Chứng ho ở trẻ em
lượt xem 2
download
Ho là một triệu chứng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và thường gặp ở các phòng khám, bệnh viện nhi khoa. Đa phần các bậc phụ huynh khi đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho. Điều này cũng dễ hiểu vì thật khó bình tâm khi thấy bé khi thì ho húng hắng, khi thì cả tràng dài, có khi ho đến mặt đỏ au,… rồi ho bất kể thời gian ngày đêm, đang chơi, đang ngủ, đang nói chuyện,… ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chứng ho ở trẻ em
- Chứng ho ở trẻ em Ho là một triệu chứng rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ và thường gặp ở các phòng khám, bệnh viện nhi khoa. Đa phần các bậc phụ huynh khi đưa bé đến khám chỉ với một mục đích là làm sao để bé ngưng ngay cơn ho. Điều này cũng dễ hiểu vì thật khó bình tâm khi thấy bé khi thì ho húng hắng, khi thì cả tràng dài, có khi ho đến mặt đỏ au,… rồi ho bất kể thời gian ngày đêm, đang chơi, đang ngủ, đang nói chuyện,… Đôi khi tiếng ho của bé cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, sự tập trung của cả gia đình. Ho không phải là một căn bệnh! Ho không phải là bệnh mà là một triệu chứng và nó là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của bé. Ho có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường ở trẻ hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.
- Bác sĩ Đỗ Ngọc Đức. Trường hợp ho nào của bé bạn có thể theo dõi, chăm sóc ở nhà? Khi bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, bạn có thể theo dõi bé ở nhà. Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần. Trường hợp ho nào của bé bạn đưa đến bác sĩ? Một số trường hợp ho có kèm theo các triệu chứng, biểu hiện khác mà bạn cần lưu ý, theo dõi để kịp thời đưa đến bác sĩ: - Trẻ ho cấp tính kèm co thắt, khò khè, tím tái. Đây có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt. - Trẻ ho kèm sốt cao 39oC. Lúc này bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có viêm phổi hay không.
- - Khi trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn. Đối với trường hợp này cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm. - Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng như tiếng chó sủa, kèm khò khè thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở. - Nếu là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày, thực quản hay không. - Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính không. - Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho bé gặp bác sĩ để kịp thời điều trị. Khi đến khám, bạn không nên ngại ngùng đặt câu hỏi với bác sĩ về các triệu chứng khác của bé xuất hiện kèm theo ho. Điều này sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé, đồng thời tư vấn cho bạn những kiến thức, cách chăm sóc bé tốt hơn. Không nên - Cho trẻ uống thuốc ức chế ho, thuốc ngủ, thuốc chống dị ứng để mong bé có giấc ngủ ngon - sẽ không ho nữa. Điều này vô cùng nguy hiểm vì những loại thuốc này có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ. Những thuốc này có thể gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ. - Tự ý cho bé uống kháng sinh. Việc này có thể sẽ gây ra cho bé các tình trạng như: tiêu chảy, kháng thuốc hoặc dị ứng thuốc. - Ủ ấm trẻ quá mức, làm thân nhiệt bé tăng lên khiến bé ngột ngạt khó chịu. Kiểm tra xem có đúng cảm lạnh Thật dễ để phân loại các cơn ho ngắn, chảy nước mũi và hắt hơi là dấu hiệu của cảm lạnh. Nhưng trước khi làm bất cứ việc gì, hãy chắc chắn rằng chẩn đoán của bạn là đúng.
- Các triệu chứng của cảm lạnh bao gồm: chảy nước mũi, viêm họng, ho và có lẽ là cả đau nhức. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như dị ứng. Vì thế, nếu thở khò khè xuất hiện hoặc hơi thở của bé trở nên nông, gấp thì cần đưa bé đi khám. Chỉ cần 1 thìa… đầy Kinh nghiệm của ông bố Nicholas Brown (Anh) cho thấy, thay vì cho uống siro ho, anh sẽ cho cô con gái 4 tuổi của mình uống 1 hoặc 2 thìa mật ong nguyên chất, không thêm bạc hà hay trà hoa cúc. Đối với Kay Odell (Anh), nước mật ong ngâm chanh tươi mới là tốt nhất và muốn giảm ho đêm thì cần đảm bảo đây là loại nước uống cuối cùng khi lên giường. Những liệu pháp tự nhiên Bà mẹ của 5 cậu con trai tuổi từ 3-12, Andrea Schumann cho biết, chị chưa bao giờ là một “fan” của các đơn thuốc. Chị thường dùng dầu khuynh diệp nguyên chất, lấy 2-3 giọt thoa vào ngực, vùng cổ và thoa gan bàn chân mỗi khi bé đi ngủ. Theo chị điều này rất có hiệu quả, giấc ngủ của trẻ không bị quấy rầy do các cơn ho. Sạch mũi, thông mũi Hầu hết những người dị ứng đều phải dùng nước muối để rửa mũi. Dung dịch nước muối sẽ rửa trôi mọi chất bẩn, tống khứ các chất nhầy làm thông thoáng mũi. Ngoài ra, khi thời tiết hanh khô, việc xịt nước muối sinh lý vào mũi lại có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mũi, giúp mũi duy trì được chức năng hô hấp thông thường. Giảm đường, sữa Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu bé ho có đờm thì cần tạm thời loại bỏ đường và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Trà với một chút gừng và món súp gà sẽ tốt cho bé hơn. Một nghiên cứu ngẫu nhiên mù đôi so sánh hiệu quả của dextromethorphan và mật ong so với không điều trị trong việc làm giảm triệu chứng ho về đêm ở trẻ em nhiễm trùng
- đường hô hấp trên. Nghiên cứu được tiến hành bởi Tiến sĩ I.M.Paul và cộng sự tại trung tâm thực hành nhi khoa - Pennsylvania State University, Hershey, PA, USA. Nghiên cứu gồm 108 trẻ em từ 2 – 18 tuổi (tuổi trung bình: 5; trong đó 53% trẻgái) với triệu chứng ho do nhiễm trùng đường hô hấp trên (có chảy mũi và ho ≤ 7 ngày) và cha mẹ của những trẻ này đạt ≥3 điểm khi trả lời bảng câu hỏi 7 điểm Likert scale (bảng câu hỏi đánh giá mức độ ho và hậu quả gây khó ngủ của ho). Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn, viêm phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm mũi dị ứng, bệnh phổi mãn tính, đang sử dụng các thuốc ức chế chọn lọc serotonin, có sử dụng dextromethorphan hydrobromide trong vòng 6 giờ trước khi ngủ vào ngày được sàng lọc vào nghiên cứu hoặc trước ngày vào nghiên cứu 1 ngày. Các trẻ này được dùng ngẫu nhiên mật ong (n = 35) và dextromethorphan có mùi mật ong (n = 33) hoặc không điều trị (n = 37). Liều dextromethorphan cho trẻ từ 2-5 tuổi là 8,5 mg; 6-11 tuổi là 17mg; 12-18 tuổi là 34mg. Tiêu chí đánh giá chủ yếu là tần số ho. Các tiêu chí khác bao gồm: mức độ nặng của ho, sự ảnh hưởng của ho lên sinh hoạt, sự ảnh hưởng của ho lên giấc ngủ của trẻ và cha mẹ trẻ, và sự kết hợp cả 5 tiêu chí. Theo dõi đánh giá 1 ngày sau đó. Tỷ lệ bệnh nhân được theo dõi là 81%. Kết quả chính: Trẻ em ở nhóm dùng mật ong cải thiện triệu chứng ho và các tiêu chí đánh giá khác tốt hơn ở nhóm không điều trị. Trong khi đó, nhóm dùng dextromethorphan không khác về các tiêu chí đánh giá so với nhóm không điều trị. Ho bảo vệ cơ thể khỏi những vật thể xâm lấn nhỏ nhưng đôi khi có thể gây phiền toái lớn. Thị trường thuốc ho cho trẻ em rất lớn. Nghiên cứu của Dr Paul và cộng sự cho thấy
- dextromethophan – thuốc thường hay dùng cho ho về đêm ở trẻ em có nhiễm trùng đường hô hấp trên ở Mỹ - không có hiệu quả, trong khi đó mật ong có tác dụng tốt hơn. FDA đề nghị là những thuốc cảm và ho OTC không nên sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi; những qui định cho trẻ lớn hơn đang được xem xét. Theo Cochrane Review, không có bằng chứng nào cho thấy việc sự dụng các thuốc này là có lợi. Có lẽ dextromethophan nên được rút khỏi thị trường. Vậy chúng ta có nên sử dụng mật ong để làm giảm ho? Vâng, nhưng nên nhớ rằng: 1. ho đôi lúc rất quan trọng vì nó đẩy những mảnh vụn nhỏ ra khỏi cơ thể, 2. sử dụng thường xuyên mật ong có thể gây sâu răng ở trẻ em, 3. mật ong không nên dùng cho trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi vì nguy cơ ngộ độc. Tác dụng có hại này phải đặc biệt lưu ý. Tóm lại, nên hạn chế dùng các thuốc ho, nên dùng mật ong trong thời gian ngắn, do dùng mật ong thời gian dài tăng nguy cơ gây sâu răng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nhận biết viêm AMIDAN ở trẻ em
2 p | 381 | 77
-
Viêm phổi do virus ở trẻ em
7 p | 245 | 49
-
Bài giảng Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 - Chương 1: Tổng quát - Các triệu chứng và hội chứng
39 p | 123 | 23
-
Tìm hiểu về sốt virut ở trẻ em
5 p | 177 | 22
-
Viêm màng não mủ ở trẻ em
2 p | 221 | 18
-
Bệnh đường hô hấp hay gặp ở trẻ em trong mùa mưa
5 p | 138 | 17
-
Khi nào cần sử dụng thuốc sirô trị ho ở trẻ?
4 p | 175 | 12
-
5 bài thuốc đơn giản chữa ho cho trẻ
5 p | 122 | 11
-
Sốt virut ở trẻ em
5 p | 145 | 10
-
Viêm màng não mủ do vi khuẩn ở trẻ em: Cách dùng thuốc phòng và trị bệnh
5 p | 142 | 10
-
Phòng bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ em
5 p | 154 | 9
-
Biến chứng viêm xoang ở trẻ em
3 p | 131 | 6
-
Điều trị khi trẻ mắc chứng ho
5 p | 118 | 5
-
Bài giảng Hen phế quản ở trẻ em - PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy
66 p | 14 | 4
-
Bài giảng Kết quả điều trị cơn suyễn nặng ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng thành phố từ 1/2017- 4/2018
29 p | 31 | 3
-
Trẻ ngáy ngủ thường học kém
5 p | 61 | 2
-
Bài giảng Bệnh thận mạn ở trẻ em Chronic Kidney Disease (CKD) - PGS.TS. Trần Thị Mộng Hiệp
36 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn