Đề tài: NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI
lượt xem 80
download
Năng lượng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời cũng là yếu tố duy trì sự sống trên trái đất. Trong tương lai nếu chúng ta không sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng có sẵng trong tự nhiên chúng sẽ bị cạn kiệt. Vì thế chúng ta nên nghiên cứu tìm hiểu về các nguồn năng lượng mới và sử dụng chúng một cách có hiệu quả để góp phần bảo vệ các nguồn năng lượng của trái đất....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI
- Đề tài: NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU VỀ NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI
- Tên Nhóm: 1. Kim Ngọc Linh 2. Thạch Phol 3. Thạch Nhật PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tính cấp thiết của đề tài: I. - Trong thời đại ngày nay, năng lượng là vấn đề cấp thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc nghiên cứu, tìm kiếm các loại năng lượng mới thì sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cũng là mối quan tâm hàng đầu II. Mục tiêu: III. Mục đích: IV. Nội dung 1. Lý do chọn đề tài: - Năng lượng là một trong những yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã hội, đồng thời cũng là yếu tố duy trì sự sống trên trái đất. Trong tương lai nếu chúng ta không sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng có sẵng trong tự nhiên chúng sẽ bị cạn kiệt. Vì thế chúng ta nên nghiên cứu tìm hiểu về các nguồn năng lượng mới và sử dụng chúng một cách có hiệu quả để góp phần bảo vệ các nguồn năng lượng của trái đất. - Tìm hiểu nguồn năng lượng mới và sử dụng chúng một cách có hiệu quả cũng góp phần cải thiện sự ô nhiệm môi trường, thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội.
- 2. Dàn ý: Tìm hiểu về năng lượng mặt trời - Trong việc tìm kiếm và phát triển sử dụng các nguồn năng lượng mới, đáp ứng tốt các nhu cầu về năng lượng và môi trường, năng lượng mặt trời được xem là dạng năng lượng ưu việt nhất, Có thể là dạng năng lượng chính được sử dụng trong tương lai, Năng lượng mặt trời thực chất là nguồn năng lượng nhiệt hạch vô tận của thiên nhiên. Hàng năm, mặt trời cung cấp cho trái đất một lượng năng lượng khổng lồ, gấp 10 lần trữ lượng các nguồn nhiên liệu có trên trái đất. Hiện nay, năng lượng mặt trời được con người sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau và thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cũng rất đa dạng, nhưng trong đó thiết bị nấu ăn và cung cấp nước nóng bằng năng lượng mặt trời là có hiệu suất cao và rất phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam, Đặc biệt là các vùng nông thôn Việt Nam là một nước nhiệt đới, nằm ở vành đai nội chí tuyến nên tổng số giờ nắng trong năm lớn, ở khu vực miền Trung có khoảng 2.900 giờ nắng và với cường độ bức xạ cao, lên đến 950W/m2 do đó rất thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời Có thể là dạng năng lượng chính được sử dụng trong tương lai. 1. Ngày nay năng lượng mặt trời được sử dụng ngày càng nhiều nhằm thay thế dần các nguồn năng lượng truyền thống ngày một khan hiếm góp phần tiết kiện năng lượng và bảo vệ môi trường. Việt Nam là nước có nguồn năng
- lượng mặt trời rất lớn, do vậy thiết ḅ ị năng lượng mặt trời ngày càng được quan tâm nghiên cứu sử dụng. Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu hệ thống sản xuất hơi nước sử dụng năng lượng mặt trời để ứng dụng trong dân dụng và công nghiệp. Hệ thống thiết bị gồm gương tập trung bức xạ mặt trời có thể định vị theo phương mặt trời và thiết bị sinh hơi. Từ các kết quả nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho thấy hệ thống thiết bị hoạt động với hiệu suất cao (56,4%), có khả năng triển khai ứng dụng tốt ở điều kiện Việt Nam. Đặt vấn đề: 2. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí thiên nhiên và ngay cả thủy điện là có hạn, khiến cho nhân loại đứng trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng . Việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió và năng lượng mặt trời là một trong những hướng quan trọng trong kế hoạch phát triển năng lượng, không những đối với những nước phát triển mà ngay cả với những nước đang phát triển như Việt Nam chúng ta. Việc tìm kiếm và phát triển việc sử dụng các nguồn năng lượng mới, đáp ứng tốt được các nhu cầu về năng lượng và môi trường thì năng lượng mặt trời được xem như là dạng năng lượng ưu việt nhất và có thể là dạng năng lượng chính được sử dụng trong tương lai. Năng lượng mặt trời thực chất là nguồn năng lượng nhiệt hạch vô
- tận của thiên nhiên. Hàng năm mặt trời cung cấp cho trái đất một lượng năng lượng khổng lồ, gấp 10 lần trữ lượng các nguồn nhiên liệu có trên trái đất. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 4(39).2010 137. Việt nam là một nước nhiệt đới, nằm ở vành đai nội chí tuyến nên tổng số giờ nắng trong năm lớn, ở khu vực Miền Trung có khoảng 2900 giờ nắng và với cường độ bức xạ cao, lên đến 950W/m2. Do đó rất thuận lợi cho việc triển khai ứng dụng các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời 3. Một số khó khăn trong viêc ứng dụng năng lượng mặt trời vào thực tế - Khó khăn đầu tiên và lớn nhất trong việc tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo hiện nay là vẫn chưa có nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định được tiềm năng chính xác của các loại tài nguyên thiên nhiên như năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt…, chủ yếu là những ước tính trên lý thuyết, chứ chưa có những nghiên cứu, tính toán cụ thể về tiềm năng kỹ thuật để có thể triển khai đầu t ư một cách hiệu quả, bền vững. - Khó khăn thứ hai là chi phí đầu tư cho 1 kWh điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo đang ở mức khá cao so với việc đầu tư các nguồn năng lượng truyền thống.
- - Khó thứ ba là đến nay vẫn chưa có cơ chế ưu tiên phát triển phù hợp đối với lĩnh vực năng lượng tiềm năng này. 4. Kết luận - Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng một số thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện của người dân vùng nông thôn, miền núi là hướng đến mục tiêu cải thiện cuộc sống, nâng cao ý thức cho người dân về sử dụng nguồn năng lượng sạch để góp phần bảo vệ môi trường. - Qua những kết quả về nghiên cứu lý thuyết và triển khai ứng dụng vào thực tiễn, việc sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời vào sinh hoạt hàng ngày của người dân có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do đặc điểm của các thiết bị năng lượng nhiệt mặt trời khi sử dụng không được thuận lợi bằng các thiết bị sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, hơn nữa hiện nay ý thức của người dân về việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo chưa cao nên rất khó triển khai các thiết bị này vào thực tế. - Qua kinh nghiệm nghiên cứu, muốn triển khai rộng rãi các thiết bị năng lượng mới nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng vào thực tế có hiệu quả thì trước hết cần phải có sự phối hợp và hỗ trợ của các cấp các ngành, bước đầu cần có cơ chế khuyến khích hay hỗ trợ một phần về mặt kinh phí để tạo điều kiện cho người dân tiếp xúc và làm chủ đối với các thiết bị này để mỗi người dân biết rõ hơn về lợi ích thực tế mang lại khi sử dụng các thiết bị, hơn nữa nâng cao
- được ý thức về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường của mỗi người dân chúng ta. 5. Một số kiến nghị - Tăng cường và khuyến khích sử dụng bếp năng lượng mặt trời, vì đóng góp to lớn trong tiết kiệm năng lượng và giải quyết phần nào bài toán ô nhiễm môi trường. - Cần tận dụng các nguyên liệu rẻ tiền sẵn có để chế tạo bếp với chấp nhận là hiệu suất không cao so với các bếp tiên tiến. Hiệu suất thí nghiệm đo được còn thấp, do chế tạo đầu tay chưa có kinh nghiệm về tính tuyệt đối điểm hội tụ và sự bằng phẳng và chất phản chiếu. Với hình thức chế tạo như đề tài đã thực hiện, nếu có kinh nghiệm thì có thể nâng hiệu suất tới 40,3%. Hiện nay trên thế giới bếp hội tụ dùng guơng kính rất nặng, đắt cũng chỉ tạo hiệu suất tới trên 50%. - Cần có hỗ trợ kinh phí và tổ chức nhóm người nghiên cứu chế tạo mẫu, thành lập cơ sở sản xuất và phổ cập sử dụng. - Tuyên truyền trong dân sử dụng bếp năng lượng mặt trời, bước đầu có trợ giá, sau vài năm mới kinh doanh thực sự. Tìm hiểu về năng lượng gió
- Ba khó khăn trong phát triển năng lượng mới Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, chỉ tiêu phát triển 3% các nguồn năng lượng mới và tái tạo trên tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010 đã không đạt được. Thực trạng này cho thấy, chỉ tiêu 5% nguồn điện trên hệ thống điện quốc gia từ các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo vào năm 2020 cũng khó thành hiện thực. Với chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng nói chung, phát triển năng lượng mới và tái tạo nói riêng, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết, trong Chiến lược về an ninh năng lượng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) đã tính đến thực tế: các
- nguồn điện sử dụng những dạng năng lượng truyền thống, không tái tạo như than đá, dầu khí làm chất đốt… ngày càng cạn kiệt; đối với thủy điện vừa và lớn thì hiện nay đã cơ bản được khai thác hết, còn thủy điện nhỏ thì hiệu quả kinh tế không cao. Vì vậy, về lâu dài, để bảo đảm cân đối được an ninh năng lượng, bên cạnh việc tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng sơ cấp để bổ sung vào các nguồn đang bị cạn kiệt thì phải nghiên cứu phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, thủy triều, địa nhiệt… Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng thì, các nguồn năng lượng mới và tái tạo hiện vẫn ở dạng tiềm năng, chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Việc đưa vào sử dụng đòi hỏi nhiều yếu tố về thời gian, chi phí. Đấy là chưa kể tới ở nhiều nơi do điều kiện tự nhiên, địa hình nên không có khả năng khai thác, phát triển các loại năng lượng mới nêu trên, hoặc có phát triển được thì công suất thấp, chi đầu tư cao. Theo các chuyên gia về năng lượng, khó khăn đầu tiên và lớn nhất trong việc tìm kiếm và phát triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, là hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu hay cơ sở dữ liệu nào xác định được tiềm năng chính xác của các loại tài nguyên thiên nhiên như năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt…, chủ yếu là những ước tính trên lý thuyết, chứ chưa có những nghiên cứu, tính toán cụ thể về tiềm năng kỹ thuật để có thể triển khai đầu tư một cách hiệu quả, bền vững. TS Dương Duy Hoạt – Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam – nêu thực trạng,
- các nguồn năng lượng tái tạo biến đổi theo không gian và thời gian. Khi biến đổi khí hậu thì những thông số liên quan đến khí tượng, đến năng lượng gió hay mặt trời đều có những thay đổi nhất định. Do vậy, để đầu tư có hiệu quả vào lĩnh vực này phải tiến hành đo đạc thường xuyên, định kỳ; xác định được cả tiềm năng kinh tế cũng như những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu đến các nguồn năng lượng này. Một hội thảo về năng lượng gió do GTZ và MOIT tổ chức. Từ trái sang: Mai Đình Trung (MOIT), PGS. Trương Duy Nghĩa (Hội KT Nhiệt), Angelika Wasielke (GTZ) Khó khăn thứ hai là chi phí đầu tư cho 1 kWh điện từ các nguồn năng lượng mới và tái tạo đang ở mức khá cao so với việc đầu tư các nguồn năng lượng truyền thống. Theo Cố vấn Công ty Cổ phần Phong điện Việt Nam Lê Văn Long – doanh nghiệp đầu tiên đầu tư phát điện thành công
- điện gió ở nước ta – thì việc sử dụng năng lượng gió để phục vụ cho phát triển kinh tế và bổ sung cho lưới điện không chỉ là nhu cầu của ngành năng lượng Việt Nam mà cũng là đòi hỏi bức xúc của việc bảo vệ môi trường bền vững. Điện gió có đặc điểm là sạch, tiết kiệm chi phí về lâu dài (ban đầu chi phí điện gió có thể rất lớn) và không gây tác động xấu đối với biến đổi khí hậu toàn cầu hay môi trường… Lợi ích của năng lượng mới và năng lượng tái tạo đã khá rõ. Tuy nhiên, cái khó thứ ba là đến nay vẫn chưa có cơ chế ưu tiên phát triển phù hợp đối với lĩnh vực năng lượng tiềm năng này. Tổng giám đốc Công ty Cổ phần phong điện Fuhrlaender Việt Nam Trần Việt Tuấn cho rằng, Chính phủ đã có rất nhiều các chỉ thị, nghị định về ưu tiên phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo… nhưng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Nói cách khác, phát triển năng lượng tái tạo là chính sách lớn nhưng tính đến nay cơ quan quản lý nhà nước mới có Quyết định 130/2007/QĐ- TTg về cơ chế sản xuất, phát triển sạch nhưng đã hết hiệu lực thi hành – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kinh tế – ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh Trần Khang Thụy chỉ rõ. Theo TS Dương Duy Hoạt, đã đến lúc phải có cơ chế riêng, thậm chí phải sớm ban hành Luật Năng lượng tái tạo. Đầu tháng Tư này, tại cuộc họp với các bộ, ngành nhằm giải quyết bài toán an ninh năng lượng, Phó thủ tướng
- Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo Bộ Công thương sớm lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ xem xét, quyết định Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được coi như một động thái tích cực nhằm cởi nút thắt cho ngành năng lượng nói chung, lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo nói riêng. Năng lượng gió ở việt nam - Các nhà máy điện gió đầu tiên, một ở Bình Thuận và một ở Bạc Liêu, có thể xem là các điểm đột phá mở đường xây dựng nền công nghiệp phong điện non trẻ, nhưng được kỳ vọng là một nguồn điện trụ cột trong tương lai ở Việt Nam.
- Các trụ điện gió thuộc Nhà máy điện gió Tuy Phong (Bình Thuận). Phong điện: nguồn điện tương lai Trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, thuỷ điện và phong điện hay điện gió được xem là nguồn điện sạch; ít gây ô nhiễm khí “nhà kính”. Nhưng, nếu thuỷ điện ẩn chứa những hiểm hoạ đối với các cộng đồng dân cư, thì điện gió thân thiện và hiền hoà đối với con người. Nếu xem thuỷ điện là nguồn điện “già”, thì phong điện hay điện gió được gọi là nguồn điện trẻ. Vì trong khi thuỷ điện đã và đang đóng vai trò lớn trong nền công nghiệp điện nhiều nước, điện gió chỉ mới được chú ý đầu tư và khai thác khoảng 5 - 10 năm trở lại
- đây. Riêng ở Việt Nam, tại thời điểm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 này, thuỷ điện đã đóng góp đến 1/3 nhu cầu sử dụng điện của cả nước, nhưng điện gió hầu như chỉ mới ở mức xuất phát. Vì vậy, sự xuất hiện trong năm 2012 này các nhà máy điện gió, một ở tỉnh Bình Thuận thuộc miền nam Trung Bộ và một ở tỉnh Bạc Liêu thuộc miền tây Nam Bộ có thể xem như những điểm sáng hay các điểm đột phá ấn tượng mở đường xây dựng nền công nghiệp phong điện của nước ta. Việt Nam: Bình Thuận đi đầu Với điều kiện địa lý thuận lợi của một địa phương có bờ biển dài, lượng gió nhiều và phân bổ khá đều quanh năm, tính đến cuối tháng 1 năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã xây dựng 16 dự án điện gió với tổng công suất dự tính khoảng 1.300 MW. Trong đó có 5 dự án đ ã được cấp giấy chứng nhận đầu tư, 9 dự án đã hoàn thành báo cáo đầu tư trình xin cấp giấy chứng nhận, 2 dự án đang trong giai đoạn khảo sát lập hồ sơ dự án đầu tư. Trong số 16 dự án nói trên, Dự án Nhà máy điện gió Tuy Phong, đặt tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận do Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN) đầu tư được triển khai đầu tiên.
- Toàn bộ dự án, khi hoàn thành, sẽ có 80 tuabin với tổng công suất 120 MW, sử dụng công nghệ hiện đại của Cộng hòa liên bang Đức. Giai đoạn 1 của dự án gồm 20 trụ điện gió (tuabin) chiều cao cột 85 m, đường kính cánh quạt 77 m, công suất 1,5 MW/tuabin; tức tổng công suất của giai đoạn này là 30 MW. Và mỗi năm dự tính sản xuất khoảng gần 100 triệu kWh điện. Đến cuối quý 1 năm nay, giai đoạn 1 đã hoàn thành cơ bản; bao gồm các khâu lắp đặt, đưa vào vận hành và đấu nối với lưới điện quốc gia. Và Nhà máy điện gió Tuy Phong 1 đã chính thức được khánh thành, đi vào hoạt động từ ngày 18/4/2012. Đây cũng là nhà máy điện gió đầu tiên của cả nước chính thức đi vào hoạt động. Theo kế hoạch, giai đoạn 2 của dự án chuẩn bị khởi công xây dựng và lắp đặt 60 trụ điện gió (hay tuabin), nâ ng tổng công suất của toàn bộ Nhà máy Phong điện Tuy Phong lên 120 MW. Ở tỉnh Bình Thuận, sau Dự án Tuy Phong đã hòa mạng lưới điện quốc gia giai đoạn 1 và chuẩn bị thi công giai đoạn 2, dự án điện gió ở đảo Phú Quý với 3 tuabin, tổng công suất 6 MW đã lắp đặt xong và thử vận hành an toàn, bình thường. Nguồn điện gió Phú Quý, khi chính thức hòa vào dòng điện của nhà máy điện Diesel hiện có tại đảo, thì đảo Phú Quý sẽ có điện 24/24 giờ. Ngoài ra, cũng ở Bình Thuận, một dự án điện gió tại xã
- Hòa Thắng, huyện Bắc Bình cũng trong giai đoạn thi công và một số dự án khác đang chuẩn bị triển khai. Với các dự án nói trên, rõ ràng, tỉnh Bình Thuận đang đi đầu trên con đường phát triển điện gió ở Việt Nam. Các cột điện gió trên biển thuộc Nhà máy điện gió Bạc Liêu Nam Bộ: Bạc Liêu đi tiên phong Dự án điện gió trên biển đầu tiên nước ta ở tỉnh Bạc Liêu đã hoàn thành giai đoạn 1 với tuabin thứ 10 lắp đặt thành công vào chiều ngày 2/10/2012. Toàn bộ Nhà máy điện gió Bạc Liêu được đặt dọc theo đê biển Đông, kéo dài từ phường Nhà Mát đến ranh giới tỉnh Sóc Trăng và chiểm tổng diện tích gần 500 ha.
- Ở đây, các tuabin gió được sản xuất tại Mỹ, làm bằng thép đặc biệt không gỉ, cao 80m, đường kính 4m, mỗi tuabin có 3 cánh quạt, mỗi cánh dài 42 m, làm bằng nhựa đặc biệt, có hệ thống điều khiển giúp cánh quạt tự gập lại khi gặp thời tiết xấu, bão lớn. Dự án có vốn đầu tư khoảng 5.200 tỷ đồng do Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và Du lịch Công Lý (Cà Mau) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công năm 2010 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Trong giai đoạn 1 đã hoàn thành lắp đặt 10 cột (hay tuabin), công suất tổng cộng của giai đoạn này là 16 MW và điện năng sản xuất dự tính khoảng 56 triệu kWh/năm. Giai đoạn 2 của dự án sẽ xây lắp tiếp 52 tuabin gió còn lại. Sau khi hoàn thành, Nhà máy điện gió Bạc Liêu sẽ có tổng số 62 tuabin với tổng công suất trên 99 MW và điện năng sản xuất ra khoảng 320 triệu kWh/năm. Nhà máy điện gió Bạc Liêu là một điển hình về việc thu hút doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào ngành điện nói chung và đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo nói riêng. Từ kinh nghiệm này, mới đây UBND tỉnh Trà Vinh, Tập đoàn EAB (Đức) và Công ty CP Thương mại Sản xuất và Dịch vụ tổng hợp Trasesco đã phối hợp thực hiện dự án đầu tư năng lượng gió tại Duyên Hải – Trà Vinh với 20 tổ máy, tổng công suất 30 MW, sản xuất bình quân 75 triệu
- kWh/năm. Một số địa phương khác ở Nam Bộ cũng đang xây dựng dự án điện gió cho địa phương mình. Như vậy, Bạc Liêu, với dự án điện gió ven biểu đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1, trở thành tỉnh tiên phong ở Nam bộ hay vùng đồng bằng sông Cửu Long trên con đường phát triển loại điện năng tái tạo mới này. Cần những biện pháp đòn bẩy Cùng với sự phát triển nền kinh tế đất nước, nhu cầu cung cấp điện năng ngày càng lớn. Và điện gió đang được kỳ vọng như là một trong những nguồn điện của tương lai, xếp hàng sau điện hạt nhân nhưng đứng trước các nguồn điện dùng năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện sinh khối v.v. ... Chính phủ, trong Tổng sơ đồ điện VII, đã đưa ra mục tiêu nâng tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000 MW (tương đương công suất 1 lò phản ứng hạt nhân) vào năm 2020, và khoảng 6.200 MW (tương đương công suất 6 lò phản ứng hạt nhân) vào năm 2030; tức điện năng sản xuất từ nguồn điện gió sẽ chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030. Mục tiêu đó so với nhu cầu còn khiêm tốn, nhưng thực hiện cũng hoàn toàn không dễ, nếu tính đến những yếu điểm về công nghệ, về tính kinh tế và cả về mặt tác động môi trường của loại điện năng này. Để đạt các chỉ tiêu trong Tổng sơ đồ điện VII không thể thiếu những biện
- pháp đòn bẫy, trước hết là một loạt chính sách đầu tư và khuyến khích của nhà nước. Tính cấp thiết Trong thời đại ngày nay, năng lượng là vấn đề cấp thiết của tất cả các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh việc nghiên cứu, tìm kiếm các loại năng lượng mới thì sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng cũng là mối quan tâm hàng đầu. Kết luận Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng một số thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời phù hợp với điều kiện của người dân vùng nông thôn, miền núi là hướng đến mục tiêu cải thiện cuộc sống, nâng cao ý thức cho người dân về sử dụng nguồn năng lượng sạch để góp phần bảo vệ môi trường. Qua những kết quả về nghiên cứu lý thuyết và triển khai ứng dụng vào thực tiễn, việc sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời vào sinh hoạt hàng ngày của người dân có ý nghĩa rất lớn trong việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, do đặc điểm của các thiết bị năng lượng nhiệt mặt trời khi sử dụng không được thuận lợi bằng các thiết bị sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống, hơn nữa hiện nay ý thức của người dân về việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo chưa cao nên rất khó triển khai các thiết bị này vào thực tế.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về lễ hội du lịch, nghiên cứu điển hình lễ hội Hoa phượng đỏ Hải Phòng
102 p | 1928 | 221
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khai thác chợ Hải Phòng phục vụ phát triển du lịch
68 p | 421 | 78
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu về ứng dụng của laser trong các lĩnh vực và ảnh hưởng của laser đối với con người khi sử dụng
48 p | 327 | 77
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Hệ thống phân loại sản phẩm
33 p | 504 | 74
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lý
14 p | 378 | 64
-
Đề tài nghiên cứu: Hiệu quả của nghề trồng lúa nếp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Phú Tân, tỉnh An Giang
56 p | 240 | 50
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển, hiệu quả công ty và hạn chế tài chính
83 p | 202 | 49
-
Đề tài nghiên cứu: Đặc tính của lipid trong hạt có dầu
56 p | 241 | 35
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Phương pháp giải bài tập các quy luật di truyền của Men Đen trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ở chương trình THCS
10 p | 157 | 33
-
Đề tài nghiên cứu: Tìm hiểu tình hình xuất khẩu may mặc của công ty TNHH May Nam Việt
49 p | 153 | 28
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu mô hình doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản trong pháp luật phá sản Việt Nam
1 p | 160 | 23
-
Đề tài nghiên cứu: Mạng IPTV
27 p | 135 | 19
-
Đề tài: Nghiên cứu bộ thu phát SSB đổi tần trực tiếp trên FPGA
28 p | 121 | 18
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu điều chế dung dịch mạ điện Nickel với tác nhân đệm là các axit hữu cơ
22 p | 114 | 14
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm ý tưởng mới cho tủ bếp trên trong hệ thống bếp nấu ăn gia đình
10 p | 114 | 12
-
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Nghiên cứu việc áp dụng trò chơi trong việc giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ hai hệ Cử nhân thực hành đào tạo bằng tiếng Anh – Trường Đại học Thương Mại
59 p | 29 | 10
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Ảnh hưởng của tháng phối giống & nhiệt độ đến số con sơ sinh sống của lợn nái Landrace & Yorkshire
5 p | 104 | 7
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu các hệ chi đo trong phòng thí nghiệm xử lý hạt nhân
90 p | 86 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn