intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Chuyên đề muối và một số bài tập trắc nghiệm về muối

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Chuyên đề: Chuyên đề muối và một số bài tập trắc nghiệm về muối" hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên cơ sở nội dung cốt lõi trọng tâm với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao; Mỗi phần lý thuyết đề có hướng dẫn căn cứ cơ sở để học sinh vận dụng giải bài tập cho mỗi tính chất hóa học; Chuyên đề có thể góp phần giúp học sinh có điều kiện nâng cao năng lực tự học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức, vận dụng vào việc ôn thi vào THPT có hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Chuyên đề muối và một số bài tập trắc nghiệm về muối

  1. Tác giả chuyên đề: NGUYỄN VIỆT DŨNG Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng Tên chuyên đề/chủ đề:CHUYÊN ĐỀ MUỐI VÀ MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC  NGHIỆM VỀ MUỐI A. Thực trạng chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 của đơn vị  năm học   2021­2022. ­ Tổng số học sinh dự thi 147 học sinh đạt tỉ lệ 100% ­ Không có học sinh điểm liệt ­ Điểm trung binh 5 môn thi là 8,42 điểm ­ Số học sinh đỗ vào chuyên Vính Phúc là 36 học sinh trong đó chuyên Hóa 4 học  sinh. B.  Đối tượng học sinh (lớp 9), dự kiến số tiết dạy là 6 tiết C.  Hệ thống (phân loại, dấu hiệu nhận biết đặc trưng) các dạng bài tập   đặc trưng của chuyên đề. ­ Môn hóa học trong các đề thi vào THPT nằm trong nhóm môn tổ hợp với hình   thức đề thi dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm.  ­ Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên cơ sở nội dung cốt lõi trọng   tâm với các mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. ­ Mỗi phần lý thuyết đề có hướng dẫn căn cứ cơ sở để học sinh vận dụng giải   bài tập cho mỗi tính chất hóa học.  Do đó để  đáp  ứng việc ôn tập có hệ  thống kiến thức về  muối thì chuyên đề  gồm hai phần chính gồm các phần: I. Hệ thống kiến thức cơ bản trọng tâm về muối + Định nghĩa về muối + Phân loại muối + Cách gọi tên muối + Độ bền nhiệt của muối + Tính chất hóa học của muối + Một số muối quan trọng và những ứng dụng chính + Phản ứng trao đổi trong dung dịch + Phân bón hóa học II. Các bài tập trắc nghiệm vận dụng + Căn cứ  trọng tâm là tính chất hóa học của muối, phản  ứng trao đổi và  phân bón hóa học, từ đó có phương pháp giải cho mỗi dạng bài tập ứng với mỗi   tính chất hóa học.
  2. + Các câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng trên theo bốn mức nhận thức:   Biết, hiểu, vận dụng và vận dụng cao. ­ Kết quả triển khai chuyên đề tại đơn vị nhà trường (nếu đã triển khai). D. NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ I. LÍ THUYẾT 1. ĐỊNH NGHĨA Muối là một hợp chất mà trong phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại  hoặc (NH4) liên kết với một hay nhiều gốc axit. 2. PHÂN LOẠI  * Phân loại: Muối được chia thành hai loại chính: Muối axit, muối trung hòa a.Muối trung hòa: Là loại muối mà gốc axit không có chứa nguyên tử (H) Ví dụ: Na2CO3 : Natri cacbonat, CaCO3 : Canxi cacbonat b.Muối axit: Là loại muối mà trong gốc axit còn có chứa nguyên tử H có thể thay  thế bằng nguyên tử kim loại. Ví dụ:          NaHCO3 : Natrihiđrocacbonat           Ca(HSO4)2: Canxihiđrosunfat          NaH2PO4 : NatriđihiđrophotphatNa2HPO4 : Natrihiđrophotphat c. Mở rộng: Ngoài hai loại trên còn một số loại khác  ­ Muối ngậm nước (tinh thể hidrat) VD. CuSO4.5H2O :    Na2CO3.10H2O    :   FeSO4.7H2O..   nước có trong muối là nước kết tinh ­ Muối kép: trong phân tử có chứa hai nguyên tố kim loại hoặc gốc amoni (NH4) Ví dụ:K2SO4.Al2(SO4)3  hoặc (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 3. TÊN GỌI * Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit * Chú ý: nguyên tăc gọi chung ­ Những muối không có oxi đều kết thúc bằng đuôi (ua)
  3. Ví dụ: NaCl: natri clorua, FeS: sắt (II) sunfua, Al4C3 : nhôm cacbua ­ Những muối có oxi thường kết thúc đuôi (at) Ví dụ: Ca(NO3)2 : canxi nitrat: Fe2(SO4)3: sắt (III) sunfat ­ Muối có ít oxi hơn kết thúc là đuôi (it)  Ví dụ: NaNO2 natri nitrit ,  K2SO3:  kali sunfit CuSO4 Đồng sunfat , FeCl2 : sắt (II) clorua, Fe2(SO4)3 sắt (III) sunfat 4. ĐỘ BỀ NHIỆT CỦA MỘT SỐ MUỐI ­ Những muối của kim loại kiềm, kiềm thổ rất bền với nhiệt (trừ muối nitrat) ­ Muối cácbonat, muối sunfat của kim loại kiềm bền với nhiệt khi nung nóng  chảy không phân hủy, muối hidrocacbonat phân hủy thành muối cacbonat VD  nhiệt nóng chảy muối cacbonat kim loại kiềm:Na2CO3(8530C), K2CO3(8940C),  ­ Muối cacbonat kim loại kiềm thổ không bền bị phân hủy thành oxit và CO2 Ví dụ: MgCO3(4500C); CaCO3(9000C); BaCO3(13500C) ­ Muối sunfat kim loại kiềm thổ khi nóng chảy bị phân hủy khó phân hủy nhất   là BaSO4(15800C)  ­ Muối nitrat kém bền với nhiệt. 5.TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI. a. Tác dụng của kim loại với dung dịch muối * Cơ sở khoa học: căn cứ vào dãy hoạt động hóa học của kim loại * Phân tích: Khi kim loại tác dụng với dung dịch muối có nghĩa nó tiếp xúc với   nước và muối vậy có các khả năng ­ Kim loại đó chỉ tác dụng với muối (loại 1) ­ Kim loại đó tác dụng với nước sau đó sản phẩm tạo thành tác dụng với muối  (loại 2)  ­ Kim loại tham gia phản  ứng chỉ tác dụng với nước, không tác dụng với muối   (loại 3)
  4. * Loại 1:Kim loại chỉ  tác dụng với muối  ( từ  kim loại Mg trở  về sau trong   dãy HĐHH kim loại) Tổng quát: kim loại + muối →muối mới + kim loại mới ­ Điều kiện của phản ứng. +Để  phản  ứng giữa kim loại với muối xảy ra thì kim loại đem tác dụng   phải đứng trước kim loại trong muối ở dãy hoạt động hóa học của kim loại.     + Muối tham gia phản ứng là muối tan Ví dụ Fe    +   Cu(NO3)2     Fe(NO3)2     +      Cu                 Cu   +  2AgNO3   Cu(NO3)2  +  2Ag Chú ý :  + Kim loại Cu có thể  tác dụng được với các dung dịch muối của kim loại   sắt(III)                Cu   +  2FeCl3  CuCl2  +  2FeCl2                Cu   +  2Fe(NO3)3  Cu(NO3)2  +  2Fe(NO3)2  + Kim loại Fe tác dụng với muối AgNO3 dư                     Fe + AgNO3 dư   Fe(NO3)3 + Ag ↓ * Loại 2: Kim loại đó tác dụng với nước sau đó sản phẩm tạo thành tác dụng  với muối. (với các kim loại kiềm thường Na, K, Ba, Ca.) ­ Khi cho các kim loại mạnh như Na, K, Li, Ca, Ba vào dd muối thì những kim   loại này không phản  ứng với muối mà phản  ứng với nước để  tạo thành dung  dịch bazơ. Sau đó bazơ phản tiếp với muối. Ví dụ:     Khi cho Na vào dung dịch CuCl2, có 2 phản ứng sau:                2Na  +   2H2O     2NaOH   + H2Khi đó có phản ứng tiếp theo                2NaOH   +   CuCl2   Cu(OH)2   +  2NaCl * Loại 3: Kim loại tham gia phản  ứng chỉ  tác dụng với nước, không tác dụng  với muối
  5. Ví dụ: Cho Na vào dung dịch K2SO4 , chỉ có phản ứng                2Na  +  2H2O    2NaOH  +  H2 không có pư tiếp theo vì NaOH không phản ứng với K2SO4 Bài tập loại 3 chủ yếu là nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng. b. Muối tác dụng với muối Tổng quát: Muối + muối → 2 muối mới * Cơ sở căn cứ: Dựa vào bảng tính tan của các chất * Điều kiệnđể  xảy ra phản  ứng:Để  phản  ứng giữa hai muối xảy ra có các  điều kiện sau ­ Hai muối tham gia phản ứng là muối tan ­  Ít nhất một trong hai muối tạo thành là chất kết tủa (không tan) Ví dụ:      FeCl2  +  2AgNO3  2AgCl   +  Fe(NO3)2 ↓ Na2CO3  +  Ca(NO3)2   CaCO3  +  2NaNO3 ↓ CuCl2     +   2AgNO3 Cu(NO3)2 + 2AgCl  NaCl + FeSO4  không phản ứng * Một số chú ý: ­ KHSO4 có vai trò như một axit mạnh vì trong gốc axit còn (H) 2KHSO4  + Ca(HCO3)2 K2SO4  +  CaSO4  + CO2 + H2O     2NaHSO4 + K2SO3    →Na2SO4 +  K2SO4 + H2O + SO2 ­ CaCl2 + NaHCO3   không phản ứng, nhưng nếu đun nóng có phản ứng 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O Na2CO3 + CaCl2  CaCO3+  2NaCl c. Muối tác dụng với bazơ Tổng quát: Muối + bazơ  muối (mới) + bazơ (mới)
  6. * Cơ sở: dựa vào bảng tính tan * Điều kiện để xảy ra phản ứng + Các chất tham gia phản ứng đều tan +Một trong hai chất mới phải có ít nhất một chất không tan Ví dụ: Fe2(SO4)3   +   6NaOH         3Na2SO4     +     2Fe(OH)3  (nâu đỏ) Fe2(SO4)3   +   Cu(OH)2   không phản ứng * Một số chú ý ­ Cho muối nhôm tác dụng với dung dịch kiềm  Al2(SO4)3 + 6KOH   →2Al(OH)3↓ + 3K2SO4 Nếu KOH dư : KOH dư + Al(OH)3   →KAlO2 + 2H2O ­ Cho muối axit tác dụng với bazơ Ca(HCO3)2 + 2NaOH    →CaCO3 + Na2CO3 + H2O  d. Muốitác dụng với axit. Tổng quát: Muối + axit  muối (mới) + axit (mới) * Cơ sở: căn cứ vào axit mạnh, axit yếu * Điều kiện để xảy ra phản ứng + Muối mới kết tủa không tan trong axit tạo thành + Axit mới yếu hơn axit ban đầu  Ví dụ : H2SO4     +     BaCl2      BaSO4      +     2HCl CaCO3    +    2HCl       CaCl2    +    H2O   +    CO2                NaNO3 + HCl  không phản ứng * Một số chú ý AgNO3 + HCl    AgCl↓ + HNO3  phản ứng có xảy ra do AgCl là chất kết tủa
  7. H2S + CuCl2  CuS + 2HCl  ở  phản  ứng này HCl là axit mạnh hơn axit H 2S tuy  nhiên CuS không bị hòa tan trong HCl nên phản ứng có xảy ra. e.Nhiệt phân muối   Khi nhiệt phân muối thì muối đó có bị  nhiệt phân hay không phụ  thuộc vào độ  bền nhiệt và tính chất các thành phần cấu tạo nên muối đó. * Cơ sở: Căn cứ vào độ bền nhiệt của các muối  + Muối nitrat : có 3 trường hợp ­ Nhiệt phân muối nitrat của kim loại kiềm như: K,Na,Ba,Ca.  muối nitrit và oxi Ví dụ: 2KNO32KNO2 + O2 ­Nhiệt phân muối nitrat của kim loại  từ Mg đến Cu  Muối       Oxit   + NO2 + O2 Ví dụ:  2Cu(NO3)22CuO  + 4NO2 + O2 ­Muối của khi loại đứng sau Cu như Ag, Hg.. Muối       Kim loại   + NO2 + O2 Ví dụ:  2AgNO32 Ag + 2NO2 + O2 +Muối cacbonat ­ Gồm 2 loại cacbonat và hidrocacbonat ­ Muối cacbonat của kim loại kiềm như Na2CO3, K2CO3 bền không bị nhiệt phân  hủy  ­ Muối hidrocacbonat của kim loại kiềm bị nhiêt phân    muối trung hòa + CO2 +  H2O Ví dụ:         2NaHCO3Na2CO3   + CO2 + H2O ­ Muối cacbonat và hidrocacbonnat của kim loại còn lại như  Ba,Ca,Mg...Cu  bị  nhiệt phân tạo oxit và CO2 Ví dụ:    BaCO3        BaO  +  CO2 Ca(HCO3)  CaCO3   +  CO2  + H2O : sau đó CaCO3 tiếp tục bị nhiệt phân
  8.          CaCO3          CaO   + CO2 ­ Muối cacbonat của các kim loại sau đồng Ag2CO3  2Ag + O2 + CO2 ­ Nhiệt phân muối cacbonat của kim loại có hóa trị thay đổi trong môi trường có  oxi thì kim loại trong oxit đó sẽ có hóa trị cao nhất Ví dụ:     FeCO3FeO  +  CO2  4FeO +  O22Fe2O3 ­Muối cacbonat của kim loại hóa trị III không tồn tại. + Muối sunfat ­ Muối sunfat bền với nhiệt ­ Muối sunfat của kim loại kiềm như K, Ca,Ba.. không bị nhiệt phân ­ Muối sunfat của kim loại khác bị nhiệt phân  Muối  sunfatoxit   +  O2  + SO2 Ví dụ: 4FeSO4  2Fe2O3 +4SO2  + O2 ­Muối kim loại yếu sau Cu. Ví dụ:     Ag2SO4 2Ag + SO2   + O2 + Nhiệt phân một số muối khác ­ Muối amoni của axit dễ bay hơi Ví dụ:   NH4Cl(rắn)             HCl   + NH3 (NH4)2CO3H2O +  CO2   + 2NH3 ­ Muối amoni của axit có tính oxi hóa như HNO2, HNO3. NH4NO2         N2   +   2H2O  NH4NO3        N2O   + 2H2O ­ Muối KClO3, KMnO4
  9. 2KClO3    2KCl + O2 2KMnO4 2 4 2 2   K MnO  + MnO  + O 6. MỘT SỐ MUỐI QUAN TRỌNG VÀ ỨNG DỤNG CỦA CHÚNG a. Muối natri clorua (NaCl) * Tính chất: là muối của axit mạnh, màu trắng tan tốt trong nước có vị mặn * Trạng thái tự nhiên: NaCl có nhiều trong nước biển, mỏ muối *  Ứng dụng: làm thực phẩm, là nguyên liệu sản xuất chất tẩy trắng, điều chế  Na, Cl2, sản xuất thủy tinh… b. Muối cacbonat và muối hiđrocacbonat: là muối của axit H2CO3 là axit 2 lần  axit nên tạo 2 loại muối axit (HCO3­) và muối trung hòa (CO32­) * Muối hidrocacbonat (chứa gốc HCO3)  * Tính chất: là hợp chất lưỡng tính tác dụng với cả axit và bazơ ­ Tác dụng với axit : NaHCO3  +  HCl  NaCl + CO2 + H2O khí thoát ra mạnh ­ Tác dụng với ba zơ : Ca(HCO3)2   + 2NaOH    Na2CO3 + CaCO3  + 2H2O ­ Muối axit bị nhiệt phân: Ca(HCO3)2     CaCO3  + 2H2O + CO2 * Điều chế : Cho CO2 dư sục vào dung dịch kiềm. Ví dụ:  CO2 +  2NaOH             Na2CO3 + H2O Vì CO2 dư nên  CO2 + Na2CO3  2NaHCO3 *.  Ứng dụng: Muối NaHCO3 là chất ít tan trong nước. trong y học được dùng  làm thuốc muối và được dùng trong công nghiệp thực phẩm (xođa thực phẩm),  Na2CO3 dùng sản xuất thủy tinh. * Nhận biết: cho muối cacbonat tác dụng với các axit mạnh thoát khí CO2 nhận  biết CO2 bằng dd Ca(OH)2. b. Muối cacbonat: (chứa gốc CO32­) * Tính chất
  10. ­ Thường kém bền với nhiệt (trừ muối kim loại kiềm) + Tác dụng với axit: 2HCl + Na2CO3→2NaCl + CO2 + H2O + Tacd ụng với bazơ: K2CO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + 2KOH + Tác dụng với muối: Na2CO3 + BaCl2  BaCO3 + 2NaCl + Bị nhiệt phân hủy: CaCO3  CaO + CO2 * Nhận biết: cho muối cacbonat tác dụng với axit mạnh thoát khí Ví dụ: MgCO3 + H2SO4  MgSO4 + CO2 + H2O * Điều chế: cho CO2 tác dụng với dung dịch kiềm hoặc nhiệt phân muối hidro  cacbonat CO2 + 2NaOH    Na2CO3 + H2O 2NaHCO3  Na2CO3 + CO2 + H2O * Ứng dụng: Sản xuất thủy tinh (Na2CO3), sản xuất xi măng (CaCO3).. c. Muối nitrat. a. Tính chất: Muối nitrat thường kém bền với nhiệt b. Ứng dụng: Muối KNO3 còn gọi là diêm tiêu khi trộn với C, S tạo thành thuốc   nổ  đen khi, ngoài ra còn được dùng làm phân bón ...NH4NO3  amoninitrat dùng  làm phân bón (đạm 2 lá) d. Muối phốtphat. * Tính chất: Là muối của axit H3PO4 (axit 3 lần axit) nên tạo 3 loại muối trung  hòa hoặc axit *Nhận biết muối phốtphat: dùng dung dịch AgNO3 3AgNO3   + Na3PO4      Ag3PO4   +  3NaNO3                                          (kết tủa vàng) * Ứng dụng: dùng sản xuất phân bón (phân lân) e. Muối sunfat và hiđro sunfat
  11. Vì là muối của axit H2SO4  nên tạo 2 loại muối axit (có gốc ­HSO4) và muối  trung hòa (gốc =SO42­) *Tính chất: Hầu hết các muối sunfat đều không có màu một số  ít tan PbSO 4 ,  CaSO4 muối BaSO4 bền trong axit, không bị nhiệt phân hủy  ­Các muối sunfat của Na,K,Ca,Ba bền với nhiệt không bị  phân hủy còn lại các  muối khác bị nhiệt phân. ­ Muối axit hidrosunfat tan như NaHSO4, KHSO4 .có vai trò như một axit Ví dụ: Al2O3  + NaHSO4 Na2SO4  + Al2(SO4)3 + H2O  *Điều chế:  ­Cho kim loại, oxit kim loại hoặc hidroxit tác dụng với H2SO4 loãng. Ví dụ:  Fe + H2SO4       FeSO4   + H2  CuO + H2SO4     CuSO4  + H2O * Nhận biết: dùng dd BaCl2 hoặc Ba(OH)2 tạo BaSO4 màu trắng không tan trong  axit mạnh như HCl, H2SO4. BaCl2 + H2SO4  BaSO4 + 2HCl *  Ứng dụng: Na2SO4 dùng sản xuất xà phòng, CuSO4 làm thuốc diệt nấm diệt  cỏ..CaSO4 làm thạch cao… g, Muối amoni * Tính chất ­ Các muối amoni thường không có màu ­ Tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng NH3 NaOH + NH4Cl   → NaCl + NH3↑ + H2O ­ Muối amoni kém bền dễ bị nhiệt phân hủy NH4Cl    NH3 + HCl NH4NO2  N2 + H2O  ( Phản ứng dùng để điều chế N2 trong phòng TN) NH4NO3  N2O + H2O ( Phản ứng dùng để điều chế N2O trong phòng TN) * Ứng dụng: dung làm phân bón hóa học
  12. h. Muối halogennua Muối halogenua có 2 loại muối không chứa oxi và muối chứa oxi quan trọng là  một số muối : NaCl, KClO3, CaOCl2 * Tính chất: Các muối chứa oxi thường kém bền với nhiệt  2KClO3   → 2 KCl +3O2     CaOCl2   → CaCl2 + 1/2O2 ­ Clorua vôi CaOCl2 dễ phản ứng với axit mạnh ngay kể cả axit yếu H2CO3 giải  phóng Cl2 hoặc HClO CaOCl2 + CO2 + H2O   → CaCO3 + CaCl2 + HClO (ứng dụng dùng tẩy trắng sợi  vải, giấy, tẩy uế, xử lí chất độc) * Điều chế: cho Cl2 tác dụng với dung dịch kiềm ở các điều kiện nhiệt độ khác  nhau Cl2 + Ca(OH)2    → CaOCl2 + H2O (300C)    3Cl2 +6KOH  →KClO3 + 5KCl + 3H2O  (>750C) * Nhận biết: các muối halogen dụng thuôc thử là AgNO3 Ví dụ: NaCl + AgNO3      → AgCl↓ + NaNO3                                         (Kết tủa trắng) * Ứng dụng: NaCl làm muối ăn, KClO3 làm thuốc đầu que diêm… 7. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH 1. Là phản ứng hóa học trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng với nhau  những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những chất mới. 2. Điều kiện phản ứng trao đổi Phản ứng chỉ xảy ra nếu sản phẩm có chất khí, chất không tan hoặc nước Chú ý: ­ Phản ứng trung hòa cũng thuộc phản ứng trao đổi.
  13. ­ Các chất tham gia phản ứng là hợp chất Ví dụ: Na2SO4 + BaCl2→BaSO4 + 2NaCl  là phản ứng trao đổi Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu   không là phản ứng trao đổi vì Fe là đơn chất. 8. PHÂN BÓN HÓA HỌC a. Khái niệm về phân bón Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng  hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng. b. Phân bón hóa học: là những hợp chất vô cơ được tổng hợp bằng phản ứng  hóa học nhằm làm tăng năng suất cây trồng. c. Phân loại : Phân bón hóa học ở dạng phân bón đơn và phân bón kép * Phân bón đơn: Cung cấp cho cây trồng một trong ba nguyên tố dinh dưỡng là  đạm (N), lân (P) , kali (K) dưới dạng muối của chúng ­ Phân đạm: dưới dạng muối amoni hoặc nitrat như: NH4NO3, (NH4)2SO4 hoặc  ure (NH2)2CO. ­ Phân lân: dưới dạng muối photphat như: Ca(H2PO4)4CaSO4  (supephotphat đơn)  hoặc Ca(H2PO4)2 (supephotphat kép) ­ Phân kali: dưới dạng muối kali như: KCl, K2SO4. * Phân bón kép: cung cấp đống thời hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K như: NPK, KNO3, (NH4)2HPO4. * Phân vi lượng: cung cấp lượng nhỏ các nguyên tố: Bo, Zn, Mn.. dưới dạng  hợp chất của chúng. II. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG Câu 1:Dãy các hợp chất nào sau đều là muối A. Na2CO3,, Na2SO4, NaOH, HCl.                B. MgSO4, Na2SO4, H2S, BaCl2. C.Ba(HCO3)2, Na2SO4, AgNO3, KCl.D. H2SO4, Na2SO4, NaOH, NH4Cl. Hướng dẫn:
  14. Căn cứ vào định nghĩa muối thì A, B, D đều có axit => chọn C Câu 2: Cặp chất nào sau đây không tác dụng với nhau A. KNO3 và CaCl2B. CuSO4 và NaOH C. BaCl2 và Na2CO3D. Na2CO3 và Ca(OH)2. Hướng dẫn: Dựa vào tính chất hóa học muối tác dụng với axit, bazơ và muối ­ CuSO4 và NaOH→ có kết tủa ­ BaCl2 và Na2CO3→có kết tủa ­ Na2CO3 và Ca(OH)2→ có kết tủa => chọn A Câu 3:Cho các cặp chất sau đây tác dụng với nhau A. NaHCO3 + CaCl2B. CaCO3 + KOH C. Na2SO4 + Ba(OH)2              C. Al(OH)3 + H2SO4 Số cặp chất tác dụng với nhau A. 1.                         B. 2.                             C. 3                    D. 4. Hướng dẫn:  dựa vào điều kiện phản  ứng của muối lưu ý NaHSO 4  phản  ứng  như một axit NaHCO3 + CaCl2→ không phản ứng              CaCO3 + KOH → không phản ứng              Na2SO4 + Ba(OH)2→ BaSO4 + 2NaOH               2Al(OH)3 + 3H2SO4→ Al2(SO4)3 + 3H2O              => Chọn B. Câu 4:  Có các dung dịch: Na2CO3, BaCl2,H2SO4, NaOH. cho các chất tác dụng  với nhau tường đôi một (có tất cả 6 cặp). Số phản ứng xảy ra A. 4.                 B. 5                C. 6D. 7.        E. 8. Hướng dẫn: Căn cứ vào tính chất hóa học có các cặp phản ứng
  15. Na2CO3 và BaCl2; NaOH và H2SO4; H2SO4 và BaCl2; H2SO4 và Na2CO3; H2SO4; .  => chọn A. Câu 5: Kim loại nào phản ứng với dung dịch AgNO3 tạo dung dịch màu xanh  lam A. Mg                    B. Al                        C. Cu                        D. Zn. Hướng dẫn: Các kim loại này đều hoạt động hóa học mạnh hơn Ag, mặt khác  Cu tạo muối màu xanh đặc trưng => chọn C Câu 6: Dung dịch nào dưới đây tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo kết tủa trắng? A. ZnCl2.B. Na2CO3.C.BaCl2.                D. Ca(HCO3)2. Hướng dẫn: Căn cứ vào phần nhận biết axit H2SO4 và muối sunfat dung thuôc  thử BaCl2 Câu 7:Trộn cặp chất nào sau đây để có khí thoát ra A. MgCl2 và NaOH. B. Fe và Pb(NO3)2. C. Na2CO3 và HCl. D. HNO3và Cu(OH)2. Hướng dẫn: Căn cứ vào tính chất muối + axit => HCl là axit mạnh => chọn C. Câu 8: Chất bị phân hủy ở nhiệt độ cao tạo khí làm than hồng bùng cháy là A.Na2CO3 .B.KClO3.C.Ba(HCO3)2 .         D. CaCO3. Hướng dẫn: Căn cứ độ bền nhiệt của muối  ­ Ba(HCO3)2→BaCO3 + H2O + CO2 ­ CaCO3→CaO + CO2 ­ 2KClO3→ 2KCl + 3O2 ­ Na2CO3 không bị nhiệt phân => KClO3 sinh ra O2 => chọn B. Câu 9: Cho các phản ứng sau đây
  16. A. Ba(NO3)2   +  Na2SO4→  BaSO4     +  2NaNO3. B. Fe   + CuSO4→ FeSO4      +    Cu. C. FeSO4     +  2KOH→  Fe(OH)2     +  K2SO4 . D. Na2CO3      +  H2SO4 →  Na2SO4  + H2O   +  CO2. E. 2KMnO4→K2MnO4 + MnO2 + O2 Số phản ứng trao đổi là A. 2.                              B. 3                              C. 4.                         D. 5.  Hướng dẫn: nhận thấy phản ứng B có đơn chất => chọn B Câu 10: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có chứa dung dịch HCl.  Hiện tượng quan sát được là A.Kết tủa màu trắng xuất hiện.B. Có khí thoát ra. C. Kết tủa màu xanh lam xuất hiện.                       C. Không có hiện tượng gì. Hướng dẫn: Kết tủa trắng của AgCl => chọn A Câu 11: Phương pháp dùng khai thác muối ăn từ nước biển là A. cô cạn.B. bay hơi.             C. chưng cất.                  D. lọc. Hướng dẫn: phương pháp khai thác muối từ nước biển là bay hơi => chọn B. Câu 12: Muối nào sau đây không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại  của nó? A. CaCO3.B.NaHCO3.                        C.NaCl.                        D.Pb(NO3)2. Hướng dẫn: Muối của Pb độc Câu 13:Muối là hợp chất mà phân tử gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại  liên kết với A.Một hay nhiều gốc axit. B. một hay nhiều nhóm hidroxit. C. một hay nhiều axit.                                   D. một hay nhiều oxit. Hướng dẫn: dựa vào phần định nghĩa muối => Chọn A
  17. Câu 14: Dãy muối nào sau đây đều có phản ứng nhiệt phân? A. Na2CO3 , K2CO3 , KNO3.                             B. Na2CO3 , KClO3, NaHCO3. C.NaHCO3, KHCO3, CaCO3.D.CaCO3, K2CO3, NaHCO3. Hướng dẫn: Căn cứ vào độ bền nhiệt của muối => chọn C  Câu 15:Để nhận biết NaCl và Na2SO4  ta dùng A.quỳ tím.                                                                    B.phenolphtalein C.dung dịch H2SO4.                        D. dung dịch BaCl2. Hướng dẫn: dựa vào nhận biết muối sunfat => chọn D. Câu 16: Cho những muối sau: MgCl2, BaCl2, FeCl2, AlCl3, K2CO3. Số muối tác  dụng được với dd NaOH là: A.2B.3C.4D.5. Hướng dẫn: Căn cứ tính chất muối tác dụng với bazơ thấy BaCl2 và K2CO3  không phản ứng=> chọn B. Câu 17: Dùng chất nào sau đây để nhận biết dung dịch NaCl và dung dịch  NaNO3 A. quỳ tímB. dd BaCl2 C. dd HClD. dd AgNO3. Hướng dẫn: dựa vào nhận biết muối clorua => chọn D. Câu 18: Dung dịch NaCl phản ứng với chất nào sau đây? A. AgNO3 B. HCl.C. Cu.                       D. KOH, Hướng dẫn: dựa vào tính chất hóa học của muối thấy NaCl không phản ứng với  HCl, Cu, KOH => chọn A. Câu 19: Trộn 0,2 mol dung dịch CuCl2 vào dung dịch chứa 20g NaOH. Lọc hỗn  hợp sau phản ứng, được một chất rắn X. Nung X đến khối lượng không đổi thì  khối lượng chất rắn sau nung là: A. 16g.                    B. 1,6 g.                                  C. 40g .                D.20g. Hướng dẫn: các phản ứng: CuCl2 + 2NaOH  →Cu(OH)2 + 2NaCl (1) Cu(OH)2→ CuO + H2O (2)
  18. n NaOH = 0,5, => theo (1) => CuCl2 hết =>n CuO = nCuCl2 = 0,2 =>mCuO = 0,2.80  = 16 gam => chọn A Câu 20:Nung 12,25 g KClO3  thì thu được bao nhiêu lít khí Oxi ở (đktc)? A.2,24B.22,4C.3,36D.33,6. Hướng dẫn: 2KClO3→ 2KCl + 3O2 =>nKClO3 = 0,1 mol =>nO2 = 0,15 => VO2= 3,36 lít => chọn C. Câu 21: Thành phần phần trăm (%) của nguyên tố (N) trong phân ure là A. 46,67B.4,667C. 23,37D.2,337. Hướng dẫn: Ure có công thức (NH2)2CO =>tính % N = 46,67%  chọn A. Câu 22:Muối nào sau đây vừa tác dụng với dd HCl, lại vừa tác dụng với dd  NaOH A.CuCl2.                           B.CuSO4.                   C.Ca(HCO3)2.D. CaCO3. Hướng dẫn: Muối Ca(HCO3)2 chứa HCO3 nên vừa tác dụng với axit vừa tác  dụng với bazơ. => chọn C. Câu 23:  Cho  kim loại Fedư vào dung dịch chứa  AgNO3 và Cu(NO3)2 , số lượng  kim loại thu được sau phản ứng là  A.1                      B.2.                               C.3                                            D. 4. Hướng dẫn: phản ứng xảy ra Fe + 2AgNO3→Fe(NO3)2 + 2Ag (1) Fe + Cu(NO3)2→  Fe(NO3)2 + Cu (2) ­ Sau phản ứng (2)  => số kim loại thu được gồm Fe dư, Ag, Cu => chọn C. Câu 24: Trong đời sống , người ta dùng muối nào sau đây để làm gia vị và bảo  quản thực phẩm? A. BaCl2.                      B. NaCl.                     C. KCl .                       D. AgCl. Hướng dẫn: dựa vào ứng dụng muối NaCl => chọnB. Câu 25: Ngâm một lá sắt đã được đánh sạch trong dd CuSO4 thấy A. không có hiện tượng gì. B. Cu được giải phóng và tan vào dd.
  19. C. Fe tan dần và có kim loại màu đỏ gạch bám vào lá Fe. D. sắt được hòa tan. Hướng dẫn: Phản ứng xảy ra Fe + CuSO4→FeSO4 + Cu (đỏ)  => chọn B. Câu 26: Cách nhận biết dd Cu(NO3)2  là A. dùng Ag.                                                      B.dùng HCl. C. dùng AgNO3. D. dùng  dd NaOH. Hướng dẫn: Vì Ag, HCl, AgNO3 không phản ứng với Cu(NO3)2 => chọn D. Câu 27:Dung dịch Ba(NO3)2 phản ứng với chất nào dưới đây A.Cu.          B.NaOHC.H2SO4D.NaNO3. Hướng dẫn: dựa vào nhận biết muối sunfat => chọn C. Câu 28:Dung dịch CuSO4  không phản ứng với chất nào dưới đây? A.NaOHB.BaCl2.                              C.AgD.Na. Hướng dẫn: dựa vào tính chất muối tác dụng với ba zơ, muối  và kim loại =>  Ag không phản ứng => chọn C. Câu 29: Cặp muối nào sau đây đều phản ứng với dd HCl:  A . NaHCO3, Na2SO3.B.Na2CO3, Na2SO4. C.Na2SO3, Na2SO4.D.Na2SO3, NaCl. Hướng dẫn: Căn cứ vào tính chất muối tác dụng với axit thấy cặp muối  NaHCO3  và Na2CO3 là muối của axit yếu =>chọn A. Câu 30: Điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra là A.nung nóng.                                                           B.có chất xúc tác.     C . sản phẩm có chất kết tủa hoặc chất khí. D.nung nóng và có chất xúc tác. Hướng dẫn: Căn cứ vào điều kiện của phản ứng trao đổi => chọn C. Câu 31: Loại phân bón nào sau đây là phân bón kép? A.NH4NO3                 B. KCl                C. Ca(H2PO4)2D. KNO3.
  20. Hướng dẫn: dựa vào thành phần nguyên tố dinh dưỡng và số nguyên tố dinh  dưỡng trong phân bón. Vì là phân bón kép => chứa 2 hoặc 3 nguyên tố dinh  dưỡng=> chọn D. vì KNO3 chứa K và N. Câu 32:Trong các loại phân bón sau, loại nào chứa hàm lượng đạm cao nhất? A. NH4NO3.                  B.CO(NH2)2          C. (NH4)2HPO4.    D.(NH4)2SO4.  Hướng dẫn: Vì hàm lượng đạm phụ thuộc vào nguyên tố N => tính % N nhận  thấy trong CO(NH2)2 cao nhất => chọn B. Câu 33: Cho một chiếc đinh sắt có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch  CuSO4 xM. Sau khi kết thúc phản ứng, lấy đinh sắt ra làm khô cẩn thận và cân  thấy khối lượng đinh sắt là 51 gam. Giá trị của x A. 0,625 M         B. 0,25 M              C. 2,5 M                  D. 0,6 M. Hướng dẫn: Phản ứng hóa học xảy ra. Fe + CuSO4→  FeSO4 +Cu Dựa vào sự tăng giảm khối lượng của kim loại trước và sau phản ứng ta thấy ­ Cứ 1 mol Fe phản ứng thu được 1 mol Cu => khối lượng tắng =64­56 = 8 gam => Theo đề đinh sắt tăng 1 gam =>nFe phản ứng = 0,125 mol =>nCuSO4 = 0,125  => x= 0,625M => chọn A. Câu 34:Nhúng một lá Zn có khối lượng m gam vào dung dịch CuSO4 . Sau khi  phản ứng kết thúc lấy lá Zn làm khô và cân thấy khối lượng là m1 gam. Vậy A. m > m1.                   B. m  khối lượng giảm =  1 gam => khi Zn phản ứng thì khối lượng thanh Z sau phản ứng luôn  chọn A. Câu 35. Cho 11,5 gam Na vào dung dịch có chứa 0,1 mol CuCl2, sau phản ứng  lọc thu được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu  được m gam chất rắn. Giá trị của m là. A. 16 gam.                   B. 8 gam.               C. 10 gam.                     D. 12 gam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0