intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại từ chỉ định

Chia sẻ: Abcdef_51 Abcdef_51 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

105
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Đại từ chỉ vị trí Đó là những từ dùng để chỉ quan hệ không gian giữa người nói và đối tượng được nói tới trong phát ngôn. Đó là các đại từ: này, kia, kìa, ấy, đấy, đó, nọ, đây. - Để chỉ quan hệ không gian, cần phải có vật quy chiếu. Vật quy chiếu có thể là người nói, người nghe hoặc một đối tượng được người nói, người nghe đề cập tới. Khi nói: “Tôi không thích cái áo sơ mi này.” thì đại từ ‘này’ cho ta biết cái áo sơ mi đang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại từ chỉ định

  1. Đại từ chỉ định 1. Đại từ chỉ vị trí Đó là những từ dùng để chỉ quan hệ không gian giữa người nói và đối tượng được nói tới trong phát ngôn. Đó là các đại từ: này, kia, kìa, ấy, đấy, đó, nọ, đây. - Để chỉ quan hệ không gian, cần phải có vật quy chiếu. Vật quy chiếu có thể là người nói, người nghe hoặc một đối tượng được người nói, người nghe đề cập tới. Khi nói: “Tôi không thích cái áo sơ mi này.” thì đại từ ‘này’ cho ta biết cái áo sơ mi đang ở gần người nói, nhưng khi nói: “Tôi thích cái áo ấy hơn cái áo này” thì ‘ấy’ có thể biểu thị sự vật ở gần người nghe hơn hoặc một sự vật ở vị trí khác với sự vật đang được nói tới. Như vậy, các đại từ chỉ định dùng để định vị các sự vật trong quan hệ với người nói và người nghe hoặc trong quan hệ giữa các sự vật với nhau. – Tuy nhiên, vị trí của các sự vật có thể được xác định rõ hoặc không xác định. Các đại từ đây, này, kia, đấy, đó, ấy vừa được dùng để chỉ vị trí xác định vừa để chỉ vị trí không xác định. Ví dụ, so sánh: - Tôi đã đi trên con đường này./ Tôi đi đằng này một chút. - Chị lấy cái áo này hay cái kia?/ Chị ấy hỏi chuyện hết người này đến người kia.
  2. - Thằng đấy là con trai bác Ba./ Chị Hằng đi đâu nó theo đấy. - Bên ấy có người ngày mai ra trận./ Tớ có cái ấy, cậu có muốn xem không? Riêng đại từ nọ chỉ được dùng để chỉ vị trí không xác định. Ví dụ: - Ở một trường nọ có sinh viên không làm được bài thi đã toan tự tử. - Ở nhà, chị làm hết việc này việc nọ. 2. Đại từ chỉ thời gian Đây là những từ dùng để chỉ quan hệ thời gian giữa các sự kiện được nói tới. Đó là các đại từ: này, nay, kia, kìa, ấy, đấy, đó, nọ, đây, bây giờ, bấy giờ, giờ. Có thể thấy rằng nhiều đại từ chỉ vị trí đồng thời cũng là đại từ chỉ thời gian. - Cũng giống như trường hợp chỉ vị trí, để chỉ quan hệ thời gian, ta cần phải có thời điểm quy chiếu. Thời điểm quy chiếu là thời điểm nói/ suy nghĩ/ hành động, hoặc một thời điểm nào đó đã hoặc đang được đề cập đến trong phát ngôn. + Từ đây, này, bây giờ, giờ được dùng để chỉ thời điểm nói/ suy nghĩ/ hành động (thường được gọi là ‘hiện tại’), ví dụ: - Trước đây, đường phố Hà Nội không đông người như bây giờ. - Lúc này anh ấy đang bối rối.
  3. Từ đấy, ấy, đó, bấy giờ dùng để chỉ thời điểm quy chiếu của một sự kiện được nhắc tới trong quá khứ hoặc tương lai, ví dụ: - Trước đấy ít lâu, tôi có ghé thăm nhà chị ấy. - Khi ấy, tôi sẽ kiện anh. - Thời gian đó, chị Hải chưa quen anh Tấn. - Lúc bấy giờ anh đừng trách tôi nhé! + Từ kia, kìa dùng để chỉ một thời điểm nào đó đã xác định cụ thể hoặc không xác định nhưng có thể hình dung được một cách cụ thể trong tương lai, ví dụ: - Họ mới rời Hà Nội hôm kia. - Tôi hứa với anh, ngày kia hoặc ngày kìa mọi việc sẽ hoàn tất. - Một ngày kia chúng tôi sẽ trở lại. + Từ nọ dùng để chỉ thời điểm không xác định trong quá khứ. Ví dụ: Tôi mới cho nó vay tiền hôm nọ mà! 3. Đại từ chỉ trạng thái - Đại từ chỉ trạng thái là những từ dùng để thay thế cho một trạng thái/ sự kiện đã được nêu ra ở một đơn vị ngôn ngữ khác (từ, một vế câu, một câu hoặc một số câu) hoặc đã được người nói và/hoặc người nghe trải nghiệm. Đó là các từ: thế và vậy.
  4. - Nói chung, hai đại từ này có nghĩa giống nhau và cách sử dụng giống nhau. Tuy nhiên, ‘thế’ có thể dùng với các đại từ chỉ định này, kia, ấy, nọ, ví dụ: - Anh làm thế này thì hỏng mất. - Trời mưa thế kia mà nó cứ nhất định ra về. - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng. - Người nói thế nọ, người nói thế kia, tôi chẳng biết nghe ai. Trong những trường hợp này, ta không thể thay đại từ ‘thế’ bằng đại từ ‘vậy’. Như vậy, đại từ ‘vậy’ không được dùng với các đại từ chỉ định này, kia, ấy, nọ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2