Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0<br />
<br />
Lovebook.vn<br />
<br />
CHINH PHỤC LÝ THUYẾT SINH HỌC do GIA ĐÌNH LOVEBOOK biên soạn<br />
Đội ngũ anh chị em tham gia: Phạm Thị Thanh Thảo, Lương Thanh Hào, Nguyễn<br />
Ngọc Hoàn Băng, Phan Phương Nam, Nguyễn Ngọc Hiền, Trương Quốc Hào.<br />
Thông tin phiên bản 2.0<br />
Số trang: 508 trang khổ A4<br />
Số trang in màu: 17 tờ<br />
Ngày phát hành: 25/09/2015.<br />
___________________________________________________<br />
Đặt trước sách Lovebook phiên bản 2.0: https://goo.gl/XeHwk5<br />
Giải đáp các thắc mắc trong sách Lovebook: http://goo.gl/A7Dzl0<br />
Tài liệu Lovebook chọn lọc:http://goo.gl/nU0Fze<br />
Kênh bài giảng Lovebook: https://goo.gl/OAo45w<br />
Đăng ký nhận tài liệu thường xuyên Lovebook: goo.gl/ol9EmG<br />
<br />
1<br />
<br />
Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0<br />
<br />
Lovebook.vn<br />
<br />
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 MÔN SINH HỌC<br />
Khó…dài…khó đột biến!<br />
Đó là 3 từ mà anh chị Lovebook nhận xét sơ bộ về đề thi năm 2015 môn Sinh học. Tuy nhiên, trước khi<br />
đi vào phân tích đề thi năm 2015, hãy cho anh đôi lời muốn với các em về cách nhìn nhận môn Sinh của<br />
người học sinh lớp 12.<br />
Theo anh chị được biết, đa số các em chọn và đầu tư môn Sinh học ngay từ đầu năm học lớp 12 hay nói<br />
khác đi là các em các đọc được những dòng anh chị viết trong cuốn sách này thì ắt hẳn 90%, thậm chí 99%<br />
các em sẽ chọn khối ngành Y - Dược và trong 90 - 99% này, 80% các em sẽ chọn ngành Bác sĩ đa khoa làm<br />
nguyên vọng 1 của mình trong kì thi THPT Quốc gia, 10% các em sẽ chọn ngành Dược sĩ Đại học… Thật vậy,<br />
đó là một xu hướng chung của xã hội, về nhu cầu việc làm, về danh dự của gia đình,… cha mẹ ai cũng mong<br />
muốn con mình trở thành bác sĩ, điều này làm cho các em ấp ủ, nuôi lớn ước mơ trở thành bác sĩ của mình.<br />
Tháng 7/2015 đã qua đồng nghĩa với kì thi THPT Quốc gia đã kết thúc, đầu tháng 8 các thí sinh cũng bắt<br />
đầu nộp hồ sơ xét tuyển NV1 vào các trường Đại học, Cao đẳng,… Nếu các em quan tâm vấn đề này sẽ không<br />
khó để các em biết được thông tin về danh sách xét tuyển và thống kê phổ điểm của các thí sinh nộp vào các<br />
ngành, các trường hot nhất hiện nay, đứng đầu là khối ngành Y Dược, đặc biệt là ngành Bác sĩ đa khoa của<br />
các trường Đại học Y, Y-Dược trên cả nước, thứ hai đó là ngành Kinh tế đối ngoại của Đại học Ngoại Thương,<br />
sau đó là các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Sư phạm,… Nhưng để liên quan đến môn Sinh học, anh chị<br />
chỉ đề cập đến khối ngành Y-Dược.<br />
Cũng như bao người nghĩ, và đó cùng là sự thật năm nay, các ngành “hot” của khối Y-Dược như Y, Dược,<br />
Nha sẽ ngừng xét tuyển ở NV1 (từ 1/8 đến 20/8) vì đã đủ chỉ tiêu, bản thân là một sinh viên năm nhất của<br />
Đại học Y Dược TP.HCM, anh chị thường lên mạng vào trang web trường… để theo dõi bảng cập nhật danh<br />
sách học sinh xét tuyển hay thống kê phổ điểm của ngành Bác sĩ đa khoa. Các em cũng biết rồi đó, phổ điểm<br />
của thí sinh nộp vào năm nay cao ngất ngưỡng, cao tới nỗi không thể tin được, điều đó đã nói lên phần nào<br />
về phản ánh độ khó của đề thi 2015 cũng như độ hot của khối ngành Y-Dược như dòng dung nham đang<br />
chảy… Và cuối cùng các thí sinh đạt 27 điểm;…; 27,75 điểm cũng rút hồ sơ. Ngoài ra anh chị nhận thấy ở<br />
mỗi mức điểm, thí sinh đồng hạng với nhau rất nhiều cho nên để xếp hạng các thí sinh này mỗi trường đã<br />
đưa ra các qui tắc ưu tiên 1, 2… cho riêng mình. Ví dụ như nếu các em nộp hồ sơ vào trường anh thì ngành<br />
Bác sĩ đa khoa sẽ ưu tiên và các ngành còn lại sẽ xếp các em có điểm thi môn Sinh học cao hơn đứng trước<br />
trong trường hợp các em đồng điểm nhau hoặc ngành Dược sĩ là môn Hóa học. Ngoài ra trong năm nhất,<br />
năm hai ở các trường Y hoặc các trường dạy chuyên ngành liên quan đến Sinh học thì các môn như Sinh học<br />
tế bào ( lớp 10), Di truyền (lớp 12) sẽ được nhắc lại cho nên Bộ cũng đang hướng đề thi Sinh học sao cho<br />
gần gũi với chương trình Đại học, làm sao để tăng nhiều câu hỏi liên quan đến chương trình lớp 10.<br />
Theo truyền thống từ lâu rồi đến những năm 2013, 2014, các em có thể nghe các anh chị, thầy cô nói<br />
rằng “ Môn Sinh học là môn dễ ăn nhất và dễ kiếm điểm nhất trong 3 môn Toán, Hóa, Sinh của khối B ”. Một<br />
câu nói khác còn sốc hơn nữa cho các em thi năm nay, đó là “ Đề thi môn Sinh học đối với các em giỏi sẽ giải<br />
dư thời gian ” hay “ 9 điểm môn Sinh học là chuyện làm được ”. Thật vậy, những câu nói trên hoàn toàn<br />
đúng, nhưng chỉ đúng với đề thi Sinh học ngày xưa thôi ! Đề thi Sinh học năm 2015 đã có bước chuyển mình<br />
mạnh mẽ và trở thành môn khó kiếm điểm thứ hai sau Vật lý trong các môn tự nhiên Toán – Lý – Hóa –<br />
Sinh, tức môn khó nhất trong tổ hợp Toán – Hóa – Sinh, thay vì những năm trước môn Sinh nằm ở vị trí cuối<br />
cùng trong 4 môn tự nhiên này. Đây là hai trong những điều anh sẽ chứng mình cho các em:<br />
<br />
2<br />
<br />
Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0<br />
<br />
Lovebook.vn<br />
<br />
Phổ điểm môn Sinh học<br />
trong kì thi THPT Quốc Gia 2015<br />
18000<br />
<br />
16941<br />
<br />
15477<br />
<br />
16000<br />
<br />
Số thí sinh<br />
<br />
14000<br />
12000<br />
10000<br />
7880<br />
<br />
7939<br />
<br />
8000<br />
6000<br />
<br />
3476<br />
<br />
4000<br />
2000<br />
0<br />
<br />
277<br />
<br />
19<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
Môn<br />
Số thí sinh dự thi<br />
Mức độ nhiều thí sinh<br />
đạt được nhất<br />
Số thí sinh đạt 8 trở<br />
lên<br />
Số thí sinh đạt điểm<br />
10<br />
<br />
1808<br />
<br />
1095<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
Mức điểm<br />
<br />
6<br />
<br />
7<br />
<br />
8<br />
<br />
705<br />
<br />
35<br />
<br />
9<br />
<br />
10<br />
<br />
Toán<br />
947.048<br />
<br />
Lý<br />
463.182<br />
<br />
Hóa<br />
≈ 460.000<br />
<br />
Sinh<br />
<br />
6,5<br />
<br />
6,0<br />
<br />
7,0<br />
<br />
4,0<br />
<br />
24.519 (2,6%)<br />
<br />
10.705 (2,3%)<br />
<br />
15.491 (3,4%)<br />
<br />
2.548 (1,7%)<br />
<br />
86<br />
<br />
1<br />
<br />
130<br />
<br />
35<br />
<br />
≈ 153.000<br />
<br />
Nhận xét<br />
về môn Sinh học<br />
<br />
- Số lượng thí sinh dự thi thấp nhất, mức độ đa số đạt được thấp nhất.<br />
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm cao (8 điểm trở lên) thấp nhất.<br />
- Số lượng thí sinh đạt điểm tối đa đứng thứ ba sau môn Toán và Vật lý.<br />
<br />
Kết luận<br />
<br />
- Môn Sinh ít được các em lựa chọn cho mình trong kì thi THPT Quốc gia<br />
- Chủ yếu dành cho các em xét tuyển tổ hợp Toán – Hóa – Sinh hoặc thí sinh tự<br />
do thi lại.<br />
- Số ít còn lại các em chọn môn này để phòng ki rớt tổ hợp chính Toán – Lý –<br />
Hóa hoặc các em đi theo tổ hợp Toán – Văn - Ngoại Ngữ, chọn môn Sinh học để<br />
xét Tốt nghiệp<br />
- Nhờ môn Sinh học này điểm xét tuyển vào các ngành học của khối Y-Dược<br />
được hạ nhiệt.<br />
<br />
Sau đây, anh chị sẽ đi vào nội dung chính- Đề thi THPT Quốc gia môn Sinh học 2015 để cho các em thấy cách<br />
nhìn bao quát hết các khuất mắt trong đề thi.<br />
Đề thi 2015 môn Sinh học vẫn nằm trong khuôn khổ đề thi 2 trong 1:<br />
- 30 câu đầu chiếm 60% số điểm bài thi, hoàn toàn không có trở ngại gì cho các em có ý định xét tuyển<br />
vào các ngành có tổ hợp môn là Toán, Hóa, Sinh vì đây chỉ là những câu để xét tốt nghiệp không xứng đáng<br />
với các em.<br />
- 20 câu sau chiếm 40% số điểm bài thi gồm những câu tương đối khó và dài dòng dành để phân loại học<br />
sinh và xét tuyển Đại học – Cao đẳng , không có câu hỏi quá khó tượng tự như bất đẳng thức, GTLN, GTNN<br />
của môn Toán, nhưng dù sao đây cũng là 1 trong những bước chuyển mình mạnh mẽ của đề thi Sinh học.<br />
Cấu trúc đề thi về số lượng câu hỏi ở từng chương và nội dung của từng chương có sự thay đổi đáng kể:<br />
- Đề thi minh họa 2015 hoặc đề thi 2015 đã thể hiện quan điểm mới của Bộ trong việc tăng cường câu<br />
hỏi mở, hạn chế các câu hỏi mang tính chất học thuộc bài mới biết làm.<br />
- Bằng chứng là ở 2 chương của phần Tiến hóa, số lượng câu hỏi đã giảm xuống từ mức 9-10 câu xuống<br />
còn 5-6 câu (bảng phân loại số lượng câu hỏi)<br />
- Phần Di truyền học và Sinh thái học tăng từ 30-31 câu lên 33 câu và từ 10 câu lên 11-12 câu.<br />
3<br />
<br />
Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0<br />
<br />
Lovebook.vn<br />
<br />
- Phần kiến thức thực hành trong phòng thí nghiệm như quan sát kính hiển vi, phẩm nhuộm NST,… hay<br />
kiến thức thực tiễn như môi trường… bắt đầu xuất hiện “lấp ló” nhưng không đến mức làm khó học sinh.<br />
Câu 11. Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên:<br />
(1) Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.<br />
(2) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.<br />
(3) Tăng cường trồng rừng đểcung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.<br />
(4) Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.<br />
(5) Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế.<br />
Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?<br />
A. 5.<br />
B. 2.<br />
C. 4.<br />
D. 3.<br />
<br />
Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015- mã đề 159<br />
Câu 5. Khi làm tiêu bản tạm thời để quan sát nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi, cần sử dụng oocxêin axêtic để<br />
A. nhuộm màu các nhiễm sắc thể.<br />
B. các nhiễm sắc thể tung ra và không chồng lấp nhau.<br />
C. cố định các nhiễm sắc thể và giữ cho chúng không dính vào nhau.<br />
D. các nhiễm sắc thể co ngắn và hiện rõ hơn.<br />
<br />
Trích trong đề thi minh họa kì thi THPT Quốc gia 2015<br />
Câu 2. Trong thí nghiệm thực hành lai giống đểnghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá<br />
cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?<br />
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.<br />
B. Cá mún mắt đỏ× cá kiếm mắt đen.<br />
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.<br />
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.<br />
<br />
Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159<br />
- Đặc biệt trong các câu hỏi của phần Di truyền học, phần kiến thức về Nguyên phân, Giảm phân đã có<br />
xuất hiện trở lại, đây là một nội dung liên quan đến chương trình lớp 10 mà chỉ đề cập qua loa trong quá<br />
trình giảng dạy ở phần Đột biến NST. Hay về chu trình Điều nay chứng tỏ Bộ đang muốn đề thi Sinh học tiếp<br />
cận gần hơn với chương trình Đại học hay xa hơn là đề thi Sinh học sẽ thay đổi cấu trúc, nội dung để trải<br />
khắp chương trình 3 năm: 10, 11, 12.<br />
Câu 37: Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào. Biết rằng không xảy ra đột<br />
biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây<br />
đúng?<br />
M<br />
<br />
M<br />
<br />
A<br />
<br />
A<br />
<br />
n<br />
<br />
n<br />
<br />
a<br />
<br />
a<br />
<br />
c<br />
<br />
c<br />
<br />
B<br />
<br />
B<br />
<br />
D<br />
<br />
D<br />
<br />
b<br />
<br />
b<br />
<br />
Tế bào 2<br />
<br />
Tế bào 1<br />
<br />
A. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.<br />
B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tếbào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2<br />
tạo ra hai tế bào đơn bội.<br />
C. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.<br />
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.<br />
<br />
Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159<br />
Đề thi không chỉ đòi hỏi kiến thức bao quát và vững chắc mà còn yêu cầu khả năng đọc hiểu văn bản và<br />
khả năng tính toán của học sinh:<br />
4<br />
<br />
Trích đoạn Chinh phục lý thuyết sinh học phiên bản 2.0<br />
<br />
Lovebook.vn<br />
<br />
Với số lượng 8 trang và những hàng chữ dày dặc trong đề thi 2015, các em cũng có thể thấy đối với<br />
người học sinh thiếu khả năng đọc hiểu văn bản trong tình huống này sẽ có cảm thấy lo sợ và lúng túng để<br />
xử lí lý đề bài vì bị áp lực thời gian. Kĩ năng đọc hiểu rất quan trọng không chỉ ở môn Văn hay các môn Khoa<br />
học Xã hội khác, vì từ ngữ Việt Nam của mình rất phong phú và đa dạng dựa trên vào đặc điểm này người<br />
ra đề sẽ cố tình gài bẫy các em trong từng câu chữ.<br />
Trong khoảng thời gian 90 phút, đề thi năm 2015, các em học sinh giỏi có chiến thuật làm hết các câu hỏi<br />
trong đề sẽ chỉ đủ thời gian để giải, không có thời gian coi lại và kiểm tra bài làm của mình. Như thế các em<br />
cũng đủ hiểu tại sao rồi phải không? Anh xin lấy ví dụ về một câu hỏi dài cần tính toán nhiều của năm 2015,<br />
các em nhớ là đặt mình trong hoàn cảnh ngồi trong phòng làm bài thi nhé!!!<br />
Câu 42: Ở một quần thểngười, bệnh M do một trong hai alen của một gen quy định. Một cặp vợ chồng: Hùng<br />
bị bệnh M còn Hương không bị bệnh M, sinh được con gái là Hoa không bị bệnh M. Hoa kết hôn với Hà, Hà<br />
không bị bệnh M và đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh<br />
M là 1/10, sinh được con gái là Hiền không bịbệnh M. Một cặp vợ chồng khác là Thành và Thủy đều không<br />
bị bệnh M, sinh được con gái là Thương bị bệnh M và con trai là Thắng không bị bệnh M. Thắng và Hiền kết<br />
hôn với nhau, sinh con gái đầu lòng là Huyền không bị bệnh M. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả<br />
những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các dự đoán sau, có bao<br />
nhiêu dự đoán đúng?<br />
(1) Xác suất để Huyền mang alen gây bệnh M là 53/115.<br />
(2) Xác suất sinh con thứ hai là trai không bị bệnh M của Thắng và Hiền là 115/252.<br />
(3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.<br />
(4) Xác suất để Hà mang alen gây bệnh M là 5/11.<br />
A. 1.<br />
B. 3.<br />
C. 2.<br />
D. 4.<br />
<br />
Trích trong đề thi chính thức kì thi THPT Quốc gia 2015-mã đề 159<br />
Đối với học sinh giỏi hay làm bài tập về phả hệ dạng tương tự như thế này ít nhất mất 3 phút để đọc đề<br />
và làm ra đáp án nha các em, bài không khó nằm trong dạng bài tập của những đề thi thử những đòi hỏi các<br />
em phải đọc đề nhanh và tính toán toán.<br />
Đề thi có hình thức câu hỏi phong phú<br />
Trong đề thi năm 2014, cũng như đề minh họa 2015, đề thi đã bắt đầu xuất hiện những câu hỏi chọn số<br />
phát biểu đúng mà ở môn Hóa học đã ra, nhằm cảnh báo cho mọi người biết năm 2015 sẽ ra dạng này. Thật<br />
vậy, đề thi 2015 đã ra nhiều câu dạng này và những cây này trở thành những câu hỏi phân loại yêu cầu<br />
người làm bài phải làm hết các ý nhỏ trong đề nên tốn rất nhiều thời gian, cả lí thuyết lẫn bài tập dạng này<br />
đều ra được cả.<br />
Câu 1. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thểgiới tính ở động vật?<br />
(1) Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.<br />
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính<br />
trạng thường.<br />
(3) Ở tất cả các loài động vật, cá thểcái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc<br />
thể giới tính XY.<br />
(4) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉgồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới<br />
đực và giới cái.<br />
A. 1.<br />
B. 2.<br />
C. 3.<br />
D. 4.<br />
<br />
Trích trong đề thi minh họa kì thi THPT Quốc gia 2015<br />
Câu 45: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân<br />
thấp; alen B quy định hoa đỏtrội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P)<br />
tự thụphấn, thu được F1 . Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, trong các trường hợp về tỉ lệ<br />
kiểu hình sau đây, có tối đa bao nhiêu trường hợp phù hợp với tỉ lệ kiểu hình của F1 ?<br />
(1) 3 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng.<br />
(2) 5 cây thân thấp, hoa đỏ: 1 cây thân thấp, hoa vàng.<br />
(3) 100% cây thân thấp, hoa đỏ.<br />
(4) 11 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.<br />
5<br />
<br />