YOMEDIA
ADSENSE
CẨM NANG DU LỊCH PHAN THIẾT
100
lượt xem 22
download
lượt xem 22
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Phan Thiết là thành phố biển nhỏ xinh thuộc miền Nam Trung Bộ, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và cồn cát trắng. Thiên nhiên và con người tạo nên một Phan Thiết - Bình Thuận có nhiều ‘cái nhất’ như: đồi cát đẹp nhất, nhà thờ cá voi lớn nhất, đèn biển cao nhất, bãi đá có nhiều hình và màu sắc nhất,…
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CẨM NANG DU LỊCH PHAN THIẾT
- CẨM NANG DU LỊCH PHAN THIẾT TỔNG QUAN Nói đến Phan Thiết chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến khu du lịch nổi tiếng và hấp dẫn du khách đó là thiên đường resort Mũi Né với những khách sạn, khu nghỉ dưỡng nằm kề bên nhau tạo lên một Phan Thiết riêng biệt và hấp dẫn. Phan Thiết không chỉ biết đến với những hình ảnh quen thuộc đó mà còn có cả những địa điểm mà ít ai biết đến. Khí hậu Thời tiết Phan Thiết vốn khô nóng quanh năm, với hai mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và khô (tháng 11 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình khoảng 27 độ C. Các cơn mưa trong mùa mưa thường ngắn. Bạn có thể đi du lịch Phan Thiết Mũi Né quanh năm nhưng thời điểm có sóng lý tưởng nhất là từ tháng 8 đến tháng 12, còn có gió dễ chịu nhất là từ tháng 11 đến tháng 4. DI CHUYỂN ĐẾN PHAN THIẾT A.ĐI TỪ HÀ NỘI – PHAN THIẾT
- Thật dễ dàng cho bạn lựa chọn với nhiều cách di chuyển từ Hà Nội đến đây. Bạn sẽ có nhiều cách để lựa chọn riêng nhưng hôm nay Mytour sẽ giới thiệu cho bạn 3 cách đến đó được phổ biến nhất. Cách 1: Bạn đi xe Open Tour như của Mai Linh express (ĐT: 08 35117788) để đi đến Phan Thiết. Khởi hành từ Hà Nội tại bến xe Nước Ngầm, dừng tại trạm Mai Linh - Phan Thiết nằm ngay đầu cửa ngõ vào thành phố. Từ đây vào trung tâm TP chỉ khoảng 2km. Vé xe Open Tour từ Hà Nội đến Phan Thiết khoảng 700.000 – 800.000 VND/vé. Cách 2: Đi máy bay từ Hà Nội bay vào TP HCM, sau đó bạn khởi hành đi Phan Thiết bằng phương tiện ô tô hay xe Open Tour, giá từ 150.000 – 250.000 VND/vé. Cách 3: Bạn có thể đặt vé tàu hỏa chạy hàng ngày tại Ga Hà Nội. Cách 4: Bạn có thể đi máy bay tới Sân bay Cam Ranh tại Nha Trang, sau đó bạn tiếp tục hành trình tới Phan Thiết B. ĐI TỪ ĐÀ LẠT Từ Đà Lạt đến Phan Thiết sẽ gần hơn ở Hà Nội rất nhiều, bạn có thể lựa chọn đi xe khách, với khoảng cách là 245km thì mức giá sẽ được giao động trong 100.000đ đến 250.000đ. Cả quãng đường đi hết khoảng 5- 6 tiếng đồng hồ, có nhiều hãng xe khách khác nhau cho bạn lựa chọn sau đây là 1 số gợi ý giúp bạn lựa chọn dễ dàng hơn: 1. Xe Tâm Hạnh tại Đà Lạt: 68 Trương Công Định, ĐT: (063) 382.83.83; Mũi Né: 88 Nguyễn Đình Chiểu, ĐT: (062) 384.7561 - 384.7560. 2. Nhà xe An Phú: 07 Hải Thượng, Đà Lạt, ĐT: 0909211443. 3. Nhà xe Thanh Lịch: Địa chỉ: 70 A Nguyễn Công Trứ, Đà Lạt, ĐT: 0913 669393 - 0913 819244. Sinh Café: Mỗi ngày có một chuyến đi từ Đà Lạt – Phan Thiết, khởi hành vào lúc 7 giờ; Mũi Né: 144 Nguyễn Đình Chiểu - (062) 3847542; Đà Lạt: 4A Bùi Thị Xuân - 063.3822663 – 383670.
- C. ĐI TỪ SÀI GÒN – TP HCM: Bạn có thể đi xe khách đến đó với nhiều h ạn hãng xe uy tín, chất lượng khác nhau. Sau đây chúng tôi ợng sẽ giới thiệu đến bạn một số hãng xe có uy tín, ch lượng. ãng chất Phương Trang Khởi Hành: 7g30 sáng, 15g00. Giá vé: 85.000 VND/người. Địa chỉ: 274 – 276 VND/người. Đề Thám, P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP HCM, ĐT: (08).38.309.309. Tại Mũi Né: 20 Huỳnh Thúc Tại Kháng, P Hàm Tiến, ĐT: (062) 3743113. ến, Xe Mai Linh Giá vé: 85.000 VNĐ/1 ngư 1 lượt (ghế ngồi) Xuất bến: 400A Lê H người/ ê Hồng Phong, Q.10, Tp.HCM, ĐT đặt vé: 08.3832.3888 - 3929.2929; Mũi Né: 334 - 350 đường 19/4, P.Xuân ặt ờng An, Tp.Phan Thiết, ĐT đặt vé: 062.838555. ết, Ngoài các hãng xe trên ra, thì các b còn có thể sử dụng các open bus của The Sinh Cafe, Kim bạn ể Travel,... đều có xe chạy mỗi ngày. ày. PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TẠI PHAN THIẾT ỆN Các con đường tại trung tâm thành phố Phan Thiết hay tại Mũi Né đều khá vắng vẻ. Để chủ động ành phố trong việc đi lại tham quan, bạn có thế chọn một trong các cách sau: ệc Thuê xe máy: Tốt nhất bạn thuê xe máy đ được tự do khám phá các cảnh đẹp của Phan Thiết. ê để ợc Nhân viên khách sạn hoặc dân địa ph ạn phương sẽ chỉ chỗ thuê cho bạn. Giá thuê xe vào kho ê khoảng hơn 100.000 – 200.000 VND/ngày. Thuê xe jeep: Nếu đi nhóm đông ng ếu người, bạn có thể thuê một chiếc xe jeep với giá 500.000 ột VND/ngày.
- Thuê xe xích Lô: Một cách nữa giúp bạn thong thả dạo chơi và tham quan là thuê xe xích lô, giá cả phải chăng nhưng đem lại nhiều thú vị cho du khách. Cách này phù hợp nếu bạn đang ở thành phố Phan Thiết. Đi xe bus: Xe bus hoạt động từ 5h00 - 20h00 hàng ngày, giá cả bình dân. Có 3 tuyến xe đi đến các điểm du lịch như sau:
- • Tiến Lợi – Mũi Né – Hòn Rơm (Tuyến số 1) • Phan Thiết – Kê Gà – Tân Thành (Tuyến số 6) • Bến xe Nam Phan Thiết – Trần Quý Cáp – đường Trường Chinh (QL1A) – Bệnh viện tỉnh – đường Nguyễn Hội – đường Từ Văn Tư – đường Trần Hưng Đạo – đường Thủ Khoa Huân – Hàm Tiến – Mũi Né – du lịch Gành (Tuyến số 9) Đi taxi: Taxi Bình Thuận Tourist, ĐT: 062.3814.814; taxi Mai Linh, ĐT: (0623) 739 888. Giá taxi từ trung tâm Phan Thiết vào Mũi Né khoảng 200.000 VND/lượt. KHÁCH SẠN Có rất nhiều khách sạn Phan Thiết từ 1-2 đến 5 sao như - Năm Châu Resort Mũi Né - Phú Hải Resort - Mũi Né De Century Beach Resort & Spa
- NHỮNG KHU VỰC CHÍNH TẠI PHAN THIẾT Trung tâm thành phố Phan Thiết Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận, là một thành phố trẻ rất năng động với tốc độ phát triển cao, cách TP Hồ Chí Minh khoảng 200 km và nằm ở phía Nam của Vịnh Cam Ranh, là khu vực cuối cùng của miền Trung, nay thuộc miền Đông Nam Bộ. Tỉnh Bình Thuận là một trong những phần đất của Vương quốc Chăm cổ. Vào năm 1962, Nguyễn Phúc Chu đã chiếm được mảnh đất này và đặt tên là Phủ Bình Thuận. Mũi Né Mũi Né là tên một mũi biển, một trung tâm du lịch nổi tiếng ở Phan Thiết được đưa vào danh sách các khu du lịch quốc gia Việt Nam. Ngày nay, Mũi Né là một phường của thành phố Phan Thiết với tổng diện tích là 35,41 km², dân số năm 1999 là 24.275 người, mật độ dân số 686 người/km² và đang hình thành đề án nâng cấp thành thị xã của tỉnh Bình Thuận.
- Mũi Kê Gà Nằm cách thành phố Phan Thiết hơn 20 km về phía Nam, không sầm uất, nhộn nhịp nhưng Mũi Kê Gà (thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam - Bình Thuận) lại cuốn hút du khách bởi vẻ đẹp bình dị, hoang sơ. Hòn Rơm Nằm trong khu phức hợp các bãi tắm của Hòn Rơm có rất nhiều bãi tắm dành riêng cho du khách. Cụm bãi tắm có rất nhiều khu, ví dụ: Hòn Rơm 1 , Hòn Rơm 2 , Thùy Trang, v..v . Nhưng
- hầu hết các bãi tắm này đều dành riêng cho du khách nội địa, trong khi đó, các du khách nước ngoài đều tập trung tại khu resort cao cấp nằm phía trên. NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHÔNG THỂ BỎ QUA Khám phá những điểm du lịch nổi bật nhất tại Phan Thiết sẽ là những trải nghiệm khó quên của du khách về một thành phố biển xinh đẹp, có bề dày lịch sử, văn hóa đa dạng. Chùa núi Tà Cú Chùa núi Tà Cú (người địa phương hay gọi đơn giản là chùa Núi) là một ngôi chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, gần quốc lộ 1A, cách Phan Thiết 28 km về phía Nam. Chùa này là một di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam. Tháp Po Sah Inư
- Tháp Po Sah Inư (còn gọi là Tháp Chăm Phố Hài) là một nhóm di tích đền tháp Chăm còn sót lại của Vương quốc Chăm Pa xưa, nằm trên đồi Bà Nài, thuộc phường Phú Hài, cách trung tâm thành phố Phan Thiết 7 km về hướng Đông-Bắc. Nhóm tháp này có phong cách kiến trúc Hòa Lai - một trong những phong cách nghệ thuật cổ của Chămpa. Tuy chỉ có kích thước vừa và nhỏ, nhưng nó chắt lọc được những tinh hoa kỹ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí của người Chăm xưa tạo nên vẻ uy nghiêm và kỳ bí. Nhóm đền tháp Po Sah Inư là một trong những cụm tháp Chàm còn tương đối nguyên vẹn. Trường Dục Thanh Dục Thanh Học hiệu (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường do các sĩ phu yêu nước ở Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận sáng lập vào năm 1907 để hưởng ứng phong trào Duy Tân do Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng tại Trung Kỳ. Đây cũng là ngôi trường mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học một thời gian trước khi vào Sài Gòn. Dinh Vạn Thủy Tú
- Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là nơi thờ thần Nam Hải - tức Cá Ông, theo tín ngưỡng của ngư dân vùng biển. Địa điểm: Trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, TP. Phan Thiết Bãi rạng Bãi Rạng hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết được tạo nên với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp. Địa điểm: Bãi Rạng cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 15 km về phía Bắc. Bãi biển Đồi Dương Từ Trung tâm thành phố Phan Thiết theo hướng đại lộ Nguyễn Tất Thành, du khách đi thẳng khoảng 1km nữa là đến bãi biển Đồi Dương - Thương Chánh. Là bãi tắm mà tên tuổi của nó đã
- gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển thành phố biển này. Nằm cạnh trung tâm thành phố Phan Thiết nhộn nhịp nhưng bãi biển Đồi Dương vẫn mang trong mình vẻ đẹp hiền hòa uốn mình theo dồi dương xanh mát đúng với tên gọi của mình .Hãy đến với biển Đồi Dương - Thương Chánh tìm nghe tiếng sóng vỗ rì rào, êm ái để xoa dịu những mệt nhọc sau những giờ phút bận rộn với công việc. Đồi cát Mũi Né Đồi Cát Mũi Né, còn gọi là Đồi Cát Bay - một trong những bải cát trãi dài nhiêu cây số và lan rộng ở một diện tích không nhất định với tổng thể lớn. Nằm trải dài từ tỉnh Bình Thuận đến Ninh Thuận nhưng điểm tham quan chính của đồi cát và được xem là đẹp nhất nằm trên đường ra Mũi Né, nằm đối diện Suối Tiên và nhà hàng Hương Trà. Địa điểm: Cách trung tâm thành phố Phan Thiết chừng 20 km theo hướng Đông Bắc. Lưu ý: Nếu đi bằng xe máy, du khách gửi xe tại các quán nước đối diện khu vực đồi Cát (nhớ khóa xe và nhắc chủ quán lưu ý dùm). Hải Đăng Kê Gà Hải đăng Kê Gà nay đã hơn 100 tuổi. Ngọn hải đăng Kê Gà hùng vĩ đững giữa những bãi biển hoang sơ, nước trong vắt trên đảo Khe Gà. Vượt qua 184 bậc thang xoắn ốc, du khách có thể
- chiêm ngưỡng vẻ đẹp lãng mạn, tuyệt vời của thiên nhiên, trời, mây, cá, nước… So với Mũi Né, biển ở mũi Kê Gà ở khoảng cách xa hơn nhưng theo nhiều dân du lịch, ở Kê Gà biển không đẹp bằng Mũi Né và các dịch vụ cũng không đầy đủ bằng. Địa điểm: Thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Từ TP. Phan Thiết, bạn đi xe bus tuyến số 6 (thời gian hoạt động: 5h30 – 18h00), chạy 30 km thì đến hải đăng Kê Gà. Nếu tự đi xe máy, bạn chạy theo quốc lộ 1 hướng Sài Gòn - Phan Thiết, đến gần trạm thu phí Sông Phan (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) sẽ gặp một ngã ba nhỏ. Rẽ phải theo hướng này, đi thẳng sẽ tới khu vực suối Nhum, bạn quẹo phải đi về mũi Kê Gà. Để ra thăm hải đăng Kê Gà, các bạn thuê tàu hoặc thuê thuyền thúng (chạy bằng máy)/tàu của dân địa phương. Bạn nên mang theo hoặc thuê phao trước khi lên thuyền. Bàu Trắng Bàu Trắng là một hồ nước ngọt cách thành phố Phan Thiết khoảng 62 km về hướng Đông Bắc, là hồ nước ngọt duy nhất thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hòa Đa, tỉnh Bình Thuận, nay thuộc nhất thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình. ( trước đây là thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình. Hòn Rơm
- Hòn Rơm với cảnh quan đẹp trầm lắng, bãi tắm dài hơn 17 km, vẫn còn rất nguyên sơ. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, bạn có thể ngồi ngắm bình minh hay hoàng hôn; vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại. Ở Hòn Rơm, cụm bãi tắm có rất nhiều khu như: Hòn Rơm 1, Hòn Rơm 2, Thùy Trang… Địa điểm: Tại ấp Long Sơn, phường Mũi Né, TP. Phan Thiết. Hòn Ghềnh Hòn Ghềnh (người dân địa phương gọi là Hòn Lao) nằm ngoài khơi cách Mũi Né chưa đầy 1 km. Trước đây Hòn Gềnh không có tên trong bản đồ du lịch của Phan Thiết – Bình Thuận, do nơi đây còn khá nguyên sơ và không có người ở, chỉ có một miếu thờ mà ngư dân thay nhau lên thắp hương khói. LỄ HỘI TẠI PHAN THIẾT Phan Thiet là một vùng đất có rất nhiều phong tục của các dân tộc và các lễ hội đa dạng rất đặc sắc. Đây cũng chính là điểm mạnh để du khách trong và ngoài nước đến với Bình Thuận và tìm hiểu về một số lễ hội chính ở Phan Thiết. Dinh Thầy Thím
- Là một trong số ít những lễ hội phía Nam được đưa vào từ điển Lễ hội Việt Nam, Lễ hội Dinh Thầy Thím với khung cảnh thiên nhiên hữu tình và nét đặc sắc của riêng mình, đã mỗi ngày thêm thu hút đông đảo du khách gần xa tới Phan Thiet. Hội Dinh Thầy có nhiều hoạt động mang sắc thái tín ngưỡng, người ta tin rằng Thầy Thím rất linh thiêng, khách hành hương phan thiet thành tâm sẽ được may mắn, bình an. Người ta dâng lễ vật chay vào tối ngày 15, cỗ chay và cỗ mặn vào ngày 16 tháng 9. Lễ hội Nghinh Ông Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội của đồng bào người Hoa tại phan thiet tưởng nhớ đến Quan Thanh Đế quân (Quan Công), mang ý nghĩa văn hóa dân gian, thể hiện mong ước sự bình an, hạnh phúc và cuộc sống ấm no cho cả cộng đồng. Đây là lễ hội được đánh giá còn lưu giữ được hầu hết những giá trị văn hóa cổ truyền dù đã có “tuổi đời” gần 200 năm. Lễ hội được tổ chức 2 năm một lần, thu hút rất đông đảo đồng bào người Hoa từ khắp nơi và du khách về Phan Thiet dự lễ. Tham gia diễu hành là 4 bang hội người Hoa: Phúc Kiến, Quảng Châu, Hải Nam, Triều Châu hóa trang với trang phục truyền thống, thành các nhân vật như Quan Công, Trương Phi, Bát Tiên, Tiên Nữ, Tôn Ngộ Không, Quan Thế Âm bồ Tát… Đặc biệt là màn diễu hành của con Rồng Thanh Long được xem là dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
- Lễ hội Cầu ngư Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian. Lễ hội Cầu Ngư ở dinh Vạn Thủy Tú, thành phố Phan Thiết thường diễn ra vào ngày 20/6 Âm lịch hàng năm và đã trở thành một lễ hội truyền thống của nhân dân ở đây. Ở mỗi kỳ lễ hội, bà con tổ chức lễ với các nghi thức cúng tế trang trọng, bên cạnh đó là phần hội với chèo Bả Trạo, hát Bội đan xen trong lễ. Ngoài ta, còn có các trò chơi dân gian của ngư dân miền biển như hát bài chòi, thi đua thuyền, lắc thúng giữa các Vạn với nhau như câu ca xưa còn truyền lại: Lễ hội Trung thu Lễ hội Trung thu được tổ chức hàng năm vào đêm 14/8 Âm lịch ở thành phố Phan Thiết, du khách sẽ đắm mình trong không khí lễ hội hoành tráng với muôn sắc màu lung linh rực rỡ của đèn hoa được các em thiếu niên diễu hành trong đêm Trung thu trên các đường phố trung tâm, thể hiện nét văn hóa đặc sắc và dấu ấn thiêng liêng đối với mỗi người dù người lớn hay nhỏ, bởi ai cũng đã trãi qua quãng thời gian thơ ấu với những kỷ niệm đẹp.
- Đêm hội Trung thu chẳng những thể hiện nét đặc sắc, cái đẹp lung linh huyền ảo, mà nó còn mang ý nghĩa xã hội – nhăn văn – kinh tế. Với những nét đặc sắc, độc đáo riêng của mình, lễ hội Trung thu tại thành phố Phan Thiết đã được sắc kỷ lịch Guiness Việt Nam công nhận là lễ hội Trung thu lớn nhất trong nước thu hút đông đảo du khách và nhân dân địa phương cùng tham gia. Lễ hội đua thuyền Vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán hàng năm, trên sông Cà Ty thành phố Phan Thiết diễn ra hội đua thuyền, đây là một trong những hoạt động thể thao lâu đời, gắn bó với đời sống văn hóa tinh thần của người dân nơi đây mỗi dịp xuân về. Trong không khí tưng bừng náo nhiệt của những ngày đầu năm, hàng vạn người dân tập trung hai bên bờ sông để xem và cổ vũ cho những đội thuyền từ khắc các nơi về đua tài. Từ trên bờ sông nhìn xuống, những chiếc thuyền đua như những mũi tên xé nước lao trên dòng nước trong xanh, trong tiếng hò dô vang dội của các tay chèo, hòa cùng tiếng reo hò cổ vũ của người xem tạo thành một bản hòa tấu của ngày hội rộn ràng, sôi động mang đậm nét văn hóa đặc sắc của địa phương. Lễ hội Katê Hai tỉnh có nhiều cư dân Chăm như Ninh Thuận và Bình Thuận cùng tổ chức lễ hội Katê vào ngày 1/7 Chăm lịch hằng năm (từ 25/9 đến 5/10 dương lịch) tại các đền, tháp, sau đó chuyển về các gia đình ở Phan Thiết. Lễ hội Katê là lễ hội quan trọng và có quy mô lớn nhất, kéo dài 5 ngày của cộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn. Đây là lễ tết để tưởng nhớ các anh hùng,
- thần linh, tổ tiên, các vị vua có công với nước, với dân đã được thần thánh hóa như: Pôklông Garai, Pôrômê. Lễ hội đồng thời với việc hành hương, là dịp viếng thăm, gặp gỡ các người thân...Lễ hội này ở phan thiet bắt đầu vào buổi tối trước ngày chính hội có nghi lễ trình y phục với các nghi thức trang trọng trong tiếng nhạc dân tộc và các điệu vũ cổ truyền. Trưa ngày chính hội là lễ dâng cúng và lễ rước thần, tắm tượng, mặc áo, đội mũ cho tượng... Khi trời sắp tối là kết thúc nghi lễ, mọi người hưởng lộc và tham gia trò chơi vui như ngâm thơ, múa hát... Trong lễ này, nhân dân thuộc dân tộc Ra Glai trên núi cũng xuống phan thiet dự hội, chia sẻ niềm vui với người Chăm. Lễ hội Cầu yên Là một trong nhựng lễ hội truyền thống của người Chăm tại Phan Thiết, được tổ chức hằng năm tại các xóm làng, xóm vùng dân tộc Chăm Bà Ni. Lễ hội diễn ra vào đầu tháng giêng Chăm lịch, kéo dài khoảng 3 ngày, 3 đêm. Dân làng làm lễ Cầu yên để tống tiễn những điều xấu, không may của năm cũ. Nghi lễ được tiến hành vào lúc chạng vạng tối. Sau phần nghi lễ là đến các tiết mục múa, hát của người dân tộc Chăm và trò chơi thả thuyền. Ngoài ra, đồng bào dân tộc Chăm ở Phan Thiết thường xuyên tổ chức các lễ hội khác như: lễ Cầu Đảo, lễ Rija Nưga, lễ Dắp Đập, lễ Cấm Phòng...
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn