intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo nguồn nhân lực khối ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Chia sẻ: LaLi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có thể khẳng định khá dồi dào trong bối cảnh hầu hết các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi cả nước đều đào tạo học viên và sinh viên chuyên ngành kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo nguồn nhân lực khối ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

  1. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC KHỐI NGÀNH KINH TẾ ĐÁP ỨNG NHU CẦU CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Nguyễn Minh Diễm Qu nh, Trường Đại học An Giang Tóm tắt: Nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay có thể khẳng định khá dồi dào trong bối cảnh hầu hết các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trong pham vi cả nước đều đào tạo học viên và sinh viên chuyên ngành kinh tế. Đây là đội ng giữ vai trò quan htrọng, đặc biệt của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu góp phần tạo ra tổng sản phẩm trong nước. Với vai trò tham gia giảng dạy Pháp luật kinh tế tại địa phương cho người học thuộc chuyên ngành này, tác giả thu thập nhiều kh a cạnh lý luận và thực tiễn có liên quan, hướng người học đến kỹ năng thao tác, thực hành tiếp thu tri thức ngay giai đoạn còn ngồi ở ghế giảng đường. Đó là đòi hỏi cơ bản và thiết thực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp vừa và nhỏ đang có sức lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ khóa: doanh nghiệp nhỏ và vừa; kỹ năng thực hành; nguồn nhân lực. TRAINING HUMAN RESOURCES FOR ECONOMIC SECTOR MEETING NEED OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES Abstract: The human resources for small and medium businesss can now be quite abundant in the context that most educational and vocational training institutions in the country have trained students and students in economics. This is a force that plays an important role, especially in the economy, as a major part contributing to the creation of gross domestic product. The role of participating in teaching local economic law for learners in this major, the author has collected many relevant theoretical and practical aspects, guiding learners to manipulation skills, continued practice collect knowledge since the learner is still a student in the university. It is a basic and practical requirement to meet the requirements of small and medium-sized enterprises which are pervasive in all areas of social life. Keywords: small and medium business; practical skills; human resources. 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Đặt vấn đề Doanh nghiệp nhỏ và vừa không phải là loại hình xa lạ với nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, khái niệm này xuất hiện ở Việt Nam tương đối muộn, chỉ từ khoảng những năm 90 của thế kỷ 20. Doanh nghiệp nhỏ và vừa được coi là doanh nghiệp. Việc xếp loại thế nào là doanh 507
  2. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 nghiệp nhỏ và vừa thì tùy thuộc vào các tiêu chí khác nhau. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.(https://vi.wikipedia.org) 1.2. Phương pháp nghiên c u Trên cơ sở dữ liệu thông tin đã thu thập được, tác giả sẽ phân tích và làm rõ các yêu tố có liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, nêu bật những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn liên quan đến đội ngũ nguồn nhân lực này trong định hướng đào tạo ở các trường đại học đối với sinh viên của khối ngành kinh tế. 1.3. Kết quả nghiên c u Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đang thực sự rất cần nguồn nhân lực khối ngành kinh tế được qua đào tạo nhằm đảm bảo yêu cầu công việc của nguồn lao động tri thức, ―một thế hệ sản phẩm‖ đáp ứng tốt yêu cầu công việc của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực khối ngành kinh tế được đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay phải là đội ngũ am hiểu nền tảng kiến thức cơ bản của doanh nghiệp nhỏ và vừa, có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để nắm bắt quy luật thị trường, Đồng thời, những vướng mắc, khó khăn phát sinh từ thực tiễn là nội dung cần được dự liệu đối với đội ngũ nguồn nhân lực này khi tham gia hoạt động ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và thương mại. 2. Nội dung 2.1. Tiêu chí pháp lý để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Căn cứ pháp lý cơ bản để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017. Theo đó, để cụ thể hóa các khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa thì Nghị định số 39/ 2018/NĐ- CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở vận dụng để giải thích cho các khía cạnh mang tính lý luận. 2.1.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 2.12. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 39/2018/ NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 29/2018/NĐ- CP quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. 508
  3. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 2.1.3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Nghị định 39/2018/NĐ- CP. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 của Nghị định 39/2018/NĐ-CP (Chính phủ, 2018) 2.2. Nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong điều kiện hiện nay, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có ý nghĩa quan trọng. Để điều hành hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển, người cán bộ quản lý doanh nghiệp cần nắm vững quy luật thị trường, yêu cầu khách quan của nền kinh tế và xu thế hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay nói riêng và nguồn nhân lực doanh nghiệp nói chung phải được chuẩn bị tốt và đi trước một bước, đảm bảo yêu cầu của nền kinh tế. Các yêu cầu mới đặt ra về chất lượng quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp phải có sự đổi mới cả về số lượng và chất lượng, nắm được chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia, hệ thống pháp luật, chính sách của nhà nước; có ý chí và khả năng quyết đoán, dám đổi mới và dám chịu trách nhiệm, có khả năng tự hoàn thiện, tự quản lý, đánh giá kết quả công việc của bản thân, đánh giá con người mà mình quản lý; có đạo đức kinh doanh theo pháp luật, có kiến thức chuyên môn sâu ở từng lĩnh vực, biết sử dụng và tập hợp các cán bộ chuyên môn dưới quyền một cách phù hợp. (Nguyễn Thị Bích Ngân, 2008). Tất cả những vấn đề đó sẽ được trang bị một cách vững vàng cho sinh viên khối ngành kinh tế thể hiện ở việc lồng ghép vào chương trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp của mỗi địa phương. 2.3. Một số vấn đề liên quan đến đào tạo nguồn nhân lực đối với sinh viên khối ngành kinh tế đáp ng nhu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa Mục tiêu chung của chương trình đào tạo đại học cho sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế có khả năng ứng dụng kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở về kinh tế học và kiến thức chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, maketing, kinh tế quốc tế để xây dựng, đánh giá, lựa chọn các kế hoạch kinh doanh và triển khai dự án kinh tế, khởi sự kinh doanh trên phương diện tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, sinh viên cũng hình thành được các kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực thực hành nghề, rèn luyện đạo đức, tác phong làm việc trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tùy từng chuyên ngành cụ thể về lĩnh vực kinh tế như kế toán tài chính, kế toán doanh nghiệp, kinh tế quốc tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng hay marketing thì mục tiêu cụ thể của sinh viên tốt nghiệp các ngành này sẽ có kiến thức, kỹ năng và phẩm chất như: 509
  4. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 - Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, quốc phòng, giáo dục thể chất và các kiến thức cốt lõi, những mô hình, công cụ, phương pháp để quản trị, giải quyết các vấn đề tài chính doanh nghiệp, kinh tế học, toán kinh tế, quản trị học, pháp luật về kinh tế. - Tự cập nhật kiến thức, xử lý công việc độc lập, tư tưởng chính trị vững vàng, tuân thủ pháp luật và có đạo đức kinh doanh; làm việc nhóm, giao tiếp, sử dụng ngoại ngữ và tổ chức thực hiện công việc; năng lực xây dựng, thực hiện, phân tích và đánh giá về mặt tài chính, kế toán, các hoạt động của doanh nghiệp hay phương án kinh doanh, quan hệ kinh tế quốc tế và dự án kinh tế, có kế hoạch huy động vốn và vay vốn ngân hàng để khởi nghiệp.(Đại học An Giang, 2017). Theo số liệu từ Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo), kết quả nghiên cứu ở 8 trường tham gia dự án giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai cho thấy, việc hợp tác giữa các trường và doanh nghiệp là chưa nhiều, nhất là với các trường Cao đẳng và Trung cấp, Phần lớn các trường chủ yếu thiết lập mang lưới khoảng 10 doanh nghiệp đối tác chiến lược (Nguyễn Hoàng Hảo, 2018).Những ngành nghề thuộc nhóm kinh doanh dịch vụ luôn có xu hướng tuyển dụng cao trong những năm qua. Trong đó, nhóm ngành kinh doanh- bán hàng là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao nhất (chiếm 25,26% tổng số nhu cầu tuyển dụng). Nhu cầu tuyển dụng năm 2013 là 23,88%; năm 2015 là 22,96% và năm 2016 là 24,19%; năm 2017 chiếm 19,74%. Nhóm ngành Dịch vụ phục vụ là nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng tăng cao nhất, ước tính nhu cầu tuyển dụng lao động nhóm ngành Dịch vụ phục vụ năm 2017 chiếm 15,90%. Kế đến là các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Cơ khí, Điện- Điện tử, Tài chính, Du lịch- Nhà hàng, Kinh tế, Kinh doanh. (Nguyễn Đông Phong, 2018) Năm 2018, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thực hiện khảo sát nhu cầu học nghề- việc làm tại 37 trường THPT trên địa bàn TP. HCM với 23.041 học sinh. Nhu cầu chọn ngành, nghề của học sinh THPT tập trung ở các nhóm ngành như: nhóm ngành kinh doanh và quản lý chiếm 16,69 % tập trung ở các ngành quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, tài chính- ngân hàng, kế toán, quản trị nhân lực. Trong khi đó, nhóm ngành công nghệ- kỹ thuật chiếm 11,86%; ngành máy tính và công nghệ thông tin chiếm 10.74%; ngành nhân văn chiếm 7,51%; ngành khách sạn, du lịch, thể thao và cá nhân chiếm 7,26%; ngành nghệ thuật chiếm 4,81%; ngành báo chí và thông tin chiếm 2,78%; khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên chiếm 0,51%, nhóm ngành sức khỏe chiếm 0,33%.(Trần Anh Tuấn, 2018). 2.4. Những yêu cầu đặt ra đối với nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Do đặc thù của mỗi ngành học, mỗi địa phương hay khu vực đối với sinh viên kinh tế, bên cạnh những phẩm chất chung là điều kiện cần thì những phẩm chất riêng là yếu tố mang tính quyết định cần được lĩnh hội ở người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bao gồm các vấn đề được thể hiện như sau: 2.4.1.Tư duy khởi nghiệp và trí thông minh xã hội Về vấn đề này, nhà trường sẽ trang bị, cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng cơ bản để người học có góc nhìn toàn diện, thúc đẩy sự tập trung, khả năng sáng tạo cái mới trong lĩnh vực, ý tưởng kinh doanh; khả năng có thể quản lý và xử lý tình huống với môi trường làm việc 510
  5. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 mang tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Điều này đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trí tuệ để tự suy xét và ra quyết định trước những tình huống phức tạp sẽ phát sinh. 2.4.2. Khả năng phân t ch, lãnh đạo và kết nối cộng đồng Đây là yếu tố không thể thiếu khi ứng dụng vào mục tiêu, chiến lược, môi trường kinh doanh. Trong trường hợp này, người học cần ý thức bản thân không chỉ là một cá nhân độc đáo mà còn phải có kỹ năng dẫn dắt, cân bằng nhu cầu của tập thể; tinh thần tương trợ, tương thân, quan tâm, sẻ chia nhiều hơn với cuộc sống, các hoạt động liên quan đến cộng đồng thể hiện sự tham gia nhiệt tình những hoạt động tình nguyện hay chiến dịch thúc đẩy sự phát triển, vì lợi ích chung của cả cộng đồng( Phương Anh, 2016) một cách hiệu quả. 2.5. Các yêu cầu về nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 2.5.1. Yêu cầu về năng lực cơ bản đối với nguồn nhân lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong thời kỳ đổi mới, việc phát triển toàn diện năng lực của người học là điều cần thiết để theo kịp xu hướng xã hội và và bắt kịp tình hình thế giới. Những vấn đề cần được quan tâm như: khả năng tư duy, trình độ ngôn ngữ, sự tự tin luôn phải đi đầu, hòa mình vào cộng đồng là một trong những yếu tố dần được hình thành năng lực phát triển toàn diện ở mỗi người học. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp với người nước ngoài trong thời kỳ hội nhập. Ngoài tiếng mẹ đẻ thì người học tối thiểu cần biết thêm ít nhất một ngôn ngữ khác mang tính phổ thông là Tiếng Anh. Đó là hành trang chuẩn bị cho đội ngũ này tiếp cận với nền văn hóa, tri thức của thế giới và rộng mở cơ hội nghề nghiệp của bản thân một cách căn bản và toàn diện hơn. Nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ còn được thể hiện bằng sự tự tin, năng động, sáng tạo và thực tiễn để đương đầu với những khó khăn. Thiếu sự tự tin đồng nghĩa với việc mất đi rất nhiều cơ hội của bản thân mà không phải lúc nào cũng có được. Dẫu biết rằng kiến thức, chuyên môn có thể chưa đạt được ở trình độ cao nhưng chắc chắn sự tự tin phải luôn dẫn đầu để khẳng định bản thân sinh viên dám nghĩ, dám làm, khám phá ra những điều rất mới. Ngoài những kỹ năng về trình độ chuyên môn thể hiện năng lực ấy, việc phát triển toàn diện năng lực của đội ngũ người học kinh tế còn được thể hiện bằng các hoạt động. Trong đó, hoạt động cộng đồng mang tính nhân văn theo truyền thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam vừa đem lại lợi ích thiết thực tích cực cho sinh viên, vừa tăng sự trải nghiệm thực tế, giao lưu với bạn bè và đối tác các khu vực (.zsstritezuct.net,truy cập ngày 9/4/2018) Đó chỉ là những vấn đề mang tính lý luận chung. Tuy nhiên, tùy thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng vùng, miền thì khả năng thích ứng của người học chuyên ngành này có thể hội nhập được với nền kinh tế còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, tố chất dẫn đến thành công chính là ý chí, quyết tâm và sự nhận thức của người học cùng sự hỗ trợ thường xuyên, tư vấn của người thầy sẽ là chất xúc tác để giúp nguồn nhân lực của doanh nghiệp vừa và nhỏ vững bước hơn trong lĩnh vực kinh doanh mà chính mình đã chọn. 2.5.2 Những kỹ năng kinh doanh cần được trang bị và củng cố ở cơ sở đào tạo - Tự tin, dám chấp nhận và nắm bắt thời cơ Người làm kinh doanh cần cẩn trọng. Mọi quyết định đều phải chi tiết và mang tính chín chắn trước khi hành động. Điều này có mối liên quan chặt chẽ với năng lực chấp nhận thực tế đầy thử thách. Trong doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc chấp nhận thay đổi để tạo nên đột phá mới . 511
  6. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 Sự cẩn trọngcủa người làm kinh doanh thể hiện ở chỗ sẽ không bỏ tiền vốn, thời gian và nguồn lực vào những dự án mà một khi họ không am hiểu hay chưa tường tận. Trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, người hoạt động kinh doanh phải tính toán các giá trị lợi ích. Tố chất thành công trong kinh doanh đối với nguồn nhân lực phải hiểu rằng bản thân cần từ bỏ lợi nhuận nhỏ để tranh thủ những cơ hội lớn hơn.Đa phần họ đều là người nguyên tắc. Muốn làm kinh doanh thì trước hết phải đầu tư, nếu không chịu mất mát sẽ chẳng có thu về. Góc nhìn của người đầu tư thường không thiển cận mà là rất xa. Họ theo đuổi lợi ích lớn thuộc về tương lai Họ biết quy luật của thị trường. Thương trường là chiến trường; cơ hội trong tầm tay mà người kinh doanh luôn cần phải dang tay nắm bắt. - Bền bỉ về ý chí và tự khẳng định mình Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, người kinh doanh có thể sẽ gặp phải nhiều khó khăn đòi hỏi ý chí bền bỉ để kiên nhẫn vượt qua nhằm quyết định sự tồn vong của doanh nghiệp. Người thành công sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm khi họ làm sai; tự ý thức và luôn hiểu rõ bản thân họ.Việc tự khẳng mình sẽ đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp nhất với thực trạng thị trường. Họ không ảo tưởng doanh nghiệp sẽ lớn mạnh như một tập đoàn mà thay vào đó là sự hài lòng với tiềm lực mà bản thân đang có. - Tự tin, luôn trau dồi kiến thức là nền tảng để dẫn đến thành công Tự tin sẽ giúp cho đội ngũ nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt trên bản thân những điều họ có thể làm được. Đó có thể là ở cương vị lãnh đạo của công ty hay nhân viên giữ vai trò điều hành và quản lý doanh nghiệp. Dựa trên các thông số của quá khứ và hiện tại, người làm kinh doanh có thể dự đoán được tương lại, triển vọng hoạt động kinh doanh, những thành tựu và thế mạnh trong quá trình phát triển kinh tế và những đóng góp nhất định cho xã hội. 2.6. Thực tiễn quá trình tiếp cận đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.6.1.Cơ hội mở ra đối với nguồn nhân lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa Cơ quan truyền thông địa phương, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện cùng Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư các địa phương thường xuyên tuyên truyền các nội dung liên quan đến doanh nghiệp theo định kỳ phát sóng, kịp thời hỗ trợ những kiến thức cơ bản; tư vấn, hướng dẫn, giải thích cho chủ đầu tư có bước suy nghĩ đúng đắn khi quyết định chọn loại hình kinh doanh, trong đó ưu tiên chọn lựa loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước và các tổ chức tín dụng hỗ trợ cho vay vốn thông qua chương trình, kế hoạch hành động phát triển kinh tế xã hội cũng đã được các cấp, các ngành quan tâm và triển khai thực hiện tốt. Bối cảnh cạnh tranh giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ nhanh chóng thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, cho ra đời các dòng sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng; chú trọng các sản phẩm chất lượng cao nhằm đảm bảo sự tin cậy về độ bền và giới hạn sử dụng. Điều kiện tiếp cận phương tiện kỹ thuật, khoa học công nghệ dễ dàng thông qua các khóa học, các chương trình bồi dưỡng và tập huấn nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp đã được tổ chức thường xuyên; từ diễn đàn khởi nghiệp doanh nghiệp, câu lạc bộ doanh nghiệp trẻ, tọa đàm doanh nghiệp cũng được thực hiện nhằm thu hút rộng rãi đối tượng tham dự là các chủ thể kinh doanh. Nhiều nhà đầu tư trẻ năng động, đáp ứng nhu cầu hội nhập bằng niềm đam mê, yêu thích kinh doanh; dám nghĩ, dám làm; có kiến thức và kỹ năng chuyên môn đủ dự trù cho tiên liệu khả 512
  7. HỘI THẢO QUỐC TẾ: PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 năng thất bại và bản lĩnh xem đó là kinh nghiệm để dẫn đến thành công. Tố chất của người làm kinh doanh đã được xác định và có sự chuẩn bị về mặt tâm thế đã được dần tích lũy ngay từ ở nhà trường thông qua kỹ năng thực hành lẫn chuyên môn. Tài năng và sức trẻ cùng sự đam mê đã được phát huy tác dụng trong khâu tuyển chọn của chủ đầu tư và hành trình tìm kiếm nguồn nhân lực với yêu cầu giới hạn về độ tuổi và số năm kinh nghiệm. Sự năng động của tuổi trẻ dễ dàng thích ứng với thời cuộc là bước đột phá để chứng tỏ sức mình trong bối cảnh cạnh tranh. Tinh thần vượt khó, ý chí tiến thủ, sẵn sàng trước những khó khăn và thử thách là những điều thường gặp. Đó là mặt tích cực, thế mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, là sức trẻ và tinh thần nhiệt huyết do bản chất của người Việt Nam vốn dĩ cần cù chịu khó, rất thích ứng và dễ hòa nhập. 2.6.2. Một số hạn chế thường gặp ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cần đầu tư vốn vào tài sản lưu động và tài sản cố định. Nguồn vốn để đầu tư vào tài sản lưu động có thể là nguồn vốn ngắn hạn hoặc dài hạn. Tuy nhiên, do nhu cầu về vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định rất lớn nên thông thường, doanh nghiệp khó có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản lưu động. (Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 2018). Hơn nữa, khó khăn cốt lõi ban đầu có thể đề cập đến là nguồn vốn không ổn định. Do không phải là nguồn vốn tự có của chủ đầu tư mà phần lớn là từ tài sản của gia đình hoặc tài sản vay, thế chấp nên sẽ nhiều vướng mắc về luân chuyển vốn rất dễ phát sinh. Trong khi đó, mặt bằng kinh doanh phải thuê; nhân sự có được bởi khâu tuyển dụng; chi phí nhân viên và các lại thuế phải nộp đã trở thành gánh nặng tài chính cùng sự chưa trải nghiệm nhiều về mặt thực tế hay chưa tìm hiểu rõ thị trường nên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy kèm theo. Sự dao động về ý tưởng do tác động từ môi trường xung quanh sẽ không loại trừ khả năng sớm chấm dứt hoạt động của chủ đầu tư nếu như không đảm bảo khả năng về tài chính. Thời tiết diễn biến thất thường, sạt lỡ bờ sông hay nâng cấp cải tạo, chỉnh trang mặt đường, vỉa hè suốt thời gian dài trên hầu hết các tuyến giao thông trong giai đoạn thi công sẽ tác động không nhỏ đến việc mua bán. Bên cạnh đó, mục tiêu lợi nhuận, bất chấp pháp luật, an toàn sức khỏe người tiêu dùng sẽ tác động rất lớn đến chữ tín của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách phục vụ hay chăm sóc khách hàng thiếu chu đáo và thiện chí vẫn chưa được quan tâm, nghiên cứu hay xem xét một cách có chiều sâu. Thái độ phiền hà, quá nhiệt tình hay lơ là của nhân viên phục vụ sẽ tạo tâm lý không thoải mái cho khách hành khi tham gia mua sắm. Nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay luôn hướng đến chất lượng hàng hóa với thương hiệu, giá thành, nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Vì lẽ đó, sự thiếu trung thực và cạnh tranh không lành mạnh của các đơn vị kinh doanh cần được đề cao nếu họ muốn tiếp tục tham gia hợp tác với khách hàng. Đồng thời, thái độ hòa nhã và tận tậm phục vụ đặc biệt trong khâu bảo hành sản phẩm cũng chưa được chú trọng. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu gắn kết giữa các nguồn nhân lực có chất lượng với môi trường phát triển bền vững mà thay vào đó là ý tưởng muốn làm giàu mau chóng. Chiến lược của họ một khi không đạt được mục đích hay yêu cầu đặt ra thì họ sẵn sàng từ bỏ ý định ban đầu bởi tính tự phát, chủ quan duy ý chí và nóng vội. Tình trạng bảo thủ, mang tính cục bộ và quan liêu khi đặt ra những quy định mang tính áp đặt nhân viên làm trái quy luật thị trường. Nhân viên không đáp ứng được yêu cầu đó nên doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng và tiếp tục tuyển dụng người mới. Quá trình huấn luyện họ thạo việc đòi hỏi 513
  8. INTERNATIONAL CONFERENCE: DEVELOPMENT OF SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE CONTEXT OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 phải mất thêm những khoảng thời gian cố định không đáng có đều là những rào cản lớn mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tiên liệu để vượt qua. 3. Kết luận Tóm lại, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là công việc quan trọng gắn liền với cơ sở đào tạo và giảng viên chuyên ngành kinh tế. Trong phạm vi tham luận, tác giả cho rằng cần tiếp tục định hướng người học thông qua kỹ năng tiếp cận vấn đề trong thực tiễn. Đó hành trang quý báu và nền tảng cơ bản về nhân lực ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm khẳng định vị trí, vai trò của từng hoạt động đối với các đơn vị kinh doanh. Bởi lẽ, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển; triển khai chính sách ưu đãi đầu tư, cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thuế, kế toán và mặt bằng sản xuất, công nghệ; cơ sở ươm tạo, kỹ thuật, khu làm việc chung; mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn và pháp lý, phát triển nguồn nhân lực đều là những nội dung kiến thức nền tảng về thực tiễn mà người học cũng cần am hiểu bên cạnh những vấn đề về mặt lý luận. Theo đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo cũng đòi hỏi đặt ra mà các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương cần có sự quan tâm nhằm thúc đẩy quá trình đạo tạo nguồn nhân lực khối ngành kinh tế, đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn hiện nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ (2018), Nghị định số 39 của Chính phủ ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 2. Đại học An Giang, (2017). Chương trình đào tạo ngành kinh tế- Quản trị kinh doanh. 3. https://vi.wikipedia.org. 4. Nguyễn Đông Phong (2018), Sự thiếu cân đối giữa đào tạo và sử dụng lao động tại Việt Nam: hệ quả, nguyên nhân và định hướng giải pháp. Kỷ yếu liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp, NXB Kinh tế TP. HCM, tr 10. 2. 5.Nguyễn Hoàng Hảo (2018), Giải quyết bài toán cung cầu giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực, Kỷ yếu Hội thào khoa học Liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, tr94. 3. 6.Nguyễn Thị Bích Ngân (2008), Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực quản lý của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sỹ luật học, trường Đại học Kinh tế. 4. Phương Anh,( truy cập ngày 21/6/2016), https://thanhnien.vn › Giáo dục. 5. zsstritezuct.net/doi-moi-phat-trien-toan-dien-nang-luc-sinh-vien/, truy cập ngày 9/4/2018. 6. Trần Anh Tuấn (2018), các xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp nâng cao năng lực lao động cho công nhân tại TP. Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Năng lực lao động của công nhân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Thực tế và tương lai, NXB Kinh tế TP.HCM, trang 94-95. 514
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2