Chuyên đề 5: Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình - PGS. TS. Bùi Ngọc Toàn
lượt xem 167
download
Chuyên đề 5: Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình nêu tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng, chế định pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề 5: Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình - PGS. TS. Bùi Ngọc Toàn
- Chuyên đề 5. Quản lý chất lượng dự án đầu tư XDCT 1. Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng công trình xây dựng 2. Chế định pháp lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng 3. Các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng PGS. TS. Bùi Ngọc Toàn Trưởng Bộ môn Dự án & QLDA Trường ĐH GTVT
- 1. Tổng quan về chất lượng và QL chất lượng Khái niệm chất lượng Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có (ISO 9000:2000). Trong đó yêu cầu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Yêu cầu quy định trong hợp đồng là một dạng yêu cầu đã được công bố. Yêu cầu "ngầm hiểu chung" là những thực hành mang tính thông lệ hay phổ biến đối với một tổ chức, khách hàng và các bên quan tâm khác.
- Chất lượng công trình xây dựng Vậy chất lượng công trình xây dựng là mức độ đáp ứng của công trình với các yêu cầu đặt ra (yêu cầu về kĩ thuật, thời gian, chi phí, độ bền vững, an toàn, môi trường,các yêu cầu này có thể được quy định trong hợp đồng hoặc ngầm hiểu chung...) Xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng; tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình).
- Chất lượng xây dựng là một quá trình Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó, nghĩa là từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế... Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện; chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, MMTB mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động...
- Chất lượng xây dựng là một quá trình (tiếp theo) Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng. Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng...
- Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng Tính cá biệt, đơn chiếc Được xây dựng và sử dụng tại chỗ Kích thước và trọng lượng lớn, cấu tạo phức tạp Liên quan đến nhiều ngành, đến môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư Thể hiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa từng thời kì
- Đặc điểm của sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến vấn đề chất lượng Sản xuất xây dựng có tính di động cao Thời gian xây dựng công trình dài, chi phí sản xuất sản phẩm lớn Tổ chức quản lý sản xuất phức tạp Sản xuất xây dựng được tiến hành ngoài trời
- 2. Chế định về quản lý chất lượng CTXD 2.1. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án XDCT Hoạt động xây dựng Hoạt động quản lý chất lượng Khảo sát - tự giám sát của nhà thầu khảo sát - giám sát của chủ đầu tư Thiết kế - thẩm định thiết kế của chủ đầu tư Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng - tự giám sát của nhà thầu xây dựng - giám sát và nghiệm thu của chủ đầu tư Thi công xây dựng - giám sát tác giả của nhà thiết kế - giám sát của nhân dân Khai thác công trình - bảo hành công trình - bảo trì công trình Hình 5.1. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình
- 2.2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 2.2.1. Nhiệm vụ, phương án khảo sát xây dựng a. Nhiệm vụ KS XD do TVTK kế hoặc nhà thầu KS lập, CĐT phê duyệt: Phạm vi khảo sát; Phương pháp khảo sát; Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến; Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng; Thời gian thực hiện khảo sát. b. Phương án kỹ thuật KS do nhà thầu KS lập, CĐT phê duyệt: Phù hợp với nhiệm vụ KS được chủ đầu tư phê duyệt; Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng. c. Nhiệm vụ KS được bổ sung trong các trường hợp: Trong quá trình thực hiện KS, nhà thầu phát hiện các yếu tố khác thường ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp TK; Trong quá trình TK, nhà thầu TK phát hiện tài liệu KS không đáp ứng yêu cầu; Trong quá trình thi công, nhà thầu thi công phát hiện các yếu tố khác thường so với tài liệu KS ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp TK và biện pháp thi công.
- 2.2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 2.2.2. Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát xây dựng; Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình; Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực khảo sát xây dựng; Tiêu chuẩn về khảo sát xây dựng được áp dụng; Khối lượng khảo sát; Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát; Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát; Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ cho việc thiết kế, thi công xây dựng công trình; Kết luận và kiến nghị; Tài liệu tham khảo; Các phụ lục kèm theo. Báo cáo kết quả KS phải được CĐT kiểm tra, nghiệm thu theo quy định và là cơ sở để thực hiện các bước thiết kế XDCT.
- 2.2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 2.2.3. Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng về bảo vệ môi trường và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát Trong quá trình thực hiện khảo sát tại hiện trường, nhà thầu khảo sát xây dựng có trách nhiệm: Không được làm ô nhiễm nguồn nước, không khí và gây tiếng ồn quá giới hạn cho phép; Chỉ được phép chặt cây, hoa màu khi được tổ chức, cá nhân quản lý hoặc sở hữu cây, hoa màu cho phép; Phục hồi lại hiện trường khảo sát xây dựng; Bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng khác trong vùng, địa điểm khảo sát. Nếu gây hư hại cho các công trình đó thì phải bồi thường thiệt hại.
- 2.2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 2.2.4. Giám sát công tác khảo sát xây dựng Trách nhiệm giám sát công tác khảo sát xây dựng: Nhà thầu KS phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát; CĐT thực hiện giám sát công tác KS thường xuyên, có hệ thống từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành. Trường hợp không có đủ điều kiện năng lực thì CĐT phải thuê tư vấn giám sát. Nội dung tự giám sát công tác KS của nhà thầu KS: Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện theo phương án kỹ thuật KS đã được CĐT phê duyệt; Ghi chép kết quả theo dõi, kiểm tra vào nhật ký. Nội dung giám sát công tác KS của chủ đầu tư: Kiểm tra điều kiện năng lực của các nhà thầu KS so với HSDT về nhân lực, MMTB phục vụ KS, phòng thí nghiệm được nhà thầu sử dụng; Theo dõi, kiểm tra vị trí KS, khối lượng KS và việc thực hiện quy trình KS theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt. Kết quả theo dõi, kiểm tra phải được ghi chép vào nhật ký; Theo dõi và yêu cầu nhà thầu KS thực hiện bảo vệ môi trường và các CTXD trong khu vực.
- 2.2. Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng 2.2.5. Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng Căn cứ để nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng: Hợp đồng khảo sát xây dựng; Nhiệm vụ và phương án kỹ thuật KS đã được CĐT phê duyệt; Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng. Nội dung nghiệm thu: Đánh giá chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng; Kiểm tra hình thức và số lượng của báo cáo kết quả KS; Nghiệm thu khối lượng công việc KS theo hợp đồng KS đã ký kết. Trường hợp kết quả KS thực hiện đúng hợp đồng và tiêu chuẩn xây dựng áp dụng nhưng không đáp ứng được mục tiêu đầu tư đã đề ra của CĐT thì CĐT vẫn phải thanh toán phần đã nghiệm thu theo hợp đồng.
- 2.3. Quản lý chất lượng thiết kế XDCT 2.3.1. Căn cứ lập và hồ sơ các bước thiết kế Thiết kế kỹ thuật Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật: Nhiệm vụ TK, thiết kế cơ sở trong dự án được phê duyệt; Báo cáo kết quả KS bước thiết kế cơ sở, các số liệu bổ sung về KS và các điều kiện khác tại địa điểm xây dựng phục vụ bước TKKT; Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. Hồ sơ TKKT phải phù hợp với TK cơ sở và dự án được duyệt, bao gồm: a) Thuyết minh gồm các nội dung theo quy định, nhưng phải tính toán lại và làm rõ phương án lựa chọn kỹ thuật SX, dây chuyền công nghệ, lựa chọn thiết bị, so sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, kiểm tra các số liệu làm căn cứ TK; các chỉ dẫn kỹ thuật; giải thích những nội dung mà bản vẽ TK chưa thể hiện được và các nội dung khác theo yêu cầu của CĐT; b) Bản vẽ phải thể hiện chi tiết về các kích thước, thông số kỹ thuật chủ yếu, vật liệu chính đảm bảo đủ điều kiện để lập dự toán, tổng dự toán và lập thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng; c) Dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình.
- 2.3. Quản lý chất lượng thiết kế XDCT 2.3.1. Căn cứ lập và hồ sơ các bước thiết kế Thiết kế bản vẽ thi công Căn cứ để lập thiết kế bản vẽ thi công: Nhiệm vụ thiết kế do CĐT phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước; thiết kế cơ sở được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế hai bước; thiết kế kỹ thuật được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế ba bước; Các tiêu chuẩn xây dựng và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng; Các yêu cầu khác của chủ đầu tư. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bao gồm: Thuyết minh: giải thích đầy đủ các nội dung mà bản vẽ không thể hiện được để người trực tiếp thi công xây dựng thực hiện theo đúng thiết kế; Bản vẽ phải thể hiện chi tiết tất cả các bộ phận của công trình, các cấu tạo với đầy đủ các kích thước, vật liệu và thông số kỹ thuật để thi công chính xác và đủ điều kiện để lập dự toán thi công; Dự toán thi công xây dựng công trình.
- 2.3. Quản lý chất lượng thiết kế XDCT 2.3.3. Nghiệm thu hồ sơ thiết kế XDCT Sản phẩm thiết kế trước khi đưa ra thi công phải được CĐT nghiệm thu và xác nhận. CĐT phải chịu trách nhiệm về các bản vẽ TK giao cho nhà thầu thi công xây dựng. Căn cứ nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình: Hợp đồng giao nhận thầu thiết kế xây dựng công trình; Nhiệm vụ thiết kế, thiết kế các bước trước đó đã được phê duyệt; Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Hồ sơ thiết kế XDCT gồm thuyết minh, bản vẽ thiết kế và dự toán, tổng dự toán. Nội dung nghiệm thu: Đánh giá chất lượng thiết kế; Kiểm tra hình thức và số lượng hồ sơ thiết kế xây dựng công trình. Tùy theo tính chất, quy mô và yêu cầu của CTXD, CĐT được thuê tư vấn phù hợp để thẩm tra TK và phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra. Trường hợp TK không bảo đảm yêu cầu thì nhà thầu thiết kế phải thiết kế lại và chịu mọi chi phí. Nhà thầu thiết kế XDCT chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế.
- 2.3. Quản lý chất lượng thiết kế XDCT 2.3.4. Thay đổi thiết kế xây dựng công trình Thiết kế xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được phép thay đổi trong các trường hợp sau đây: Khi dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh có yêu cầu phải thay đổi thiết kế; Trong quá trình thi công xây dựng công trình phát hiện thấy những yếu tố bất hợp lý nếu không thay đổi thiết kế sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thi công xây dựng, biện pháp thi công và hiệu quả đầu tư của dự án. Trường hợp thay đổi thiết kế bản vẽ thi công mà không làm thay đổi thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế cơ sở được duyệt thì chủ đầu tư hoặc nhà thầu giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư được sửa đổi thiết kế. Những người sửa đổi thiết kế phải ký tên, chịu trách nhiệm về việc sửa đổi của mình.
- 2.4. Quản lý chất lượng thi công XDCT Quản lý chất lượng thi công bao gồm các hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu; giám sát thi công và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế. Nhà thầu thi công phải có hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện nội dung quản lý chất lượng thi công. Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát thi công. Trường hợp chủ đầu tư không có tổ chức tư vấn giám sát đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện. Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình thực hiện giám sát tác giả.
- 2.4. Quản lý chất lượng thi công XDCT Quản lý chất lượng thi công của nhà thầu Nội dung quản lý chất lượng thi công của nhà thầu: Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công trong việc quản lý chất lượng công trình; Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công; Lập và ghi nhật ký thi công; Kiểm tra ATLĐ, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường; Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận CTXD, hạng mục công trình và CTXD hoàn thành; Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư; Chuẩn bị tài liệu và lập phiếu yêu cầu chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu.
- 2.4. Quản lý chất lượng thi công XDCT Giám sát chất lượng thi công của chủ đầu tư Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp theo yêu cầu thiết kế: Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị đối với vật liệu, cấu kiện, thiết bị lắp đặt; Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp. Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công: Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công; Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình thi công, ghi nhật ký giám sát; Xác nhận bản vẽ hoàn công; Tổ chức nghiệm thu; Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu TK điều chỉnh; Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận, hạng mục và công trình khi có nghi ngờ; Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GẠCH ỘP LÁT HÀ NỘI
3 p | 420 | 99
-
Chuyên đề 5: Quản lý chất lượng của dự án đầu tư xây dựng công trình
93 p | 278 | 67
-
Chuyên đề 3: Phương pháp xác định tổng mức đầu tư và đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng
29 p | 360 | 57
-
Đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho nhân dân - 3
8 p | 80 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn