intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Vận dung phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài góp phần làm rõ hơn nữa về phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy cao đẳng đại học. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Tin học tại Trường CĐ CNTT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở: Vận dung phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Mã số: T2015-07-06 Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Linh Giang Đà Nẵng, 12/2015
  2. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Mã số: T2015-07-06 Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài Đà Nẵng, 12/2015
  3. DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI Thành viên tham gia đề tài: CN. Trương Hoàng Tú Nhi
  4. MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích của đề tài .......................................................................................... 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 2 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 2 6. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÌNH HUỐNG ................................................................................................................. 4 1.1.Lịch sử hình thành của phương pháp dạy học tình huống ........................ 4 1.2. Các khái niệm liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống ........ 5 1.2.1.Tình huống ................................................................................................... 5 1.2.2. Tình huống dạy học ............................................................................6 1.2.3. Cách thức phân loại tình huống ........................................................6 1.2.4. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt ...................................................8 1.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học ......................... 9 1.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tình huống ............................... 10 1.3.2. Cách thức soạn thảo tình huống ............................................................. 10 1.3.3. Tiến trình thực hiện phương pháp nghiên cứu tình huống ................... 13 1.3.3.1. Quá trình chuẩn bị .................................................................................. 13 1.3.3.2. Tiến trình thực hiện một buổi học theo phương pháp nghiên cứu tình huống 15 1.3.3.3. Đánh giá buổi thảo luận theo phương pháp nghiên cứu tình huống ...... 18 1.3.4. Ưu điểm, hạn chế và thách thức của phương pháp nghiên cứu tình huống ................................................................................................................... 20 1.3.4.1. Ưu điểm .................................................................................................. 20 1.3.4.2. Hạn chế và thách thức............................................................................. 21 1.4. So sánh phương pháp dạy học tình huống với phương pháp dạy học truyền thống ........................................................................................................ 23
  5. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ....................................................................................................................... 24 2.1. Thực trạng chung về tình hình dạy học môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin .......................................................... 24 2.2. Thực trạng sử dụng các phương pháp giảng dạy đối với môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thông Tin ......................... 25 2.3. Đặc điểm của môn học Kế toán tài chính và khả năng áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống.............................................................................. 26 CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG TRONG GIẢNG DẠY MÔN HỌC KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...................................................... 29 3.1. Nguyên tắc và kỹ năng viết tình huống kế toán tài chính ....................... 29 3.2. Nguồn thông tin dữ liệu phục vụ xây dựng tình huống kế toán tài chính...... 31 3.3. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính ............................................................................................... 33 3.3.1. Cách thức triển khai việc dạy học bằng phương pháp nghiên cứu tình huống ................................................................................................................... 33 3.3.2. Tổ chức giảng dạy theo phương pháp nghiên cứu tình huống ............. 35 3.3.3. Kết quả việc vận dụng phương pháp tình huống trong môn học Kế toán tài chính .............................................................................................................. 40 3.4. Đánh giá việc vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính .............................................................. 44 3.4.1. Ưu điểm ................................................................................................... 44 3.4.2. Hạn chế ..................................................................................................... 45 3.5. Các giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính ......................... 46 3.5.1. Đối với nhà trường và các cấp quản lý ................................................... 46 3.5.2. Đối với giảng viên ..................................................................................... 46 3.5.3. Đối với sinh viên ........................................................................................ 47 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC THUYẾT MINH ĐỀ TÀI HỢP ĐỒNG TRIỄN KHAI THỰC HIỆN BÀI BÁO ĐƯỢC ĐĂNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Bảng đánh giá tình huống 19,20 Bảng đánh giá của sinh viên về thực trạng dạy học môn 2.1 25 Kế toán tài chính nói chung Mức độ vận dụng các phương pháp dạy học cụ thể trong 2.2 26 giảng dạy môn học Kế toán tài chính Ưu điểm của việc vận dụng phương pháp tình huống 3.1 43 trong môn học Kế toán tài chính Mức độ hình thành các kỹ năng thông qua học theo tình 3.2 45 huống DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Các bước người học trải qua khi giải quyết tình huống 16 3.1 Các giai đoạn trong tiến trình dạy học bằng phương pháp 36 tình huống
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cao đẳng Công nghệ Thông tin : CĐ CNTT Kế toán – Tin học : KT - TH Kế toán tài chính : KTTC Nhà xuất bản : NXB Nghiên cứu tình huống : NCTH Trước công nguyên : TCN Thông tư – Bộ tài chính : TT - BTC Việt Nam Airline : VNA
  8. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG CĐ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thông tin chung: - Tên đề tài: Vận dung phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính - Mã số: T2015 -07-06 - Chủ nhiệm: Nguyễn Linh Giang - Thành viên tham gia: Trương Hoàng Tú Nhi - Cơ quan chủ trì: Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin - Thời gian thực hiện: 01/2015 – 12/2015 2. Mục tiêu: Đề tài góp phần làm rõ hơn nữa về phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy cao đẳng đại học. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Tin học tại Trường CĐ CNTT. 3. Tính mới và sáng tạo: Thuộc về nhóm các phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp nghiên cứu tình huống đã chứng tỏ tính ưu việt vượt trội của nó trong việc đưa người học lên đến vị trí trung tâm của quá trình dạy học, tăng hướng thú học tập của người học, cũng như nâng cao tính thực tiễn của môn học, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo nhà trường và nhu cầu thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp. Có thể nói, phương pháp nghiên cứu tình huống góp một phần không nhỏ vào việc khai thác tiềm năng trí tuệ của người học, phát huy tối đa tính tích cực và sáng tạo của họ trong học tập. 4. Tóm tắt kết quả nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu đặt ra và đạt được các kết quả sau: -Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống. - Nêu lên thực trạng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin. - Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin.
  9. 5. Tên sản phẩm: 01 Bài báo được đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng với tên bài báo “Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính” 01 Báo cáo tổng kết 6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng: Việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu và giải quyết sẽ tạo nhiều hứng thú trong học tập đồng thời giúp sinh viên có điều kiện gắn những kiến thức lý thuyết vào thực tế. Tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy được hết những lợi ích của làm việc nhóm, định hướng học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ còn có ý nghĩa ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình công tác, làm việc sau khi ra trường. Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống vào trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính giúp cho bài giảng Kế toán tài chính phong phú thông tin hơn, hỗ trợ cho việc vận dụng các kiến thức đã học với tình huống cụ thể trong thực tiễn, từ đó có thể vận dụng phương pháp này để đổi mới cách thức soạn giảng đối với các môn học cùng chuyên ngành, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Kế toán – Tin học Tại Khoa HTTT Kinh tế Trường Cao đẳng CNTT. 7. Hình ảnh, sơ đồ minh họa chính Giảng viên công bố yêu cầu, hướng dẫn tìm hiểu trước nội dung và đưa ra tình huống GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ Phân nhóm và chuẩn bị theo nhóm Các nhóm trình bày tình huống GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN Thảo luận, nhận xét, đánh giá GIAI ĐOẠN TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ Giảng viên tổng kết, đánh giá Hình 1. Các giai đoạn trong tiến trình dạy học bằng phương pháp tình huống Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2015 Cơ quan chủ trì Chủ nhiệm đề tài
  10. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt cùng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, các doanh nghiệp tuyển dụng có những đòi hỏi nhiều hơn về năng lực của sinh viên tốt nghiệp. Những yêu cầu về kinh nghiệm thực tiễn và kỹ năng thực hành đối với sinh viên vừa tốt nghiệp thực sự là một thách thức với việc giáo dục và đào tạo đối với các trường đại học cao đẳng. Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case Study) đã chứng tỏ là một phương pháp rất hiệu quả trong việc đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn và được kiểm nghiệm tại nhiều trường đại học nổi tiếng trên thế giới mà điển hình là đại học Harvard - là chiếc nôi của việc dạy và học bằng tình huống. Tại Việt Nam, một số trường đại học đã bắt đầu áp dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy và cho thấy những tín hiệu tích cực. Nếu tình huống được xây dựng có chất lượng và giảng viên có kỹ năng tốt trong việc giảng dạy bằng phương pháp tình huống sẽ tạo ra những cơ hội giúp sinh viên có được những kinh nghiệm thực tế, trau dồi và phát triển được các kỹ năng thực hành cần thiết khi ra trường. Môn học Kế toán tài chính là một trong những môn học trọng tâm trong chương trình giảng dạy cử nhân cao đẳng chuyên ngành Kế toán – Tin học nhằm trang bị những kiến thức chuyên ngành cho người học, giúp người học có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện công tác kế toán trong các doanh nghiệp. Nội dung của môn học này vừa mang tính lý thuyết lại vừa gắn liền với các hoạt động thực tiễn. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học ở đại học hiện nay, đặc biệt là việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ lấy người học làm trung tâm thì việc vận dụng phương pháp dạy học tình huống nhằm phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, giúp các em nắm vững môn học Kế toán tài chính một cách thông suốt là thực sự cần thiết. Thông qua việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn các tình huống các em có thể vận dụng vào thực tế công việc sau này đồng thời góp phần nâng cao chất lượng bài giảng của mỗi giảng viên. 1
  11. Với nhận thức trên, tác giả đã chọn đề tài “Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính” để nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài - Về mặt lý luận: Đề tài góp phần làm rõ hơn nữa về phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy cao đẳng đại học. - Về mặt thực tế: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên chuyên ngành Kế toán – Tin học tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin (CĐ CNTT) 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu đi sâu làm rõ nội dung phương pháp nghiên cứu tình huống và vận dụng phương pháp này vào giảng dạy môn học Kế toán tài chính nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy và học. - Phạm vi nghiên cứu: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính dành cho sinh viên năm 2 chuyên ngành Kế toán – Tin học Trường CĐ CNTT. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm, phương pháp kế thừa, phương pháp phân tích, tổng hợp,… 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Việc đưa ra tình huống để sinh viên đọc tài liệu và giải quyết sẽ tạo nhiều hứng thú trong học tập đồng thời giúp sinh viên có điều kiện gắn kiến thức lý thuyết vào thực tế. Tạo tính chủ động nghiên cứu và phát huy được hết những lợi ích của làm việc nhóm, định hướng học tập cho sinh viên cụ thể hơn. Việc phát triển các phương pháp dạy học tích cực, học tập hợp tác không chỉ còn có ý nghĩa ngay trong 2
  12. quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết phục vụ cho quá trình công tác, làm việc sau khi ra trường. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống Chương 2: Thực trạng tình hình giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Chương 3: Vận dụng phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy môn học Kế toán tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin 3
  13. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGHIÊN CỨU TÌNH HUỐNG 1.1.Lịch sử hình thành của phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống Tình huống vốn đã được sử dụng từ lâu trong lịch sử giáo dục thế giới, thậm chí từ thời Cổ đại. Phương pháp nghiên cứu tình huống (NCTH) đã được đề cập đến trong nhiều kinh sách, văn học cổ qua các thời đại của Trung Quốc mà tiêu biểu là Khổng Tử (551-487 TCN), với nhiều tình huống theo hướng nêu vấn đề đặc sắc, cá thể hóa tiếp nhận, phương pháp xử lí tình huống là những bài học quý báu về răn dạy con người, được xem là tấm gương về phương pháp giáo dục tích cực cho hậu thế. Phương pháp NCTH được sử dụng lần đầu tiên một cách bài bản tại trường Đại học kinh doanh Harvard. Ngay từ năm 1870, Christopher Columbus Langdell là người khởi xướng việc sử dụng các tình huống trong giảng dạy về quản trị kinh doanh. Và sau đó, khoảng từ năm 1909, nhà trường đã liên tục mời đại diện các doanh nghiệp đến trường trình bày cho sinh viên nghe về các vấn đề trong thực tế kinh doanh, sau đó, yêu cầu các sinh viên phân tích, thảo luận về các vấn đề, tình huống đó và đưa ra các kiến nghị về giải pháp. Đến năm 1921, nhìn thấy tầm qua trọng và tác dụng to lớn của việc áp dụng phương pháp NCTH trong giảng dạy quản trị nên Copeland đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống và nỗ lực phổ biến phương pháp giảng dạy này trong toàn trường. Phương pháp này sau đó đã dần được áp dụng phổ biến trong hầu hết các ngành nghề đào tạo như y, luật, hàng không và trong các trường học ở tất cả các cấp bậc đào tạo, đặc biệt là đào tạo đại học. Học tập kinh nghiệm của Trường Đại học kinh doanh Harvard, năm 1919, trường đại học Western Ontario của Canada cũng đã bắt đầu áp dụng phương pháp tình huống trong giảng dạy kinh doanh (hai người khởi xướng là 4
  14. W. Sherwood Fox - Trưởng khoa cơ bản, và K.P.R Neville - Trưởng phòng giáo dục). Thậm chí, năm 1922, trường này còn thuê Ellis H. Morrow, một cựu sinh viên Harvard, đến triển khai phương pháp nghiên cứu tình huống. Ngày nay, Trường Kinh doanh Richard Ivey của Đại học Western Ontarino đã trở thành cơ sở uy tín số một ở Canada trong áp dụng phương pháp tình huống vào giảng dạy. Được áp dụng mạnh mẽ trong giảng dạy ở lĩnh vực kinh doanh, phương pháp NCTH đã ngày càng đưa người học đến với trung tâm của buổi học, còn giáo viên chỉ có vai trò là người hỗ trợ những sinh viên của mình trong việc liên hệ lý thuyết với thực tiễn một cách đúng đắn và chuẩn xác hơn. Trong vòng 20 năm trở lại đây, phương pháp NCTH cũng đã được đưa vào áp dụng trong giảng dạy ở các trường đại học Việt Nam, đặc biệt ở các ngành y, luật, sư phạm, quản trị kinh doanh. Tuy chưa phải ở mức phổ biến nhưng phương pháp này tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong việc học gắn với thực tiễn và làm cho các giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn. 1.2. Các khái niệm liên quan đến phương pháp nghiên cứu tình huống 1.2.1.Tình huống Theo quan điểm triết học, tình huống được nghiên cứu như là một tổ hợp các mối quan hệ xã hội cụ thể, mà đến một thời điểm nhất định liên kết con người với môi trường, biến con người thành một chủ thể của một hoạt động có đối tượng nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Theo Từ điển Tiếng Việt, tình huống là toàn thể những sự việc xảy ra tại một địa điểm, trong một thời gian cụ thể, buộc người ta phải suy nghĩ, hành động, đối phó, tìm cách giải quyết [14]. Một cách tổng quát có thể sử dụng khái niệm tình huống được xem xét về mặt tâm lí học. Đó là tình huống được quan niệm trên cơ sở quan hệ giữa chủ thể và khách thể, trong không gian và thời gian. “Tình huống là hệ thống các sự kiện bên ngoài có quan hệ với chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của người đó. 5
  15. Trong quan hệ không gian tình huống xảy ra bên ngoài nhận thức của chủ thể, trong quan hệ thời gian tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ thể. Trong quan hệ chức năng tình huống là sự độc lập của các sự kiện đối với chủ thể ở thời điểm mà người đó thực hiện hành động” [13]. 1.2.2. Tình huống dạy học Theo Boehrer (1995): “Tình huống dạy học là một câu chuyện, có cốt truyện và nhân vật, liên hệ đến một hoàn cảnh cụ thể, từ góc độ cá nhân hay nhóm, và thường là hành động chưa hoàn chỉnh. Đó là một câu chuyện cụ thể và chi tiết, chuyển nét sống động và phức tạp của đời thực vào lớp học”. Tình huống được đưa vào giảng dạy thường ở dưới dạng những bài tập nghiên cứu. Đặc điểm nổi bật của loại hình bài tập này là phải xoay quanh những sự kiện có thật hay gần gũi với thực tế trong đó chứa đựng những vấn đề và mâu thuẫn cần phải giải quyết. Về mặt nội dung, tình huống không những phải chứa đựng vấn đề mà còn tạo điều kiện dẫn dắt người học tìm hiểu sâu qua nhiều tầng, lớp của vấn đề. Một tình huống thông thường chưa phải là một tình huống dạy học. Nó chỉ trở thành tình huống dạy học khi người giáo viên đưa những nội dung cần truyền thụ vào trong các sự kiện tình huống và cấu trúc các sự kiện sao cho phù hợp với logic sư phạm, để khi người học giải quyết nó sẽ đạt được mục tiêu dạy học [1],[2]. Tóm lại, những tình huống trong giảng dạy là những tình huống mang tính điển hình, miêu tả những sự kiện, hoàn cảnh có thật hay hư cấu nhằm giúp người học hiểu và vận dụng tri thức. Tình huống được sử dụng nhằm kích thích người học phân tích, bình luận, đánh giá, suy xét và trình bày ý tưởng của mình để qua đó từng bước chiếm lĩnh tri thức hay vận dụng những kiến thức đã học vào những trường hợp thực tế. 1.2.3. Cách thức phân loại tình huống Có rất nhiều loại tình huống cũng như cách thức phân loại chúng. Một trong những cách tương đối phổ biến đó là phân loại tình huống theo dạng 6
  16. thức (format) của Boehrer, John và Martin Linsky (1990). Theo cách này thì tình huống được chia thành 6 dạng cơ bản với những đặc điểm, phương pháp tiến hành tương đối khác nhau, bao gồm: - Tình huống lớn (tình huống chi tiết): loại tình huống này thường được sử dụng trong môn kinh tế học và luật học. Chúng chú trọng tới việc quyết định được đưa ra là gì, ai là người đưa ra quyết định đó và tầm ảnh hưởng của những quyết định ấy tới những tầng lớp, đảng phải, bộ phận trong xã hội ra sao…. Những tình huống loại này có thể kéo dài đến hơn 100 trang. Người học đọc trước toàn bộ tình huống và chuẩn bị một bản phân tích về những quyết định có thể đưa ra. Tình huống sau đó sẽ được thảo luận trong lớp theo từng nhóm lớn, dưới sự điều phối của giáo viên. Tình huống có thể sẽ được thảo luận trong một, nhiều buổi học hay thậm chí là suốt cả khóa học [1], [2]. - Tình huống mô tả: loại tình huống này thường được sử dụng trong việc giảng dạy y khoa và thường không có ranh giới rõ ràng giữa câu trả lời đúng và sai. Những tình huống loại này có thể kéo dài khoảng 5 trang, mỗi trang bao gồm một số đoạn văn, thường được đưa ra thảo luận trong một vài buổi học. Nếu được tiến hành trong nhiều buổi học thì ở mỗi buổi, tình huống được triển khai đến cho sinh viên theo những khía cạnh khác nhau và giáo viên có vai trò hướng dẫn, yêu cầu sinh viên giải thích và minh chứng cho những ý tưởng của mình [1], [2]. Người học trước tiên sẽ làm việc trong nhóm nhỏ để phân tích, mổ xẻ tình huống nhằm xác định những sự kiện đã biết và những yếu tố chưa biết. Họ đặt ra các giả thuyết cũng như những mục tiêu tìm hiểu đối với từng phần của tình huống. Giữa các buổi lên lớp, người học sẽ phải tìm kiếm thông tin nhằm phân tích và giải quyết tình huống, mục đích buổi học sẽ được đề cập sau khi tình huống được giải quyết và thảo luận. Học theo cách này, người học có sự chủ động cao mà không phải bó buộc vào bất cứ một nhóm các câu hỏi nào cả. 7
  17. - Tình huống nhỏ: là loại tình huống ngắn gọn, được trình bày trong 1 đến 2 đoạn văn. Loại tình huống này có thể được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Chủ yếu nó được thiết kế để sử dụng trong một buổi học và do vậy, có nội dung tương đối cô đọng và súc tích. Nó có thể được sử dụng để giáo viên dẫn dắt vào bài, để người học áp dụng lý thuyết vào thực tiễn hay đơn giản chỉ là một hoạt động ngắn ở trước hay sau buổi học để “thiết thực hóa” nội dung lý thuyết đã giảng dạy [1], [2]. - Tình huống trực tiếp: tình huống có thể dài hay ngắn tùy ý, nhưng ngay sau tình huống sẽ là những câu hỏi trực tiếp để dẫn dắt người học giải quyết vấn đề. - Tình huống hạt nhân: loại tình huống này chỉ bao gồm hay hay ba câu và nhằm truyền tải một nội dung đơn nhất. Loại tình huống này chủ yếu nhằm khơi gợi và dẫn dắt vào bài học. - Tình huống lựa chọn: loại tình huống này gần với dạng câu hỏi trắc nghiệm, nhưng cũng có ngữ cảnh và tình huống rõ ràng. Người học có nhiệm vụ chọn ra phương pháp giải quyết hợp lý nhất trong 4-5 phương án được đề ra. Không chỉ áp dụng trong những bài kiểm tra, loại tình huống này còn có thể được sử dụng trong thảo luận. Ở đó, mỗi nhóm phải bàn luận và chọn lấy một giải pháp và sẵn sàng bảo vệ cho những luận điểm và lựa chọn của nhóm mình. Trên thực tế, không nên tranh cãi “đâu là loại tình huống tốt nhất” vì không có tình huống nào là tối ưu cho mọi hoàn cảnh, tùy vào những hoàn cảnh khác nhau, người dạy và người học có thể chọn loại tình huống thích hợp nhất cho tiết học của mình [1], [2]. 1.2.4. Tiêu chuẩn của một tình huống tốt Theo Herreid (1998) đã chỉ ra những tiêu chí của một tình huống tốt đó là [9]: - Một tình huống tốt kể ra một câu chuyện 8
  18. - Một tình huống tốt xoay quanh một vấn đề hấp dẫn - Một tình huống tốt xảy ra trong vòng 05 năm trở lại đây - Một tình huống tốt gây dựng ở người học sự thấu cảm với nhân vật - Một tình huống tốt bao gồm các trích dẫn - Một tình huống tốt phù hợp với người đọc - Một tình huống tốt phải có tính sư phạm - Một tình huống tốt gây dựng được xung đột - Một tình huống tốt có tính khái quát - Một tình huống tốt thì ngắn gọn Tóm lại, để có một tình huống dạy học tốt, thì tình huống đó phải đạt được những tiêu chí sau đây: Về mặt nội dung, tình huống phải: - Mang tính giáo dục - Chứa đựng mâu thuẫn và mang tính khiêu khích - Tạo sự thích thú cho người học. - Nêu ra được những vấn đề quan trọng và phù hợp với người học,... Về mặt hình thức, tình huống phải: - Có cách thể hiện sinh động - Sử dụng thuật ngữ ngắn gọn, súc tính và ẩn danh - Được kết cấu rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu - Có trọng tâm, và tương đối hoàn chỉnh để không cần phải tìm hiểu thêm quá nhiều thông tin,... 9
  19. 1.3. Phương pháp nghiên cứu tình huống trong dạy học 1.3.1. Khái niệm phương pháp dạy học tình huống “Học là việc chuẩn bị cho người học vào các tình huống của thực tiễn cuộc sống” (Robinson), bởi thế, việc học và lĩnh hội tri thức cần phải được gắn liền với các tình huống của cuộc sống và thực tiễn nghề nghiệp. Trên thực tế tồn tại nhiều cách gọi khác nhau cho phương pháp này, ví dụ như: phương pháp dạy học theo tình huống, phương pháp nghiên cứu tình huống, hay ngắn gọn hơn là phương pháp tình huống. Theo Hammond, J.S - Đại học Havard: “ Phương pháp nghiên cứu tình huống (Case Study) là phương pháp dạy học thông qua nghiên cứu trường hợp điển hình. Ở đây, người học được giới thiệu một tình huống cụ thể, có thật và được đặt vào vị trí của người ra quyết định để giải quyết vấn đề trong tình huống ấy”. Theo Nguyễn Hữu Lam (2003): “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề” Vậy, phương pháp nghiên cứu tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó những thành tố chính của một tình huống nghiên cứu được trình bày cho sinh viên với mục đích minh họa hoặc tạo kinh nghiệm giải quyết vấn đề [8], [9]. 1.3.2. Cách thức soạn thảo tình huống Để thiết kế một tình huống cần thiết thực hiện các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu bài học và cân nhắc các yếu tố khách quan Trước tiên, người giáo viên cần phải xác định được mục tiêu bài học, vì xét cho cùng thì tình huống, dù ở dạng thức nào đi chăng nữa, cũng đều phải phục vụ một mục đích nào đó. Trong giảng dạy tình huống, thì mục tiêu cần đạt được ấy chính là mục tiêu bài học. Chính vì thế mà người giáo viên luôn phải đặt cho mình câu hỏi “Ở bài học này, cần phải đạt được mục tiêu gì, phải cung cấp cho người 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2