
Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng và Bảo vệ Thương hiệu
- 203 -
BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ – MỘT KHÍA CẠNH BẢO HỘ
THƯƠNG HIỆU
ThS. Hồ Thị Thanh Trúc
Trường Đại học Tài chính - Marketing
ThS. Hoàng Xuân Sơn
i
Trường Đại học Kinh tế Tp. HCM
Tóm tắt
Khái niệm “thương hiệu” do các nhà Marketing học xây dựng tương đồng
nhưng không trùng khớp với một số thuật ngữ pháp lý về quyền sở hữu công
nghiệp trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 như nhãn
hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý... Như vậy, về mặt pháp lý bảo hộ chỉ dẫn địa
lý cũng là một khía cạnh của bảo hộ thương hiệu. Với những điều kiện đặc thù để
được công nhận và bảo hộ, chỉ dẫn địa lý như một sự đảm bảo về chất lượng sản
phẩm xuất phát từ một phương pháp sản xuất truyền thống, con người, yếu tố địa
lý tự nhiên của vùng, miền. Chính vì vậy, sản phẩm có chỉ dẫn địa lý có tính cạnh
tranh cao hơn các sản phẩm thông thường. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế, Chỉ dẫn địa lý là một nội dung quan trọng được ghi nhận trong các văn bản
pháp quy như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định TRIPS
của WTO. Điều này là cơ hội cũng là thách thức đối với Việt Nam, một quốc gia
nông nghiệp với nhiều sản phẩm có chỉ dẫn địa lý. Trước thực trạng nhiều chỉ dẫn
địa lý của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký bảo hộ, việc nghiên
cứu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trở nên cần thiết trong điều kiện hội nhập hiện nay.
1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý
Thuật ngữ pháp lý chỉ dẫn địa lý (Geographical Indication) được ghi nhận
chính thức trong Hiệp định TRIPS với nội dung là “những chỉ dẫn về hàng hóa
bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ một khu vực hay địa phương
thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất
xứ địa lý quyết định”
35
. Chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định TRIPS phải đáp ứng điều
kiện: (i) Có dấu hiệu (bao gồm từ ngữ, hình ảnh…) để chỉ ra được sản phẩm đó
Giảng viên Luật, Khoa Cơ bản, Trường Đại học Tài chính – Marketing
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM
35
Mục 3, Điều 22, Hiệp định TRIPS 1994