Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 12 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên Hoàng
lượt xem 2
download
"Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 12 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên Hoàng" tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm môn Hóa học trong học kì 1 vừa qua, giúp các em học sinh có tài liệu tham khảo, ôn thi sao cho hiệu quả nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Hóa học lớp 12 – Trường THCS&THPT Đinh Tiên Hoàng
- TRƯỜNG THCS – THPT ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỚP 12 TỰ NHIÊN (20-21) ĐINH TIÊN HOÀNG MÔN: HÓA HỌC 1. Mức độ nhận biết: 25% ((10 Câu) Câu 1. Chất nào sau đây là amin no, đơn chứa, mạch hở? A. CH3N. B. CH4N. C. CH5N. D. C2H5N. Câu 2. Chất nào sau đây là amin bậc 2? A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N. Câu 3. Công thức phân tử của etylamin là A. C2H5NH2. B. CH3-NH-CH3. C. CH3NH2. D. C4H9NH2. Câu 4. Alanin có công thức là A. C6H5-NH2. B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. H2N-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-COOH. Câu 5. Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là A. lysin. B. alanin. C. glyxin. D. valin. Câu 6. Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 7. Hợp chất nào sau đây thuộc loại đipeptit A. H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-COOH. B. H2N-CH2-NH-CH2COOH. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH. D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH. Câu 8. Số nhóm NH2 và COOH có trong phân tử Lysin lần lượt là A. 1 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 1. D. 2 và 2. Câu 9. Muối mononatri của amino axit nào sau đây được dùng làm bột ngọt (mì chính)? A. Lysin. B. Alanin. C. Axit glutamic. D. Axit amino axetic. Câu 10.Tơ nitron (tơ olon) có thành phần hóa học gồm các nguyên tố là A. C, H, N. B. C, H, N, O. C. C, H. D. C, H, Cl. Câu 11. Cho dãy các chất: CH2=CHCl, CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH. Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 12. Chất nào sau đây trùng hợp tạo thành PVC? A. CH2=CHCl. B. CH2=CH2. C. CHCl=CHCl. D. CH≡CH. Câu 13. Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua). D. polietilen. Câu 14. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng? A. Poli(etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin. C. Polistiren. D. Poli(metyl metacrylat). Câu 15. Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ nilon-6,6. B. Tơ axetat. C. Tơ capron. D. Tơ tằm. Câu 16. Cho dãy các kim loại: Cu, Al, Fe, Au. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong dãy là A. Al. B. Fe. C. Cu. D. Au. Câu 17. Cho dãy các kim loại: Fe, W, Hg, Cu. Kim loại trong dãy có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là A. W. B. Cu. C. Hg. D. Fe. Câu 18. Cho dãy các kim loại: Mg, Cr, Na, Fe. Kim loại cứng nhất trong dãy là A. Mg. B. Fe. C. Cr. D. Na. Câu 19. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là A. Tác dụng với phi kim. B. Tính khử. C. Tính oxi hóa. D. Tác dụng với axit. Câu 20. Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với O2 ở nhiệt độ thường
- A. Ag. B. Zn. C. Al. D. Fe. Câu 21. Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 22. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch axit H2SO4 loãng? A. Mg. B. Na. C. Cu. D. Fe Câu 23. Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tính khử tăng dần từ trái sang phản là A. Cu, Zn, Al, Mg. B. Mg, Cu, Zn, Al. C. Cu, Mg, Zn, Al. D. Al, Zn, Mg, Cu. Câu 24. Trong các ion sau đây, ion có tính oxi hóa mạnh nhất là? A. Cu2+. B. Fe3+. C. Ca2+. D. Ag+. Câu 25. Để hạn chế sự ăn mòn vỏ tàu đi biển (bằng thép), người ta gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) tấm kim loại nào dưới đây? A. đồng. B. chì. C. kẽm. D. bạc. Câu 26: Phản ứng giữa C2H5OH với CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng A. xà phòng hóa. B. este hóa. C. trùng hợp. D. trùng ngưng. Câu 27: Phản ứng thủy phân este trong dung dịch kiềm gọi là phản ứng A. trung hòa B. este hóa C. thủy phân este D. xà phòng hóa Câu 28: Chất X có công thức cấu tạo CH2 = CH – COOCH3. Tên gọi của X là A. propyl fomat. B. etyl axetat. C. metyl acrylat. D. metyl axetat. Câu 29: Este nào sau đây có mùi thơm của chuối chín? A. Etyl axetat. B. Metyl axetat. C. Etyl propionat. D. Isoamyl axetat. Câu 30: Este etyl propionat có mùi thơm của quả nào sau đây? A. Dứa. B. Táo. C. Nho. D. Chuối. Câu 31: Đặc điểm của phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là A. phản ứng một chiều. B. phản ứng hoàn toàn. C. phản ứng thuận nghịch. D. phản ứng oxi hóa – khử. Câu 32: Đun nóng hỗn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được este có công thức cấu tạo thu gọn là A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. HCOOC2H5. Câu 33: Glucozơ và fructozơ là A. Đisaccarit B. Đồng đẳng C. Polisaccarit D. Đồng phân Câu 34: Glucozơ thuộc loại A. polime. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. monosaccarit. Câu 35: Công thức phân tử chung của cacbohiđrat là A. CnH2nOm B. Cn(H2O)m C. (CH2O)n D. Cm(H2O)m Câu 36: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C2H4O2. D. C12H22O11. Câu 37: Ở nhiệt độ thường, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu A. tím. B. xanh lam. C. da cam. D. vàng. Câu 38: Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6. Câu 39: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây? A. Lên men tạo ancol etylic. B. Tham gia phản ứng thủy phân. C. Tính chất của ancol đa chức. D. Tính chất của nhóm anđehit. Câu 40: Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc vì trong phân tử glucozơ có nhóm A. COOH. B. CHO. C. OH. D. NH2. Câu 41: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. Câu 42: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên
- còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và sobitol. B. fructozơ và sobitol. C. glucozơ và fructozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 43: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. Câu 44: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ. 2. MỨC DỘ THÔNG HIỂU: 25% ((10 Câu) Câu 45 : Thủy phân este X trong dung dịch axit, thu được CH3COOH và CH3OH. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 46 : Thủy phân este X trong dung dịch NaOH, thu được CH3COONa và C2H5OH. Công thức cấu tạo của X là A. C2H5COOCH3. B. C2H5COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. CH3COOC2H5. Câu 47: Thủy phân este X trong môi trường kiềm, thu được natri axetat và ancol etylic. Công thức củaX là A.C2H3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. CH3COOCH3. Câu 48: Ở điều kiện thích hợp, hai chất nào sau đây phản ứng với nhau tạo thành metyl axetat? CH3COOH và CH3OH. B. HCOOH và CH3OH. C. HCOOH và C2H5OH. D. CH3COOH và C2H5OH. Câu 49 : Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5. Câu 50: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2? A. Etyl axetat. B. Propyl axetat. C. Vinyl axetat. D. Phenyl axetat. Câu 51: Khi thủy phân HCOOC6H5 trong môi trường kiềm dư thì thu được A. 2 muối B. 2 muối và nước C. 1 muối vá 1 ancol D. 2 ancol và nước Câu 52: Glucozơ và fructozơ là A. Đisaccarit B. Đồng đẳng C. Polisaccarit D. Đồng phân Câu 53: Glucozơ thuộc loại A. polime. B. đisaccarit. C. polisaccarit. D. monosaccarit. Câu 54: Công thức phân tử chung của cacbohiđrat là A. CnH2nOm B. Cn(H2O)m C. (CH2O)n D. Cm(H2O)m Câu 55 : Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozơ là A. C6H12O6. B. (C6H10O5)n. C. C2H4O2. D. C12H22O11. Câu 56: Ở nhiệt độ thường, glucozơ phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo thành dung dịch màu A. tím. B. xanh lam. C. da cam. D. vàng. Câu 57 : Glucozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong quả nho chín. Công thức phân tử của glucozơ là A. C2H4O2. B. (C6H10O5)n. C. C12H22O11. D. C6H12O6. Câu 58: Glucozơ không có tính chất nào dưới đây? A. Lên men tạo ancol etylic. B. Tham gia phản ứng thủy phân. C. Tính chất của ancol đa chức. D. Tính chất của nhóm anđehit. Câu 59: Glucozơ tham gia phản ứng tráng bạc vì trong phân tử glucozơ có nhóm A. COOH. B. CHO. C. OH. D. NH2. Câu 60 : Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit? A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ. Câu 61 : Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y.
- Tên gọi của X và Y lần lượt là A. glucozơ và sobitol. B. fructozơ và sobitol. C. glucozơ và fructozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 62: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit? A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột. Câu 63: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit? A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ. Câu 64: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn. B. Fructozơ có nhiều trong mật ong. C. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este. D. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol. Câu 65 :Chất nào sau đây không phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng)? A. Triolein. B. Glucozơ. C. Tripanmitin. D. Vinyl axetat. Câu 66: Glucozơ và fructozơ A. đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có màu xanh lam. B. đều có nhóm CHO ở cấu trúc dạng mạch hở. C. là hai dạng thù hình của cùng một chất. D. tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. Câu 67: Để chứng minh phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl (-OH), người ta cho dung dịch glucozơ tác dụng với A. dung dịch brom. B. kim loại natri. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 68: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. C2H5OH và CH3CHO. B. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. C. CH3CHO và C2H5OH. D. C2H5OH và CH2=CH2. Câu 69: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai? A. Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. B. Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây, cũng có trong cơ thể người và động vật. C. Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt. D. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ không đổi là 1%. Câu 70: Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là A. tinh bột. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ. Câu 71: Glucozơ và fructozơ đều A. có nhóm -CH=O trong phân tử. B. có công thức phân tử C6H10O5. C. thuộc loại đisaccarit. D. có phản ứng tráng bạc. Câu 72: Cho vào ống nghiệm 3 - 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 - 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Tiếp tục nhỏ 2 - 3 giọt dung dịch chất X vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thu được dung dịch màu xanh lam. Chất X không thể là A. glixerol. B. saccarozơ. C. etylen glicol. D. etanol. Câu 73. Số đồng phân amin ứng với CTPT C3H9N là A. 2. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 74. Có bao nhiêu amin bậc một là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C4H11N? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 75. Dãy gồm các hợp chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ là A. C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, NH3. B. NH3, C6H5NH2 (anilin), CH3NH2. C. CH3NH2, C6H5NH2 (anilin), NH3. D. C6H5NH2 (anilin), NH3, CH3NH2. Câu 76. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là A. (4), (1), (5), (2), (3). B. (3), (1), (5), (2), (4). C. (4), (2), (3), (1), (5). D. (4), (2), (5), (1), (3). Câu 77. Chất có phần trăm khối lượng nitơ cao nhất là
- A. Glyl-Ala. B. Lysin. C. Gly-gly. D. Val-Ala. Câu 78. Đipeptit Gly – Ala có công thức phân tử là A. C5H10O2N3. B. C4H11O2N3. C. C5H10O3N2. D. C5H11O3N2. Câu 79. Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. dung dịch nước brom. D. dung dịch NaCl. Câu 80. Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh ? A. Alanin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Glyxin. Câu 81. Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH). B. Glyxin (H2N-CH2-COOH). C. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH). D. Axit ađipic (HOOC-[CH2]4 -COOH). Câu 82. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong lysin là A. 17,98%. B. 19,18%. C. 15,73%. D. 19,05%. Câu 83. Dung dịch chứa chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. Axit glutamic. B. Glyxin. C. Lysin. D. Metylamin. Câu 84. Số đồng phân amino axit ứng với CTPT C3H7NO2 là A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 85. Số đồng phân amino axit ứng với CTPT C4H9NO2 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 86. Để chứng minh tính lưỡng tính của H2N-CH2-COOH (X), ta cho X tác dụng với A. HCl, NaOH. B. NaCl, HCl. C. NaOH, NH3. D. HNO3, CH3COOH. Câu 87. Cho các chất: C6H5NH2, C6H5OH, CH3NH2, NH3. Chất nào làm đổi màu quỳ tím thành xanh? A. CH3NH2, NH3. B. C6H5OH, CH3NH2. C. C6H5NH2, CH3NH2. D. C6H5OH, NH3. Câu 88. Thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các chất sau: axit aminoaxetic, axit propionic, etylamin? A. NaOH. B. HCl. C. Quì tím. D. CH3OH/HCl. Câu 89. Trong các chất sau: HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, H2N-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH. Số chất làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu hồng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 90: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC- CH2CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là A.4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 91: Khi nói về tetrapeptit X (Gly-Gly-Ala-Ala), kết luận nào sau đây không đúng? A. X tham gia được phản ứng biure tạo ra phức màu tím. B. X có chứa 3 liên kết peptit. C. X có đầu N là alanin và đầu C là glyxin. D. X tham gia được phản ứng thủy phân. Câu 92: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do: A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ. B. Phản ứng thủy phân của protein. C. Phản ứng màu của protein. D. Sự đông tụ của lipit. Câu 93: Cho các chất: phenylamoni clorua, alanin, lysin, glyxin, etylamin. Số chất làm quỳ tím đổi màu là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 94: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Cu, Pb, Ag. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Fe, Al, Cr. Câu 95: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. AgNO3 và H2SO4 loãng. B. ZnCl2 và FeCl3. C. HCl và AlCl3. D. CuSO4 và HNO3 đặc nguội.
- Câu 96: Kim loại nào sau đây tác dụng với Cl2 và HCl tạo ra cùng một muối là A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ag. Câu 97: Kim loại M phản ứng được với các dung dịch HCl, Cu(NO3)2, HNO3 (đặc, nguội). M là kim loại nào dưới đây? A. Zn. B. Ag. C. Al. D. Fe. Câu 98: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là A. Cu, Pb, Ag. B. Cu, Fe, Al. C. Fe, Mg, Al. D. Fe, Al, Cr. Câu 99: Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. Câu 100: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO 3)2 là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 101: Cho các hợp kim sau: Cu- Fe (I); Zn –Fe (II); Fe- C (III); Sn- Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là A. I, II và III B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. Câu 102: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 Amin đơn chức X thu được 8,4 lit CO2 (đktc), 1,4 lit N2 (đktc) và 10,125 gam H2O. CTPT của X là A. C2H7N. B. C3H7N. C. C3H9N. D. C4H9N Câu 103: Cho 4,5 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng với HCl dư, thu được 8,15 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X A. 9. B. 5. C. 11. D. 7. Câu 104: Cho 30 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1,5M, thu được dung dịch chứa 47,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là A. 160. B. 720. C. 329. D. 320. Câu 105: Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là A. C3H7NH2 và C4H9NH2. B. CH3NH2 và C2H5NH2. C. CH3NH2 và (CH3)3N. D. C2H5NH2 và C3H7NH2. Câu 106: Để phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 7,5 gam H2NCH2COOH cần vừa đủ V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là A. 150. B. 50. C. 100. D. 200. Câu 107: Cho 0,1 mol A (α-aminoaxit dạng H2NRCOOH) phản ứng hết với HCl tạo 11,15 gam muối. A là chất nào sau đây? A. Glyxin. B. Alanin. C. Phenylalanin. D. Valin. Câu 108: Cho 31,4 gam hỗn hợp gồm glyxin và alanin phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 40,6. B. 40,2. C. 42,5. D. 48,6. Câu 109: Hòa tan hoàn toàn 1,93 gam hỗn hợp hai kim loại Fe và Al vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối và 1,456 lít khí H2. Giá trị của m là A. 6,545 gam. B. 5,46 gam. C. 4,565 gam. D. 2,456 gam. Câu 110: Cho 11,9 gam hỗn hợp Zn và Al phản ứng vùa đủ với dung dịch H2SO4 loãng, thu được m gam muối trung hòa và 8,96 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là A. 42,6. B. 70,8. C. 50,3. D. 51,1. Câu 111: Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lượng dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí hiđro (ở đktc). Giá trị của V là A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 6,72 lít. Câu 112: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
- A. 3,4 gam. B. 4,4 gam. C. 5,6 gam. D. 6,4 gam. Câu 113: Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là A. 1,8 gam và 7,1 gam. B. 2,4 gam và 6,5 gam. C. 3,6 gam và 5,3 gam. D. 1,2 gam và 7,7 gam. Câu 114: Cho 0,5 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H 2 (đktc). Kim loại đó là A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr. Câu 115: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là A. 0,15. B. 0,05. C. 0,25. D. 0,10. 3. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG: 15% ((6 Câu) Câu 116: Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc ? A. HCOOCH3. B. CH3COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. C2H5COOCH3. Câu 117: Cho dãy các chất: HCHO, CH3COOH, CH3COOC2H5, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là A. 4. B. 5. C. 3. D. 6. Câu 118: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 119: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là A. 2. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 120: Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este đơn chức, mạch hở X với 100ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6 gam ancol Y. Tên gọi của X là A. etyl fomat B. etyl propionat C. etyl axetat D. propyl axetat Câu 121: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 122: Câu 31 :Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit. (d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. (e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 123: Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit. (d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. (e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 124: Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng. (b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. (c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
- (d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường. (e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mỹ phẩm. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 125: Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khi thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm gồm alanin và glyxin? A. 8. B. 5. C. 7. D. 6. Câu 126: Cho các chất sau: etyl fomat, anilin, glucozơ, Gly-Ala. Số chất bị thủy phân trong môi trường kiềm là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 127: Cho dãy các dung dịch: axit axetic, phenylamoni clorua, natri axetat, metylamin, glyxin, phenol (C6H5OH). Số dung dịch trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 128: Thuỷ phân không hoàn toàn tetrapeptit (X), ngoài các α-amino axit còn thu được các đipeptit là Gly-Ala, Phe-Val, Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là của X? A. Val-Phe-Gly-Ala. B. Ala-Val-Phe-Gly. C. Gly-Ala-Val-Phe. D. Gly-Ala-Phe-Val. Câu 129: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. B. Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. D. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Câu 130: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A.Amino axit là hợp chất có tính lưỡng tính. B.Trong môi trường kiềm, đipetit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. C.Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. D.Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Câu 131: Phát biểu nào sau đây là đúng? A.Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. B.Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β -amino axit. C.Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức. D.Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt. Câu 132: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. B. Trong phân tử đipeptit mạch hở có hai liên kết peptit. C. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc α - amino axit. D. Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. Câu 133: Phát biểu không đúng là A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H+N CH COO- B. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. C. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin. Câu 134: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Muối phenylamoni clorua không tan trong nước. B. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure. C. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit. D. Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai. Câu 135: Phát biểu nào sau đây là sai?
- A. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. B. Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím. D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. Câu 136:. Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2. Khi phản ứng với dung dịch NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z ; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là A. CH3OH và CH3NH2. B. C2H5OH và N2. C. CH3OH và NH3. D. CH3NH2 và NH3. Câu 137: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Quỳ tím Chuyển màu hồng Y Dung dịch I2 Có màu xanh tím Z Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag T Nước brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. axit glutamic, tinh bột, anilin, glucozơ. B. axit glutamic, tinh bột, glucozơ, anilin. B. axit glutamic, glucozơ, tinh bột, anilin. D. anilin, tinh bột, glucozơ, axit glutamic. Câu 138: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng X Dung dịch AgNO3 trong NH3 Kết tủa Ag Y Quỳ tím Chuyển màu xanh Z Cu(OH)2 Màu xanh lam T Nước Brom Kết tủa trắng Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. Anilin, glucozơ, lysin, etyl fomat. B. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin. C. Etyl fomat, anilin, glucozơ, lysin. D. Etyl fomat, lysin, glucozơ, anilin. Câu 139: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng. (b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2. (c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3. (d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl. Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 140: Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3. - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 141: Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là A. Fe(NO3)2 và AgNO3. B. AgNO3 và Zn(NO3)2. C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. Câu 142: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 16,8. B. 22,6. C. 20,8. D. 18,6.
- Câu 143: Cho 24,36 gam tripeptit mạch hở Gly-Ala-Gly tác dụng với lượng dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa m gam muối. Giá trị m là A. 37,50 gam. B. 41,82 gam. C. 38,45 gam. D. 40,42 gam. Câu 144: Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là A. 4,72. B. 4,08. C. 4,48. D. 3,20. Câu 145: X là một tetrapeptit chỉ tạo nên từ aminoaxit A (chứa một nhóm NH2 và 1 nhóm COOH). Trong X phần trăm khối lượng của nitơ là 18,543%. Aminoaxit A có tên gọi tắt là A. Ala B. Gly C. Val D. Glu Câu 146: Amino axit X có công thức H2NCxHy(COOH)2. Cho 0,1 mol X vào 0,2 lít dung dịch H2SO4 0,5M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 3M, thu được dung dịch chứa 36,7 gam muối. Phần trăm khối lượng của nitơ trong X là A. 9,524%. B. 10,687%. C. 10,526%.. D. 11,966% Câu 147: Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 10,43. B. 6,38. C. 10,45. D. 8,09. Câu 148: Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 55,600. B. 53,775. C. 61,000. D. 32,250. Câu 149: Cho 13,23 gam axit glutamic phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là A. 28,89. B. 17,19. C. 31,31. D. 29,69. Câu 150: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly–Ala trong dung dịch NaOH dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là A. 16,8. B. 22,6. C. 20,8. D. 18,6. Câu 151: Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 1M, sau 1 thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 0,8 gam. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là A. 4,8. B. 2,4. C. 1,4. D. 8,4. Câu 152: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là A. 0,70. B. 0,50. C. 0,65. D. 0,55. Câu 153: Hòa tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 39,80 gam. D. 28,35 gam. Câu 154: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 24 gam glyxin và 21,36 gam alanin. Giá trị của m là A. 83,20. B. 64,23. C. 64,32. D. 73,40. Câu 155: Đốt cháy 2,15 gam hỗn hợp gồm Zn, Al và Mg trong khí oxi dư, thu được 3,43 gam hỗn hợp X. Toàn bộ X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 0,5M. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là A. 160. B. 240. C. 480. D. 320. Câu 156: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là A. 2,80. B. 4,08. C. 2,16. D. 0,64. 2. Mức độ vận dụng cao: 5% (2 Câu) Câu 157: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7 NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm hai khí ( đều làm xanh giấy quì tím ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là A.16,5 g B. 14,3 g C. 8,9 g D. 15,7 g
- Câu 158: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm Fe, FeS, FeS2, S trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được dung dịch B và 9,072 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cho B tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 11,65 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là A. 3,56.. B. 4,02. C. 2,15. D. 2,10. Câu 159: Hỗn hợp X gồm metyl metacrylat, axit axetic, axit benzoic. Đốt cháy hoàn toàn a gam X sinh ra 0,38 mol CO2 và 0,29 mol H2O. Khi lấy a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 0,01 mol ancol và m gam muối. Giá trị m là A.12,16. B. 12,02. C. 11,75. D. 25,00. Câu 160: Hỗn hợp gồm ba peptit đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 1: 3. Thủy phân hoàn toàn m gam X, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 14,24 gam alanin, và 8,19 gam valin. Biết tổng số liên kết peptit trong phân tử của ba peptit nhỏ hơn 13. Giá trị của m là A. 18,83. B. 18,29. C. 19,19. D. 18,47. Câu 161: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X, tripeptit Y và tetrapeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin, 0,4 mol muối của alanin, 0,2 mol muối của valin. Mặt khác đốt cháy m gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, H2O và N2, trong đó tổng khối lượng CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 45. B. 40. C. 50. D. 55. Câu 162: Hỗn hợp X gồm 2 chất có công thức phân tử là C3H12N2O3 và C2H8N2O3. Cho 3,40 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được dung dịch Y chỉ gồm các chất vô cơ và 0,04 mol hỗn hợp 2 chất hữu cơ đơn chức (đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm) Cô cạn Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 3,12. B. 2,76. C. 3,36. D. 2,97. Câu 163: Cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm HCl, 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 6,272 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hoá nâu trong không khí. Tỉ khối của Y so với H 2 là 13. Giá trị của m là A. 83,16. B. 60,34. C. 84,76. D. 58,74. Câu 164: Cho 9,6 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 1,2 mol HNO3, thu được dung dịch X và m gam hỗn hợp khí. Thêm 500 ml dung dịch NaOH 2M vào X, thu được dung dịch Y, kết tủa và 1,12 lít khí Z (đktc). Lọc bỏ kết tủa, cô cạn Y thu được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 67,55 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 5,8. B. 6,8. C. 4,4. D. 7,6. CHÚC CÁC EM ÔN TẬP TỐT – THI TỐT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kỳ I môn Hóa học lớp 10 - THPT Hai Bà Trưng
8 p | 534 | 149
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Kim Sơn
3 p | 130 | 13
-
Đề cương ôn tập môn Toán lớp 7 năm 2017-2018 - THCS Chánh Phú Hòa
11 p | 186 | 13
-
Đề cương ôn tập chương 4 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
9 p | 69 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018
3 p | 108 | 9
-
Đề cương ôn tập HK 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2017-2018 - THCS Thăng Long
2 p | 137 | 7
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
9 p | 59 | 6
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Phúc Thọ
8 p | 117 | 6
-
Đề cương ôn tập môn GDCD 7 năm 2017-2018
2 p | 196 | 5
-
Đề cương ôn tập chương 3 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 97 | 5
-
Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 12 - THPT Hùng Vương
11 p | 62 | 3
-
Đề cương ôn tập chương 2 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 65 | 3
-
Đề cương ôn tập HK 2 môn Hóa lớp 12 năm 2017-2018
13 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 3 và 4 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
19 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
8 p | 73 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 2 môn Hóa học 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
2 p | 73 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
17 p | 54 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
10 p | 73 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn