intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các hiện tượng ngôn điệu

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

296
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Ngữ điệu Ngữ điệu (intonation) là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu. “Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ”. Ngữ điệu cũng là một phương tiện phân loại lời nói. Nhưng chức năng chính của ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói trở nên liền mạch. Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu thị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các hiện tượng ngôn điệu

  1. Các hiện tượng ngôn điệu 1. Ngữ điệu Ngữ điệu (intonation) là sự chuyển động của thanh cơ bản của giọng nói, là sự nâng cao hoặc hạ thấp giọng nói trong câu. “Ngữ điệu là sự biến đổi cao độ của giọng nói diễn ra trong một chuỗi âm thanh lớn hơn âm tiết hay một từ”. Ngữ điệu cũng là một phương tiện phân loại lời nói. Nhưng chức năng chính của ngữ điệu là nối liền các bộ phận của lời nói lại với nhau, làm cho lời nói trở nên liền mạch. Ngữ điệu còn được sử dụng để biểu thị tính chất của các loại câu. Ở đây nó đóng vai trò là một phương thức ngữ pháp thực thụ. Cuối cùng, ngữ điệu còn có ý nghĩa đặc biệt trong việc biểu hiện tất cả những sắc thái cảm xúc đa dạng của lời nói. Tham khảo: Một số tài liệu tham khảo về ngữ điệu tiếng Việt 2. Trọng âm Trọng âm (accent) là sự nêu bật một trong những âm tiết của từ bằng những phương tiện ngữ điệu nhất định. Có thể phân ra các loại trọng âm: + trọng âm lực: sự nêu bật được tiến hành bằng cách nêu bật âm tiết
  2. + trọng âm lượng: sự nêu bật được tiến hành bằng cách kéo dài thời gian phát âm. + trọng âm cố định: trọng âm bao giờ cũng rơi vào vị trí nhất định của từ. + trọng âm tự do: trọng âm không ở vào vị trí nhất định của từ. Trong các ngôn ngữ Âu châu như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp, trọng âm có vai trò đáng kể. Trong tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu khác, vai trò của trọng âm bị "mờ nhạt" đi tr ước sự tồn tại của thanh điệu. Tuy nhiên, sẽ là không đúng nếu có thái độ cực đoan cho rằng tiếng Việt hoàn toàn không có trọng âm. Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng c ường trường độ của nguyên âm(1). Nói cách khác, trọng âm của tiếng Việt là trọng âm lượng. Tiếng Việt có một số từ không bao giờ mang trọng âm, ví dụ từ "cái" (loại từ). Tuy nhiên, có nh ững từ trọng âm được thể hiện khá rõ, ví dụ: "cà khẳng cà khiu", "toé toè loe". Tuyệt đại đa số các thực từ đều mang trọng âm. Có nhữn g cặp từ đối lập, trong đó trọng âm là tiêu chí khu biệt duy nhất. Ví dụ "cho", "để" là động từ: quyển sách Tôi cho anh Nó để khăn lên bàn với "cho", "để" là hư từ ("quét cho sạch"; "nói để anh hiểu"). Có những từ đa tiết, nếu đặt sai trọng âm thì từ đó bị phá vỡ, mỗi âm tiết thành một từ riêng biệt, ví dụ: "bảo với" (= "nói theo") và "bảo" (động từ) + "với" (giới từ). 3. Thanh điệu Thanh điệu là sự nâng cao hoặc hạ thấp “giọng nói” trong một âm tiết có tác dụng khu biệt vỏ âm thanh của từ hoặc hình vị.
  3. Như vậy, nếu như ngữ điệu là đặc trưng của câu, trọng âm là đặc trưng của từ thìthanh điệu là đặc trưng của âm tiết. “Một ngôn ngữ có thanh điệu thường có ngữ điệu (tức sự thay đổi cao độ trong câu) rất hạn chế”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2