Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
lượt xem 10
download
Chăm sóc rốn cho trẻ là việc rất quan trọng. Đó là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau sinh tới khi rốn rụng, lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn. Cuống rốn ở trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh khoảng 7 – 10 ngày,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
- Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh Chăm sóc rốn cho trẻ là việc rất quan trọng. Đó là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau sinh tới khi rốn rụng, lên sẹo khô. Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn. Cuống rốn ở trẻ sơ sinh thường rụng sau sinh khoảng 7 – 10 ngày, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh giai đoạn chưa rụng rốn rất quan trọng, không cẩn thận có thể dẫn đến nhiễm trùng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Nếu người mẹ vẫn ở tại các cơ sở y tế thì việc chăm sóc rốn chủ yếu do các bác sĩ, điều dưỡng viên thực hiện. Nếu sinh thường, không có nguy cơ, sản phụ được thầy thuốc cho về nhà tự theo dõi tiếp. Nếu sản phụ và bé được đưa về nhà thì việc chăm sóc, theo dõi để phát hiện các bất thường của rốn lại do chính các sản phụ hoặc người nhà sản phụ thực hiện. Bố mẹ cần thay băng và làm vệ sinh rốn cho bé ít nhất 1 ngày 1 lần. Khi cuống rốn còn mới, có thể pha cồn i ốt để vệ sinh. Khi cuống rốn đã khô, chỉ nên dùng cồn 70 độ để vệ sinh rốn cho bé. Không nên dùng cồn có nồng độ cao lau quanh rốn làm bé bị đau rát hay bỏng da.
- Cách vệ sinh rốn cho bé: - Cần chuẩn bị gạc mỏng vô trùng, băng rốn sạch, mỏng, bông vô trùng. - Rửa tay thật sạch bằng xà phòng, sau đó dùng cồn sát trùng trước khi thay băng rốn cho bé. - Dùng tay trái nâng nhẹ đầu cuống rốn lên để lộ phần chân rốn. - Lấy tăm bông tẩm dung dịch povidin 10% bôi xung quanh chân rốn, sau đó bôi từ chân rốn lên cuống rốn, từ trong chân rốn ra ngoài vùng da xung quanh. - Chờ khi rốn bé khô, lấy gạc vô trùng quấn xung quanh chân rốn và băng lại bằng vòng băng thun vô trùng. Bố mẹ cần làm việc này mỗi ngày cho đến khi rốn bé rụng và khô sạch hoàn toàn. Bạn cần chăm sóc rốn cho trẻ đúng cách và cẩn thận Nguy hiểm nếu không được vệ sinh đúng cách Hằng năm, có rất nhiều trẻ bị nhiễm trùng rốn. Một số trường hợp rất nặng, khó điều trị và để lại di chứng như: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ, vàng da mà nguyên nhân là do trẻ chưa được chăm sóc rốn đúng cách.
- Những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi chăm sóc rốn cho trẻ là: không dám đụng vào rốn của trẻ, chờ đến khi trẻ rụng rốn mới đụng đến; mang băng rốn quá kín, kéo dài 2-3 tháng mới mở ra… Những thói quen này đã ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ. Việc tắm, lau người, chăm sóc rốn cho trẻ không ảnh hưởng đến rốn nhưng phải để rốn khô thoáng sau chăm sóc. Tránh rắc tiêu lên rốn trẻ sau khi rụng rốn; không rắc bột kháng sinh, không bôi thuốc đỏ vào rốn; không đắp lá cây, xác sinh vật… kể cả thuốc lên rốn trẻ. Nếu trong quá trình chăm sóc, thấy rốn rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng), rốn hôi, chảy nước màu vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, không khô… cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế. Tại các cơ sở y tế, tùy từng trường hợp, trẻ sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm khuẩn… Tóm lại, khi chăm sóc rốn cho trẻ, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, điều dưỡng viên; theo dõi thường xuyên để phát hiện và xử trí sớm các trường hợp bất thường, tránh được các biến chứng không đáng có 10 điều cần biết khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh nên cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh luôn là một hành động quan trọng của việc chăm sóc cơ thể trẻ mà bạn không nên bỏ qua sau khi sinh. Rốn là một phần nhạy cảm của cơ thể trẻ sau khi sinh cần được chăm sóc tốt để đảm bảo các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên. Nếu không lưu ý, rốn ở trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng và xảy ra nhiều biến chứng khác như chảy máu, xả chất lỏng có mùi trắng... - Luôn giữ rốn của trẻ khô và sạch sẽ nhất có thể.
- - Luôn luôn rửa tay trước khi chăm sóc rốn của trẻ. Việc chưa rửa tay của bạn có thể mang tới những vi trùng có hại xâm nhập vào rốn của trẻ đấy. - Trước khi cuống rốn khô và rụng khỏi rốn, bạn hãy chú ý giữ tã của bé che hờ phần rốn và bụng để tránh bất cứ điều gì có thể va chạm tới phần rốn. Mỗi khi bạn thay một tã mới, gấp tã ở phía trên để đảm bảo rằng rốn không bị trầy xước da và lưu thông không khí. - Để giữ cho cuống rốn khô bạn có thể phải khá cẩn trọng khi tắm cho trẻ sơ sinh. Tuyệt đối không ngâm cuống rốn của trẻ trong khi tắm cho đến khi cuống rốn đã rụng và khô. - Làm sạch vùng bụng và vùng rốn của trẻ ít nhất một lần/ ngày. Để làm sạch nhẹ nhàng vùng rốn của trẻ, bạn nên sử dụng tăm bông được nhúng vào nước lạnh đun sôi và nhẹ nhàng vỗ nhẹ khu vực này. Điều này sẽ giúp rốn khô nhanh chóng và giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. - Đừng quên lau khô khu vực rốn và xung quanh rốn với một miếng gạc sau khi làm sạch rốn. Bạn tuyệt đối tránh sử dụng bông gòn vì những sợi từ bông gòn thường dính vào rốn và có thể gặp khó khăn để lấy ra, gây các biến chứng khác cho rốn. - Không sử dụng nước thơm, dầu gội để tắm hoặc rắc bột lên trên hoặc xung quanh rốn của bé. - Khoảng 1-3 tuần sau khi sinh, dây rốn của trẻ sẽ khô và rụng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có tái chảy máu hoặc nhiễm trùng, hay có bất cứ bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa nhé. - Khi bị rơi rụng, một số rốn của trẻ có hiện tượng chảy máu. Điều này khiến cha mẹ trẻ không khỏi lo lắng nhưng đôi khi đây là hiện tượng bình thường. Nó có thể mất 5-10 ngày để chữa trị và chăm sóc cho khu vực này sau khi rốn đã rụng. - Đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ nếu: * Rốn của trẻ tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi thơm * Rốn tiết ra bất kỳ chất lỏng có mùi hôi.
- * Da xung quanh vùng rốn của trẻ bị viêm nhiễm. * Nếu trẻ bị sốt. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng vì nếu không cẩn thận trẻ sẽ bị nhiễm khuẩn rốn dẫn đến những nguy hại về sức khỏe. Nhiễm khuẩn rốn và uốn ván rốn sơ sinh chiếm tỉ lệ khá cao trong các trường hợp tử vong sơ sinh ở các nước đang phát triển, mà một tỉ lệ tử vong chiếm phần quan trọng trong nhiễm khuẩn sơ sinh là do nhiễm khuẩn rốn. Vì vậy, việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh được đặc biệt quan tâm và được đưa vào chương trình giáo dục cho các bà mẹ trước khi sinh. Cách chăm sóc rốn Chăm sóc rốn sạch ngay sau khi sinh và những ngày đầu sau sinh có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm khuẩn rốn. Trước và sau khi chăm sóc rốn cho bé, cần phải rửa tay bằng nước sạch và xà bông kỹ. Có thể chăm sóc rốn cho trẻ ngay sau khi tắm cho bé sẽ tiện hơn, sau khi tắm bé xong; lau khô người cho bé kèm theo dùng bông đã được tiệt khuẩn thấm kỹ, nhẹ tay vùng rốn cho trẻ. Không nhất thiết phải tắm trẻ mỗi ngày, khi rốn chưa rụng, nên tắm kiểu "đầu" và "chân" để giữ rốn được khô. Sau đó mặc quần áo sạch cho bé, giữ cho cuống rốn khô sạch bằng cách phủ ra ngoài là quần áo sạch hoặc hiện nay, trên thị trường có bán gạc chun quấn rốn cho bé đã được tiệt trùng, mỗi ngày thay một cái, dùng gạc chun quấn nhẹ sau khi đã đặt một miếng gạc sạch vào chỗ rốn đã thấm khô.
- Tã phải được gấp dưới rốn. Không nên dùng gạc thường hoặc tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn nếu không được dùng bằng các sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta. Tránh sờ vào cuống rốn, bôi các chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn. Cần mang trẻ đến cơ sở y tế ngay khi thấy có bất cứ biểu hiện nào sau đây: Rốn rỉ dịch mủ vàng, hôi hoặc chảy máu rốn; Da vùng xung quanh rốn sưng nề đỏ; Rốn rỉ dịch kéo dài sau khi rốn rụng hơn 2 ngày; Trẻ sốt, bú kém. Nhận biết nhiễm khuẩn rốn Nhiễm khuẩn rốn thường là do tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn gram âm đường ruột. Một số trường hợp do trẻ bị uốn ván rốn do khi mang thai bà mẹ không được tiêm phòng uốn ván và việc chăm sóc rốn không vô khuẩn.
- Dấu hiệu để nhận biết nhiễm khuẩn rốn là: Rốn đỏ chảy mủ hôi, có quầng đỏ xung quanh rốn, có thể gây chảy máu rốn. Bệnh có thể tiến triển nặng thành nhiễm trùng huyết với các biểu hiện: Trẻ ngủ li bì, bú kém, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, có thể bị viêm cơ thành bụng, hoại tử cân cơ mạc, viêm phúc mạc, viêm động mạch hoặc tĩnh mạch rốn... Điều trị: Chăm sóc rốn và dùng kháng sinh, nếu do uốn ván rốn, cần điều trị thêm kháng độc tố uốn ván. Cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Chăm sóc rốn 2 lần/ngày và bất cứ khi nào cuống rốn bị nhiễm bẩn. Sát khuẩn cuống rốn bằng các dung dịch sau: nước muối sinh lý để rửa sạch mủ, cồn iode 2-3%, cồn 70 độ. Dùng bông, gạc vô khuẩn thấm dung dịch sát trùng lau sạch rốn, lau từ vùng chân rốn, nên nâng cuống rốn lên để có thể lau sạch vùng chân rốn... Lau sạch thuốc sát khuẩn còn đọng lại ở chân rốn, không đắp gạc hoặc rắc thuốc bột kháng sinh lên rốn. Không được cắt lể da xung quanh rốn. Cách phòng nhiễm khuẩn rốn: Cho trẻ tiếp xúc da - da với mẹ ngay từ đầu sau sinh, không cách ly mẹ con nhằm giúp trẻ có được vi khuẩn thường trú trên da là vi khuẩn không gây bệnh từ mẹ. Bú sữa mẹ để cung cấp kháng thể chống nhiễm khuẩn. Tiêm phòng uốn ván cho mẹ lúc mang thai để tránh uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
4 p | 249 | 62
-
Lời khuyên khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
5 p | 227 | 54
-
Phòng nhiễm trùng rốn cho trẻ sơ sinh
5 p | 228 | 49
-
Thông tin cần thiết trong việc chăm sóc rốn cho trẻ
5 p | 222 | 43
-
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
4 p | 164 | 29
-
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng
3 p | 208 | 21
-
Uốn ván sơ sinh và cách phòng ngừa
2 p | 192 | 20
-
Vì sao nên tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?
2 p | 139 | 17
-
Chăm sóc dây rốn chưa rụng cho trẻ sơ sinh
4 p | 181 | 11
-
Chăm tốt, rốn mau lành
5 p | 79 | 9
-
Thiếu canxi ở trẻ sơ sinh
5 p | 146 | 7
-
Cách vệ sinh chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
4 p | 115 | 5
-
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh tại nhà
6 p | 94 | 4
-
Sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc rốn bé
5 p | 107 | 4
-
Chờ 3 phút hãy cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh
4 p | 93 | 4
-
Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn
6 p | 93 | 4
-
Nhận diện thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
8 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn