Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ lớp 10
lượt xem 2
download
Tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ lớp 10" tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp học sinh ôn tập và nâng cao khả năng tư duy, khả năng ghi nhớ, kỹ năng trả lời câu hỏi chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Câu hỏi ôn tập môn Công nghệ lớp 10
- Ren Nhận biết Câu 1: Hình phẳng tạo thành ren như hình tam giác, hình thang… là yếu tố nào của ren? A. Dạng ren B. Đường kính lớn nhất của ren C. Đường kình nhỏ nhất của ren D. Bước ren Câu 2: Đường kính đỉnh của ren ngoài, đường kính chân của ren trong là yếu tố nào của ren? A. Đường kính lớn nhất của ren B. Đường kính nhỏ nhất của ren C. Dạng ren D. Bước ren Câu 3: Ren được dùng để làm gì? A. Kẹp chặt, truyền chuyển động B. Lắp ghép, tháo rời chi tiết C. Nối các chi tiết với nhau D. Thay cho mối hàn Câu 4: Biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren: đường chân ren vẽ bằng nét gì? A. Nét liền mảnh B. Nét liền đậm C. Nét đứt mảnh D. Nét gạch chấm Câu 5: Đối với ren khuất khi vẽ đường đỉnh ren, chân ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét? A. Nét đứt mảnh B. Nét liền mảnh C. Nét liền đậm D. Nét gạch chấm Câu 6: Đối với ren thấy khi biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren: đường chân ren được vẽ như thế nào? A. Vẽ 3/4 vòng tròn bằng nét liền mảnh B. Vẽ hết vòng tròn bằng nét liền mảnh C. Vẽ 1/4 vòng tròn bằng nét liền mảnh D. Vẽ 1/2 vòng tròn bằng nét liền mảnh Thông hiểu Câu 7: Đối với ren thấy biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren: đường giới hạn ren vẽ bằng nét gì? A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt mảnh D. Nét gạch chấm
- Câu 8: Đối với ren thấy biểu diễn ren trên mặt phẳng song song với trục ren: đường đỉnh ren vẽ bằng nét gì? A. Nét liền đậm B. Nét liền mảnh C. Nét đứt mảnh D. Nét gạch chấm Câu 9: Đối với ren thấy khi biểu diễn ren trên mặt phẳng vuông góc với trục ren: đường đỉnh ren được vẽ như thế nào? A. Vẽ hết vòng tròn bằng nét liền đậm B. Vẽ 3/4 vòng tròn bằng nét liền đậm C. Vẽ 1/4 vòng tròn bằng nét liền đậm D. Vẽ 1/2 vòng tròn bằng nét liền đậm Câu 10: Trong kí hiệu quy ước ren: dạng ren hệ mét được kí hiệu như thế nào? A. Kí hiệu là M B. Kí hiệu là D C. Kí hiệu là G D. Kí hiệu là Tr Câu 11: Trong kí hiệu quy ước ren: dạng ren ống trụ được kí hiệu như thế nào? A. Kí hiệu là G B. Kí hiệu là D C. Kí hiệu là M D. Kí hiệu là Tr Câu 12: Trong kí hiệu quy ước ren: dạng ren hình thang được kí hiệu như thế nào? A. Kí hiệu là Tr B. Kí hiệu là D C. Kí hiệu là M D. Kí hiệu là G Câu 13: Trong kí hiệu quy ước ren: ren hướng xoắn trái được ghi như thế nào? A. Kí hiệu là LH B. Kí hiệu là D C. Kí hiệu là M D. Kí hiệu là Tr Câu 14: Trong kí hiệu quy ước ren: ren hướng xoắn phải được ghi như thế nào? A. Không ghi hướng xoắn B. Kí hiệu là LH C. Kí hiệu là M D. Kí hiệu là Tr Câu 14: Khi biểu diễn ren khuất: đường đỉnh ren, đường chân ren, đường giới hạn ren vẽ bằng nét gì? A. Nét đứt mảnh B. Nét liền đậm
- C. Nét liền mảnh D. Nét gạch chấm Đúng sai – Vận dụng Câu 15: Ren trục có: d=20mm, L=30mm. Xác định cách vẽ quy ước ren? A. B. C. D. Câu 16: Xác định các yếu tố của ren cho hình dạng như sau: A. Bước ren: 10mm B. Đường kính đỉnh ren 35mm C. Đường kính chân ren 10mm D. Bước ren 30mm Câu 17: Xác định các yếu tố của ren cho hình dạng như sau: A. Đương kính chân ren 30mm B. Đường kính đỉnh ren 35mm C. Bước ren 30mm D. Đường kính đỉnh ren 30mm Câu 18: Xác định các yếu tố của ren cho hình dạng như sau: A. Dạng ren hình thang B. Đỉnh ren 35 mm C. Chân ren 10mm D. Bước ren 10mm Câu 19:
- Bản vẽ lắp Nhận biết Câu 1: Bản vẽ thể hiện hình dạng, vị trí quan hệ lắp ráp giữa các chi tiết dùng để lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. A. Bản vẽ lắp B. Bản vẽ chi tiết C. Bản vẽ cơ khí D. Bản vẽ xây dựng Câu 2: Các hình chiếu, hình cắt, mặt cắt….vị trí và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau là nội dung nào của bản vẽ lắp? A. Hình biểu diễn của bộ phận lắp B. Kích thước C. Bảng kê D. Khung tên Câu 3: Trình tự đọc bản vẽ lắp: 1. Tổng hợp; 2. Phân tích hình biểu diễn; 3. Phân tích chi tiết; 4.Đọc kích thước; 5. Đọc khung tên. A. 5-2-4-3-1 B. 1-2-3-4-5 C. 2-3-1-5-4 D. 4-3-2-1-5 Câu 4: Để biết kích thước lắp ghép của các chi tiết quan trọng trên bản vẽ lắp thì cần đọc nội dung nào của bản vẽ? A. Đọc các kích thước B. Đọc khung tên, bảng kê C. Phân tích hình biểu diễn D. Phân tích chi tiết Thông hiểu Câu 5: Để biết được hình dạng của từng chi tiết và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết với nhau cần đọc nội dung nào của bản vẽ lắp? A. Phân tích chi tiết B. Đọc các kích thước C. Đọc khung tên, bảng kê D. Phân tích hình biểu diễn
- Câu 6: Bản vẽ dùng để lắp ráp, điều chỉnh, vận hành, sửa chữa và kiểm tra sản phẩm A. Bản vẽ lắp B. Bản vẽ chi tiết C. Bản vẽ xây dựng D. Bản vẽ cơ khí Bản vẽ chi tiết Nhận biết Câu 1: Bản vẽ thể hiện hình dạng, kích thước, vật liệu chế tạo, yêu cầu kĩ thuật cho việc chế tạo và kiểm tra một chi tiết A. Bản vẽ chi tiết B. Bản vẽ lắp C. Bản vẽ xây dựng D. Bản vẽ nhà Câu 2: Công dụng của bản vẽ chi tiết A. Chế tạo và kiểm tra chi tiết B. Lắp ráp chi tiết C. Thi công nhà D. Lựa chọn chi tiết Câu 3: Sắp xếp các bước lập bản vẽ chi tiết: 1 – Vẽ mờ, 2 – Bố trí các hình biểu diễn, 3 – Hoàn thiện bản vẽ, 4 – Tô đậm. A. 2 – 1 – 4 – 3 B. 1 – 2 – 3 – 4 C. 4 – 3 – 2 – 1 D. 3 – 1 – 2 – 4 Câu 4: Bố trí các hình biểu diễn bằng các đường trục, đường bao là bước nào trong lập bản vẽ chi tiết? A. Bố trí các hình biểu diễn B. Vẽ mờ C. Tô đậm D. Hoàn thiện bản vẽ Câu 5: Dựa vào cấu tạo, kích thước lần lượt vẽ từng phần chi tiết, vẽ hình dạng bên ngoài trước, vẽ hình dạng bên trong sau…. Tất cả được vẽ bằng nét liền mảnh là bước nào trong lập bản vẽ chi tiết? A. Vẽ mờ B. Tô đậm C. Hoàn thiện bản vẽ D. Bố trí các hình biểu diễn Câu 6: Kiểm tra các sai sót, xóa bỏ những nét thừa rồi tô đậm theo quy định. Vẽ đường gióng, đường kích thước và ghi kích thước…. là bước nào trong lập bản vẽ chi tiết? A. Tô đậm B. Vẽ mờ C. Hoàn thiện bản vẽ D. Bố trí các hình biểu diễn Câu 7: Đọc bản vẽ chi tiết để làm gì? A. Hình dung được hình dạng, kết cấu của chi tiết, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết B. Chế tạo và kiểm tra chi tiết C. Lắp ghép các chi tiết với nhau D. Biết được kích thước của các chi tiết Câu 8: Đọc bản vẽ chi tiết gồm có bao nhiêu bước? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
- Thông hiểu Câu 9: Đọc khung tên trong bản vẽ chi tiết sẽ đọc những nội dung nào? A. Tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỉ lệ B. Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt C. Kích thước chung, kích thước từng bộ phận D. Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt Câu 10: Đọc hình biểu diễn trong bản vẽ chi tiết sẽ đọc những nội dung nào? A. Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt B. Kích thước chung, kích thước từng bộ phận C. Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt D. Tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỉ lệ Câu 11: Đọc yêu cầu kĩ thuật trong bản vẽ chi tiết sẽ đọc những nội dung nào? A. Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt B. Tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỉ lệ C. Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt D. Kích thước chung, kích thước từng bộ phận Câu 12 Đọc kích thước trong bản vẽ chi tiết sẽ đọc những nội dung nào? A. Kích thước chung, kích thước từng bộ phận B. Yêu cầu về gia công, xử lí bề mặt C. Tên gọi chi tiết, vật liệu chế tạo, tỉ lệ D. Tên gọi hình chiếu, vị trí hình cắt Đúng sai – Vận dụng Câu 13: Bản vẽ chi tiết thể hiện những nội dung nào dưới đây của Chi tiết? A. Hình dạng B. Kích thước B. Mối quan hệ lắp ghép D. Bảng kê Câu 14: Khung tên của một bản vẽ chi tiết cho ở hình dưới: Em hãy xác định tên gọi, vật liệu chế tạo chi tiết? A. Tên gọi chi tiết: Nắp B. Vật liệu chế tạo: Thép C. Vật liệu chế tạo: Nắp D. Tên gọi chi tiết: Thép Câu 15: Yêu cầu kĩ thuật của một bản vẽ chi tiết cho ở hình dưới: Em hãy xác định Nội dung về yêu cầu kĩ thuật của chi tiết? A. Gia công: Mạ kẽm B. Xử lí bề mặt: Mạ kẽm C. Gia công: Làm cùn cạnh sắc D. Xử lí bề mặt: Làm cùn cạnh sắc Câu 16: Khung tên của một bản vẽ chi tiết cho ở hình dưới: Em hãy xác định tên gọi, vật liệu chế tạo chi tiết, tỉ lệ bản vẽ?
- A. Tên gọi chi tiết: Ống lót B. Vật liệu chế tạo: Thép C. Tỉ lệ bản vẽ: 1:1 D. Tên gọi chi tiết: Nhà máy cơ khí HN Câu 17: Yêu cầu kĩ thuật của một bản vẽ chi tiết cho ở hình dưới: Em hãy xác định Nội dung về yêu cầu kĩ thuật của chi tiết? A. Gia công: Mạ kẽm B. Xử lí bề mặt: Mạ kẽm C. Gia công: Làm cùn cạnh sắc D. Xử lí bề mặt: Làm cùn cạnh sắc Câu 18: Hình biểu diễn của một Chi tiết được cho ở hình dưới:Em hãy xác định kích thước chung của chi tiết? A. Chiều dày 12 B. Chiều rộng 100 C. Chiều cao 100 D. Chiều dài 100 Câu 19: Hình biểu diễn của một Chi tiết được cho ở hình dưới:Em hãy xác định chiều dài, rộng của chi tiết? A. Chiều dài 140 B. Chiều rộng 10 C. Chiều dài 100 D. Chiều rộng 50 Câu 19: Hình biểu diễn của một Chi tiết được cho ở hình dưới:Em hãy xác định chiều cao, rộng của chi tiết? A. Chiều cao 10 B. Chiều rộng 140 C. Chiều dài 39 D. Chiều rộng 50 Bản vẽ xây dựng
- Nhận biết Câu 1: Bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà cửa, cầu đường, khu công nghiệp…. A. Bản vẽ xây dựng B. Bản vẽ nhà B. Bản vẽ cơ khí B. Bản vẽ chi tiết Câu 2: Bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể B. Mặt đứng C. Mặt cắt D. Mặt bằng Câu 3: Bản vẽ thể hiện vẻ đẹp cũng như kết cấu chính của ngôi nhà A. Mặt đứng B. Mặt cắt C. Mặt bằng D. Mặt bằng tổng thể Câu 4: Hình cắt của ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng hình chiếu cạnh A. Bản vẽ mặt cắt B. Bản vẽ mặt bằng tổng thể C. Bản vẽ mặt đứng D. Mặt bằng Câu 5: Hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m nhằm thể hiện vị trí cửa đi, cửa sổ, tường bao….. A. Bản vẽ mặt bằng B. Bản vẽ mặt cắt C. Bản vẽ mặt bằng tổng thể D. Bản vẽ mặt đứng Câu 6: Khi quan sát vào bản vẽ mặt này sẽ biết được kích thước dài, rộng của ngôi nhà cũng như của từng phòng…. A. Bản vẽ mặt bằng
- B. Bản vẽ mặt cắt C. Bản vẽ mặt bằng tổng thể D. Bản vẽ mặt đứng Câu 7: Khi quan sát vào bản vẽ mặt này sẽ biết được kích thước của ngôi nhà theo chiều cao của từng tầng, chiều cao của mái nhà, chiều cao cửa đi, cửa sổ….. A. Bản vẽ mặt cắt B. Bản vẽ mặt bằng tổng thể C. Bản vẽ mặt đứng D. Bản vẽ mặt bằng Thông hiểu Câu 8: Nội dung đọc hình Kích thước trong bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà? A. Kích thước chung B. Kích thước từng bộ phận C. Kích thước riêng D. Kích thước của từng phòng Câu 9: Nội dung đọc Các bố trí các phòng trong bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà? A. Vị trí các phòng B. Tên gọi các phòng C. Số phòng D. Công năng từng phòng Câu 10: Nội dung đọc Các bộ phận của ngôi nhà trong bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà? A. Số cửa đi, cửa sổ, cửa thông từng phòng B. Kích thước của từng cửa C. Số phòng D. Loại cửa được sử dụng Đúng sai – Vân dụng Câu 11: Cho bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà như hình: Kích thước tường 0,22m, vách ngăn 0,11m. Khẳng định nào dưới đây đúng, sai? A. 2 phòng ngủ có kích thước bằng nhau: 3500x4500 B. 2 phòng ngủ có diện tích bằng nhau: m2 C. 2 phòng ngủ có kích thước lần lượt là: 4500x3500, 4500x4200 D. 2 phòng ngủ có diện tích bằng nhau: 15,75 m2 Câu 12: Cho bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà như hình: Kích thước tường 0,22m, vách ngăn 0,11m. Khẳng định nào dưới đây đúng, sai? A. Kích thước phòng tắm: 3500x1000
- B. Kích thước phòng tắm: 3500x1500 C. Hình trên là mặt bằng tầng 1 ngôi nhà D. Hình trên là mặt bằng tầng 2 ngôi nhà Câu 13: Cho bản vẽ mặt bằng của ngôi nhà như hình: Kích thước tường 0,22m, vách ngăn 0,11m. Khẳng định nào dưới đây đúng, sai? A. Kích thước phòng thờ: 4200x3500 B. Kích thước thờ: 3500x2700 C. Hình trên là mặt bằng tầng 1 ngôi nhà D. Hình trên là mặt bằng tầng 2 ngôi nhà Vai trò, ý nghĩa, các nguyên tắc của hoạt động thiết kế kĩ thuật Nhận biết Câu 1: Hoạt động xác định chức năng, hình dạng, kết cấu, vật liệu; tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế của sản phẩm theo nhu cầu sử dụng. A. Thiết kế kĩ thuật B. Thiết kế bản vẽ C. Thiết kế xây dựng D. Biểu diễn ren Câu 2: Nguyên tắc này là đưa ra giải pháp thiết kế sản phẩm với cùng một tính năng sử dụng có kết cấu càng đơn giản càng tốt để giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm A. Nguyên tắc đơn giản hóa B. Nguyên tắc giải pháp tối ưu C. Nguyên tắc tối thiểu tài chính D. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên Câu 3: Các nguyên tắc này gồm: Nguyên tắc đơn giản hóa, nguyên tắc giải pháp tối ưu, nguyên tắc tối thiểu tài chính. A. Các nguyên tắc tối ưu
- B. Các nguyên tắc phát triển bền vững C. Các nguyên tắc tối thiểu D. Các nguyên tắc kĩ thuật Câu 4: Nguyên tắc này là đưa ra giải pháp đáp ứng được nhiều tiêu chí thiết kế nhất (tính năng sử dụng cao nhất, thẩm mĩ đẹp nhất nhưng chi phí thấp nhất,…) A. Nguyên tắc giải pháp tối ưu B. Nguyên tắc tối thiểu tài chính C. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên D. Nguyên tắc đơn giản hóa Câu 5: Nguyên tắc này là đưa ra giải pháp để tạo ra sản phẩm có cùng tính năng nhưng có chi phí sản xuất, vận hành càng thấp càng tốt. A. Nguyên tắc tối thiểu tài chính B. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên C. Nguyên tắc đơn giản hóa D. Nguyên tắc giải pháp tối ưu Thông hiểu Câu 6: Sự phát triển thỏa mãn được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai. A. Phát triển bề vững B. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên C. Nguyên tắc bảo vệ môi trường D. Nguyên tắc tối thiểu tài chính Câu 7: Nguyên tắc này là thiết kế sản phẩm sao cho sử dụng ít vật liệu và tốn ít năng lượng. A. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên B. Nguyên tắc bảo vệ môi trường C. Nguyên tắc giải pháp tối ưu D. Nguyên tắc đơn giản hóa Câu 8: Nguyên tắc này là thiết kế sản phẩm và công nghệ thân thiện với môi trường. A. Nguyên tắc bảo vệ môi trường B. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên C. Nguyên tắc đơn giản hóa
- D. Nguyên tắc tối thiểu hành chính Câu 9: Các nguyên tắc tối ưu của hoạt động thiết kế kĩ thuật: A. Nguyên tắc đơn giản hóa B. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên C. Nguyên tắc giải pháp tối ưu D. Nguyên tắc tối thiểu tài chính Câu 10: Các nguyên tắc phát triển bền vững của hoạt động thiết kế kĩ thuật: A. Nguyên tắc bảo vệ môi trường B. Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên C. Nguyên tắc giải pháp tối ưu D. Nguyên tắc tối thiểu tài chính Câu 11: Hoạt động thiết kế kĩ thuật có vai trò, ý nghĩa trong việc gì? A. Gia công sản phẩm B. Sản xuất sản phẩm C. Sửa chữa sản phẩm D. Phát triển sản phẩm Câu 12: Để đảm bảo được nguyên tắc tối thiểu tài chính trong thiết kế kĩ thuật, khi thiết kế sản phẩm cần có? A. Tính công nghệ B. Hiệu suất sử dụng vật liệu cao C. Sử dụng các sản phẩm tiêu chuẩn hóa D. Tiết kiệm tài nguyên Câu 13: Nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên trong thiết kế kĩ thuật là thiết kế sản phẩm sao cho? A. Đáp ứng được nhiều tiêu chí nhất B. Sử dụng ít vật liệu C. Giá thành thấp nhất D. Tiêu tốn ít năng lượng Câu 14: Nguyên tắc bảo vệ môi trường thể hiện qua yếu tố nào thân thiện với môi trường? A. Công nghệ B. Sản phẩm C. Quy trình thiết kế D. Quy trình sản xuất Quy trình thiết kế kĩ thuật Nhận biết Câu 1: Phương pháp này sử dụng giác quan để thu thập thông tin từ các sản phẩm tương tự đã có và để đánh giá A. Phương pháp quan sát B. Phương pháp thăm dò điều tra C. Phương pháp thu thập dữ liệu D. Phương pháp tính toán, thiết kế Câu 2: Phương pháp này phân tích ưu nhược điểm và tổng hợp ra giải pháp mới. A. Phương pháp phân tích và tổng hợp
- B. Phương pháp thăm dò điều tra C. Phương pháp thu thập dữ liệu D. Phương pháp tính toán, thiết kế Câu 3: Phương pháp này tính toán các thông số cần thiết để đảm bảo sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra. A. Phương pháp tính toán, thiết kế. B. Phương pháp phân tích và tổng hợp C. Phương pháp thăm dò điều tra D. Phương pháp thu thập dữ liệu Câu 4: Sắp xếp các bước đúng với quy trình thiết kế kĩ thuật: 1. Kiểm tra, đánh giá; 2. Thiết kế sản phẩm; 3. Xác định yêu cầu sản phẩm; 4. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn; 5. Lập hồ sơ kĩ thuật. A. 3-4-2-1-5 B. 1-2-3-4-5 C. 5-4-3-2-1 D. 2-3-4-5-1 Câu 5: Khi tiến hành bước này của thiết kế sản phẩm, người thiết kế cần thực hiện các công việc: điều tra yêu cầu của thị trường, nguyện vọng của người tiêu dùng từ đó hình thành ý tưởng và xác định vấn đề. A. Xác định yêu cầu sản phẩm B. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn C. Thiết kế sản phẩm D. Kiểm tra, đánh giá Thông hiểu Câu 6: Bước này của quy trình thiết kế kĩ thuật, người thiết kế cần tìm hiểu các sản phẩm tương tự đã có trên thị trường, trao đổi trực tiếp với người sử dụng, nghiên cứu tài liệu kĩ thuật có liên quan…. Sau đó đề xuất giải pháp để lựa chọn. A. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn B. Thiết kế sản phẩm C. Kiểm tra, đánh giá D. Xác định yêu cầu sản phẩm Câu 7: Lựa chọn kết cấu, vật liệu; tính toán, lựa chọn các thông số thiết kế; lập các bản vẽ kĩ thuật; tính giá thành sản phẩm là bước nào của thiết kế kĩ thuật
- A. Thiết kế sản phẩm B. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn C. Kiểm tra, đánh giá D. Xác định yêu cầu sản phẩm Câu 8: Trong thiết kế kĩ thuật, nếu đạt ở bước này thì tiến hành bước tiếp theo là Lập hồ sơ kĩ thuật, nếu không đạt thì quay về bước thiết kế sản phẩm. A. Kiểm tra đánh giá B. Xác định yêu cầu sản phẩm C. Thiết kế sản phẩm D. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn Câu 9: Hoàn thiện các bản vẽ kĩ thuật để phục vụ cho việc chế tạo, các bản thuyết minh tính toán, các tài liệu liên quan đến lắp đặt, vận hành, sửa chữa sản phẩm là bước nào trong thiết kế kĩ thuật A. Lập hồ sơ kĩ kĩ thuật B. Kiểm tra đánh giá C. Thiết kế sản phẩm D. Tìm hiểu thông tin, đề xuất lựa chọn Các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình thiết kế kĩ thuật Nhận biết Câu 1: Sản phẩm thiết kế phải thỏa mãn các yêu cầu về: thẩm mĩ, nhân trắc, an toàn, vòng đời sản phẩm là yếu tố nào trong quá trình thiết kế kĩ thuật. A. Yếu tố về sản phẩm B. Yếu tố về nguồn lực C. Yếu tố thẩm mĩ D. Yếu tố nhân trắc Câu 2: Trong quá trình thiết kế kĩ thuật yếu tố này ảnh hưởng tới việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, vật liệu…. A. Thẩm mĩ B. Nhân trắc C. An toàn D. Vòng đời sản phẩm
- Câu 3: Trong thiết kế kĩ thuật yếu tố này là số đo, đặc điểm tâm sinh lí và hành vi con người…. A. Nhân trắc B. An toàn C. Vòng đời sản phẩm D. Thẩm mĩ Câu 4: Khi thiết kế kĩ thuật sản phẩm thiết kế phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường và phương tiện là yếu tố nào? A. An toàn B. Vòng đời sản phẩm C. Thẩm mĩ D. Nhân trắc Câu 5: Khi thiết kế sản phẩm cần sử dụng những vật liệu mới, công nghệ mới để đảm bảo sản phẩm có tính năng như nhau nhưng khi vận hành thì tiêu thụ năng lượng ít nhất là yếu tố nào của thiết kế kĩ thuật A. Năng lượng B. An toàn C. Vòng đời sản phẩm D. Thẩm mĩ Thông hiểu Câu 6: Khi thiêt kế sản phẩm đòi hỏi thiết kế sản phẩm, sử dụng công nghệ đảm bảo thân thiện với môi trường, không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường là yếu tố nào của thiết kế kĩ thuật A. Phát triển bền vững B. Năng lượng C. An toàn D. Vòng đời sản phẩm Câu 7: Các nguồn tiền hoặc tài sản để phục vụ thiết kế là yếu tố nào của quá trình thiết kế kĩ thuật A. Tài chính B. Năng lượng C. Công nghệ D. An toàn Câu 8: Khả năng sử dụng có hiệu quả công nghệ có sẵn và thực hiện đổi mới công nghệ thành công là yếu tố nào của quá trình thiết kế kĩ thuật A. Công nghệ
- B. Năng lượng C. An toàn D. Tài chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 60 câu hỏi ôn tập học kỳ II môn Giáo dục công dân lớp 10 năm 2016- 2017 - Trường THPT Nguyễn Huệ
7 p | 459 | 97
-
Tổng ôn 300 câu hỏi dễ môn Vật lý theo chuyên đề
32 p | 385 | 67
-
60 câu hỏi ôn tập học kì 2 môn công dân 10
4 p | 230 | 53
-
Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 10 học kì I – THPT Đức Trọng
10 p | 464 | 49
-
20 câu hỏi bài tập trắc nghiệm về công suất
5 p | 608 | 47
-
100 câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn công nghệ lớp 12
15 p | 468 | 38
-
Câu hỏi ôn tập HK 1 môn Vật lý 8
3 p | 402 | 23
-
Câu hỏi ôn tập học kì 1 môn công nghệ lớp 12
1 p | 127 | 6
-
Ngân hàng câu hỏi môn Hóa lớp 11 - THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh
22 p | 75 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 86 | 5
-
Đề cương ôn tập môn Công nghệ 7
3 p | 68 | 5
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ 11 năm 2014-2015 - THCS&THPT Tà Nung
3 p | 78 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Châu Đức
1 p | 55 | 4
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 71 | 3
-
Đề cương ôn tập môn Công nghệ lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Đức Trí
3 p | 99 | 2
-
Đề cương ôn tập cuối năm môn Công nghệ lớp 11 - THPT Hùng Vương
2 p | 80 | 2
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Công nghệ lớp 10 năm 2017-2018 - THCS Hoàng Hoa Thám
3 p | 69 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn