intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi học kì 2, giúp học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Thuận Thành 1

  1. TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II NHÓM HÓA NĂM HỌC 2022 - 2023 GV: BIỆN THỊ TUYẾN MÔN: HÓA HỌC 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ ÔN SỐ 01 (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Lớp: …………. A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1. Số oxi hoá của nitrogen trong hợp chất NO là A. +1. B. +2. C. +3. D. +4. Câu 2. Cho phản ứng hoá học sau: 3Cu + 8HNO 3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Vai trò của HNO3 trong phản ứng hoá học này là A. chất khử. B. chất oxi hoá. C. môi trường phản ứng. D. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường. Câu 3. Cho các phản ứng hoá học sau: (a) Phản ứng nung vôi. (b) Phản ứng trung hoà acid – base. (c) Phản ứng nhiệt phân KClO3. (d) Phản ứng đốt cháy cồn trong không khí. Số phản ứng toả nhiệt là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 4. Cho phản ứng: 2NaCl (s) → 2Na (s) + Cl2 (g) (*) Biết (NaCl) = −411,2(kJmol−1). Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Phản ứng (*) toả nhiệt. B. Phản ứng (*) thu nhiệt. C. Nhiệt lượng toả ra của phản ứng (*) là 411,2 kJ. D. Nhiệt lượng thu vào của phản ứng (*) là 411,2 kJ. Câu 5. Cho hai mảnh Mg có cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm là 2M và 0,5M như hình vẽ dưới đây. Nhận xét đúng là A. Mảnh Mg ở ống nghiệm (b) tan hết trước. B. Mảnh Mg ở ống nghiệm (a) tan hết trước. C. Thể tích khí thoát ra ở ống nghiệm (a) nhiều hơn. D. Thể tích khí thoát ra ở ống nghiệm (b) nhiều hơn. Câu 6. Hãy cho biết việc sử dụng chất xúc tác đã được áp dụng cho quá trình nào sau đây? A. Khi ủ bếp than, người ta đậy nắp bếp lò làm cho phản ứng cháy của than chậm lại. B. Phản ứng oxi hóa SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt V2O5. C. Bột nhôm (aluminum) phản ứng với dung dịch HCl nhanh hơn so với dây nhôm. D. Người ta chẻ nhỏ củi để bếp lửa cháy mạnh hơn.
  2. Câu 7. Với phản ứng đơn giản có dạng: aA + bB → sản phẩm. Tốc độ phản ứng được tính theo công thức là A. υ=CA.CB. B. υ=k.CA.CB. C. . D. . Câu 8. Nhóm halogen ở vị trí nào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học? A. VA. B. VIIA. C. VIA. D. IVA. Câu 9. Halogen nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường? A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine. Câu 10. Trong nhóm halogen, khả năng oxi hóa của các đơn chất biến đổi theo chiều A. tăng dần từ fluorine đến iodine. B. giảm dần từ fluorine đến iodine. C. không thay đổi khi đi từ fluorine đến iodine. D. tăng dần từ chlorine đến iodine. Câu 11. Trong các phát biểu sau. Phát biểu đúng là A. Iodine có bán kính nguyên tử lớn hơn bromine. B. Dung dịch NaF phản ứng với dung dịch AgNO3 sinh ra AgF kết tủa. C. Fluorine có tính oxi hoá yếu hơn chlorine. D. Acid HBr có tính acid yếu hơn acid HCl. Câu 12. Muối nào sau đây tạo kết tủa trắng với AgNO3? A. KI. B. CaBr2. C. NaCl. D. Na2S. B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM). Câu 1 (2 điểm). Hãy viết các phương trình hóa học để chứng minh: a. Chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn bromine. b. Hydrochloric acid có tính oxi hóa. Câu 2 (2 điểm). Cho phản ứng phân hủy N2O5 như sau: 2N2O5(g) → 4NO2(g) + O2(g). Nồng độ ban đầu của NO2 là 0 M, sau 100 s là 0,0062 M. a.Viết biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng trên, biết đơn vị của tốc độ trung bình là M/s. b. Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong 100 s đầu tiên? Câu 3 (2 điểm). Để điều chế khí chlorine (Cl2) trong phòng thí nghiệm, người ta thường cho potassium permanganate (KMnO4) tác dụng với hydrochloric acid đặc (HCl): KMnO4+ HCl KCl + MnCl2+ Cl2 + H2O a) Lập phương trình hóa học của phản ứng hóa học trên bằng phương pháp thăng bằng electron. b) Giả sử lượng khí chlorine sinh ra được hấp thụ vừa đủ bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,6M thu được nước Javel. Tính khối lượng KMnO 4đã tham gia phản ứng để tạo đủ lượng chlorine trên, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 4 (1 điểm). X và Y là hai nguyên tố halogen thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn. Hỗn hợp A có chứa 2 muối của X và Y với sodium. Để kết tủa hoàn toàn 2,2 gam hỗn hợp A, phải dùng 150 mL dung dịch AgNO3 0,2M. Xác định hai nguyên tố X, Y? *********Hết*********
  3. TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II NHÓM HÓA NĂM HỌC 2022 - 2023 GV: NGUYỄN CHÍ CHÂU MÔN: HÓA HỌC 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ ÔN SỐ 02 (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Lớp: …………. A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1. Liên kết trong phân tử nào sau đây có độ phân cực lớn nhất? A. H-F B. H-Cl. C. H-Br. D. H-I. Câu 2. Vật dụng bằng kim loại đồng dễ bị phủ bởi lớp copper(II) oxide (màu đen), có thể sử dụng chất nào để tẩy rửa copper (II) oxide? Làm sáng đồ đồng. A. Dung dịch H2SO4 đặc nóng B. Dung dịch HNO3 đặc nóng C. Dung dich NaOH D. Dung dịch HCl Câu 3. Trong nhóm halogen, từ F đến I, bán kính nguyên tử biến đổi theo chiều nào? A. Giảm dần B. Không đổi C. Tăng dần. D. Tuần hoàn Câu 4. Hỗn hợp X gồm MgO, CuO và Fe 2O3, Hòa tan hoàn toàn 44 gam X bằng m gam dung dịch HCl 20% thì vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 85,25 gam muối. Giá trị của m là: A. 136,875 B. 273,75. C. 147,75 D. 178,875 Câu 5. Cho phương trình phản ứng sau: N2(g) + O2 (g) → 2NO (g) Dựa vào năng lượng liên kết sau: liên kết N≡N có Eb = 945 kJ/mol, liên kết O=O có Eb = 498 kJ/mol, liên kết N=O có Eb = 607 kJ/mol. Nhận định nào sau đây là sai. A. ∆rHo298 = 299KJ, phản ứng thu nhiệt. B. Để phản ứng xảy ra, cần cung cấp lượng nhiệt ≥ 229 kJ. C. N2 chỉ phản ứng với O2 khi ở nhiệt độ cao hoặc có tia lửa điện để tạo thành NO. D. ∆rHo298 = -160 KJ, phản ứng tỏa nhiệt Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng tôi vôi B. Phản ứng đốt than và củi; C. Phản ứng phân hủy đá vôi D. Phản ứng oxi hóa chất ding dưỡng trong tế bào. Câu 7. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ..(3)...". A. (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. B. (1) nồng độ, (2) một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích Câu 8. Không khí trong phòng thí nghiệm bị ô nhiễm bởi khí chlorine. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch H2S loãng B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HBr D. Dung dịch NH3 . Câu 9. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất: A. NaCl, NaClO, Cl2 B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O. C. NaCl, Cl2, NaOH D. NaCl, NaClO3, NaOH, H2O. Câu 10. Cho một mẫu quỳ tím vào nước chlorine, người ta thấy
  4. A. Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh. B. Lúc đầu mẫu giấy quỳ tím hoá đỏ, sau đó chuyển sang màu trắng. C. Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. D. Mẫu giấy quỳ tím không chuyển màu. Câu 11. Cho phản ứng: X → Y Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C1, tại thời điểm t2 (với t2>t1), nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ? A. B. C. D. Câu 12. Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, Ca thành 2 phần bằng nhau : Phần 1 cho tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxide. Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V mL khí H . 2 (đktc) Giá trị của V là A. 8960 B. 4480 C. 6720 D. 2240 II. Tự Luận: Câu 1: Mỗi quá trình sau đây là ảnh hưởng của yếu tố nào, đến tốc độ phản ứng được áp dụng trong thực tế: (nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, hay chất xúc tác?) a. Khi nung đá vôi để sản xuất vôi sống, phải đập các viên đá vôi to cho nhỏ hơn b. Quạt gió thổi không khí vào bếp than, khi nhóm lò. c. Thức ăn được bảo quản lâu hơn khi để trong tủ lạnh. d. Cho trẻ em uống men tiêu hóa khi trẻ ăn nhiều thức ăn khó tiêu. e. Khi ló than đã cháy rực, ta thường đậy nắp ở cửa dưới của lò. f. Làm cho khí gar thành chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ thường. Câu 2: Viết các phương trình phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có) a. Cl2(g) + Fe(s)  b. HCl(aq)đặc + MnO2 (s) c. Cl2 (g) + NaOH (aq) /20oC  d. F2 (g) + H2O(l) e. Br2(g) + Al(s) Câu 3: Cho 23,535 gam hỗn hợp X gồm KCl, NaBr vào 100 gam nước, được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO 3 20%, thì thu được 44,085 gam kết tủa và dung dịch Z. a. Tính thành phần phần trăm khối lượng các muối trong hỗn hợp X. b. Tính nồng độ phần trăm các muối tan trong dung dịch Z. ********* Hết*********
  5. TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II NHÓM HÓA NĂM HỌC 2022 - 2023 GV: NGUYỄN THỊ HUỆ MÔN: HÓA HỌC 10 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ ÔN SỐ 03 (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Lớp: …………. A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM) Câu 1. Chất oxi hóa là chất A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhường proton. D. nhận proton. Câu 2. Cho phương trình nhiệt hóa học: N2(g) + O2(g) 2NO(g); . Phản ứng trên là phản ứng A. thu nhiệt. B. không có sự thay đổi năng lượng. C. tỏa nhiệt. D. không xác định được nhiệt. Câu 3. Cho phản ứng: 2SO2(g) + O2(g) → 2SO3(g). Biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng là A. . B. . C. . D. . Câu 4. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì? A. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. B. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ. C. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh. D. Giá trị γ càng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh. Câu 5. Ở điều kiện thường, đơn chất halogen nào sau đây là chất rắn? A. Bromine. B. Chlorine. C. Flourine. D. Iodine. Câu 6. Đơn chất halogen có tính oxi hóa yếu nhất là A. F2 B. Cl2 C. Br2 D. I2 Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong tự nhiên các halogen tồn tại chủ yếu trong hợp chất. B. Tính oxi hoá của đơn chất halogen giảm dần từ F2 đến I2. C. Nước chlorine có tính tẩy màu, diệt khuẩn. D. Fluorine có tính oxi hoá mạnh hơn chlorine, oxi hoá Cl-trong dung dịch NaCl thành Cl2. Câu 8. Trong dãy axit: HCl, HBr, HI, HF, chất có tính axit mạnh nhất là A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI. Câu 9. Thực hiện phản ứng: 2H2O2 (l) → 2H2O (l) + O2 (g) Cho các yếu tố: (1) tăng nồng độ H2O2, (2) giảm nhiệt độ, (3) thêm xúc tác MnO2. Những yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng là A. 1, 3. B. chỉ 3. C. 1, 2. D. 1, 2, 3. Câu 10. Yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ của phản ứng rắc men vào tinh bột đã được nấu chín (cơm, ngô, khoai, sắn) để ủ rượu? A. Nhiệt độ. B. Chất xúc tác. C. Nồng độ. D. Áp suất. Câu 11. Phản ứng chuyển hóa giữa hai dạng đơn chất của phosphorus (P): P(s, đỏ) P(s, trắng) = 17,6 kJ Điều này chứng tỏ phản ứng A. thu nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. B. thu nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. C. tỏa nhiệt, P đỏ bền hơn P trắng. D. tỏa nhiệt, P trắng bền hơn P đỏ. Câu 12. Cho phản ứng 2NO(g) + O2(g) 2NO2(g). Nếu nồng độ của NO giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ oxygen, thì tốc độ phản ứng sẽ
  6. A. giảm 2 lần. B. giảm 4 lần. C. giảm 3 lần. D. giữ nguyên. B. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM). Câu 1 (3,0 điểm).Hoàn thành phương trình hoá học của các phản ứng hóa học sau, ghi rõ điều kiện- nếu có a) Br2 + K b) F2 + H2O c) Cl2 + Ca(OH)2 d) Cl2 + Nal e) KOH + Br2 (4) f) H2 + I2 Nhận xét vai trò của halogen trong các phản ứng trên. Câu 2 (2,0 điểm).Hãy cho biết người ta tận dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau: a. Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). b. Ninh xương cần chặt nhỏ và dùng nồi áp suất. c. Khi đốt than, sự cháy diễn ra nhanh và mạnh khi các viên than được tạo các lỗ rỗng. d. Dùng phương pháp ngược dòng , trong sản xuất axit sunfuric, hơi SO3 đi từ dưới đi lên, dung dịch H2SO4 đặc đi từ trên đi xuống. Câu 3 (1,0 điểm).Xétphản ứng phân hủy N2O5 theo phương trình hóa học: 2N2O5 (g) 4NO2 (g) + O2 (g); xảy ra ở 56oC cho kết quả theo bảng Thời gian (s) N2O5 (M) NO2 (M) O2 (M) 240 0,0388 0,0315 0,0079 600 0,0196 0,0699 0,0175 Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên. Câu 4 (1,0 điểm).Oxi hóa 10,35 gam hỗn hợp X gồm magnesium Mg và aluminium Al trong V lit khí chlorine Cl2 thu được 36,975 gam hỗn hợp Y. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với hydrochloric acid HCl dư thu được 3,7185 lit khí hydrogen H2 (ở đkc). Tính khối lượng của kim loại Mg có trong X (biết ở điều kiện chuẩn đkc, 1 mol khí tương đương 24,79 lit). *********Hết*********
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1