intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Củ gừng – những tính chất và công dụng

Chia sẻ: Nguyễn Thu Sáu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

84
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gừng khô dùng như Gừng tươi chữa đau bụng lạnh, ỉa chảy. Gừng sao vàng chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, đầy hơi. Gừng sao cháy dùng chữa băng huyết… Gừng (Zingiber officinale Roscoe), hay còn gọi là khương, sinh khương (Gừng tươi), can khương (Gừng khô). Họ Gừng (Zingiberaceae)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Củ gừng – những tính chất và công dụng

  1. Củ gừng – những tính chất và công dụng Gừng khô dùng như Gừng tươi chữa đau bụng lạnh, ỉa chảy. Gừng sao vàng chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, đầy hơi. Gừng sao cháy dùng chữa băng huyết… Gừng (Zingiber officinale Roscoe), hay còn gọi là khương, sinh khương (Gừng tươi), can khương (Gừng khô). Họ Gừng (Zingiberaceae).Cây thảo, sống nhiều năm, cao 0,5 – 1m. thân rễ phình ra thành củ, phân nhánh, khi già có xơ. Lá mọc so le, hình dải, không cuống, có bẹ ôm lấy thân. Hoa màu vàng pha xám tím, tụ tập thành bông, mọc từ gốc. quả nang. Toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm, vị cay nóng. Mùa hoa : tháng 5 – 8.
  2. Gừng phân bố rộng. Ở Việt Nam, Gừng được trồng khắp nơi để làm gia vị, làm mứt và làm thuốc. Bộ phận dùng là thân rễ tươi (sinh khương) hoặc khô (can khương). Thân rễ chứa tinh dầu, trong có Zingiberen, D – camphen, β – phellaandren, sesquiterpen ancol, citrat, borneol, geraniol. Ngoài ra còn chất nhựa trong có gingerol, gingeron. Trong quá trình
  3. làm khô, chất gingerol biến thành shogaol (loại 1 phân tử nướ). Các chất trong nhựa là thành phần gây vị cay của Gừng và là hoạt chất có tác dụng chữa bệnh. Gừng là vị thuốc rất lâu đời của các dân tộc ở Châu Á, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Theo Đông y, Gừng có vị cay nóng, vào các kinh tâm, phế, tì, vị, thận, đại trường. Công năng: ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch. Chủ trị đau bụng lạnh, đầy, chướng, ăn không tiêu, tiêu hóa kém, nôn, thổ tả, ỉa chảy, lỵ do hàn, chân tay lạnh, ho suyễn do lạnh, đau nhức chân tay. Ngày dùng 3 – 6g, dạng thuốc sắc, bột, rượu thuốc, thường phối hợp với niều vị khác. Những kết quả nghiên cứu dược lí đã chứng minh Gừng có tác dụng lợi mật, tăng bài tiết mật rõ rệt. Chất nhựa dầu (oléorésine) có tác dụng giảm cholesterol máu. Tác dụng bảo vệ gan cũng đã được chứng minh rõ ràng trên thực nghiệm. Ngoài ra Gừng còn có tác dụng chống co giật, giảm đau, hạ huyết áp làm chậm nhịp tim và chống loét dạ dày. Cách dùng: Gừng tươi ăn hoặc sắc nước uống, chữa nôn mửa (3 – 6g), đầy bụng, ho (phối hợp với chanh, muối). Gừng khô dùng như Gừng tươi chữa đau bụng lạnh, ỉa chảy. Gừng sao vàng chữa đau bụng lạnh, tay chân lạnh, nhức mỏi tê bại, đầy hơi. Gừng sao cháy dùng chữa băng huyết.
  4. Ngoài công dụng làm thuốc, Gừng còn là nguyên liệu trong công nghiệp chế biến thực phẩm như mứt, rượu, đồ gia vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1