CÁC RÀO CẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN<br />
NGUỒN VỐN CHÍNH THỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP<br />
NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM<br />
NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm<br />
Học viện Chính sách và phát triển<br />
Tóm tắt:<br />
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm phần lớn trong tổng số các doanh<br />
nghiệp, song lại có quy mô rất nhỏ bé cả về vốn và lao động, kết quả hoạt động sản<br />
xuất kinh doanh thua lỗ luôn ở mức cao. Tuy nhiên, đây là đối tượng đóng góp đáng<br />
kể vào tăng trưởng chung của khu vực doanh nghiệp. Bên cạnh đó, có thể thấy<br />
DNNVV gặp rất nhiều bất lợi để duy trì sự tồn tại và phát triển, đặc biệt khi tiếp cận<br />
các khoản vay chính thức từ ngân hàng và các TCTD thì còn gặp rất nhiều khó<br />
khăn. Mặc dù đây là nguồn vốn chủ yếu đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài<br />
và ổn định. Vì vậy làm rõ các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn từ<br />
ngân hàng và các TCTD sẽ giúp cho doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng có<br />
định hướng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận đối với nguồn vốn này.<br />
Từ khóa. Tiếp cận vốn chính thức, rảo cản tiếp cận vốn, DNNVV.<br />
1. Giới thiệu chung<br />
Sự đóng góp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa<br />
(DNNVV) đối với nền kinh tế đang trở nên ngày càng quan trọng, ngay cả đối<br />
với các nền kinh tế phát triển. DNNVV không những đóng góp đáng kể vào GDP<br />
mà còn là một động lực tạo việc làm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu đối với nền<br />
kinh tế. N m 2017, khu vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60 vào t ng<br />
trƣởng kinh tế, DNNVV đóng góp khoảng 45% vào GDP cả nƣớc và 31% tổng<br />
số thu ngân sách Nhà nƣớc (Số liệu Tổng cục thống kê, 2016). Trong khi đó<br />
nhóm DNNVV chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 97% tổng số DN đang hoạt động<br />
tại Việt Nam.<br />
Tuy đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng GDP cả nƣớc nhƣng thực tế cho<br />
thấy nhóm DN này lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn<br />
vay. Nguồn vốn dành cho các DNNVV hiện nay có thể đến từ các nguồn nhƣ<br />
ngân sách Nhà nƣớc (trợ cấp, bảo lãnh, bảo hiểm và ƣu đãi thuế…); nguồn vốn<br />
nƣớc ngoài; vốn huy động từ thị trƣờng chứng khoán, trái phiếu; vốn tự có, vốn<br />
góp; nguồn vốn tín dụng bảo lãnh chiết khấu, thuê tài chính và cuối cùng là<br />
nguồn vốn từ đối tác trả chậm, tín dụng thƣơng mại… hay vốn vay từ ngƣời thân,<br />
<br />
<br />
41<br />
bạn bè hay các tổ chức cho vay khác… Tuy nhiên nguồn vốn vay chính thức từ<br />
phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động lâu dài<br />
và ổn định. Bên cạnh đó, các DNNVV phần lớn là các DN có quy mô nhỏ, vốn<br />
chủ sở hữu và năng lực tài chính hạn chế, thiếu tài sản để bảo đảm cho khoản vay<br />
theo quy định hoặc giá trị tài sản đảm bảo thấp, quyền sở hữu tài sản không minh<br />
bạch… nên rất khó có thể vay vốn tại ngân hàng và các TCTD, từ đó gây khó<br />
khăn trong việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy,<br />
đánh giá đúng các rào cản mà doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng gặp<br />
phải sẽ giúp đƣa ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ các rào cản này, từ đó tạo<br />
động lực để doanh nghiệp có thể phát triển.<br />
Ngoài phần giới thiệu chung và tài liệu tham khảo, kết cấu của nghiên<br />
cứu gồm 3 mục khác nhau. Mục 2 đánh giá thực trạng và đóng góp của<br />
DNNVV. Mục 3 chỉ ra các rào cản tác động đến khả năng tiếp cận nguồn chính<br />
thức của các DNNVV. Mục 4 là kết luận và một số khuyến nghị.<br />
2. Thực trạng và đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay<br />
Thực trạng của các DNNVV hiện nay<br />
Trong năm 2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về<br />
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao<br />
năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ đó, đã giúp có những thay đổi đáng kể trong<br />
khu vực doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng. Môi trƣờng kinh doanh<br />
đƣợc cải thiện đã khiến số lƣợng doanh nghiệp và lƣợng vốn đăng kí tăng nhanh.<br />
Theo số liệu thống kê năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục<br />
126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016 (so với bình quân tăng<br />
10,4% số doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016), trong tổng số 561.964 doanh<br />
nghiệp Việt Nam đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2017. Trong khi đó số<br />
doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 60.533 DN, giảm 20% so với năm trƣớc.<br />
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong năm là 12.133DN giảm 2,9% so<br />
với năm 2016. Khoảng cách giữa số doanh nghiệp đăng kí thành lập và số doanh<br />
nghiệp ngừng hoạt động có xu hƣớng gia tăng đáng kể từ năm 2015. Điều này có<br />
thể đƣợc lý giải bởi các thủ tục thông thoáng hơn trong việc đăng kí thành lập<br />
doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình nhỏ lẻ thành lập doanh<br />
nghiệp. Tuy nhiên, về lâu dài đối tƣợng doanh nghiệp này rất khó khăn để tồn tại<br />
và phát triển.<br />
Về cơ cấu doanh nghiệp theo quy mô và hình thức sở hữu<br />
<br />
<br />
<br />
42<br />
Bảng 1: Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động<br />
và hình thức sở hữu n m 2016<br />
<br />
Loại hình sở hữu Tổng<br />
cộng<br />
DNNN DNTN DNFDI<br />
<br />
Số lƣợng (DN) 1.028 495.259 1.482 497.769<br />
Quy mô DN theo lao động<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DNNVV Tỷ lệ theo dòng (%) 0,21 99,50 0,30 96,77<br />
<br />
Tỷ lệ theo cột (%) 28,16 97,75 36,10<br />
<br />
DN Số lƣợng (DN) 2.623 11.387 2.623 16.633<br />
<br />
lớn Tỷ lệ theo dòng (%) 15,77 68,46 15,77 3,23<br />
<br />
Tỷ lệ theo cột (%) 71,84 2,25 63,90<br />
<br />
Tổng cộng Số lƣợng (DN) 3.651 506.646 4.105 514.402<br />
<br />
Tỷ lệ (%) 0,71 98,49 0,80<br />
<br />
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2016 của TCTK<br />
<br />
Bảng 1 cho thấy có đến 99% DNTN là DNNVV, tuy nhiên chỉ có<br />
2,25% doanh nghiệp lớn là DNTN. Đây là điểm đáng lƣu ý đối với các nhà<br />
hoạch định chính sách để hỗ trợ các DNTN cũng nhƣ các DNNVV, vốn chƣa<br />
đƣợc quan tâm đúng mức trong thời gian qua. Các DNNN chỉ chiếm 0,71%<br />
trong tổng số doanh nghiệp nhƣng chủ yếu có quy mô lớn (71,84%) và quy mô<br />
nhỏ (28,16%), trong khi tỉ lệ này ở các DN FDI là 0,80% cũng chủ yếu có quy<br />
mô lớn (63,90%).<br />
<br />
Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh<br />
<br />
Xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thƣờng<br />
tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thƣơng của khu<br />
vực DNNVV. Chính tỷ lệ thua lỗ cao của các DNNVV (41,07%/năm) và cũng<br />
bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2011 - 2016 đã làm cho tỷ lệ<br />
thua lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao, trong khi nhóm các doanh nghiệp có<br />
quy mô lớn lên không có sự tăng đột biến này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
43<br />
Hình 1: Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo quy mô<br />
doanh nghiệp giai đoạn 2011 - 2016<br />
Đơn vị:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK<br />
Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA cũng tăng theo cùng chiều với quy<br />
mô doanh nghiệp. ROA của các doanh nghiệp có quy mô lớn luôn cao nhất<br />
với tỷ lệ 7,98% năm 2016. Đối với DNNVV, diễn biến ngƣợc lại trong giai đoạn<br />
2011-2013, ROA cao nhất năm 2012 là 5,34% sau đó giảm xuống thấp nhất năm<br />
2013 là 4,12%. Giai đoạn sau ROA vẫn thấp nhƣng có xu hƣớng tăng nhẹ trở lại và<br />
năm 2016 ROA đạt 5,04%. Điều này cũng phù hợp với đánh giá ở trên vì có đến<br />
99% DNNVV thuộc khu vực DNTN.<br />
Hình 2: Hiệu suất sinh lợi trên tài sản - ROA của doanh nghiệp<br />
giai đoạn 2011- 2016<br />
Đơn vị:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK<br />
<br />
<br />
<br />
44<br />
Cũng giống nhƣ ROA, ROE cũng thay đổi tỷ lệ thuận với quy mô<br />
doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn luôn có ROE cao nhất đạt tỷ lệ<br />
17,21% vào năm 2016. ROE của các DNNVV có xu hƣớng thay đổi rõ rệt.<br />
Năm 2012, ROE đạt mức 14,25% nhƣng giảm mạnh xuống còn 9,89% năm 2013<br />
sau đó có xu hƣớng tăng trở lại và đạt 15,21% vào năm 2016.<br />
Hình 3: Hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu - ROE của doanh nghiệp<br />
giai đoạn 2011 - 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK<br />
Đóng góp của DNNVV<br />
Có thể thấy các đa số các DNTN đều là các DNNVV có quy mô rất<br />
nhỏ bé cả về lao động và vốn, tỷ lệ kinh doanh thua lỗ luôn ở mức cao. Tuy<br />
nhiên không thể phủ nhận đóng góp của đối tƣợng doanh nghiệp này vào<br />
tăng trƣởng chung của nền kinh tế<br />
Đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước, với việc thực hiện chủ trƣơng<br />
phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ cấu theo thành phần kinh tế nƣớc ta<br />
đang biến đổi theo hƣớng: tỷ trọng thành phần kinh tế Nhà nƣớc ngày càng giảm;<br />
tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nƣớc và thành phần kinh tế có vốn đầu tƣ<br />
nƣớc ngoài ngày càng tăng. Hiện nay khu vực kinh tế tƣ nhân là lực lƣợng đóng<br />
góp lớn nhất vào GDP với tỷ lệ 43,52% năm 2016, trong đó các DNNVV đóng<br />
góp khoảng 49,67%.<br />
Đóng góp vào đầu tư phát triển, việc thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật<br />
Đầu tƣ mới và những nỗ lực cải thiện môi trƣờng kinh doanh đã có tác động<br />
mạnh mẽ đến việc huy động các nguồn lực thuộc khu vực kinh tế tƣ nhân trong<br />
nƣớc vào đầu tƣ phát triển. Năm 2016, đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào<br />
<br />
<br />
45<br />
tổng vốn đầu tƣ khoảng 39%, và 49,24% đối với DNNVV. Điều này cho thấy<br />
quy mô của vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế tƣ nhân đặc biệt là các DNNVV cũng<br />
là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội.<br />
Đóng góp vào giải quyết việc làm, trong quá trình đổi mới kinh tế sự phát<br />
triển mạnh mẽ của kinh tế tƣ nhân và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp<br />
phần to lớn vào giải quyết việc làm cho ngƣời lao động. Với ƣu thế về mức đầu<br />
tƣ dàn trải ở khắp các địa phƣơng và khả năng thu hút rộng rãi nhiều loại lao<br />
động khác nhau, kinh tế tƣ nhân là khu vực chủ yếu tạo việc làm mới và thu hút<br />
lực lƣợng lao động chủ yếu, đa số đều là các DNNVV. Năm 2016, tính chung<br />
cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc kinh tế tƣ nhân thu hút khoảng hơn 70%<br />
lực lƣợng lao động của nền kinh tế, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho<br />
trên 1 triệu lao động.<br />
Tuy có đóng góp đáng kể vảo tổng sản phẩm trong nƣớc, tổng vốn đầu tƣ<br />
và giải quyết đa số việc làm, nhƣng DNNVV lại gặp rất nhiều khó khăn để duy<br />
trì tồn tại và phát triển đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận các ngồn vốn chính<br />
thức từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm gia tăng vốn để mở rộng sản<br />
xuất kinh doanh.<br />
3. Các rào cản tác động đến khả n ng tiếp cận nguồn vốn chính thức<br />
của các DNNVV ở Việt Nam<br />
Nguồn vốn dành cho các DNNVV hiện nay có thể đến từ các nguồn chính<br />
thức nhƣ ngân sách Nhà nƣớc; nguồn vốn nƣớc ngoài; vốn huy động từ thị trƣờng<br />
chứng khoán, trái phiếu; vốn tự có, vốn góp; nguồn vốn tín dụng bảo lãnh chiết<br />
khấu, thuê tài chính và cuối cùng là nguồn vốn từ đối tác trả chậm, tín dụng thƣơng<br />
mại… hay vốn vay từ ngƣời thân, bạn bè hay các tổ chức cho vay khác… Tuy nhiên<br />
nguồn vốn vay chính thức từ phía các ngân hàng và TCTD mới đảm bảo cho doanh<br />
nghiệp hoạt động lâu dài và ổn định. Tuy nhiên khi tiếp cận nguồn vốn này,<br />
DNNVV gặp phải một số khó khăn: xuất phát từ chính nội tại của doanh nghiệp:<br />
đặc điểm của chủ doanh nghiệp (trình độ học vấn, giới tính, tuổi), đặc điểm của<br />
doanh nghiệp (qui mô, tuổi, hình thức sở hữu, lịch sử vay vốn), vị trí của doanh<br />
nghiệp, mức độ tin cậy tín dụng của doanh nghiệp, và quan hệ với ngân hàng và các<br />
TCTD hay chính phủ... Bên cạnh đó các nhân tố bên ngoài nhƣ: mức độ phát triển<br />
hệ thống tài chính tiền tệ; môi trƣờng kinh doanh và thể chế; đặc điểm của ngân<br />
hàng và TCTD (quy mô, hình thức sở hữu và cách thức cho vay); đặc điểm của<br />
khoản vay; các chi phí tài chính chính thức (chủ yếu là chi phí trả lãi) và chi phí<br />
không chính thức (chi phí về thủ tục, giấy tờ, phí quản lý, phí cam kết, lãi suất phạt<br />
<br />
46<br />
khi vi phạm hợp đồng vay, chi phí khác...) đều có tác động đến khả năng tiếp cận<br />
các nguồn vốn vay từ ngân hàng và các TCTD của doanh nghiệp.<br />
Theo kết quả điều tra DNNVV của CIEM năm 2015 cho thấy, mặc dù chỉ<br />
số tiếp cận tín dụng đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng các doanh nghiệp vẫn cho rằng<br />
thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn nhất. Trong khi các doanh<br />
nghiệp có quy mô lớn hơn có khả năng tiếp cận tín dụng cao hơn thì toàn bộ các<br />
nhóm quy mô khác đều có tỷ lệ tiếp cận tín dụng giảm so với năm 2013. Hiện<br />
nay mới chỉ có khoảng 32% DNNVV có khả năng tiếp cận vốn, 35% DN khó<br />
tiếp cận và khoảng 33% không thể tiếp cận nguồn vốn. Một tỷ lệ lớn các doanh<br />
nghiệp không có nhu cầu vay vốn (54%) hoặc không muốn bị nợ (23%). Những<br />
doanh nghiệp này không đƣợc coi là những doanh nghiệp gặp khó khăn về tín<br />
dụng, tuy nhiên trong số các doanh nghiệp thuộc nhóm không nộp hồ sơ vay vốn<br />
(1.982 doanh nghiệp) có khoảng một nửa có thể đƣa vào nhóm gặp trở ngại về tín<br />
dụng. Điều này có thể do tỷ lệ lãi suất cao hoặc quy trình nộp hồ sơ khó khăn<br />
(mỗi nguyên nhân chiếm khoảng 7%).<br />
Các kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp khác cũng chỉ ra, tiếp cận tài<br />
chính đang là rào cản lớn đến các doanh nghiệp. Theo kết quả khảo sát doanh<br />
nghiệp của WB năm 2015, rào cản về mở rộng kinh doanh lớn nhất đó là “Tiếp<br />
cận tài chính” (với 22% số doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn yếu tố này, so với<br />
11,3% doanh nghiệp khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng). Điều đáng lo ngại<br />
nhất và khó tháo gỡ nhất khi khởi đầu doanh nghiệp là thiếu vốn cũng nhƣ khó<br />
tiếp cận các nguồn vốn. Đó chính là lý do mà tín dụng phi chính thức đóng vai<br />
trò quan trọng trong thị trƣờng vốn cho các DNNVV ở Việt Nam.<br />
Kết quả điều tra trực tiếp 695 doanh nghiệp thực hiện cuối năm 2017 (Báo<br />
cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thƣờng niên của Đại học KTQD, 2018) cũng chỉ<br />
ra gần 60% các doanh nghiệp trong mẫu điều tra đã từng nộp đơn xin vay vốn<br />
ngân hàng. Những doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng loại trừ lý do không<br />
có nhu cầu và không muốn bị mắc nợ, thì lý do chính không tiếp cận đƣợc nguồn<br />
vốn vay ngân hàng là do lãi suất cao và thủ tục vay phức tạp. Các doanh nghiệp<br />
đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ đƣợc giải ngân một phần cũng có nguyên<br />
nhân chủ yếu từ thủ tục, cụ thể là vấn đề tài sản thế chấp. Đặc biệt là đối với các<br />
DNNVV thì càng khó có khả năng tiếp cận vốn vay chính thức vì phần lớn mặt<br />
bằng sản xuất, máy móc trang thiết bị cơ bản là đi thuê, không đáp ứng yêu cầu<br />
thế chấp của các ngân hàng.<br />
<br />
47<br />
Bên cạnh đó, khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi tiếp cận vốn là<br />
chi phí tài chính cao. Chi phí để có các dịch vụ tài chính, ví dụ vốn tín dụng ngân<br />
hàng, bao gồm chi phí chính thức (chủ yếu là chi phí trả lãi) và chi phí không<br />
chính thức (chi phí về thủ tục, giấy tờ, phí quản lý, phí cam kết, lãi suất phạt khi<br />
vi phạm hợp đồng vay, chi phí khác...).<br />
Theo báo cáo PCI năm 2015, “việc doanh nghiệp phải chi các chi phí tài<br />
chính không chính thức nhƣ “bồi dƣỡng” các cán bộ ngân hàng còn phổ biến với<br />
tỷ lệ ở doanh nghiệp vừa là 49% và ở doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ<br />
tỷ lệ này lần lƣợt là 64% và 56% trả lời phải trả chi phí này, trong với các doanh<br />
nghiệp lớn là 30%”. Đồng thời, chi phí không chính thức chƣa có dấu hiệu giảm<br />
bớt thể hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp đƣợc khảo sát phải chi trả chi phí vẫn tăng, từ<br />
mức 50% năm 2013 lên 65% năm 2015. Riêng chi phí không chính nàu có thể<br />
chiếm tới hơn 10% tổng doanh thu của các doanh nghiệp tham gia khảo sát với tỷ<br />
trọng ngày càng tăng (năm 2015 là 11%, tăng 1% so với năm 2014). Do khó<br />
khăn về tiếp cận vốn ngân hàng, các doanh nghiệp (chủ yếu là các DNNVV) sẽ<br />
phải tiếp cận các kênh phi chính thức nhƣ kênh ngƣời thân, bạn bè, gia đình hay<br />
tín dụng đen. Lãi suất từ nguồn tín dụng đen có thể ở mức rất cao, từ 20-25%/<br />
năm, với doanh nghiệp quy mô lớn thậm chí lên đến 36%/năm.<br />
Báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam thƣờng niên của Đại học KTQD, 2018<br />
đánh giá doanh nghiệp có khả năng tiếp cận đƣợc món vay từ tổ chức tín dụng<br />
cao hơn khi doanh nghiệp có chi các khoản chi phí lót tay, mua quà tặng... Điều<br />
này cho thấy, hiện nay chi phí phi chính thức vẫn là một trong rào cản các doanh<br />
nghiệp tiếp cận vốn chính thức từ các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với các<br />
DNNVV.<br />
Môi trƣờng kinh doanh và thể chế cũng là một trong những yếu tố quan<br />
trọng tác động đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp đặc biệt là các<br />
DNNVV.<br />
Fatoki và Smit (2011) cho rằng môi trƣờng pháp lý cũng là một yếu tố<br />
quan trọng ảnh hƣởng đến tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp. Cùng quan<br />
điểm đó, Olomi và cộng sự (2008) cũng xác định nền văn hóa kinh doanh kém<br />
phát triển, môi trƣờng ở nơi giao dịch giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay là một<br />
trong ba nhóm yếu tố gây khó khăn khi tiếp cận tài chính của các DNNVV.<br />
Theo kết quả Báo cáo “Đặc điểm môi trƣờng kinh doanh ở Việt Nam –<br />
Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015” do CIEM thực hiện với sự<br />
<br />
48<br />
tham gia của gần 2600 doanh nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh hoạt động<br />
trong khu vực chế biến chế tạo, tại 10 tỉnh và thành phố của Việt Nam. Báo cáo<br />
khẳng định một trong những tác động chính mà môi trƣờng kinh doanh ảnh<br />
hƣởng “đến sự tăng trƣởng của các DNNVV là thông qua sự tiếp cận tài chính và<br />
hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp”.<br />
4. Kết luận và một số giải pháp<br />
Nghiên cứu đánh giá thực trạng và vai trò của các DNNVV, có thể thấy<br />
DNNVV chiếm đa số trong tổng số doanh nghiệp nhƣng lại có quy mô rất nhỏ<br />
bé cả về vốn và lao động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ luôn<br />
ở mức cao. Tuy nhiên, đây là đối tƣợng đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng<br />
chung của khu vực doanh nghiệp. Đặc biệt khi tiếp cận các khoản vay chính<br />
thức từ ngân hàng và các TCTD thì còn gặp rất nhiều khó khăn. Quy mô của<br />
doanh nghiệp là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc<br />
tiếp cận các khoản vay từ các ngân hàng và các TCTD; các doanh nghiệp lớn<br />
có lợi thế hơn trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay; rào cản liên quan đến<br />
những vấn đề nội tại của doanh nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là do không đáp<br />
ứng đƣợc yêu cầu về các tài sản thế chấp, đặc biệt là đối với các DNNVV khi<br />
mà nhà xƣởng và máy móc thƣờng phải đi thuê; mức độ hiệu quả sử dụng và<br />
quản lý tài sản cũng có tác động tới khả năng vay vốn. Bên cạnh đó, các chi<br />
phí không chính thức phát sinh khi doanh nghiệp vay vốn là một trong các yếu<br />
tố quyết định; các vấn đề thể chế cũng có vai trò quan trọng ảnh hƣởng tới khả<br />
năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.<br />
Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận<br />
nguồn vốn của doanh nghiệp từ ngân hàng và các TCTD, đặc biệt là các DNNVV:<br />
Về phía Chính phủ, cần tạo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các thành<br />
phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp: để khu vực tƣ nhân đặc biệt là các<br />
DNNVV phát triển đòi hòi các chính sách kinh tế vĩ mô cần đƣợc xây dựng một cách<br />
đồng bộ tạo điều kiện phát triển một cách hài hòa giữa các khu vực trong nền kinh tế;<br />
cần loại bỏ những quy định mang tính chất chồng chéo. Chính phủ cần tiếp tục đẩy<br />
mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính. Đặc biệt, các thủ tục liên quan đến cấp<br />
phép thành lập đăng ký kinh doanh, thủ tục thuê đất, thủ tục cấp tín dụng…<br />
Về phía ngân hàng và các TCTD, có thể nới lỏng các ràng buộc liên<br />
quan đến tài sản thế chấp trong việc xem xét đánh giá quyết định cho vay,<br />
đồng thời đơn giản hóa và cải tiến các thủ tục cho vay, giảm chi phí tiếp cận<br />
nguồn vốn tín dụng…<br />
<br />
49<br />
Vấn đề liên quan đến khả năng của các doanh nghiệp: các doanh nghiệp<br />
cần xây dựng đƣợc các kế hoạch kinh doanh hàng năm, cũng nhƣ xây dựng chiến<br />
lƣợc phát triển trong dài hạn. Đồng thời, hàng năm phải đánh giá mức độ hoàn<br />
thành kế hoạch đặt ra. Có nhƣ vậy, doanh nghiệp mới đánh giá đƣợc năng lực<br />
hoạt động của mình, qua đó có những điều chỉnh phù hợp cho hoạt động kinh<br />
doanh; hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp: một trong những tồn tại hiện<br />
nay đối với các doanh nghiệp tƣ nhân đặc biệt là các DNNVV, đó là hầu nhƣ<br />
chƣa chú trọng đến việc xây dựng hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Do đó, các<br />
doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn hơn khi muốn tiếp cận với các nguồn vốn<br />
vay từ các tổ chức tín dụng vì khó đáp ứng đƣợc các giấy tờ minh chứng về tài<br />
chính trong yêu cầu của hồ sơ xin vay vốn. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp cần có<br />
nhận thức đúng đắn hơn về việc xây dựng hệ thống kế của doanh nghiệp nhằm<br />
phục vụ công tác quản trị tài chính và ra quyết định kinh doanh, không nhƣ hiện<br />
nay chỉ dừng lại ở mức phục vụ báo cáo thuế là chính.<br />
Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nƣớc KX01.18/16-<br />
20 “Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt<br />
Nam: thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Fatoki, O. O., & Smit, A. V. (2011). Constraints to credit access by new SMEs<br />
in South Africa: a supply side analysis. The African Journal of Business and<br />
Management, 5(4), 1413–1425.<br />
2. Olomi, N. Mori, E. Mduma, and Urassa (2008), “Constraints to Access to<br />
Capital by Tanzanian SMEs,” Dar es Salaam: REPOA.<br />
3. Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường<br />
niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017.<br />
4. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2018), Báo cáo Kinh tế Việt Nam thƣờng<br />
niên 2017: Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Đại<br />
học Kinh tế quốc dân.<br />
5. World Bank (2016) Enterprise Survey of South East Asia Countries.<br />
6. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ƣơng (2016), Báo cáo đặc điểm môi<br />
trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2015, NXB<br />
Tài chính.<br />
7. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=18738<br />
<br />
<br />
<br />
50<br />