Trường THCS Hồ Hảo Hớn Lớp: 7 Họ và tên:………………………….. Điểm : KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2017-2018 Môn: Lịch sử 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề 1 Lời phê : I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm, làm bài trong 15 phút) Khoanh tròn chữ cái in hoa trước các ý trả lời đúng Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành dựa trên cơ sở sự ra đời của giai cấp: A. Tăng lữ quý tộc và nông dân B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Chủ nô và nô lệ D. Đa chủ và nông dân Câu 2: Xã hội phong kiến phương Đông có các giai cấp cơ bản: A. Địa chủ và nông dân lĩnh canh B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô C. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh D. Địa chủ và nông nô Câu 3: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Châu Âu được hình thành từ: A. Các thành thị trung đại B. Sự phá sản của chế độ phong kiến C. Việc thu vàng bạc, hương liệu từ Ấn Độ và phương Đông D. Vốn và công nhân làm thuê Câu 4: Chế độ quân chủ là: A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa Câu 5. Nguyên nhân giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước? A. Sự ủng hộ của nhân dân. B. Tài năng của Đinh Bộ Lĩnh C. Sự suy yếu của các sứ quân D. Sự suy sụp của nhà Ngô Câu 6. Nhà Tiền Lê được thành lập trong bối cảnh lịch sử: A. Đất nước thanh bình B. Phong kiến phương Bắc chuẩn bị xâm lược nước ta C. Đang bị quân Tống xâm lược D. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ tuổi Câu 7: Việc cày ruộng tịch điền của nhà vua có ý nghĩa gì ? A. Khuyến khích nông dân cày cấy B. Vua muốn cho dân chúng thấy mình cũng biết cày C. Khuyến khích nông dân cày cấy ,thể hiện tư tưởng trọng nông của nhà nước phong kiến D .Thể hiện uy quyền của nhà vua Câu 8: Tôn giáo được truyền bá rộng rãi dưới thời Đinh- Tiền Lê là: A. Phật Giáo B. Đạo Giáo C. Nho Giáo D. Lão Giáo Câu 9: Nền tảng kinh tế của xã hội thời Lý là ngành: A. Công nghiệp B.Nông nghiệp C. Thủ công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 10: Vào mùa xuân các vua nhà Lý thường về địa phương để làm gì? A. Thăm hỏi nông dân B. Cày tịch điền C. Thu thuế nông nghiệp D. Chia ruộng đất cho nông dân Câu 11: Văn Miếu Quốc Tử Giám được xây dựng năm nào? Để thờ ai? A. Năm 1075. Thờ Chu Văn An B. Năm 1072. Thờ Mạnh Tử C. Năm 1010. Thờ Lý Công Uẩn D. Năm 1070. Thờ Khổng Tử Câu 12: Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa riêng biệt là: A. Văn hóa Hoa Lư B. Văn hóa Đại Nam. C. Văn hóa Thăng Long. D. Văn hóa Đại La ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I . MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7 II. TỰ LUẬN (7,0 điểm, làm bài trong 30 phút) Câu 13 (2.đ). Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (năm 981). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến. Câu 14 (2,5đ). Giáo dục thời Lý có điểm tiến bộ và hạn chế như thế nào? Liên hệ tình hình giáo dục nước ta hiện nay em cần phải làm gì? Câu 15(2,5đ). Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? Phân tích cách đánh giặc của nhà Trần trong kháng chiến? ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I . MÔN: LỊCH SỬ LỚP 7 ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (3đ) Đề 1: 1 2 3 B A D Đề 2: 1 2 3 C B A 4 A 5 A,B 6 B,D 7 C 8 A 9 B 10 B 11 D 12 C 4 C 5 B 6 C,D 7 A 8 C 9 A,B 10 A 11 B 12 C II. TỰ LUẬN (7đ) - Câu 13. Diển biến cuộc chiến cuộc kháng chiến năm 981(1,5đ) - Đầu năm 981, quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo 2 hướng thủy, bộ tiến vào nước ta (0,5đ). - Lê Hoàn trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến (0,25đ). - Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng. Trên bộ quân ta chặn đánh địch quyết liệt. Quân Tống đại bại.(0,75đ) -Ý nghĩa( 0,5đ) - Biểu hiện ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của quân dân ta. - Chứng tỏ bước phát triển mới của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc của Đại Cồ Việt. - Câu 14(1đ) +Ưu điểm:(0,75đ) - Mở trường học: + Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. + Năm 1076 mở Quốc Tử Giám. - Tổ chức thi cử. - Hạn chế: (0,75đ) Chế độ thi cử chưa có nề nếp vì mới bắt đầu khi nào cần nhà nước mới mở khoa thi. Chỉ có con em quý tộc quan lại mới được đi học và đi thi - Liên hệ 1đ. Học hành chăm chỉ, thực hiện tốt nội qui nhà trường, rèn luyện thân thể khỏe mạnh bằng những việc làm thiết thực( hs tự nêu…)699 Câu 15. - Nguyên nhân thắng lợi (1đ) - Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàm dân, trong đó các quý tộc vương hầu là hạt nhân.(0,25đ) - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sữ dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.(0,25đ) - Tinh thần hy sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.(0,25đ) - Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư đã buộc địch từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ thế chủ động chuyển sang thế bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.(0,25đ) - Ý nghĩa lịch sử (1đ) - Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông- Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.(0,5đ) - Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược(0,2đ) - Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyêt quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.(0,25đ) Cách đánh giặc đúng đắn của nhà Trần trong kháng chiến(0,5đ) - Tránh chỗ mạnh, đánh vào chỗ yếu của giặc - Buộc địch từ thế chủ động chuyển sang thế bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.