm xúc......................................................................... 53 3.5.3: Bệnh điếc....................................................................................................................... 53 3.5.4: Bệnh bụi phổi ............................................................................................................... 54 3.5.5: Bệnh xương khớp ......................................................................................................... 54 3.6.Đề xuất áp dụng qui trình xử lý trấn thương, tai nạn ...................................................... 56 3.7. Tổng hợp hệ thống các văn bản, quy phạm pháp luật liên quan đến công tác an toàn lao động mà công ty đang áp dụng. .......................................................................................... 57 3.7.1 Nội quy lao động ............................................................................................................ 57 3.7.2. Những quy định chung: ............................................................................................... 58 3.7.3. Thực trang về việc áp dụng các qui định về an toàn lao động của công ty ............. 58 3.8. Kết quả phân tích các nguyên nhân dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ... 61 3.9. Các giải pháp đề xuất nhằm giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho công ty .................................................................................................................................................. 61 3.10.Một số khó khăn và biện pháp tháo gỡ trong quá trình triển khai áp dụng các biện pháp an toàn lao động trong công ty: ....................................................................................... 61 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 64 4.1.KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 64 4.2.KIẾN NGHỊ .......................................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 65 3|Page
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu, nhận xét, đánh giá do chính em thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của một số tác giả, cơ quan, tổ chức khác và cũng được thể hiện trong tài liệu tham khảo. 4|Page
  5. LỜI CẢM ƠN Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường Thủ Dầu Một đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến cô Lê Thị Đào đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của các thầy nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Đào người đã trực tiếp giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua. Bài báo cáo thực tập thực hiện trong khoảng thời gian 4 tuần. Bước đầu đi vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! 5|Page
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATVSLĐ: AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CTCP: CÔNG TY CỔ PHẦN UBND: ỦY BAN NHÂN DÂN NLĐ: NGƯỜI LAO ĐỘNG BHYT: BẢO HIỂM Y TẾ BHLĐCN: BẢO HỘ LAO ĐỘNG CÔNG NHÂN VTEC : VIETTIEN GARMENT CORPORATION CBNV : CÁN BỘ NH ÂN VIÊN PCCC : PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY POLYP CTC : POLYP CỔ TỬ CUNG HC TIỀN ĐỊNH : HỘI CHỨNG TIỀN ĐỊNH CHXHCN : CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA BTNMT : BỘ TÀI NGUY ÊN MÔI TRƯỜNG 6|Page
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình tháng Bảng 1.2: Độ ẩm tương đối hàng tháng Bảng 3.1: Danh mục các máy móc, thiết bị của xí nghiệp Bảng 3.2: Bảng vị trí và công đoạn sản xuất có nguy cơ dẫn đến tai nạn và đề xuất biện pháp tại công ty Bảng 3.3: Bảng thống kê bệnh tật trong xí nghiệp năm 2019 Bảng 3.4: Bảng phân tích nguyên nhân gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp tại công ty Bảng 3.5: Đề xuất biện pháp giải quyết tai nạn lao động tại công ty 7|Page
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý quận 12 Hình 1.2: Giấy chứng nhận của công ty cổ phần may Việt Tiến Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty Sơ đồ 3.1: Sơ đồ công nghiệp sản xuất Hình 3.1: Kho nguyên liệu + bảng theo dõi đặt phụ liệu may + bảng trình tự công việc Hình 3.2: Máy trải vải Hình 3.3: Khu công đoạn cắt Hình 3.4: Khu công đoạn may Hình 3.5: Khu công đoạn ủi Hình 3.6: Khu vực dò kim + kiểm tra hàng hóa Hình 3.7: Khu lưu trữ thành phẩm Hình 3.8: Qui trình 5s trong công ty Hình 3.9: bảng qui định sử dụng thang máy + bao tay sắt + Khu vục máy bơm PCCC + túi cứu thương Hình 3.10: Bảng hướng dẫn cấp cứu + đồ bảo hộ + Thảm cao su lót chân + qui trình vệ sinh máy Hình 3.11: Một số hình ảnh bệnh nghề nghiệp ngành may 8|Page
  9. MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Dệt may là ngành truyền thống lâu đời ở Việt Nam và là một ngành mũi nhọn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta , sản xuất tăng trưởng nhanh , kim ngạch xuất không ngừng tăng gia tăng với nhịp độ cao , thị trường luôn được mở rộng, thu hút ngày càng nhiều lao động , đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách Nhà nước , Khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường , ngành dệt may phải đối đầu với những thách thức mới đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ về kĩ thuật mẫu mã và sự phát triển của văn hoá - bởi vậy ngành dệt may thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước thì vấn đề nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh hàng dệt may và việc tạo lập tên tuổi thương hiệu sản phẩm là vấn đề cần có sự quan tâm chú ý hơn nữa của các ngành các cấp và chính bản thân các doanh nghiệp . Sản phẩm của công ty đã có mặt ở thị trường trong và ngoài nước đồng thời khẳng định được vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Công ty Sản Xuất hơn 360.000 sản phẩm/năm. Lý do chọn đề tài Trong quá trình học tại trường Đại học Thủ Dầu Một, nhà trường, các thầy cô đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết về chuyên ngành may vào trong thực tế. Với đồ án công nghệ may là điều kiện tốt để em hiểu thêm về hoạt động thực tiễn sản xuất. Từ đó giúp em làm quen với thực tế nhiều hơn, thấy được mối quan hệ giữa lý thuyết với thực tiễn. Như đã biết, quá trình sản xuất sản phẩm may, từ khâu ban đầu đến khâu hoản tất có rất nhiều công đoạn, mỗi công đoạn đòi hỏi phải đạt yêu cầu chất lượng của công đoạn đó. Ở mỗi công đoạn đều quan trọng, công đoạn trước quyết định chất lượng công đoạn sau, không thể xem nhẹ bất kỳ một công đoạn nào. Nhận thấy công tác đảm bảo an toàn vệ si nh lao động là một tro ng những mẫu chốt tạo nên thành công đó. Vì muốn hiểu rõ hơn quy trình làm việc ở bộ phận đảm bảo an toàn vệ sinh lao động để sau khi rời ghế nhà trường, bước vào môi trường làm việc thực tế được tốt hơn và đây cũng là một đẻ tài khá mới mẻ ít người khai thác nên em quyết định chọn đề tài này với mong muốn là sẽ có kiến thức chuyên ngành sâu hgn để làm việc thật tốt. Đây sẽ là những bước đi căn bản đầu tiên trong việc nhìn nhận và đánh giá một công việc trong ngành may, từ đó khi bước ra ngoài thực tế, em có 9|Page
  10. những sáng kiến phát huy trong công việc một cách hiệu quả nhằm tạo ra được sự tin cậy của công ty đối với bản thân. Mục tiêu chọn đề tài Hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATVSLĐ trong doanh nghiệp, sau khi ra trường có thể áp dụng vào thực tiễn trong công việc, đồng thời tìm ra các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện quy trình, đảm bảo tính liên tục, thuận lợi cho quá trình sản xuất, giảm thiểu những tai nạn và rủi ro trong quá trình sản xuất Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát thực tế. - Tham khảo tài liệu, thu thập thông tin từ các loại sách, giáo trinh, báo điện tử - Phương pháp đánh giá Phạm vi nghiên cứu TỔNG CTCP MAY VIỆT TIẾN-TẬP ĐOÀN MAY VN 10 | P a g e
  11. CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN 1.1 Giới thiệu 1.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí địa lý Quận 12 là 1 trong 5 quận được chính thức thành lập vào ngày 01/4/1997 theo Nghị định 03 của Chính phủ và UBND Thành phố; Chỉ thị 09 của Thành ủy TP.Hồ Chí Minh trên cơ sở 7 xã của Huyện Hóc Môn là Tân thới Nhất, Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, An Phú Đông, Thạnh Lộc. Địa giới hành chính của quận được xác định bởi : Đông : giáp Quận Thủ Đức và Tỉnh Bình Dương Tây – Bắc : giáp Huyện Hóc Môn Nam : giáp Quận Tân Bình và Quận Gò Vấp Quận có diện tích tự nhiên 5.208 ha, dân số lúc thành lập là 132.450 nhân khẩu, sinh sống trên địa bàn 11 phường là Tân Thới Nhất, Đông Hưng Thuận, Trung Mỹ Tây, Tân Chánh Hiệp, Tân Thới Hiệp, Hiệp Thành, Thới An, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Tân Hưng Thuận và An Phú Đông. 11 | P a g e
  12. Hình 1.1: Bản đồ vị trí địa lý quận 12 1.1.1.2.Đặc điểm khí hậu Có khí hậu ổn định cao, những biến động khí hậu từ năm này qua năm khác không nhiều. Không có thiên tai do thời tiết khắc nghiệt, không quá lạnh (thấp nhất không 12 | P a g e
  13. quá 13°C) và không nóng quá (cao nhất không quá 40°C). Không có gió tây khô nóng, ít trường hợp mưa quá lớn (lượng mưa này cực đại không quá 200mm) hầu như không có bão. * Nhiệt độ Căn cứ vào số liệu hàng năm của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn khu vực phía Nam thì nhiệt độ đặc trưng tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Cả năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 270C 25.8 26.7 27.9 29 28.1 27.3 31 27 26.6 26.4 24.6 25.6 Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình tháng * Mưa Mưa theo mùa rõ rệt - Mùa mưa : từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm 81.4% lượng mưa trung bình năm. - Mừa khô : từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau chiếm 18.6% lượng mưa trung bình năm - Lương mưa ngày < 20mm chiêm 81.4% tổng số ngày mưa trong năm. - Lượng mưa ngày (20 - 50) mm chiếm 15% tổng số ngày mưa trong năm. - Lượng mưa ngày > 50mm chiếm 0.1% tổng số ngày mưa trong năm. - Lượng mưa ngày> 100mm chiếm 0.02% tổng số ngày mưa trong năm * Độ ẩm Độ ẩm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trung bình 77 74 74 76 83 86 87 86 87 87 84 81 Cao nhất 99 99 99 99 99 100 100 99 100 100 100 100 Thấp nhất 23 22 20 21 33 30 40 44 43 40 33 29 Bảng 1.2: Độ ẩm tương đối hàng tháng 1.2.Tổng quan về công ty Tên cơ sở : XÍ NGHIỆP MAY VIỆT LONG Ngành sản xuất : Chuyên sản xuất quần các loại Đơn vị chủ quản : TỔNG CTCP MAY VIỆT TIẾN-TẬP ĐOÀN MAY VN Điện thoại : 02837152842 Số fax: 02837152843 E-mail: vtccc@viettien.com.vn web-site: viettien.com.vn 13 | P a g e
  14. 1.3 Thành tích đạt được : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến được thành lập từ năm 1976. Với sứ mệnh không ngừng nâng cao sự hài lòng của khách hàng bằng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, Việt Tiến hiện nay là một trong những doanh nghiệp dần đầu ngành dệt may Việt Nam với những giải thường danh giá như: - Huân chương lao động hạng Nhất do Chính phủ trao tặng - Hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm liên tục - Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam - Top 10 doanh nghiệp được tín nhiệm nhất Việt Nam Hình 1.2: Giấy chứng nhận của công ty cổ phần may Việt Tiến Từ những ngày đầu tiên cho đến nay, Việt Tiến luôn tự đổi mới và cho ra đời hàng loạt thương hiệu để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng khách hàng như: - Việt Tiến lịch lãm: chủ lực cho thời trang công sở văn phòng - Việt Tiến Smart Casual trẻ trung: dành cho môi trường du lịch, dạo phố thể thao - San Sciaro sang trọng: dòng sản phẩm cao cấp hướng tới nhóm khách hàng thành đạt - TT-up hiện đại: chuyên về trang phục thời trang dàng cho nữ giới 14 | P a g e
  15. - Giày Skechers năng động 1.4 Lịch sử hình thành: Tiền thân công ty là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” - tên giao dịch là Pacific Enterprise. Xí nghiệp này được 8 cổ đông góp vốn do ông Sâm Bào Tài – một doanh nhân người Hoa làm Giám Đốc. - Xí nghiệp hoạt động trên diện tích 1,513m2. Với 65 máy may gia đình và khoảng 100 công nhân.Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Nhà nước tiếp quản & quốc hữu hóa rồi giao cho Bộ Công nghiệp Nhẹ quản lý( nay là Bộ Công Nghiệp). Trước năm 1995, cơ quan quản lý trực tiếp công ty là Liên hiệp sản xuất – xuất nhập khẩu may. - Do yêu cầu của các doanh nghiệp và của Bộ Công Nghiệp, cần phải có một Tổng Công Ty Dệt May làm trung gian cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau và cấp vĩ mô, tiếp cận với thế giới nhằm hỗ trợ thông tin về thị trường, cần có sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật. Chính vì thế, ngày 29/04/1995 Tổng công ty dệt may Việt Nam ra đời. Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, quyết định : Thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam với Tên tiếng Việt : Tổng công ty Cổ Phần May Việt Tiến. - Tên giao dịch quốc tế: VIETTIEN GARMENT CORPORATION. - Tên viết tắt : VTEC. 15 | P a g e
  16. 1.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động công ty 16 | P a g e
  17. CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT 2.1.Khái niệm về công tác an toàn vệ sinh lao động An toàn vệ sinh lao động là môn khoa học dự phòng, nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố có hại trong sản xuất đối với sức khỏe người lao động. Là các hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tố chức quản lý, kinh tế-xã hội, khoa học và công nghệ nhằm cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho người trong lao động. Các tính chất của công tác an toàn lao động: • Tính luật pháp. • Tính khoa học công nghệ. • Tính quần chúng. → Ba tính chất này có mối quan hệ hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau. 2.2.Mục đích của công tác an toàn vệ sinh lao động: Môi trường lao động không thuận lợi sẽ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao dộng vì trong đó luôn tồn tại những yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động và các yêu tố có hại đối với sức khỏe, gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Do đó, công tác an toàn vệ sinh lao động được thiết lập nhằm mục đích: - Chăm lo cải thiện môi trường làm việc, phấn đấu có môi trường làm việc tiện nghi, thoải mái cho người lao động. - Loại trừ các yêu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản xuất. - Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động, hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc tử vong trong lao động. - Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu xảy ra. - Bồi dưỡng phục hồi sức khoė kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động sau khi làm việc. - Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất. - Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động. 17 | P a g e
  18. 2.3.Nội dung an toàn vệ sinh lao động trong doanh nghiệp: Trong mọi hoạt động sản xuất, phương tiện lao động và môi trường lao động là những yếu tố tác động trực tiếp có lợi hay bất lợi đối với người lao động. Với mục tiêu bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của những yếu tố nguy hiểm có hại và tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức khoẻ cho nguời lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phần góp phần thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước, việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một phần quan trọng, là bộ phận không thể tách rời của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Nội dung về an toàn vệ sinh lao động được quy định trong rất nhiều văn bản luật như: Bộ luật Lao động, Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Công đoàn, Luật Hợp tác xã.…. và một số chỉ thị, hướng dẫn do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp đối với người lao động. Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảm sức khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển sản xuất và đời sống xã hội. Đây là hoạt động mang ý nghĩa rộng lớn gắn với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn bảo hộ lao động với bảo vệ môi trường và văn hóa trong sản xuất. Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động trong quá trình tiến hành sản xuất. Trong đó mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của người lao động phụ thuộc vào hai nhóm nhân tố chính, đó là tính chất công việc và tình trạng vệ sinh môi trưởng làm việc. Cải thiện điều kiện làm việc không những bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường làm việc. Đây chính là mục tiêu chủ yếu của công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp. Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, sử dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm có hại, gây tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại 18 | P a g e
  19. nếu không được phòng ngừa cẩn thận, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương. bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Công tác an toàn vệ sinh lao động bao gồm các việc làm nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh phù hợp với những tiêu chuẩn cho phép. 2.4.Các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp trong doanh ng hiệp: - Biện pháp kỹ thuật công nghệ. - Biện pháp kỹ thuật vệ sinh. - Biện pháp phòng hộ cá nhân. - Biện pháp y tế. 19 | P a g e
  20. CHƯƠNG III : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tìm hiểu về quy mô/công suất, thời gian hoạt động sản xuất tại công ty * Hiện trang hạ tầng cơ sở dự án - Hệ thống điện, chiếu sáng: hiện trong khu vực có hệ thống điện quốc gia cung cấp điện ổn định cho hoạt động dự án - Hệ thống cấp nước: khu vực chưa có hệ thống cấp nước thủy cục. - Hệ thống cống thoát nước: có hệ thống thoát nước mưa dọc theo Quốc lộ 1A. Ngoài ra hệ thông mương rạch trong khu vực cũng đảm trách một phần việc thoát nước - Hệ thống viễn thông: khu vực dự án nằm trong hệ thống mạng lưới viễn thông thành phố nên rất thuận lợi . - Hệ thống giao thông: khu vực có trục đường Nguyễn Văn Quá, Tô Ký, Trường Chinh, Quốc lộ 1A ... nên rất thuận lợi cho giao thông trong khu vực. * Diện tích mặt bằng và các hạng mục công trình - Diện tích khuôn viên đất: 6.384 m² - Diện tích xây dựng: 10.648 m², gồm các hạng mục công trình như sau: + Nhà bảo vệ + Nhà văn phòng hành chánh + Nhà xưởng sản xuất + Nhà kho thành phẩm + Hệ thống cấp nước + Hệ thống xử lý nước thải + Hệ thống xử lý khí thải + Nhà ăn của nhân viên +Bãi đậu xe + Khu vực nhà vệ sinh. + Nhà để máy phát điện + Cây xanh, bãi cỏ xung quanh xí nghiệp * Công suất: 360.000 sản phẩm/năm. * Số lượng công nhân: 1400 người * Thời điểm đã đưa cơ sở vào hoạt động: xí nghiệp đi vào hoạt động từ 2009 đến năm 2011 được xây dựng lại với quy mô hoạt động như hiện nay 20 | P a g e
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2