
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Phước Hưng
lượt xem 1
download

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Phước Hưng". Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Phước Hưng
- TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HK2 MÔN GDCD-LỚP 8. NĂM HỌC 2024-2025 A/ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC TRỌNG TÂM BÀI 7: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN -Khái niệm mục tiêu cá nhân, các loại mục tiêu cá nhân. -Sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân. -Cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. -Xây dựng mục tiêu cá nhân của bản thân, kế hoạch hành đông để đạt được mục tiêu BÀI 8:LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU -Khái niệm kế hoạch chi tiêu -Sự cần thiết phải lập kế oạch chi tiêu. -Cách lập kế hoạch, và lập được kế hoạch, thói quen chi tiêu hợp lí B/ CÂU HỎI THAM KHẢO A/Hãy chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào ký tự đầu tiên của câu Câu 1. Đâu được coi là mục tiêu cá nhân trong các câu dưới đây? a. Bài kiểm tra của Lan có số điểm cao nhất lớp. b. Kiên muốn giành được giải nhất trong lần thi học sinh giỏi Toán năm nay. c. Cây hoa hồng của My trồng sai trĩu những bông hoa. d. Chiếc áo đồng phục của Mạnh đã không còn mặc vừa nữa. Câu 2. Để lập được kế hoạch học tốt môn Toán em cần phải bắt đầu từ đâu? a. Cam kết sẽ học tập môn Toán thật tốt. b. Xác định thời gian và động lực học môn học này. c. Liệt kê những việc cần phải làm để đạt được mục tiêu học tốt môn Toán. d. Điều chỉnh cách thức thực hiện các việc em cần làm cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Câu 3.Với mỗi mục tiêu chính đáng, sau khi hoàn thành được mọi người sẽ cảm thấy thế nào? a. Cảm thấy mệt mỏi, hết sức lực. b. Cảm thấy vui vẻ, tự hào về bản thân. c. Cảm thấy không có năng lượng để làm việc khác. d. Cảm thấy không có khả thi. Câu 4. “Tiết kiệm được một khoản tiền tiêu vặt” thuộc loại mục tiêu cá nhân nào? a. Nghề nghiệp. b. Sức khỏe. c.Trao tặng. d.Tài chính . Câu 5. Kết quả của một việc có mục tiêu rõ ràng sẽ như thế nào? a. Hoàn thành với kết quả cao. b. Gặp nhiều khó khăn khi thực hiện. c. Không khả thi để thực hiện. d. Không đạt được kết quả tốt. Câu 6. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành:mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn? a. Năng lực thực hiện. b.Thời gian thực hiện. c. Lĩnh vực thực hiện. d. Khả năng thực hiện.
- Câu 7. Mục tiêu cá nhân có ý nghĩa quan trọng như thế nào? a. Đóng vai trò định hướng cho hoạt động của con người. b. Đóng vai trò cho mục đích học tập. c. Đóng vai trò cho hoạt động vui chơi. d. Đóng vai trò trong học tập và cuộc sống. Câu 8. Khi mua sắm chúng ta có thể tiết kiệm tiền bằng cách nào? a. Thấy món nào thích là mình mua. b. Ai chỉ cho mình thì mình mua. c. Cần món nào thì mua món đó. d. Xem kĩ mình cần mua gì, so sánh giá để tìm được sản phẩm phù hợp với số tiền của mình. Câu 9. Thói quen chi tiêu nào dưới đây là hợp lí? a. Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. b. Mua tất cả mọi thứ mà mình thích, không quan tâm đến giá cả. c. Chỉ chọn mua những đồ có chất lượng thấp và giá cả rẻ nhất. d. Chỉ chọn mua những hàng hóa đắt tiền và chất lượng tốt nhất. Câu 10. Khi xác định mục tiêu cá nhân cần đảm bảo yêu cầu nào sau đây? a. Cụ thể. b. Phi thực tế. c. Thiếu tính khả thi. d. Không đo lường được. Câu 11. Việc xác định mục tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây? a. Định hướng cho hoạt động của con người. b. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động. c. Giúp mỗi người có động lực hoàn thiện bản thân. d. Hạn chế sự phát triển bản thân của cá nhân. Câu 12. Mục tiêu cá nhân có tác dụng gì? a. Tạo việc làm để cá nhân quyết tâm hành động. b. Tao lợi ích để cá nhân quyết tâm hành động. c. Tạo động lực để cá nhân quyết tâm hành động. d. Tạo ra của cải để cá nhân quyết tâm hành động Câu 13.Vì sao chúng ta cần thường xuyên đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu của bản thân? a. Để xác định ngày hoàn thành mục tiêu đã đề ra b. Theo dõi về tình hình thực hiện kế hoạch c. Để hoàn tất các nhiệm vụ mà mình đã đặt ra cho bản thân d. Không bị bỡ ngỡ trước các tình huống bất ngờ xảy ra Câu 14.Vì sao việc lên kế hoạch cụ thể cho các công việc lại quan trọng? a. Giúp chúng ta có thể tìm được ra cách làm việc hiệu quả b. Định hướng rõ ràng, giải quyết được các vấn đề trong khi tiến hành làm c. Giúp chúng ta tự chủ hơn về thời gian thực hiện các mục tiêu d.Tất cả các đáp án đều đúng Câu 15. Em có thể xác định các mục tiêu dài hạn như thế nào? a. Suy nghĩ về em muốn bản thân trở thành như thế nào trong tương lai b. Suy nghĩ về những điều em muốn làm ở thời điểm em lập kế hoạch mục tiêu cho bản thân c. Nghĩ về các việc làm sẽ thực hiện được trong khoảng thời gian ngắn d. Em có thể dựa vào sở thích của em ở thời điểm hiện tại
- Câu 16. Với mỗi mục tiêu chính đáng, khi hoàn thành được nó mọi người sẽ cảm thấy thế nào? a. Cảm thấy mệt mỏi, hết sức lực b. Cảm thấy vui vẻ, tự hào về bản thân c. Cảm thấy không có năng lượng để làm việc khác d.Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 17. Thế nào là mục tiêu ngắn hạn, dài hạn? a. Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu có thể thực hiện được mà không cần phải nên kế hoạch trước b. Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch và dự định trong thời gian gần đây nhất, mục tiêu dài hạn là mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong khoảng thời gian rất dài sau này c. Mục tiêu ngắn hạn là các mục tiêu chắc chắn chúng ta có thể đạt được, mục tiêu dài hạn thì cần phải chuẩn bị nhiều hơn d. Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu chúng ta có thể thực hiện song hành cùng với mục tiêu dài hạn Câu 18. Vì sao chúng ta nên xác định mục tiêu cá nhân cho bản thân? a. Làm chúng ta trượt dài trên các mục tiêu đã đề ra b. Giúp chúng ta có thêm đông lực trong cuộc sống, có các kế hoạch cụ thể để hoàn thành mục tiêu của mình trong tương lai c. Thực hiện các mục tiêu cá nhân khiến chúng ta không tìm được hướng đi đúng đắn cho từng trường hợp cụ thể d. Lên kế hoạch cho các mục tiêu làm chúng ta mất thời gian Câu 19. Căn cứ vào tiêu chí nào để phân loại mục tiêu cá nhân thành: mục tiêu phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính,..? a. Năng lực thực hiện. b.Thời gian thực hiện. c. Khả năng thực hiện. d. Lĩnh vực thực hiện. Câu 20. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc xác định mục tiêu cá nhân? a. Giúp mỗi cá nhân thu được nhiều lợi ích vật chất. b. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của. c. Giúp mỗi người có động lực đạt được mục tiêu đề ra. d. Giúp chúng ta tránh được những thất bại không đáng có. Câu 21. Có bao nhiêu bước cơ bản để lập kế hoạch chi tiêu? a. 3 bước. b. 4 bước. c. 5 bước. d. 6 bước Câu 22. Kế hoạch thực hiện mục tiêu hiệu quả khi thỏa mãn những điều kiện nào sau đây? a. Phù hợp với môi trường. b. Phù hợp về thời gian. c. Phù hợp với bản thân. d. Phù hợp về môi trường, thời gian, bản thân. Câu 23. Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian như thế nào? a. mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn. b. mục tiêu học tập, mục tiêu tài chính. c. mục tiêu trung hạn, mục tiêu dài hạn. d. mục tiêu sức khỏe, cống hiến xã hội.
- Câu 24. Bạn C (14 tuổi) đặt mục tiêu đến năm 24 tuổi sẽ trở thành kĩ sư công nghệ thông tin. Theo em, mục tiêu cá nhân của bạn C thuộc loại mục tiêu nào sau đây? a. Mục tiêu ngắn hạn. b. Mục tiêu sức khỏe. c. Mục tiêu tài chính. d. Mục tiêu sự nghiệp. B/. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG- SAI Câu 1. Nói về khái niệm mục tiêu cá nhân, theo em trong các ý dưới đây, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ) a. Mục tiêu cá nhân là kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định b. Mục tiêu cá nhân không cần ắn liền với thời gian thực hiện c. Mục tiêu cá nhân có thể phân loại theo lĩnh vực như học tập, tài chính, sức khỏe,… d. Mục tiêu cá nhân chỉ bao gồm những mục tiêu dài hạn. Câu 2. Nói về sự cần thiết của việc lập kế hoạch chi tiêu, theo em trong các ý dưới đây đâu là ý đúng, đâu là ý sai?(Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ) a.Việc lập kế hoạch chi tiêu không cần thiết nếu chúng ta có thu nhập ổn định. b. Kế hoạch chi tiêu tạo thói quen chi tiêu hợp lí và tiết kiệm cho tương lai. c. Lập kế hạch chi tiêu chỉ cần thực hiện khi chúng ta gặp khó khăn về tài chính. d. Kế hoạch chi tiêu giúp cân đối giữa các khoản thu và chi, tránh chi tiêu lãng phí Câu 3. Nói về cách xác định mục tiêu cá nhân, theo em trong các ý dưới đây, đâu là ý đúng, đâu là ý sai?(Đúng điền Đ, sai điền S vào ) a. Mục tiêu cá nhân cần cụ thể, phù hợp với khả năng và có thời hạn hoàn thành. b. Việc không đặt thời hạn cho mục tiêu giúp ta giảm áp lực và dễ thành công hơn. c. Một mục tiêu rõ ràng sẽ giúp tránh lãng phí thời gian và tập trung hơn vào công việc. d. Xác định mục tiêu cá nhân chỉ cần dựa vào mong muốn, không cần xem xét khả năng thực tế. Câu 4. Nói về việc lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân, theo em trong các ý dưới đây , đâu là ý đúng, đâu là ý sai? (Đúng diền Đ, sai điền S vào ) a. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cần liệt kê các việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. b. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu là không cần thiết vì kế hoạch đã được xác định từ trước. c. Cam kết thực hiện kế hoạch giúp tăng khả năng đạt được mục tiêu. d. Chỉ cần đặt mục tiêu rõ ràng, không cần kế hoạch cụ thể cũng có thể thành công. C/ HÃY HOÀN THÀNH CÁC CÂU SAU BẰNG CÁCH ĐIỀN VÀO CHỖ …………………… Câu 1. Xác định mục tiêu cá nhân giúp mỗi người có định hướng, động lực, trách nhiệm để tập trung tối đa khả năng của bản thân, nhằm đạt được……………………………………. Câu 2. Xác định mục tiêu cá nhân còn giúp chúng ta tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của và tránh được……………………………………………………………………………….. Câu 3. Để thực hiện mục tiêu cá nhân đề ra, chúng ta phải xác định mục tiêu…………… ………………………………………………………………………………………………..
- Câu 4. Để thực hiện mục tiêu cá nhân đề ra, chúng ta phải có dự kiến………………… ……………………………………………………………………………………………… Câu 5. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp chúng ta .. ………………………………………………………………………………………………. Câu 6. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu là việc làm cần thiết giúp chúng ta… . ……………………………………………………………………………………………… Câu 7. Bước đầu tiên trong lập kế hoạch chi tiêu là ……………………………………… Câu 8. Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu nên thường xuyên ………………………………. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Dựa vào kiến thức bài học “xác định mục tiêu cá nhân”em hãy cho biết vì sao chúng ta cần có được mục tiêu cụ thể trong cuộc sống? Gợi ý trả lời: - Cuộc sống không mục tiêu chẳng khác nào một hành trình không có điểm đến xác định. - Mục tiêu thể hiện tầm nhìn của con người về ước muốn đạt gì, lúc nào sẽ đạt được. - Khi có mục tiêu rõ ràng, có khả năng đo lường, con người sẽ tự đặt mình trong tư thế sẵn sàng để đối mặt với mọi khó khăn, thách thức trên hành trình vươn tới đích. Câu 2 Tình huống M tiết kiệm được một số tiền từ khoản chi tiêu hàng ngày mà bố mẹ cho em, em dự tính sẽ để mua chiếc áo mà em hằng mong ước. Nhưng ở trường, để chuẩn bị cho kì thi cuối kì, nhà trường có bán ra bộ sách ôn tập cho học sinh. M vừa muốn mua sách vừa muốn mua áo mà số tiền em có lại hạn chế. M nên làm gì trong tình huống này? Gợi ý trả lời: Cách M có thể tham khảo để giải quyết tình huống: - M nên ưu tiên khoản chi tiêu cần thiết trước, việc học là quan trọng nên M hãy dành số tiền tiết kiệm được để mua bộ sách, phục vụ cho việc ôn tập thi cho tốt. - Chiếc áo M có thể mua vào lần tới khi M có đủ tiền. Câu 3 Tình huống Sắp tới là sinh nhật mẹ H, bản thân có tiết kiệm được 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. H muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp H lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật của mẹ? Gợi ý trả lời: H có thể cân đối chi tiêu cho dịp sinh nhật của mẹ với số tiền hiện có như sau: - Tham khảo các mẫu bánh sinh nhật trong tầm giá 250.000 đồng để mua tặng mẹ.
- - Dựa vào sở thích của mẹ H có thể mua thêm một món quà trong tầm 100.000 đồng làm quà tặng. - Số tiền còn lại H có thể dùng để dự trù cho các khoản chi phí phát sinh. -HẾT-

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
191 |
8
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
1 p |
162 |
7
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
10 p |
138 |
6
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
4 p |
230 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Toán 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
119 |
5
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
138 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Lịch sử 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
178 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
2 p |
91 |
4
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
85 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường (Bài tập)
8 p |
125 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Bắc Thăng Long
3 p |
111 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
2 p |
96 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Vật lí 8 năm 2018-2019 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
131 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p |
147 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p |
165 |
3
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p |
100 |
2
-
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2020-2021 - Trường THCS Lê Quang Cường
2 p |
60 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
