CHƯƠNG III. DUNG DỊCH - ĐIỆN LI – pHI. DUNG DỊCH
lượt xem 7
download
Dd là hệ đồng thể gồm hai hay nhiều chất mà tỷ lệ thành phần của chúng có thể thay đổi trong một giới hạn khá rộng. Dd gồm: các chất tan và dung môi. Dung môi là môi trường để phân bổ các phân tử hoặc ion chất tan. Thường gặp dung môi lỏng và quan trọng nhất là H2O.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG III. DUNG DỊCH - ĐIỆN LI – pHI. DUNG DỊCH
- CHƯƠNG III. DUNG DỊCH - ĐIỆN LI – pH I. DUNG DỊCH 1. Định nghĩa. Dd là hệ đồng thể gồm hai hay nhiều chất mà tỷ lệ thành phần của chúng có thể thay đổi trong một giới hạn khá rộng. Dd gồm: các chất tan và dung môi. Dung môi là môi trường để phân bổ các phân tử hoặc ion chất tan. Thường gặp dung môi lỏng và quan trọng nhất là H2O. 2. Quá trình hoà tan. Khi hoà tan một chất thường xảy ra 2 quá trình. Phá huỷ cấu trúc của các chất tan. Tương tác của dung môi với các tiểu phân chất tan. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng ion hoá hoặc liên hợp phân tử chất tan (liên kết hiđro). Ngược với quá trình hoà tan là quá trình kết tinh. Trong dd, khi tốc độ hoà tan bằng tốc độ kết tinh, ta có dd bão hoà. Lúc đó chất tan không tan thêm được nữa. 3. Độ tan của các chất. Độ tan được xác định bằng lượng chất tan bão hoà trong một lượng dung môi xác định. Nếu trong 100 g H2O hoà tan được: >10 g chất tan: chất dễ tan hay tan nhiều.
- Một số tinh thể ngậm nước thường gặp: FeSO4.7H2O, Na2SO4.1OH2O, CaSO4.2H2O. 5. Nồng độ dd Nồng độ dd là đại lượng biểu thị lượng chất tan có trong một lượng nhất định dd hoặc dung môi. a) Nồng độ phần trăm (C%). Nồng độ phần trăm được biểu thị bằng số gam chất tan có trong 100 g dd. Trong đó : mt, mdd là khối lượng của chất tan và của dd. V là thể tích dd (ml), D là khối lượng riêng của dd (g.ml) b) Nồng độ mol (CM). Nồng độ mol được biểu thị bằng số mol chất tan trong 1 lít dd. Ký hiệu là M. c) Quan hệ giữa C% và CM. Ví dụ : Tính nồng độ mol của dd axit H2SO4 20%, có D = 1,143 g.ml Giải : Theo công thức trên ta có : II. SỰ ĐIỆN LI 1. Định nghĩa. Sự điện li là quá trình phân li chất tan thành các ion dưới tác dụng của các phân tử dung môi (thường là nước) hoặc khi nóng chảy. Ion dương gọi là cation, ion âm gọi là anion.
- Chất điện ly là những chất tan trong nước tạo thành dd dẫn điện nhờ phân ly thành các ion. Ví dụ: Các chất muối axit, bazơ. Chất không điện li là chất khi tan trong nước tạo thành dd không dẫn điện. Ví dụ: Dd đường, dd rượu,… Nếu chất tan cấu tạo từ các tinh thể ion (như NaCl, KOH,…) thì quá trình điện ly là quá trình điện li là quá trình tách các ion khỏi mạng lưới tinh thể rồi sau đó ion kết hợp với các phân tử nước tạo thành ion hiđrat. Nếu chất tan gồm các phân tử phân cực (nh ư HCl, HBr, HNO3,…) thì đầu tiên xảy ra sự ion hoá phân tử và sau đó là sự hiđrat hoá các ion. Phân tử dung môi phân cực càng mạnh thì khả năng gây ra hiện tượng điện li đối với chất tan càng mạnh. Trong một số trường hợp quá trình điện li liên quan với khả năng tạo liên kết hiđro của phân tử dung môi (như sự điện li của axit). 2. Sự điện li của axit, bazơ, muối trong dd nước. a) Sự điện li của axit Axit điện li ra cation H+ (đúng hơn là H3O+) và anion gốc axit. This image cannot currently be display ed. Để đơn giản, người ta chỉ viết This image cannot currently be display ed. Nếu axit nhiều lần axit thì sự điện li xảy ra theo nhiều nấc, nấc sau yếu hơn nấc trước. This image cannot currently be display ed. b) Sự điện li của bazơ. Bazơ điện li ra anion OH và cation kim loại hoặc amoni.
- Nếu bazơ nhiều lần bazơ thì sự điện li xảy ra theo nhiều nấc, nấc sau yếu hơn nấc trước. This image cannot currently be display ed. c) Sự điện li của muối. Muối điện li ra cation kim loại hay amoni và anion gốc axit, các muối trung hoà thường chỉ điện li 1 nấc. Muối axit, muối bazơ điện li nhiều nấc : Muối bazơ : d) Sự điện li của hiđroxit lưỡng tính. Hiđroxit lưỡng tính có thể điện li theo 2 chiều ra cả ion H+ và OH. This image cannot currently be display ed. 3. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu. a) Chất điện li mạnh. Chất điện li mạnh là những chất trong dd nước điện li hoàn toàn thành ion. Quá trình điện li là quá trình một chiều, trong phương trình điện li dùng dấu =. Ví dụ:
- Những chất điện li mạnh là những chất mà tinh thể ion hoặc phân tử có liên kết phân cực mạnh. Đó là: Hầu hết các muối tan. Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4,… Các bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ca(OH)2,… b) Chất điện li yếu Chất điện li yếu là những chất trong dd nước chỉ có một phần nhỏ số phân tử điện li thành ion còn phần lớn tồn tại dưới dạng phân tử, trong ph ương trình điện li dùng dấu thuận nghịch Ví dụ: Những chất điện li yếu thường gặp là: Các axit yếu: CH3COOH, H2CO3, H2S,… Các bazơ yếu: NH4OH,… Mỗi chất điện li yếu được đặc trưng bằng hằng số điện li (Kđl) - đó là hằng số cân bằng của quá trình điện li. Ví dụ: Trong đó: CH3COO, H+ và CH3COOH là nồng độ các ion và phân tử trong dd lúc cân bằng. Kđl là hằng số, không phụ thuộc nồng độ. Chất điện li càng yếu thì Kđl càng nhỏ. Với chất điện li nhiều nấc, mỗi nấc có Kđl riêng. H2CO3 có 2 hằng số điện li:
- This image cannot currently be display ed. 4. Độ điện li . Độ điện li của chất điện li là tỷ số giữa số phân tử phân li thành ion Np và This image cannot currently b e display ed. tổng số phân tử chất điện li tan vào nước Nt. Ví dụ: Cứ 100 phân tử chất tan trong nước có 25 phân tử điện li thì độ điện li bằng: This image cannot currently be display ed. Tỷ số này cũng chính là tỷ số nồng độ mol chất tan phân li (Cp) và nồng độ mol chất This image cannot currently b e display ed. tan vào trong dd (Ct). Giá trị của biến đổi trong khoảng 0 đến 1 01 Khi = 1: chất tan phân li hoàn toàn thành ion. Khi = 0: chất tan hoàn toàn không phân li (chất không điện li). Độ điện li phụ thuộc các yếu tố : bản chất của chất tan, dung môi, nhiệt độ và nồng độ dd. 5. Quan hệ giữa độ điện li và hằng số điện li. Giả sử có chất điện li yếu MA với nồng độ ban đầu Co, độ điện li của nó là , ta có: This image cannot currently be display ed. Hằng số điện li: This image cannot currently be display ed.
- Dựa vào biểu thức này, nếu biết ứng với nồng độ dd Co, ta tính được Kđl và ngược lại. Ví dụ: Trong dd axit HA 0,1M có = 0,01. Tính hằng số điện li của axit đó (ký hiệu là Ka). Giải: Trong dd, axit HA phân li: This image cannot currently be display ed. This image cannot currently be display ed. 6. Axit - bazơ. a) Định nghĩa Axit là những chất khi tan trong nước điện li ra ion H+ (chính xác là H3O+). Bazơ là những chất khi tan trong nước điện li ra ion OH. Đối với axit, ví dụ HCl, sự điện li thường được biểu diễn bằng phương trình. This image cannot currently be display ed. Nhưng thực ra axit không tự phân li mà nhường proton cho nước theo phương trình. Vì H2O trong H3O+ không tham gia phản ứng nên thường chỉ ghi là H+ Đối với bazơ, ngoài những chất trong phân tử có sẵn nhóm OH (như NaOH, Ba(OH)2…) Còn có những bazơ trong phân tử không có nhóm OH (như NH3…) nhưng đã nhận proton của nước để tạo ra OH Do đó để nêu lên bản chất của axit và bazơ, vai trò của nước (dung môi) cần định nghĩa axit - bazơ như sau: Axit là những chất có khả năng cho proton. Bazơ là những chất có khả năng nhận proton. Đây là định nghĩa của Bronstet về axit - bazơ. b) Phản ứng axit - bazơ.
- Tác dụng của dd axit và dd bazơ. Cho dd H2SO4 tác dụng với dd NaOH, phản ứng hoá học xảy ra toả nhiệt làm dd nóng lên. Phương trình phân tử: Phương trình ion: Hoặc là: H2SO4 cho proton (chuyển qua ion H3O+) và NaOH nhận proton (trực tiếp là ion OH). Phản ứng của axit với bazơ gọi là phản ứng trung hoà và luôn toả nhiệt. Tác dụng của dd axit và bazơ không tan. Đổ dd HNO3 vào Al(OH)3 , chất này tan dần. Phản ứng hoá học xảy ra. Phương trình phân tử: Phương trình ion Hoặc là: HNO3 cho proton, Al(OH)3 nhận proton. Tác dụng của dd axit và oxit bazơ không tan. Đổ dd axit HCl vào CuO, đun nóng, phản ứng hoá học xảy ra, CuO tan dần: Phương trình phân tử:
- Phương trình ion Hoặc là HCl cho proton, CuO nhận proton, nó đóng vai trò như một bazơ. Kết luận: Trong các phản ứng trên đều có sự cho, nhận proton - đó là bản chất của phản ứng axit - bazơ. c) Hiđroxit lưỡng tính. Có một số hiđroxit không tan (như Zn(OH)2, Al(OH)3) tác dụng được cả với dd axit và cả với dd bazơ được gọi là hiđroxit lưỡng tính. Ví dụ: Zn(OH)2 tác đụng được với H2SO4 và NaOH. Hoặc là: Kẽm hiđroxit nhận proton, nó là một bazơ. Kẽm hiđroxit cho proton, nó là một axit. Vậy: Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit có hai kh ả năng cho và nhận proton, nghĩa là vừa là axit, vừa là bazơ. 7. Sự điện li của nước
- a) Nước là chất điện li yếu. Tích số nồng độ ion H+ và OH trong nước nguyên chất và trong dd nước ở mỗi nhiệt độ là một hằng số . Môi trường trung tính : H+ = OH = 107 mol/l Môi trường axit: H+ > OH H+ > 107 mol/l. Môi trường bazơ: H+ < OH H+ < 107 mol/l b) Chỉ số hiđro của dd - Độ pH Khi biểu diễn nồng độ ion H+ (hay H3O+) của dd dưới dạng hệ thức sau: thì hệ số a được gọi là pH của dd Ví dụ: H+ = 105 mol/l thì pH = 5, … Về mặt toán học thì pH = lgH+ Như vậy: Môi trường trung tính: pH = 7 Môi trường axit: pH < 7 Môi trường bazơ: pH > 7 pH càng nhỏ thì dd có độ axit càng lớn, (axit càng mạnh); pH càng lớn thì dd có độ bazơ càng lớn (bazơ càng mạnh). Cách xác định pH: Ví dụ 1: Dd HCl 0,02M, có H+ = 0,02M. Do đó pH = lg2.102 = 1,7. Ví dụ 2: Dd NaOH 0,01M, có OH = 0,01 = 102 mol/l. Do đó :
- c) Chất chỉ thị màu axit - bazơ. Chất chỉ thị màu axit - bazơ là chất có màu thay đổi theo nồng độ ion H+ của dd. Mỗi chất chỉ thị chuyển màu trong một khoảng xác định. Một số chất chỉ thị màu axit - bazơ thường dùng: 8. Sự thuỷ phân của muối. Chúng ta đã biết, không phải dd của tất cả các muối trung hoà đều là những môi trường trung tính (pH = 7). Nguyên nhân là do: những muối của axit yếu - bazơ mạnh (như CH3COOHNa), của axit mạnh - bazơ yếu (như NH4Cl) khi hoà tan trong nước đã tác dụng với nước tạo ra axit yếu, bazơ yếu, vì vậy những muối này không tồn tại trong nước. Nó bị thuỷ phân, gây ra sự thay đổi tính chất của môi trường. a) Sự thuỷ phân của muối tạo thành từ axit yếu -bazơ mạnh. Ví dụ: CH3COONa, Na2CO3, K2S,… Trong dd dư ion OH, do vậy pH > 7 (tính bazơ). Vậy: muối của axit yếu - bazơ mạnh khi thuỷ phân cho môi trường bazơ. b) Sự thuỷ phân của muối tạo thành từ axit mạnh - bazơ yếu. Ví dụ: NH4Cl, ZnCl2, Al2(SO4)3. Trong dd dư ion H3O+ hay (H+), do vậy pH < 7 (tính axit). Vậy muối của axit mạnh - bazơ yếu khi thuỷ phân cho môi trường axit. c) Sự thuỷ phân của muối tạo thành từ axit yếu - bazơ yếu. Ví dụ: Al2S3, Fe2(CO3)3.
- 9. Phản ứng trao đổi ion trong dd điện li. Phản ứng trao đổi ion trong dd điện li chỉ xảy ra khi có sự tạo thành hoặc chất kết tủa, hoặc chất bay hơi, hoặc chất ít điện li (điện li yếu). a) Phản ứng tạo thành chất kết tủa. Trộn dd BaCl2 với dd Na2SO4 thấy có kết tủa trắng tạo thành. Đã xảy ra phản ứng. Phương trình phân tử: Phương trình ion: b) Phản ứng tạo thành chất bay hơi. Cho axit HCl tác dụng với Na2CO3 thấy có khí bay ra. Đã xảy ra phản ứng. Phương trình phân tử: Phương trình ion c) Phản ứng tạo thành chất ít điện li. Cho axit H2SO4 vào muối axetat. Phản ứng xảy ra tạo thành axit CH3COOH ít điện li Phương trình phân tử: Phương trình ion Hoặc cho axit HNO3 tác dụng với Ba(OH)2. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành chất ít điện li là nước.
- Phương trình phân tử: Phương trình ion Chú ý: Khi biểu diễn phản ứng trao đổi trong dd điện li người ta thường viết phương trình phân tử và phương trình ion. ở phương trình ion, những chất kết tủa, bay hơi, điện li yếu viết dưới dạng phân tử, các chất điện li mạnh viết dưới dạng ion (do chúng điện li ra). Cuối cùng thu gọn phương trình ion bằng cách lược bỏ những ion như nhau ở 2 vế của phương trình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
KIỂM TRA 1 TIẾT GIẢI TÍCH 12 NÂNG CAO Môn:Giải tích (Thời gian 45 phút) Chương 1 : ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ HÀM SỐ
2 p | 570 | 73
-
Giáo án Tin Học lớp 11: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
7 p | 452 | 57
-
Giáo án Tin Học lớp 11: BÀI TẬP CHƯƠNG I
8 p | 472 | 54
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: Chủ đề: LỚP HỌC CỦA BÉ Đề tài: SỐ LƯỢNG 2
2 p | 556 | 40
-
Giáo án chương trình mới: Lớp Chồi Chủ đề: Nghề nghiệp Đề tài: Cháu yêu cô chú công nhân
3 p | 440 | 32
-
Giáo án Hoá 9 - LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI
11 p | 342 | 30
-
Giáo án Toán 12 ban cơ bản : Tên bài dạy : KIỂM TRA CHƯƠNG I:
8 p | 157 | 21
-
Giáo án Toán 12 ban cơ bản : Tên bài dạy : KIỂM TRA CHƯƠNG II:
8 p | 83 | 11
-
Giáo án chương trình mới: Lớp lá Chủ đề: Ngày cuối tuấn vui vẻ
4 p | 162 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thiết kế hoạt động thực hành trải nghiệm trong dạy học chương III - Hình Học 10 Chương trình GDPT 2018
62 p | 20 | 7
-
Giáo án Giải tích 12 ban tự nhiên : Tên bài dạy : KIỂM TRA CHƯƠNG 3 ĐỀ III
5 p | 103 | 7
-
Giáo án Giải tích 12 ban tự nhiên : Tên bài dạy : KIỂM TRA CHƯƠNG III ĐỀ 2
7 p | 79 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh khi dạy chương III: “Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII” chương trình lịch sử lớp 10, ban cơ bản
50 p | 31 | 6
-
Giáo án Toán 12 ban cơ bản : Tên bài dạy : KIỂM TRA VIẾT CHƯƠNG III
10 p | 74 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Xây dựng chuyên đề dạy học chương III “ Sinh trưởng và phát triển” – sinh học 11 hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
42 p | 26 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới cấu trúc nội dung, áp dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí – Phần Khí quyển- chương trình địa lí 10 - Ban
41 p | 30 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng phần mềm Photoshop thiết kế tranh ảnh dạy học bài 40, 41, 42 + 44, 45 chương III môn Công nghệ 10 - THPT
26 p | 27 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hệ thống bài tập bổ trợ môn hình học lớp 7
27 p | 34 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn