Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro do tín dụng
lượt xem 5
download
Tham khảo tài liệu 'các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro do tín dụng', tài chính - ngân hàng, ngân hàng - tín dụng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro do tín dụng
- Các phương thức quản lý giảm thiểu rủi ro do tín dụng Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
- Vấn đề cấp bách hiện nay trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng là làm sao để đảm bảo an toàn tín dụng, cải thiện tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại. Dưới đây xin nêu những phương thức quản lý tổng quát về đảm bảo an toàn cũng như các kỹ thuật thu nhập và xử lý thông tin có thể áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại trong thời gian tới, thực hiện chiến lược đã đề ra. * Phương thức quản lý rủi ro tín dụng bằng cách nâng cao chất lượng tín dụng. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua việc phân tích thẩm định kỹ lưỡng các thông tin tài chính và các thông tin phi tài chính của người nhận nợ và áp dụng thủ tục cấp tín dụng chặt chẽ trước khi đầu tư nhằm phân loại khoản vay và các đối tác vay vốn dựa vào mức độ rui ro tín dụng của nó để quản lý. * Phương thức quản lý rủi ro bằng cách trích lập dự phòng rủi ro Tổ chức tín dụng trích lập ra một khoản dự phòng ngằm bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra căn cứ vào mức độ rủi ro của các tài sản có. * Phương thức quản lý rủi ro bằng cách bảo hiểm rủi ro tín dụng.
- Thị trường trái khoán hoặc ngân hàng thương mại yêu cầu người nhận nợ phải có một khoản chi phí phụ thêm cho việc mua bảo hiểm nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp trong trường hợp phá sản. Chất lượng tín dụng càng cao thì tỷ lệ bảo hiểm rủi ro tín dụng càng thấp, khi rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp tăng lên, các nhà đầu tư trái khoán và các ngân hàng thương mại sẽ yêu cầu tỷ lệ bảo hiểm tín dụng cao hơn. Việc tăng lên của các khoản bảo hiểm này là cần thiết để bù đắp cho mất mát dự kiến cao hơn về trái khoán hoặc khoản vay vì khả năng khoán vay sẽ không được hoàn trả. Kết quả là mức độ thấp về chất lượng tín dụng có thề làm tăng chi phí vay của nó. * Phương thức quản lý rủi ro bằng cách phân tán rủi ro. Nắm giữ nhiều tài sản có rủi ro thay vì tập trung nắm giữ một hay một số loại tài sản có rủi ro nhất định. Việc phân tán rủi ro tín dụng cho nhiều người vay cho phép các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư giảm rủi ro tín dụng đối với toàn bộ tài sản có. Tập hợp nhiều loại cho vay trong một tài sản cho phép tổ chức tín dụng giảm sự thay đổi về thu nhập của chúng. Thu nhập từ các khoản cho vay thành công sẽ bù
- đắp phần lỗ từ những khoản cho vay bị vỡ nợ. Do đó làm giảm khả năng tổ chức tín dụng đó sẽ bị thiệt hại. * Phương thức quản lý rủi ro bằng cách sử dụng thị trường bán nợ. Sau khi đầu tư hoặc cho các doanh nghiệp vay, tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư lập tức tập hợp các tài sản có rủi ro (trái phiếu những khoản nợ có rủi ro tín dụng) và bán cho các nhà đầu tư khác để chuyển đổi sở hữu khoản nợ nhằm quản lý và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này là tương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua Theo quan điểm của các nhà đầu tư, việc mua các phần của gói nợ này là tương đối hấp dẫn vì việc mở rộng danh mục đầu tư thông qua nhiều khoản vay sẽ làm giảm rủi ro tín dụng nói chung và làm tăng các khoản thu nhập từ gói nợ đã mua mà không nhất thiết phải nắm giữ các tài liệu có này. Như vậy, để quản lý rủi ro tín dụng, các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có thể sử dụng các phương thức như nâng cao tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm, phân tán rủi ro tín dụng tài sản của rủi ro tín dụng với các tài sản khác và bán các phần của nó cho các nhà đầu tư bên ngoài. Những phương thức như vậy có thể làm giảm rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư và những rủi ro tín
- dụng này có thể được chia sẻ cho nhiều người sở hữu mới. Tuy nhiên việc sử dụng các công cụ này có những hạn chế, cụ thể: Việc áp dụng những thủ tục cấp dụng quá chặt chẽ nhằm nâng cao chất lượng tín dụng làm người vay trở lên khó khăn hơn trong việc tiếp nhận vốn tín dụng, điều này sẽ làm mất cơ hội đầu tư của tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư. Việc trích lập dự phòng rủi ro thường đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với các tổ chức tín dụng. Trong khi bảo hiểm rủi ro tín dụng lại đặt ra những yêu cầu về tài chính đối với người nhận nợ. Do vậy, cả hai phương thức hoặc làm giảm khả năng cân đối và điều hành vốn khả năng của tổ chức tín dụng hoặc làm tăng chi phí vay vốn của người vay, dẫn đến tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong việc mở rộng tín dụng và không thực hiện được chính sách khách hàng. * Phương thức quản lý rủi to tín dụng bằng cách thông qua dẫn xuất tín dụng. Dẫn xuất tín dụng là các hợp đồng tài chính được ký kết bởi các bên tham gia giao dịch dẫn xuất tín dụng (tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, nhà đầu tư.v.v…) nhằm đưa ra những bảo đảm chống lại sự chuyển dịch bất lợi về chất lượng tín dụng của các khoản đầu tư hoặc những tổn thất liên quan đến tín dụng.
- Nhưng hợp đồng này mang lại cho các nhà đầu tư, người nhận nợ và ngân hàng những kỹ thuật mới bổ sung cho các biện pháp bán nợ phân tán rủi ro và bảo hiểm nhằm quản lý rủi ro tín dụng. * Các cộng cụ dẫn xuất tín dụng chủ yếu hiện nay gồm: Hoán đổi tín dụng: là công cụ dẫn xuất làm giảm rủi ro tín dụng thông qua phân toán rủi ro. Thay cho việc phân tán rủi ro thông qua hoạt động cho vay ra cả bên ngoài địa phương, tổ chức tín dụng hoặc nhà đầu tư có thể bán một số khoản nợ và mua một số khoản khác nhằm hoán đỏi các khoản thanh toán từ một hoạt động cho vay của nó với khoản thanh toán từ các tổ chức khác. Nghiệp vụ hoán đổi tín dụng chung nhất được gọi là hoán đổi thu nhập toàn bộ; trong giao dịch này, tổ chức quản lý rủi ro sẽ hoán đổi các khoản thanh toán đầu tư hoặc khoản cho vay có lãi suất cố định của tổ chức tín dụng này với khoản thanh toán đầu tư hoặc vay có lãi suất được điều chỉnh của các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư hoặc công ty bảo hiểm khác. Hoán đổi tín dụng tạo ra hai điểm thuận lợi quan trọng. Nó cho phép các tổ chức tín dụng phân tán rủi ro tín dụng trong khi duy trì một cách trung thành các số dư tài chính của khách hàng. Trong giao dịch hoá đổi thu nhập toàn bộ, số dư của các doanh nghiệp vay vốn được duy trì với các tổ chức tín
- dụng ban đầu. Khi các khoản nợ được bán, số dư nợ của doanh nghiệp được chuyển đổi cho những người sở hữu mới của khoản nợ. Các khoản chi phí quản lý giao dịch hoán đổi có thể thấp hơn là chi phí của giao dịch bán nợ. Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ làm chi phí vay vốn của người nhận nợ giảm và có thể thực hiện phân tán rủi ro với mức chi phí thấp hơn. * Quyền chọn tín dụng Là loại dẫn xuất tín dụng cung cấp chức năng tương tự bảo hiểm. Các quyền chọn này cho phép các tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư có thể lựa chọn mua hoặc bán các tài sản có rủi ro tại một mức giá cố định để bảo vệ cho họ đối với những biến động bất lợi về chất lượng tín dụng các tài sản tài chính hoặc khoản vay của tổ chức tín dụng trong trường hợp rủi to xảy ra. Quyền chọn tín dụng mang lại nhiều lợi ích hơn so với việc trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng vì nó không làm tăng chi phí của người vay và không làm giảm hiệu quả sử dụng vốn khả năng của tổ chức tín dụng do phải giữ lại các tài sản có dự phòng. Như vậy nó sẽ bảo vệ cho nhà đầu tư khỏi sự giảm giá của các tài sản có. * Các chứng chỉ liên quan đến tín dụng.
- Là một loại dẫn xuất tín dụng khác được sự bởi người phát hành trái phiếu nhằm tránh rủi rto tín dụng. Một chứng chỉ liên quan đến tín dụng bao gồm môi tập hợp trái phiếu và một hợp đồng quyền chọn tín dụng. Chứng chỉ này hứa sẽ thanh toán định kỳ lãi suất và thanh toán một lần giá trị như trái phiếu khi đến hạn. Quyền chọn tín dụng trên chứng chỉ này cho phép người phát hành giảm các thanh toán của giấy tờ nếu có sự biến động rõ ràng về tài chính khi giấy tờ giảm giá trị. Tổ chức tín dụng, nhà đầu tư có thể cân nhắc viẹc mua các chứng chỉ liên quan đến tín dụng vì nó có thể được một tỷ lệ doanh thu cao hơn trái phiếu thông thường của nhà phát hành nợ, bởi vì khi phát hành chứng chỉ, thông thường giá của chứng chỉ thấp hơn giá trị trái phiếu. Chi phí thấp hơn của tổ chức tín dụng, nhà đầu tư giá đối với thanh toán lãi suất sẽ cho họ có một doanh thu cao hơn. Trên đây là những cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, để xem xét một cách cụ thể hơn chúng ta cùng đi hiểu tình hình thực tế tại ngân hàng công thương Đống Đa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO
167 p | 520 | 202
-
Quản lý ODA ở một số nước trên TG
2 p | 424 | 89
-
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (ThS. Nguyễn Thu) - Chương 1
39 p | 308 | 52
-
BỘ ĐỀ THI HẾT MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ - TS. ĐẶNG NGỌC ĐỨC - 3
19 p | 156 | 38
-
Bài giảng về Quản trị lương bằng Microsoft Excel
13 p | 102 | 10
-
Báo cáo Việt Nam: Phát triển một hệ thống bảo hiểm xã hội hiện đại – Những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai
33 p | 36 | 8
-
Chương 5: Kiểm kê
3 p | 61 | 7
-
Bài giảng Tổng quan về thuế: Bài 5 - PGS.TS. Lý Phương Duyên
35 p | 50 | 7
-
Bàn về các căn cứ giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
3 p | 82 | 6
-
Tài liệu Kế hoạch hành động trung hạn giai đoạn 2018-2020 của ngành Tài chính thực hiện Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Phần 2
170 p | 13 | 6
-
Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) - Những bất cập và khuyến nghị
5 p | 13 | 5
-
Giáo trình hướng dẫn phân tích quan điểm về nền kinh tế đã và đang tồn tại nhiều hình thức sở hữu p4
9 p | 59 | 5
-
Giáo trình Quản lý tiền tệ ngân hàng trung ương: Phần 2 - PGS. TS Đinh Xuân Hạng
59 p | 8 | 4
-
Giảm lãi suất, mở cơ hội kinh doanh
3 p | 78 | 3
-
Về phương thức giám sát tài chính đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước
3 p | 72 | 2
-
Quy chế quản lý tài chính - Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp
27 p | 81 | 1
-
Fintech tại Việt Nam - Thực trạng và xu hướng phát triển, kinh nghiệm thế giới và khuyến nghị chính sách
13 p | 22 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn