ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RẠCH VÙNG RÌA GIÁC<br />
MẠC<br />
ĐỂ ĐIỀU CHỈNH LOẠN THỊ SAU PHẪU THUẬT<br />
LƯƠNG NGỌC TUẤN VÀ CỘNG SỰ<br />
<br />
Bệnh viện Mắt TP. Hồ Chí Miinh<br />
TÓM<br />
TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá sự hiệu quả, tính an toàn và độ chính xác của kỹ thuật rạch<br />
vùng rìa giác mạc trong điều chỉnh loạn thị sau phẫu thuật. Phương pháp: Nghiên cứu<br />
mô tả, tiến cứu, không đối chứng trên 20 mắt ở 15 bệnh nhân (BN) tại khoa Khúc xạ,<br />
bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh. BN được phẫu thuật rạch vùng rìa giác mạc<br />
(Limbal relaxing incisions – LRIs) để điều chỉnh loạn thị sau phẫu thuật bằng dao kim<br />
cương. Khám và theo dõi kết quả phẫu thuật sau 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và 6<br />
tháng. Ghi nhận thị lực không chỉnh kính (UCVA), thị lực tốt nhất sau chỉnh kính<br />
(BSCVA) độ khúc xạ, bản đồ giác mạc, chiều dày giác mạc, nhãn áp, các biến chứng<br />
trong, sau phẫu thuật và mức độ hài lòng của BN. Kết quả: Tỉ lệ nam nữ là 5/10. 05 BN<br />
được phẫu thuật cả hai mắt và 10 BN được phẫu thuật ở một mắt. Tuổi trung bình của<br />
BN là 51 tuổi ± 16,62. Độ loạn thị giác mạc trung bình trước phẫu thuật: 2,3D±0,73, độ<br />
loạn thị giác mạc trung bình sau phẫu thuật 6 tháng: 1,02D±0,61. UCVA trung bình<br />
trước phẫu thuật: 0,33±0,1 đv logMAR, thị lực không chỉnh kính trung bình sau phẫu<br />
thuật 6 tháng: 0,11±0,09 đv logMAR. Thị lực chỉnh kính trung bình trước phẫu thuật:<br />
0,04±0,06 đv logMAR, thị lực chỉnh kính trung bình sau phẫu thuật 6 tháng: 0,03±0,05<br />
đv logMAR. Không có biến chứng trong và sau phẫu thuật. Chỉ số an toàn: 1,05. Chỉ số<br />
hiệu quả: 0,89. BN hài lòng cao. Kết luận: Phương pháp rạch vùng rìa giác mạc là<br />
một phương pháp đơn giản, hiệu quả, chính xác, an toàn và có tính khả thi trong việc<br />
điều chỉnh tật loạn thị sau phẫu thuật ở BN có loạn thị tồn lưu sau phẫu thuật ở nước<br />
ta.<br />
Từ khoá: rạch vùng rìa giác mạc, loạn thị sau phẫu thuật.<br />
<br />
quan điểm hiện đại, phẫu thuật đục TTT<br />
phải mang lại cho BN thị lực với chất<br />
lượng tốt nhất. Do đó, song song với việc<br />
hoàn thiện các kỹ thuật PT, chất liệu và<br />
kiểu dáng của IOL, việc xử lý độ loạn thị<br />
có sẵn ở mắt BN và độ loạn thị gây ra do<br />
PT ngày càng được quan tâm nhiều hơn.<br />
<br />
I.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ở nước ta hiện nay, công tác giải<br />
phóng mù loà do đục thể thủy tinh (TTT)<br />
vẫn là một trọng tâm hàng đầu với<br />
phương pháp phẫu thuật (PT) thay TTT.<br />
Mục đích của phẫu thuật đục TTT là<br />
nhằm phục hồi thị lực cho BN. Theo<br />
<br />
40<br />
<br />
Việc điều chỉnh độ loạn thị tồn lưu sau<br />
PTchủ yếu vẫn là phẫu thuật can thiệp<br />
trên giác mạc. So với phẫu thuật LASER<br />
Excimer, PT rạch giác mạc gây ít tổn<br />
thương trên giác mạc hơn, có hiệu qủa<br />
cao, việc thực hiện lại đơn giản và ít tốn<br />
kém hơn nên thường là lựa chọn hàng<br />
đầu. Theo y văn thế giới, trong các loại<br />
PT rạch giác mạc, PT rạch vùng rìa giác<br />
mạc có nhiều ưu điểm như: ít gây biến<br />
dạng giác mạc hơn, ít gây biến chứng<br />
nhìn chói lóa sau PT và thị lực phục hồi<br />
nhanh hơn nên thường được áp dụng. Ở<br />
Việt nam, cho đến nay, chúng tôi vẫn<br />
chưa thấy có nghiên cứu nào về PT rạch<br />
vùng rìa giác mạc để điều chỉnh loạn thị<br />
sau PT đục TTT. Vì vậy, chúng tôi đã<br />
tiến hành nghiên cứu này, áp dụng cho<br />
các BN có loạn thị sau phẫu thuật đục<br />
TTT tại khoa Khúc xạ – Bệnh viện Mắt<br />
TP HCM.<br />
<br />
nhãn áp, bản đồ giác mạc, độ dày giác<br />
mạc, được tư vấn và giải thích rõ ràng về<br />
phương pháp và các nguy cơ PT.<br />
Phương pháp PT: BN được PT bởi<br />
cùng 1 PT viên, tuần tự theo các bước<br />
sau: Nhỏ tê bề mặt giác mạc với<br />
Novesine hoặc Cebesine 0,4%, sát trùng<br />
mắt và da bằng dung dịch Povidine 5%,<br />
đánh dấu trục 0 o – 180 o ở tư thế ngồi<br />
hoặc đứng. BN được PT ở tư thế nằm.<br />
Đánh dấu vị trí và độ dài đường rạch trên<br />
vùng rìa giác mạc bằng vòng chia độ<br />
dưới kính hiển vi PT; Điều chỉnh độ sâu<br />
của dao kim cương. Rạch trực tiếp vuông<br />
góc vào vùng rìa giác mạc trên vị trí đã<br />
được đánh dấu. Số lượng đường rạch tùy<br />
theo nomogram (theo nomogram của Gill<br />
– Gibson). Nhỏ kháng sinh và băng mắt.<br />
BN được xuất viện ngay sau PT. Thuốc<br />
dùng sau PT: dd. Oflovid 0,3% 1 giọt x 4<br />
lần/ngày, trong 2 tuần sau PT.<br />
BN được theo dõi tái khám: 1<br />
ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng<br />
sau phẫu thuật và được ghi nhận vào<br />
phiếu theo dõi hậu phẫu LRI. Các BN sẽ<br />
được ghi nhận thị lực không điều chỉnh<br />
kính ở ngày đầu sau PT, thị lực không<br />
điều chỉnh kính và có điều chỉnh kính ở<br />
các lần khám tiếp theo. Độ khúc xạ chủ<br />
quan, khách quan, nhãn áp, bản đồ giác<br />
mạc từ tháng thứ 1 sau PT. Theo dõi biến<br />
chứng trong phẫu thuật, sau PT sớm và<br />
muộn. Mức độ hài lòng của BN được<br />
thăm dò bằng bảng câu hỏi. Dùng phần<br />
mềm SPSS for Window 13.5 để xử lý dữ<br />
liệu.<br />
<br />
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG<br />
PHÁP<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các BN có loạn thị giác mạc ≥1D,<br />
đã phẫu thuật đục TTT ≥ 3 tháng. Thị lực<br />
điều chỉnh kính tối đa ≥ 0,3. Các tiêu<br />
chuẩn loại trừ bao gồm: Có bệnh lý hoặc<br />
bất thường giác mạc; có bệnh lý võng<br />
mạc, hoàng điểm, bệnh glôcôm hay tiền<br />
căn glôcôm trước PT; có bệnh lý toàn<br />
thân: đái tháo đường, bệnh tự miễn…<br />
trước PT và không tuân thủ tái khám,<br />
theo dõi để thu thập đầy đủ số liệu.<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, không<br />
đối chứng. BN được khám và ghi nhận<br />
các số liệu trước phẫu thuật về thị lực<br />
không và có chỉnh kính, độ khúc xạ,<br />
<br />
III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Nghiên cứu được thực hiện ở 15<br />
BN với 20 mắt được PT. Tỉ lệ nam nữ là<br />
<br />
41<br />
<br />
5/10. Trong số này có 05 BN được PT cả<br />
hai mắt và 10 BN được PT một mắt.<br />
Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là<br />
51 tuổi ± 16,62.<br />
Độ loạn thị giác mạc trung bình<br />
trước PT: 2,3D±0,73 (1D —3,5D), độ<br />
loạn thị giác mạc trung bình sau PT 1<br />
tháng: 1,01D±0,64 (0,2D—2,3D). Độ<br />
<br />
loạn thị giác mạc trung bình sau PT 3<br />
tháng: 0,95D±0,53 (0,2D—2,0D). Độ<br />
loạn thị giác mạc trung bình sau PT 6<br />
tháng: 1,02D±0,61 (0,2D—2,3D). Độ<br />
loạn thị giác mạc giảm rõ sau PT<br />
(p0,05).<br />
<br />
2.5<br />
<br />
Độloạnthị đượcđiềuchỉnh<br />
<br />
2.0<br />
<br />
Thặng chỉnh<br />
<br />
1.5<br />
<br />
Thiểu chỉnh<br />
<br />
1.0<br />
<br />
0.5<br />
<br />
1.00<br />
<br />
1.50<br />
<br />
2.00<br />
<br />
2.50<br />
<br />
3.00<br />
<br />
3.50<br />
<br />
Độ loạn thị mục tiêu<br />
<br />
Biểu đồ 1: Tương quan giữa độ loạn thị mục tiêu và độ loạn thị điều chỉnh ở 6 tháng<br />
sau PT<br />
Thị lực không chỉnh kính trung<br />
bình trước PT: 0,33±0,1 đv logMAR<br />
(0,15-0,5 đv logMAR), thị lực không<br />
chỉnh kính trung bình sau PT 1 tháng:<br />
0,12±0,11 đv logMAR (0,00-0,40 đv<br />
logMAR), thị lực không chỉnh kính trung<br />
bình sau PT 3 tháng: 0,10±0,10 đv<br />
<br />
logMAR (0,00-0,30 đv logMAR), thị lực<br />
không chỉnh kính trung bình sau PT 6<br />
tháng: 0,11±0,09 đv logMAR (0,00-0,30<br />
đv logMAR). Thị lực không chỉnh kính<br />
cải thiện rõ rệt từ sau PT (p0,05). Chỉ<br />
số hiệu quả: 0,89.<br />
<br />
42<br />
<br />
0.5<br />
<br />
0.4<br />
<br />
0.3<br />
<br />
0.2<br />
<br />
0.1<br />
<br />
0.0<br />
<br />
UCVA trPT<br />
<br />
UCVA1 tuần<br />
<br />
UCVA 1 tháng<br />
<br />
UCVA 3 tháng<br />
<br />
UCVA 6 tháng<br />
<br />
Biểu đồ 2: Sự thay đổi UCVA trước và sau PT<br />
Thị lực chỉnh kính trung bình trước<br />
PT: 0,04±0,06 đv logMAR (0,00-0,20 đv<br />
logMAR). Thị lực chỉnh kính trung bình<br />
sau phẫu thuật 1 tháng: 0,03±0,05 đv<br />
logMAR (0,00-0,15 đv logMAR). Thị<br />
lực chỉnh kính trung bình sau PT 3 tháng:<br />
0,02±0,04 đv logMAR (0,00-0,15 đv<br />
logMAR). Thị lực chỉnh kính trung bình<br />
sau PT 6 tháng: 0,03±0,05 đv logMAR<br />
(0,00-0,15 đv logMAR). Chỉ số an toàn:<br />
1,05. Không có biến chứng trong và sau<br />
PT. Không có BN nào cảm thấy chói lóa<br />
sau PT. Toàn bộ các BN được khảo sát đều<br />
hài lòng với kết quả sau PT.<br />
<br />
Hình 1: Đường rạch vùng rìa điều chỉnh<br />
loạn thị<br />
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi<br />
đã cho thấy để điều chỉnh loạn thị tồn lưu<br />
sau phẫu thuật đục TTT, phương pháp<br />
rạch vùng rìa giác mạc là một phương<br />
pháp đơn giản, có hiệu quả cao, an toàn<br />
với chi phí thấp. ở tất cả các mắt được<br />
PT, độ loạn thị giác mạc giảm rõ rệt ,<br />
điều này đã làm cải thiện được thị lực<br />
không chỉnh cũng như thị lực có chỉnh<br />
kính của tất cả các BN trong mẫu nghiên<br />
cứu. Việc đặt đúng vị trí đường rạch dựa<br />
<br />
43<br />
<br />
trên các thông tin có được từ bản đồ giác<br />
mạc, đường rạch ở vùng rìa giác mạc<br />
vuông góc với kinh tuyến có công suất<br />
khúc xạ lớn nhất với độ sâu và chiều dài<br />
chính xác đã mang lại hiệu quả cao trong<br />
việc làm giảm độ loạn thị giác mạc trên<br />
mắt các BN. Trong mẫu nghiên cứu của<br />
chúng tôi, không có trường hợp nào bị<br />
mất thị lực không chỉnh kính, thị lực có<br />
chỉnh kính, không có biến chứng nghiêm<br />
trọng nào xảy ra. Vì vậy, rạch giác mạc ở<br />
vùng rìa, không những có hiệu quả cao<br />
trong điều chỉnh loạn thị giác mạc mà lại<br />
không gây biến chứng nào trên giác mạc,<br />
cũng như không gây chói lóa cho BN,<br />
<br />
đây là ưu điểm nổi bật của phương pháp<br />
này. Tuy nhiên, cần phải theo dõi trong<br />
thời gian dài hơn để có thể có kết luận<br />
toàn diện hơn .<br />
V.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Phẫu thuật rạch vùng rìa giác mạc<br />
với chi phí thấp là phương pháp hiệu<br />
quả, chính xác, an toàn và có tính khả thi<br />
trong việc điều chỉnh tật loạn thị ở BN có<br />
độ loạn thị tồn lưu sau phẫu thuật đục<br />
TTT ở nước ta.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
FRIDERICK S. BRIGHTBILL. “Corneal Surgery: Theory, Technique, Tissue”<br />
The Mosby Inc. 1999. Page 94,652.<br />
2.<br />
JAFFE N.S., LAFFE M.S, JAFFE G.F. “Posoperative Corneal Astigmatism –<br />
Cataract Surgery And Its Complications”. The Mosby Company, 1990, Page 109 –<br />
126.<br />
3.<br />
JAFFE N.S, “Cataract surgery and its complications” The C.V. Mosby Company,<br />
Fourth edition, 1998, P. 111 – 121.<br />
4.<br />
YUSUKE OSHIMA, MD, KAORU TSUJIKAWA, MD, AMI OH, MD, SEIYO<br />
HARINO, MD. “Comparative study of intraocular lens implantation through<br />
3.0mm temporal clear corneal and superior scleral tunnel self – sealing incisions”.<br />
JCRS, Volume 23, Number 3; April 1997.<br />
5.<br />
RICHARD<br />
MOHRMAN.<br />
“The<br />
Keratometer”,<br />
“Duane’s<br />
Clinical<br />
Ophthalmology” Volume 1, Chapter 60. 1990.<br />
6.<br />
GEORGE RAINER MD (1997) “Corneal shape changes after temporal and<br />
superolateral 3.0mm clear corneal incisions” Presented in part at the 11th meeting<br />
of the German Society of IOL Implantation and Refractive Surgery, Frankfurt,<br />
Germany, March 1997.<br />
7.<br />
PETER FEDOR, MD. “Corneal Topography and Imaging” Medicine Inc. 2002.<br />
8.<br />
JAMES P GILLS, MD MICHELLE VAN DER KARR, BA. MCHERCHIO,<br />
COMT (2001) “Correcting Astigmatism at the Time of Cataract Surgery” Opthalmic Hyperguide, section: cataract and IOLs.<br />
<br />
44<br />
<br />