intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy con cái cách quản lý tiền bạc

Chia sẻ: Hong Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

203
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với các bậc phụ huynh, một trong những điều quan trọng nhất cần làm chính là dạy con cái biết cách quản lý tiền bạc. Dạy cho con trẻ nhận biết về vấn đề tiền bạc ngay từ sớm sẽ giúp bé vượt qua được những khó khăn tài chính sau này. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà gia đình tôi đã có được trong vấn đề giáo dục con cái biết cách quản lý tiền bạc. 1. Bắt đầu học cách tiết kiệm ngay khi còn bé Một trong những phương pháp mà chúng tôi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy con cái cách quản lý tiền bạc

  1. Dạy con cái cách quản lý tiền bạc Đối với các bậc phụ huynh, một trong những điều quan trọng nhất cần làm chính là dạy con cái biết cách quản lý tiền bạc. Dạy cho con trẻ nhận biết về vấn đề tiền bạc ngay từ sớm sẽ giúp bé vượt qua được những khó khăn tài chính sau này. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà gia đình tôi đã có được trong vấn đề giáo dục con cái biết cách quản lý tiền bạc. 1. Bắt đầu học cách tiết kiệm ngay khi còn bé Một trong những phương pháp mà chúng tôi đã từng hay sử dụng đó là mở một tài khoản tiết kiệm sẽ được dùng cho những năm học đại học sau này của các con ngay từ khi chúng mới chỉ có 9-10 tuổi. Mặc dù bạn chỉ cần dành ra 20 nghìn mỗi tuần đưa vào khoản tiết kiệm nhưng số dư tài khoản sẽ tăng đến con số hàng chục triệu khi con bạn đến tuổi thanh thiếu niên. Bạn có thể bắt đầu cho trẻ tiền tiêu vặt ở từ khoản 7-8 tuổi vì lúc này trẻ đã được học các phép tính toán đơn giản ở trường cũng như phân biệt
  2. được các mệnh giá của tiền. Tuy nhiên, bên cạnh việc cho trẻ tiền tiêu vặt (tốt nhất là tiền lẻ), cha mẹ cũng nên tự tạo ra một số khoản chi tiêu thường xuyên mà chính những đứa trẻ phải chi trả. Khi đó, chúng sẽ học được cách tiết kiệm từ số tiền tiêu vặt mà chúng nhận được. 2. Tạo lập những hướng dẫn chi tiêu và tiết kiệm từ nhỏ Gia đình chúng tôi có một quy định đó là mỗi đứa trẻ phải dành ra 10% số tiền mà chúng có được để dành cho các hoạt động từ thiện (một cách giúp cho trẻ biết nghĩ đến cộng đồng) và thêm 40% sẽ được đưa vào tài khoản tiết kiệm. Và bọn trẻ chỉ có thể rút tiền khi có cả sự đồng ý của bồ và mẹ. Chúng tôi gọi đây là “Quỹ Đại học” và quỹ này sẽ được dành riêng cho việc học Đại học của bọn trẻ hoặc một vài tình huống phát sinh sau này. 50% còn lại có thể được sử dụng theo ý của bọn trẻ, nhưng chúng tôi cũng tạo thêm một tài khoản tiết kiệm khác cho chúng để sử dụng cho số tiền trên. Bằng việc đặt ra những quy định trên khi con cái vẫn còn đang nằm dưới sự kiểm soát của bạn, chúng có thể học được những thói quen chi tiêu và tiết kiệm rất có ích cho sau này. Tuy nhiên, cũng đừng luôn nói “không” với con cái khi chúng muốn rút một khoản
  3. tiền nhỏ từ các khoản tiết kiệm trên để mua một món đồ nào đó. Điều này có thể phản tác dụng khiến chúng không còn muốn tiết kiệm nữa. 3. Hỗ trợ để động viên con cái Một số bậc phụ huynh khác lại dùng cách hỗ trợ thêm một khoản đúng bằng số tiền mà con cái họ tiết kiệm được cho quỹ Đại học để động viên chúng. Cách thức này sẽ cho con cái thấy được thái độ của cha mẹ về vấn đề quản lý tiền bạc. 4. Hội đồng tài chính gia đình Cứ mỗi năm một lần, chúng tôi lại tổ chức “Tuần lễ hội thảo” tại gia để bàn bạc về các vấn đề tài chính của gia đình mình. Chúng tôi sẽ xem xét về ngân sách của gia đình mình cùng với các con. Thông qua đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho con cái mình cách thức phân chia các khoản chi tiêu vào những mục khác nhau từ mua sắm thông thường, những tiện ích cho đến các khoản tiết kiệm. Và thường thì chính chi phí dành cho các khoản tiện ích như tiền điện, tiền xăng hay chi phí đi lại sẽ luôn khiến con bạn phải ngạc nhiên nhất vì đơn giản không một đứa trẻ nào có thể
  4. hiểu được những khoản chi phí trên lại tốn nhiều tiền của bố mẹ chúng đến thế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1