Cách phòng chống viêm hô hấp ở trẻ nhỏ
lượt xem 8
download
Học cách phòng chống viêm hô hấp và viêm hô hấp tái phát ở trẻ nhỏ để giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong điều kiện thời tiết thất thường mùa hè. Một trong các vấn đề đau đầu của các bà mẹ khi nuôi con nhỏ đó là trẻ hay bị viêm đường hô hấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cách phòng chống viêm hô hấp ở trẻ nhỏ
- Cách phòng chống viêm hô hấp tái phát ở trẻ nhỏ Học cách phòng chống viêm hô hấp và viêm hô hấp tái phát ở trẻ nhỏ để giữ gìn sức khỏe cho trẻ trong điều kiện thời tiết thất thường mùa hè. Một trong các vấn đề đau đầu của các bà mẹ khi nuôi con nhỏ đó là trẻ hay bị viêm đường hô hấp. thời tiết “sáng nắng, chiều mưa” như hiện nay góp phần “cổ vũ” thêm cho viêm hô hấp tái phát. Thường thì cứ một trận này vừa mới qua thì một trận khác lại kéo đến. “Chiến đấu” ngay từ mũi Sự cố: một phần lớn trẻ em bị viêm phế quản và viêm phổi là biến chứng từ viêm mũi. Mũi là trung tâm khơi mào và là đường dẫn thuận lợi cho viêm họng và viêm phế quản. Nguyên nhân: viêm mũi rất dễ gây ra sổ mũi và chảy mũi ở trẻ em. Khi bé đứng thì dịch mũi chảy ra ngoài. Nhưng khi bé nằm thì dịch mũi này chảy xuống họng và đoạn trên thanh quản. Dịch này mang nhiều virút, vi khuẩn và các chất gây viêm. Chúng đóng vai trò như các dịch viêm và mang mầm bệnh làm phát tán sang các vùng khác như họng, khí quản. Vì thế, bé sẽ ngay sau đó sẽ bị viêm khí phế quản. Giải pháp đối phó: kiểm soát bé từ khi bị viêm mũi họng. Ngay khi bé có hiện tượng viêm mũi, chảy mũi, sổ mũi, chúng ta phải khống chế ngay. Một mặt giữ ấm cho trẻ và tránh gió lạnh, một mặt các mẹ cần sử dụng thuốc chống chảy mũi cho trẻ em. Trong đa phần các trường hợp mầm bệnh ban đầu chỉ là virút nên các bà mẹ hãy yên tâm mà sử dụng các thuốc này. Hiện nay trên thị trường người ta thường pha lẫn một chút kháng sinh vào trong các thuốc nhỏ mũi, sẽ làm tăng hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn. Một số cách phối hợp an toàn bao gồm: kháng sinh neomycin, polymycin hoặc cloramphenicol + thuốc chống chảy mũi ephedrin, xylometozalin, naphazolin hoặc oxymetazolin + thuốc chống viêm corticoid liều nhẹ betamethason. Đây là công thức phối hợp tiện dụng và an toàn cho một liệu trình ngắn, dưới 3 ngày. Nhỏ mũi là việc rất quan trọng để chống lại viêm mũi họng.
- Phòng vệ với quạt máy Sự cố: mùa hè nóng bức, quạt máy là phương tiện không thể thiếu được, nhất là với trẻ nhỏ ở độ tuổi 5 – 8 tuổi. Lứa tuổi này các bé rất hay chạy nhảy, mồ hôi toát ra và rất thích hứng mặt trước quạt để đã mát. Điều này có tác dụng làm dịu cơn nóng ngay tức khắc nhưng lại rất không tốt với đường thở. Nguyên nhân: lý do là vì quạt mát làm bay hơi nước nhanh chóng. Nhất là khi tốc độ quạt máy lớn, trực diện vào đường thở, lại thở bằng đường miệng. Lúc này khí thở sẽ không kịp được làm ấm và làm ẩm qua niêm mạc mũi. Chúng dễ dàng làm khô da và đồng nghĩa với đó là làm khô cong đường thở. Tế bào niêm mạc hô hấp rất nhạy cảm với tình trạng này. Khi bị quá khô, chúng bị hoại tử và đường hô hấp bị viêm luôn tại chỗ. Do vậy, họng và khí quản sẽ bị viêm, nhiễm thêm vi khuẩn và virút sau đó. Giải pháp đối phó: để kiểm soát tình trạng này, bạn nên chú ý tới trẻ ngay sau giờ chơi. Chỉ cho bé ngồi trước quạt dưới 10 phút cho ráo mồ hôi. Sau đó, bạn phải vặn nhỏ tốc độ quạt máy xuống. Đồng thời, bé phải sẽ phải thay đổi tư thế ngồi từ hướng trực diện mặt với quạt chuyển sang quay lưng lại với quạt để giảm tối đa gió thốc vào đường thở. Khi bé nằm ngủ, bạn lưu ý sử dụng quạt tốc độ chậm nhất, cho quay đều và hướng gió thổi xuôi theo đường thở, tức là chếch từ đầu trở xuống chân. Làm được như vậy, bé sẽ hạn
- chế viêm đường hô hấp do quạt điện gây ra. Với bé đang bị viêm đường hô hấp hoặc vừa mới điều trị, hết sức cẩn thận vì bé có thể dễ dàng bị viêm hô hấp tái phát và nặng thêm. Nói không với tắm muộn Sự cố: với nhịp sống hiện đại gấp gáp, các nhịp sống thường ngày dễ dàng bị thay đổi. Gia đình bạn có thể thức khuya, ngủ muộn, ăn muộn, chơi thể thao muộn và hoàn toàn có thể tắm muộn hơn. Dù vậy, bạn tuyệt đối không nên tắm muộn hơn cho trẻ nếu muốn bảo vệ đường thở của trẻ, giảm nguy cơ viêm hô hấp và tái phát Nguyên nhân: khi vào đêm muộn, cơ thể thay đổi trạng thái hoạt động sang trạng thái nghỉ ngơi. Nhiệt lượng tạo ra vào đêm muộn xuống rất thấp, tốc độ chuyển hóa cũng xuống rất thấp. Mặt khác, vào ban đêm, da giãn ra toàn bộ, lỗ chân lông giãn to lại càng dễ mất nhiệt hơn. Vì thế bé dễ bị nhiễm lạnh. Nhiễm lạnh vùng cổ và vùng ngực dễ làm mạch máu co lại, tăng tiết dịch đường thở và dễ gây ra bội nhiễm mầm bệnh. Vì thế, khi tắm lạnh hoặc tắm muộn, bạn dễ thấy tượng bé bị ho và hắt hơi ngay sau đó. Cẩn thận với máy điều hòa Sự cố: máy tạo ra nhiệt độ như ý để đem đến giấc ngủ ngon cho cả gia đình. Nhưng nó lại có nhược điểm cố hữu là không thể tạo ra một không gian đồng đều về nhiệt độ trong buồng ngủ. Và do đó, dễ bị viêm hô hấp. Nguyên nhân: lý do vì máy điều hòa vừa tạo ra hơi gió mạnh, vừa tạo ra hơi lạnh. Gió của máy sẽ đẩy hơi lạnh đi tới vùng nào mà gió tới. Nếu không chú ý, bạn có thể bị hơi lạnh của điều hòa đi thẳng vào trong khí quản của trẻ nhỏ. Mặt khác, vì hơi mát rất dễ chịu. Nhưng giới hạn từ mát sang lạnh rất mong manh. Nếu không chú ý, bé của bạn có thể bị nhiễm lạnh do điều hòa và sẽ bị ho luôn. Giải pháp đối phó: để sống hiện đại và an toàn với máy điều hòa, bạn nên biết cách sử dụng máy thông minh và thân thiện với sức khỏe. Ban đầu, bạn để chế độ làm lạnh nhanh để tạo hơi mát khẩn cấp. Song chế độ làm lạnh nhanh chỉ nên duy trì tối đa trong 5 phút đầu tiên. Trong 5 phút này, không khí nhanh chóng được làm mát, đường thở chưa bị quá khô và cơ thể chưa bị mất nhiệt nhiều. Trong 5 phút này bạn cũng không nên cho bé nằm xuống ngay.
- Sau giai đoạn làm lạnh nhanh, bạn sẽ chuyển sang chế độ hoạt động theo nhiệt độ. Giải nhiệt độ tiếp theo nên sử dụng là 26 – 27oC với chế độ quạt gió to. Chế độ này làm hơi mát tràn đều trong phòng. Khi bắt đầu vào giai đoạn ngủ, bạn chỉ nên để máy điều hòa ở chế độ 280C, quạt gió to hay nhỏ tùy thuộc vào độ lớn của căn phòng. Một điều lưu ý là không nên bố trí máy ngược hướng với hướng nằm ngủ. Vì như vậy có thể làm hơi lạnh thốc ngay vào mũi và gây ra viêm mũi họng. Cách bố trí an toàn là điều hòa xuôi theo hướng nằm, lệch hướng với giường hoặc chỉ thổi đến ngang chân. Nếu phòng ngủ rộng, bạn có thể bố trí điều hòa lệch vị trí giường nằm, như vậy sẽ rất an toàn. Khi bé ngủ, bạn nhớ có một tấm chăn mỏng để phủ lên ngực bụng, nhất là vào giữa đêm để giữ ấm cơ thể cho trẻ. Lời khuyên của thầy thuốc Khi bé đang bị bệnh, bạn nhớ phải cho bé uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Một chế độ điều trị đầy đủ thông thường bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc chống ho, thuốc làm long đờm, thuốc chống viêm và thuốc hạ sốt nếu bé bị sốt cao. Giải pháp đối phó: không tắm muộn cho bé. Bạn nên tắm cho bé vào khung giờ từ 5 – 6h chiều. Tắm sớm hơn, bé sẽ chạy nhảy và lại bẩn nguyên xi. Tắm muộn hơn thì lại dễ bị viêm đường hô hấp. Trong mọi tình huống, bạn không nên tắm cho trẻ sau 8h tối, kể cả khi bạn có sử dụng bình nóng lạnh. Vì nước nóng chỉ có tác dụng làm ấm khi tiếp xúc với nước. Khi nước ấm trôi đi, cơ thể sẽ bị mất nhiệt và lạnh ngay. Nếu bạn quá bận việc mà lỡ để quên việc tắm cho trẻ đến tận 10h tối thì chỉ nên lau chân, tay, ngực, lưng và nách bằng nước ấm. Hãy bỏ qua công đoạn tắm và chuyển sang ngày hôm sau. Phòng ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ bằng cách nào? Hai việc giúp cải thiện thể trạng và phòng chống bệnh tật cho trẻ là miễn dịch và tiêu hóa. Có một hệ miễn dịch tốt, trẻ có khả năng tránh được nhiều bệnh như: cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều
- lần. Có một hệ tiêu hóa tốt, giúp trẻ ăn ngon hơn, giúp tăng cường thể trạng và tránh được việc mất cân bằng dinh dưỡng – nguồn gốc của các bệnh phát sinh đối với trẻ. Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến ở Việt nam, bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao, trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong năm. Theo các nhà chuyên môn, nhiễm khuẩn hô hấp được chia thành 2 loại: nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm các trường hợp ho, cảm lạnh, viêm mũi-họng, viêm amidan, viêm tai giữa, VA. Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm: viêm thanh khí phế quản, viêm phổi…. Phần lớn nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là do nhiễm các loại virus có ái lực lớn với đường hô hấp. Khả năng lây lan của virus dễ dàng, tỷ lệ người lành mang virus cao cho nên bệnh dễ có nguy cơ phát triển trong cộng đồng thành dịch và dễ bị nhiễm lại. Bên cạnh đó, ở những nước đang phát triển như Việt nam thì căn nguyên nhiễm khuẩn vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp. Các tài liệu nghiên cứu cho thấy: trẻ em khi sinh ra được thừa hưởng miễn dịch của mẹ cho đến 6 tháng tuổi, sau đó trẻ phải tự tạo miễn dịch cho mình cho đến khi trẻ khoảng 8 tuổi thì hệ miễn dịch mới chín muồi. Khoảng thời gian trẻ đang tự tạo hệ miễn dịch cho mình là khoảng thời gian khó khăn đối với trẻ trong việc đối phó với các căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp. Có rất nhiều những yếu tố nguy cơ góp phần gia tăng tỷ lệ trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp. Trẻ em sinh nhẹ cân, sinh non, hoặc trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ biếng ăn, trẻ suy dinh dưỡng là những trẻ có hệ miễn dịch yếu dễ có nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, một năm có bốn mùa thời tiết thay đổi như nước ta cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ. Thêm vào đó, môi trường sống hiện nay bị ô nhiễm nặng nề, mật độ bụi, khí bẩn chứa vi khuẩn, virut, hoá chất luôn ở mức độ báo động luôn là nguy cơ tiềm tàng đe doạ sức khoẻ đường hô hấp non yếu của trẻ. Trẻ em hay bị viêm đường hô hấp sẽ rất ốm yếu, ăn uống kém, dễ bị suy dinh dưỡng. Khi trẻ ăn uống kém, cơ thể trẻ không được bổ sung dinh
- dưỡng đầy đủ lại là nguyên nhân khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu và đó là yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ dàng bị nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trở lại. Hô hấp khỏe – Trẻ năng động Chính vì vậy, để giúp trẻ có được nền tảng sức khoẻ tốt trong thời kỳ trẻ đang tự tạo hệ miễn dịch cho mình thì việc cần thiết của các bậc cha mẹ là giúp trẻ phòng ngừa và nâng cao khả năng miễn dịch đối với các căn bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nền tảng sức khoẻ ban đầu của trẻ là một khởi đầu thuận lợi cho sự phát triển cả thể chất và tinh thần của trẻ trong tương lai. Hai việc giúp cải thiện thể trạng và phòng chống bệnh tật cho trẻ là miễn dịch và tiêu hóa. Có một hệ miễn dịch tốt, trẻ có khả năng tránh được nhiều bệnh như: cúm, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, nhất là các loại viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Có một hệ tiêu hóa tốt, giúp trẻ ăn ngon hơn, giúp tăng cường thể trạng và tránh được việc mất cân bằng dinh dưỡng – nguồn gốc của các bệnh phát sinh đối với trẻ. Các nhà khoa học trên thế giới đã tìm ra nguyên liệu Immune – gama hướng tới việc tăng cường miễn dịch và tiêu hóa ở trẻ. Nguyên liệu Immune – gama vừa được chuyển giao công nghệ từ Mỹ về Việt Nam. Chế phẩm được nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng thành công tại Viện Nghiên cứu Dị ứng Hoa Kỳ bởi nhóm các nhà khoa học đứng đầu là
- TS Riordan N.H và Taylor P. Immune – gama là các tiểu phân peptidoglycan được chiết tách từ thành tế bào vi khuẩn lành tính Lactobacillus fermentum. Do cấu trúc đặc trưng của chúng, hệ thống miễn dịch nhận ra Immune – gama là những mảnh tế bào của vi khuẩn và khởi động, kích thích hệ miễn dịch chống lại các bệnh viêm nhiễm nói chung do vi khuẩn, virus gây ra nhờ tác động tăng sinh lympho T( miễn dịch tế bào) và lympho B (miễn dịch thể dịch). Chính nhờ hệ miễn dịch toàn thân được gia tăng, cơ thể trẻ nhỏ hoàn toàn được bảo vệ hơn trước, trước các tác nhân gây bệnh virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nhờ chính sức đề kháng của mình tránh việc dùng thuốc tràn làn, kém hiệu quả. Trong tương lai Immune – gama và các chất tương tự sẽ trở nên quan trọng như là các chất chữa bệnh, do ngày càng tăng sự kháng sinh của vi khuẩn và các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch Ngoài ra, Immune – gama còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vi khuẩn lành tính trong ruột giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm giảm tối đa sự sinh trưởng của vi khuẩn có hại nhờ đó giúp hỗ trợ ngăn ngừa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, giúp tăng chuyển hóa chất dinh dưỡng, giúp trẻ hấp thụ chất dinh dưỡng một cách tối đa.
- Việc bổ sung Immne -gama hàng ngày, sẽ giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng. Do đó, giúp trẻ phòng tránh các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản, hay các bệnh trong giai đoạn thời tiết giao mùa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BỆNH THƯỜNG GẶP - Bệnh quai bị
7 p | 300 | 57
-
Để nâng cao sức đề kháng cho trẻ
4 p | 124 | 16
-
Bệnh liên cầu lợn và cách phòng, chống
8 p | 104 | 12
-
Ba bước chống lại sự tấn công của “cúm”
6 p | 115 | 10
-
Thuốc điều chỉnh rối loạn hô hấp (Kỳ 5)
5 p | 99 | 10
-
Phòng ngừa các bệnh hô hấp cho trẻ bằng cách nào?
4 p | 120 | 9
-
Tự xoa bóp phòng chống cảm mạo
3 p | 98 | 8
-
Khi môi trường ô nhiễm - Ăn gì để phòng bệnh?
3 p | 108 | 7
-
Phòng bệnh mùa đông xuân bằng quả quất
4 p | 89 | 6
-
Viêm phế quản cấp: những điều nên biết
4 p | 97 | 6
-
Phòng bệnh mùa đông xuân bằng quả quất
1 p | 87 | 5
-
Những lời khuyên giúp phòng chống các bệnh thông thường
4 p | 73 | 5
-
A-H1N1 - TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG, BIỂU HIỆN VÀ PHÒNG CHỐNG
6 p | 89 | 4
-
Quả quất phòng bệnh mùa đông
2 p | 99 | 4
-
Ba bước chống lại sự tấn công của “cúm”Cúm là một bệnh lây truyền qua
5 p | 61 | 4
-
Món ăn phòng và chữa bệnh viêm đường hô hấp
2 p | 93 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn