- - - - - -<br />
<br />
BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1<br />
MÔN LỊCH SỬ LỚP 7<br />
NĂM 2017 (CÓ ĐÁP ÁN)<br />
<br />
Năm học 2017 - 2018<br />
<br />
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án Trường THCS Bình An<br />
2. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án Trường THCS Hồ Hảo Hớn<br />
3. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án Trường THCS Hồng Phương<br />
4. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án Trường THCS Khai Quang<br />
5. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án Trường THCS Trung Kiên<br />
6. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án Trường THCS Yên Phương<br />
7. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án –<br />
Phòng GD&ĐT huyện Kim Bôi<br />
8. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án –<br />
Phòng GD&ĐT Triệu Phong<br />
9. Đề thi học kì 1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2017 có đáp án –<br />
Phòng GD&ĐT huyện Vĩnh Linh<br />
<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
Năm học 2017-2018<br />
MÔN: LỊCH SỬ 7<br />
Thời gian làm bài: 45 phút<br />
(Không kể thời gian phát đề)<br />
<br />
Câu 1: (1,0 điểm)<br />
Phong trào cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã<br />
hội châu Âu thời bấy giờ?<br />
Câu 2: (2,0 điểm)<br />
Nhà Lý được thành lập như thế nào?<br />
Câu 3: (3,0 điểm)<br />
Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương<br />
nghiệp nước ta thời Lý.<br />
Câu 4: (4,0 điểm)<br />
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống<br />
quân xâm lược Mông- Nguyên.<br />
<br />
----- HẾT -----<br />
<br />
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2<br />
<br />
HƯỚNG DẪN CHẤM<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I<br />
Năm học 2017-2018<br />
MÔN : LỊCH SỬ 7<br />
<br />
Câu 1:<br />
Tác động của phong trào cải cách tôn giáo đến xã hội châu Âu thời bấy giờ:<br />
- Hai giáo phái hình thành, luôn mâu thuẫn , xung đột nhau (0,25đ)<br />
- Làm bùng lên cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức ( chiến tranh nông dân Đức)(0,25đ)<br />
- Là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống phong kiến<br />
ở châu Âu (0,5đ)<br />
Câu 2:<br />
- Năm 1010, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên quyết định dời đô về Đại<br />
La đổi tên thành là Thăng Long. (0.5đ)<br />
- Năm 1054, Nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Vua là người đứng đầu nhà nước, nắm giữ mọi<br />
quyền hành theo chế độ cha truyền con nối. (0.5đ)<br />
- Giúp vua có các đại thần, các quan văn võ. (0.5đ)<br />
- Nhà Lý chia nhà nước thành 24 lộ, phủ đặt các chức tri phủ, tri châu. Dưới lộ, phủ là huyện,<br />
hương, xã. (0.5đ)<br />
Câu 3:<br />
Những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý:<br />
- Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện,<br />
nhà cửa rất phát triển.(1đ)<br />
- Nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc,nghề làm giấy, nghề in bản gỗ, đúc đồng. rèn sắt,<br />
nhuộm vải, đều được mở rộng ( nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Bảo Thiên, vạc Phổ<br />
Minh v.v…) (1đ)<br />
- Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước. Ở vùng hải đảo<br />
và miền biên giới Lý-Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân<br />
đến trao đổi ( tiêu biểu ở Vân Đồn). (1đ)<br />
Câu 4:<br />
Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông-Nguyên:<br />
- Các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất<br />
nước.(0,5đ)<br />
- Nhà Trần đã chuẩn bị rất chu đáo tiềm lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.(0,5đ)<br />
- Nhà Trần chủ động giải quyết những bất hòa trong nội bộ tạo khối đoàn kết dân tộc mà Trần<br />
Quốc Tuấn là tiêu biểu đã có những đóng góp to lớn.(0,5đ)<br />
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nòng cốt là quân đội nhà<br />
Trần.(0,25đ)<br />
- Những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần.(0,25đ)<br />
Ý nghĩa lịch sử:<br />
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ độc lập hoàn toàn<br />
lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc…(0,5đ)<br />
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Viêt Nam.(0,5đ)<br />
- Để lại bài học quý giá là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ tổ<br />
quốc.(0,5đ)<br />
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước<br />
phương Nam (0,5đ)<br />
<br />
Trường THCS Hồ Hảo Hớn<br />
Lớp: 7<br />
Họ và tên:…………………………..<br />
Điểm :<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: Lịch sử 7<br />
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề 1<br />
<br />
Lời phê :<br />
<br />
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm, làm bài trong 15 phút)<br />
Khoanh tròn chữ cái in hoa trước các ý trả lời đúng<br />
Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở sự ra đời của giai cấp:<br />
A. Tăng lữ quý tộc và nông dân<br />
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô<br />
C. Chủ nô và nô lệ<br />
D. Đa chủ và nông dân<br />
Câu 2: Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản:<br />
A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh<br />
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô<br />
C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh<br />
D. Địa chủ và nông nô<br />
Câu 3: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành từ:<br />
A. Các thành thị trung đại<br />
B. Sự phá sản của chế độ phong<br />
kiến<br />
C. Việc thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông D. Vốn và công nhân làm thuê<br />
Câu 4: Chế độ quân chủ là:<br />
A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu<br />
B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán<br />
C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ<br />
D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa<br />
Câu 5. Nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước?<br />
A. Sự ủng hộ của nhân dân.<br />
B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh<br />
C. Sự suy yếu của các sứ quân<br />
D. Sự suy sụp của nhà Ngô<br />
Câu 6. Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử:<br />
A. Đất nước thanh bình<br />
B. Phong kiến phương Bắc chuẩn bị xâm lược nước ta<br />
C. Đang bị quân Tống xâm lược<br />
D. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ tuổi<br />
Câu 7: Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa gì ?<br />
A. Khuyến khích nông dân cày cấy<br />
B. Vua muốn cho dân chúng thấy mình cũng biết cày<br />
C. Khuyến khích nông dân cày cấy ,thể hiện tư tưởng trọng nông của nhà nước phong kiến<br />
D .Thể hiện uy quyền của nhà vua<br />
Câu 8: Tôn giáo được truyền bá rộng rãi dưới thời Đinh- Tiền Lê là:<br />
A. Phật Giáo<br />
B. Đạo Giáo<br />
C. Nho Giáo<br />
D. Lão Giáo<br />
Câu 9: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành:<br />
A. Công nghiệp<br />
B.Nông nghiệp<br />
C. Thủ công nghiệp<br />
D. Thương nghiệp<br />
Câu 10: Vào mùa xuân các vua nhà Lý thường về địa phương để làm gì?<br />
A. Thăm hỏi nông dân<br />
B. Cày tịch điền<br />
C. Thu thuế nông nghiệp<br />
D. Chia ruộng đất cho nông dân<br />
Câu 11: Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm nào? Để thờ ai?<br />
A. Năm 1075. Thờ Chu Văn An<br />
B. Năm 1072. Thờ Mạnh Tử<br />
C. Năm 1010. Thờ Lý Công Uẩn<br />
D. Năm 1070. Thờ Khổng Tử<br />
Câu 12: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự<br />
ra đời của nền văn hóa riêng biệt là:<br />
A. Văn hóa Hoa Lư<br />
B. Văn hóa Đại Nam.<br />
C. Văn hóa Thăng Long.<br />
D. Văn hóa Đại La<br />
<br />