intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề kiểm tra KSCL Lý 8 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Trinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

437
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh đề kiểm tra khảo sát chất lượng môn Vật lý lớp 8 của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc sẽ là tư liệu ôn luyện hữu ích. Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề kiểm tra KSCL Lý 8 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 MÃ ĐỀ: 383 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn: Học sinh phải ghi MÃ ĐỀ vào dòng đầu tiên của tờ giấy thi) I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Viết phương án đúng vào bài thi. Câu 1: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài trời nắng bị nổ. C. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi, quả bóng phồng lên. D. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. Câu 3: Đơn vị của vận tốc là A. km.h B. m.s C. s/m D. m/s Câu 4: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình ngả về phía sau, chứng tỏ xe A. đột ngột rẽ sang trái. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang phải. D. đột ngột giảm vận tốc. Câu 5: Một thùng cao 100 cm đựng đầy nước (Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3). Áp suất do nước gây ra tại điểm A cách đáy 20 cm là A. 8000 N / m2 B. 60000 N / m 2 . C. 2000 N / m 2 D. 6000 N / m2 Câu 6: Áp lực là A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. C. một lực bất kì. D. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. Câu 7: Một ô tô khách đang chuyển động. Đối với hành khách đang ngồi trên ô tô thì A. người lái xe đang chuyển động. B. mặt đường đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. ô tô đang chuyển động. Câu 8: Trong các cách sau, cách làm đúng để giảm ma sát là A. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. B. Giảm độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. Câu 9: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. B. độ dài của các nhánh bằng nhau. C. các nhánh chứa hai chất lỏng khác nhau đứng yên. D. tiết diện các nhánh bằng nhau.
  2. Câu 10: Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng để làm tăng hoặc giảm áp suất? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. C. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 11 (2,5 điểm): Một người đi xe đạp trên một quãng đường, đoạn thứ nhất dài 120 mét đi hết 30 giây, đoạn đường còn lại đi trong thời gian 20 giây. Biết quãng đường trên dài 180 mét. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường. Câu 12 (2,5 điểm): Một bình thông nhau chứa nước, người ta đổ thêm xăng vào một nhánh sao cho chiều cao của cột xăng là 60cm. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Biết trọng lượng riêng của nước là d 1=10000N/m3 và của xăng là d 2 =7000N/m3. Câu 13 (2,5 điểm): Một vật có khối lượng m = 630g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3. Hãy tính: a) Thể tích của vật. b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi nhúng chìm nó hoàn toàn vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3. -------------------Hết-------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh: ............................................................ SBD: ...........................................
  3. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG NĂM HỌC 2012 – 2013. MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Mã đề 383 C A D B A D B C A C II. PHẦN TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu Nội dung trình bày Điểm Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường thứ nhất là: 0,5đ V1 = S1/t1 = 120/30 = 4(m/s) Chiều dài quãng đường thứ 2 là: 0,5 đ 11 S2 = S – S1 = 180 – 120 = 60(m) Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường sau là: 0,5 đ V2 = S2/t2 = 60/20 = 3(m/s) Thời gian đi cả quãng đường là: t = t1 + t2 = 50 (s) 0,5 đ Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: 0,5 đ V = S/t = 180/50 = 3,6(m/s) Gọi h là độ cao cột xăng. h là độ chênh lệch mực nước ở hai nhánh. H là chiều cao cột nước tính từ mặt thoáng tới vị trí xét áp suất (Hình vẽ). A B 0,5 đ 12 Xét áp suất tại 2 điểm A và B cùng nằm trên mặt phẳng nằm ngang tiếp giáp giữa xăng và nước như hình vẽ: 1đ Ta có: PA = PB  d2h = d1H Thay số ta được: 7000.0,60 = 10000.H 0,5 đ Suy ra H = 0,42(m)
  4. Suy ra độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh là: h = (h- H) = 0,18(m) 0,5 đ m 630 Thể tích của vật V    60cm 3 = 0,00006(m 3) 1đ D 10,5 13 Khi vật chìm hoàn toàn thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của vật VC 0,5đ = V = 0,00006(m 3) Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật: FA = d.V = 0,00006.10000 = 0,6(N) 1đ ……………………Hết………………….. Lưu ý: - Trên đây chỉ là gợi ý về lời giải và nội dung trình bày của bài kiểm tra. Nếu HS có cách giải khác nhưng vẫn đúng về bản chất vật lý thì vẫn cho điểm tối đa theo phân phối điểm như trên . - Phần trắc nghiệm nếu HS chọn nhiều hơn 1 đáp án thì không cho điểm.
  5. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 MÃ ĐỀ: 271 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn: Học sinh phải ghi MÃ ĐỀ vào dòng đầu tiên của tờ giấy thi) I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Viết phương án đúng vào bài thi. Câu 1: Một thùng cao 80 cm đựng đầy nước (Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3). Áp suất do nước gây ra tại điểm A ở đáy thùng là A. 6000 N/m2 B. 2000 N/m2 . C. 60000 N/m2 D. 8000 N/m2 Câu 2: Đơn vị của vận tốc là A. km.h B. m.s C. m/s D. s/m Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe A. đột ngột rẽ sang trái. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang phải. D. đột ngột giảm vận tốc. Câu 4: Áp lực là A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. C. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. D. một lực bất kì. Câu 5: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài trời nắng bị nổ. C. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi, quả bóng phồng lên. D. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. Câu 6: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì A. đường băng đang chuyển động. B. người phi công đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. máy bay đang chuyển động. Câu 7: Trong các cách sau cách làm giảm ma sát là A. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Giảm độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. Câu 8: Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng để làm tăng hoặc giảm áp suất? A. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Câu 9: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa hai chất lỏng khác nhau đứng yên. C. độ dài của các nhánh bằng nhau. D. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên.
  6. Câu 10: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. C. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 11 (2,5 điểm): Một người đi xe đạp trên một quãng đường, đoạn thứ nhất dài 100 mét đi hết 20 giây, đoạn đường còn lại đi trong thời gian 40 giây. Biết quãng đường trên dài 240 mét. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường. Câu 12 (2,5 điểm): Một bình thông nhau chứa nước, người ta đổ thêm xăng vào một nhánh sao cho chiều cao của cột xăng là 70cm. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Biết trọng lượng riêng của nước là d 1=10000N/m3 và của xăng là d 2 =7000N/m3. Câu 13 (2,5 điểm): Một vật có khối lượng m = 682,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3. Hãy tính: a) Thể tích của vật. b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi nhúng chìm nó hoàn toàn vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3. -------------------Hết-------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh: ............................................................ SBD: ...........................................
  7. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG NĂM HỌC 2012 – 2013. MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 271 D C A C D A A B D B II. PHẦN TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu Nội dung trình bày Điểm Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường thứ nhất là: 0,5đ V1 = S1/t1 = 100/20 = 5(m/s) Chiều dài quãng đường thứ 2 là: 0,5 đ 11 S2 = S – S1 = 240 – 100 = 140(m) Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường sau là: 0,5 đ V2 = S2/t2 = 140/40 = 3,5(m/s) Thời gian đi cả quãng đường là: t = t1 + t2 = 60 (s) 0,5 đ Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: 0,5 đ V = S/t = 240/60 = 4(m/s) Gọi h là độ cao cột xăng. h là độ chênh lệch mực nước ở hai nhánh. H là chiều cao cột nước tính từ mặt thoáng tới vị trí xét áp suất (Hình vẽ). 0,5 đ 12 A B Xét áp suất tại 2 điểm A và B cùng nằm trên mặt phẳng nằm ngang tiếp giáp 1đ
  8. giữa xăng và nước như hình vẽ: Ta có: PA = PB  d2h = d1H Thay số ta được: 7000.0,70 = 10000.H 0,5 đ Suy ra H = 0,49(m) Suy ra độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh là: h = (h- H) = 0,168(m) 0,5 đ m 682,5 Thể tích của vật V    65cm 3 = 0,000065(m 3) 1đ D 10,5 13 Khi vật chìm hoàn toàn thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích 0,5đ của vật VC = V = 0,000065(m3) Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật: FA = d.V = 0,000065.10000 = 0,65(N) 1đ ……………………Hết………………….. Lưu ý: - Trên đây chỉ là gợi ý về lời giải và nội dung trình bày của bài kiểm tra. Nếu HS có cách giải khác nhưng vẫn đúng về bản chất vật lý thì vẫn cho điểm tối đa theo phân phối điểm như trên . - Phần trắc nghiệm nếu HS chọn nhiều hơn 1 đáp án thì không cho điểm.
  9. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2012 – 2013 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 MÃ ĐỀ: 139 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Hướng dẫn: Học sinh phải ghi MÃ ĐỀ vào dòng đầu tiên của tờ giấy thi) I. TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm): Viết phương án đúng vào bài thi. Câu 1: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì A. máy bay đang chuyển động. B. người phi công đang chuyển động. C. hành khách đang chuyển động. D. sân bay đang chuyển động. Câu 2: Đơn vị của vận tốc là A. km.h B. km/h C. m.s D. s/m Câu 3: Hành khách ngồi trên xe ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. đột ngột giảm vận tốc. B. đột ngột tăng vận tốc. C. đột ngột rẽ sang trái. D. đột ngột rẽ sang phải. Câu 4: Một thùng cao 80 cm đựng đầy nước (Trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3). Áp suất do nước gây ra tại điểm A cách đáy 20 cm là A. 8000 N / m2 B. 2000 N / m2 . C. 6000 N / m 2 D. 60000 N / m 2 Câu 5: Áp lực là A. lực tác dụng lên mặt bị ép. B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. C. trọng lực của vật tác dụng lên mặt nghiêng. D. một lực bất kì. Câu 6: Trong các cách sau đây, cách nào là không đúng để làm tăng hoặc giảm áp suất? A. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực, tăng diện tích bị ép. B. Muốn tăng áp suất thì tăng áp lực, giảm diện tích bị ép. C. Muốn giảm áp suất thì giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. D. Muốn giảm áp suất thì giữ nguyên áp lực, tăng diện tích bị ép. Câu 7: Đối với bình thông nhau, mặt thoáng của chất lỏng trong các nhánh ở cùng một độ cao khi A. tiết diện các nhánh bằng nhau. B. các nhánh chứa cùng một loại chất lỏng đứng yên. C. độ dài của các nhánh bằng nhau. D. các nhánh chứa hai chất lỏng khác nhau đứng yên. Câu 8: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài trời nắng bị nổ. C. Có thể hút nước từ cốc vào miệng nhờ một ống nhựa nhỏ. D. Đổ nước vào quả bóng bay chưa thổi, quả bóng phồng lên. Câu 9: Câu nào sau đây nói về áp suất chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
  10. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. Câu 10: Trong các cách sau cách làm giảm ma sát là A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. C. Giảm độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. II. TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu 11 (2,5 điểm): Một người đi xe đạp trên một quãng đường, đoạn thứ nhất dài 100 mét đi hết 25 giây, đoạn đường còn lại đi trong thời gian 20 giây. Biết quãng đường trên dài 150 mét. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả quãng đường. Câu 12 (2,5 điểm): Một bình thông nhau chứa nước, người ta đổ thêm xăng vào một nhánh sao cho chiều cao của cột xăng là 56cm. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Biết trọng lượng riêng của nước là d 1=10000N/m3 và của xăng là d 2 =7000N/m3. Câu 13 (2,5 điểm): Một vật có khối lượng m = 598,5g làm bằng chất có khối lượng riêng D = 10,5g/cm3. Hãy tính: a) Thể tích của vật. b) Lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật khi nhúng chìm nó hoàn toàn vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của nước d = 10000 N/m3. -------------------Hết-------------------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên học sinh: ............................................................ SBD: ...........................................
  11. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT CHÂT LƯỢNG NĂM HỌC 2012 – 2013. MÔN: VẬT LÍ – LỚP 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ. án 139 D B D C B A B C C D II. PHẦN TỰ LUẬN (7,5 điểm) Câu Nội dung trình bày Điểm Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường thứ nhất là: 0,5đ V1 = S1/t1 = 100/25 = 4(m/s) Chiều dài quãng đường thứ 2 là: 0,5 đ 11 S2 = S – S1 = 150 – 100 = 50(m) Vận tốc trung bình của xe trên đoạn đường sau là: 0,5 đ V2 = S2/t2 = 50/20 = 2,5(m/s) Thời gian đi cả quãng đường là: t = t1 + t2 = 45 (s) 0,5 đ Vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường là: 0,5 đ V = S/t = 150/45 = 10/3(m/s) Gọi h là độ cao cột xăng. h là độ chênh lệch mực nước ở hai nhánh. H là chiều cao cột nước tính từ mặt thoáng tới vị A B 0,5 đ trí xét áp suất (Hình vẽ). 12 Xét áp suất tại 2 điểm A và B cùng nằm trên mặt phẳng nằm ngang tiếp giáp giữa xăng và nước như hình vẽ: 1đ Ta có: PA = PB  d2h = d1H Thay số ta được: 7000.0,56 = 10000.H 0,5 đ Suy ra H = 0,392(m) Suy ra độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh là: h = (h- H) = 0,168(m) 0,5 đ
  12. m 598,5 Thể tích của vật V    57cm3 = 0,000057(m 3) 1đ D 10,5 13 Khi vật chìm hoàn toàn thể tích phần nước bị vật chiếm chỗ bằng thể tích của 0,5đ vật VC = V = 0,000057(m3) Lực đẩy Ácsimet tác dụng lên vật: FA = d.V = 0,000057.10000 = 0,57(N) 1đ ……………………Hết………………….. Lưu ý: - Trên đây chỉ là gợi ý về lời giải và nội dung trình bày của bài kiểm tra. Nếu HS có cách giải khác nhưng vẫn đúng về bản chất vật lý thì vẫn cho điểm tối đa theo phân phối điểm như trên . - Phần trắc nghiệm nếu HS chọn nhiều hơn 1 đáp án thì không cho điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1