intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài: Nhận dạng, phân loại, xử lý ảnh biển số xe bằng phần mềm

Chia sẻ: Hồ Hiền | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:100

274
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hệ thống nhận dạng biển số xe là một ứng dụng dựa trên kỹ thuật xử lí ảnh số. Mục đích của nhận dạng biển số xe là thực hiện các bước xử lí để từ một ảnh đầu vào, máy tính có thể nhận ra chính xác biển số xe trên ảnh. Nhận dạng biển số xe trở thành một ứng dụng hữu ích, được đưa vào trong những lĩnh vực như: quản lí giao thông, kiểm tra an ninh, thu phí giao thông, trạm gác cổng, quản lý các bãi giữ xe một cách tự động.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài: Nhận dạng, phân loại, xử lý ảnh biển số xe bằng phần mềm

  1. MỤC LỤC MỤC  LỤC............................................................................................................1 SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 1
  2. DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 2
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ Ý nghĩa VGA Video Graphics Array Card màn hình hay còn có  thể gọi là card đồ họa SXGA Super Extended Graphics Array Độ phân giải màn hình RGB Red­Green­Blue Đỏ­ xanh lục­ xanh lam CCD Charge Coupled Device Linh kiện tích điện kép VCR Videocassette recorder Thiết bị ghi hình SVGA Super Video Graphics Array Độ phân giải màn hình NTSC National Television System Committee Ủy ban quốc gia về các hệ  thống truyền hình CMY Cyan­ Magenta­ Yellow Xanh­ hồng­ vàng IMG Imagine Định dạng ảnh BMP Bitmap Định dạng tập tin hình ảnh GIF Graphics Interchange Format Định dạng Trao đổi Hình  ảnh JPEG Joint Photographic Experts Group Nén hình ảnh SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 3
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thơi gian lam đô an tôt nghiêp, em đa nhân đ ̀ ̀ ̀ ́ ́ ̣ ̃ ̣ ược nhiêu s ̀ ự giup đ ́ ỡ, đong ́   ́ ́ ́ ̀ ̉ ̉ ̣ ̀ ̉ ̀ ̀ ̣ gop y kiên va chi bao nhiêt tinh cua thây cô va ban be. ̀ Em xin gửi lời cam  ̀ ́ ̀  Th.s Nguyễn Tường Thành, giang ̉ ơn chân thanh đên thây ̉   ̣ ̣ ̣ ử  truyên thông khoa viên bô môn ky thuât điên t ̃ ̀ ̣ ̣ ường Đaị    Ky thuât va công nghê tr ̃ ̀ ̣ hoc Quy Nh ơn, ngươi đa tân tinh h ̀ ̃ ̣ ̀ ương dân, chi bao em trong suôt qua trinh em lam ́ ̃ ̉ ̉ ́ ́ ̀ ̀   đô an. ̀́ ̉ ơn cac thây cô trong tr Em cung xin chân thanh cam  ̃ ̀ ́ ̀ ường Đai hoc Quy Nh ̣ ̣ ơn noí  ̣ ̣ ́ ̃ ̣ chung và Khoa ky thuât va công nghê noi riêng đa day dô  ̃ ̀ ́ ưc vê cac ̃ cho em kiên th ́ ̀ ́  ̣ ương cung nh môn đai c ̃ ư  cac môn chuyên nganh, giup em co đ ́ ̀ ́ ́ ược cơ  sở  ly thuyêt ́ ́  vưng vang va tao điêu kiên  ̃ ̀ ̀ ̣ ̀ ̣ cho em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. ́ ̀ ̀ ̉ ơn gia đinh va ban be, đa luôn tao điêu kiên, Cuôi cung, em xin chân thanh cam  ̀ ̀ ̣ ̀ ̃ ̣ ̀ ̣   ́ ỡ, đông viên em trong suôt qua trinh hoc tâp va hoan thanh đô an tôt quan tâm, giup đ ̣ ́ ́ ̀ ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̀ ́ ́  ̣ nghiêp. Em xin chân thành cảm ơn!!    Sinh viên thực hiện Hồ Xuân Hiền SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 4
  5. LỜI MỞ ĐẦU Xử  lý và nhận dạng  ảnh là một lĩnh vực từ  lâu được nhiều người quan tâm.  Nó đã được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: ­ Trong y học, cải thiện  ảnh X­  quang và nhận dạng đường biên mạch máu từ  ảnh chụp bằng tia X , ứng dụng vào các xét nghiệm lâm sang như phát hiện và  nhận  dạng u não, nội soi cắt lớp… ­ Trong thiên văn học, hệ thống chụp hình gắn trên tàu vũ trụ hạn chế về kích  thước và trọng lượng, do đó chất lượng hình  ảnh nhận được bị  giảm chất lượng   như bị mờ, méo hình học và nhiễu nền. Các hình ảnh đó được xử lý bằng máy tính. ­ Trong  các  lĩnh  vực  công nghiệp,  người máy ngày  càng đóng vai trò  quan  trọng. Chúng thực hiện các công việc nguy hiểm, đòi hỏi có tốc độ và độ chính  xác  cao vượt quá khả năng con người. Người máy sẽ trở nên tinh vi hơn và thị giác máy  tính đóng vai trò quan trọng hơn. Người ta sẽ  không chỉ  đòi hỏi người máy phát   hiện và nhận dạng các bộ  phận công nghiệp mà còn phải “hiểu ” được những gì  chúng “ thấy ” và đưa ra hành động phù hợp. Xử lý ảnh sẽ tác động đến thị giác của   máy tính. ­ Ngoài ra, xử lý và nhận dạng còn được ứng dụng trong lĩnh vực khác ít được  nói đến hơn. Công an giao thông thường hay chụp  ảnh trong môi trường không  thuận lợi,  ảnh thường bị  nhòe nên cần được xử  lý và nhận dạng để  có thể  nhìn  thấy biển số xe. Trong  đồ  án tốt nghiệp này em xin trình bày một đề  tài là  Nhận dạng, phân   loại, xử lý ảnh biển số xe  bằng phần mềm.  Em xin chân thành cảm ơn Th.s Nguyễn Tường Thành đã tận tình hướng dẫn  em trong suốt thời gian làm đồ  án  và quý thầy cô khoa  Kỹ  thuật và công nghệ  trường Đại học Quy Nhơn đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương   trình đào tạo đại học chính quy và giúp đỡ kinh nghiệm cho đồ án hoàn thành được  thuận lợi. SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 5
  6. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1  Lý do chon đề tài : Lĩnh vực xử  lí  ảnh số, bao gồm xử  lí, phân tích và nhận biết tự  động bằng  máy tính, đã và đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả lý thuyết và các ứng dụng   thực tế. Xử lí ảnh được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: viễn thông,  truyền thông, chụp  ảnh y tế, sinh học, khoa học vật liệu, rô­bốt, sản xuất, các hệ  thống cảm biến thông minh, tự  động diều khiển, đồ  hoạ, in  ấn…Sự  phát triển   mạnh này có thể được thấy rõ qua số lượng các bài báo, báo cáo khoa học về xử lí   ảnh hàng năm cũng như qua số lượng các đầu sách viết về xử lí ảnh số. Như chúng ta đã biết, ngày nay xe máy là phương tiện giao thông chính và số  lượng ngày càng tăng. Vì vậy vấn đề quản lý giao thông, bảo đảm an ninh, thu phí  giao thông…đòi hỏi và cần thiết có sự  hỗ  trợ  của khoa học kỹ  thuật. Một trong   những sự hỗ trợ đầy hiệu quả  đó là làm sao giúp những người quản lý nhận dạng  biển số xe được dễ dàng, nhanh chóng và thuận lợi nhất. Nhận dạng biển số xe trở  thành một  ứng dụng hữu ích, được đưa vào trong   những lĩnh vực như: quản lí giao thông, kiểm tra an ninh, thu phí giao thông, trạm   gác cổng,  quản lý các bãi giữ  xe một cách tự  động…Nó không chỉ  giúp những   người quản lý có khả năng bao quát được tất cả khách hàng, đối tượng theo dõi của   mình mà còn giúp tiết kiệm thời gian làm việc đáng kể. Ngoài ra với phương pháp  này sẽ giúp giảm được nhiều người trông giữ xe để phân công họ vào việc khác. Từ những lý do trên em quyết định lựa chọn đề tài Nhận dạng, phân loại, xử   lý ảnh biển số xe  bằng phần mềm. 1.2  Lịch sử nghiên cứu : Các phương pháp xử  lý  ảnh bắt đầu từ  các  ứng dụng chính: nâng cao chất   lượng  ảnh và phân tích  ảnh.  Ứng dụng đầu tiên được biết đến là nâng cao chất   lượng ảnh báo được truyền qua cáp từ Luân đôn đến New York từ những năm 1920.  Vấn đề nâng cao chất lượng ảnh có liên quan tới phân bố mức sáng và độ phân giải  của  ảnh. Việc nâng cao chất lượng  ảnh được phát triển vào khoảng những năm  1955. Điều này có thể  giải thích được vì sau thế chiến thứ  hai, máy tính phát triển   SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 6
  7. nhanh tạo điều kiện cho quá trình xử lý ảnh số thuận lợi. Năm 1964, máy tính đã có   khả  năng xử  lý và nâng cao chất lượng  ảnh từ  mặt trăng và vệ  tinh Ranger 7 của  Mỹ bao gồm: làm nổi đường biên, lưu ảnh. Từ năm 1964 đến nay, các phương tiện  xử  lý, nâng cao chất lượng, nhận dạng  ảnh phát triển không ngừng. Các phương   pháp tri thức nhân tạo như  mạng nơron nhân tạo, các thuật toán xử  lý hiện đại và  cải tiến, các công cụ  nén  ảnh ngày càng được áp dụng rộng rãi và thu nhiều kết  quả khả quan. Để dễ tưởng tượng, xét các bước cần thiết trong xử lý ảnh. Đầu tiên, ảnh tự  nhiên từ thế  giới ngoài được thu nhận qua các thiết bị  thu (như  Camera, máy chụp   ảnh). Trước đây,  ảnh thu qua Camera là các  ảnh tương tự  (loại Camera  ống kiểu  CCIR). Gần đây, với sự  phát triển của công nghệ,  ảnh màu hoặc đen trắng được  lấy ra từ  Camera, sau đó nó được chuyển trực tiếp thành ảnh số tạo thuận lợi cho   xử  lý tiếp theo. (Máy  ảnh số hiện nay là một thí dụ  gần gũi). Mặt khác,  ảnh cũng  có thể tiếp nhận từ vệ tinh; có thể quét từ ảnh chụp bằng máy quét ảnh. 1.3  Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của  đ   ồ án : 1.3.1  Mục đích nghiên cứu : Hệ thống nhận dạng biển số xe là một ứng dụng dựa trên kỹ  thuật xử  lí ảnh  số. Mục đích của nhận dạng biển số xe là thực hiện các bước xử lí để từ  một ảnh   đầu vào, máy tính có thể nhận ra chính xác biển số xe trên ảnh. Nhận dạng biển số  xe trở thành một ứng dụng hữu ích, được đưa vào trong những lĩnh vực như: quản lí  giao thông, kiểm tra an ninh, thu phí giao thông, trạm gác cổng, quản lý các bãi giữ  xe một cách tự động. 1.3.2  Đối tượng nghiên cứu : Đây là một trong những  ứng dụng xử  lí  ảnh nhận được nhiều sự  quan tâm  nghiên cứu về cả  hai mặt lý thuyết và thực hiện chương trình. Đề  tài của em bao  gồm các quá trình xử lí: phân vùng biển số, tách các ký tự, nhận biết các kí tự, phần  mềm quản lý cơ sở dữ  liệu biển số xe máy. Mục đích của phần mềm quản  lý cơ  sở  dữ  liệu biển số xe máy là thu nhận chuỗi biển số sau khi đã được nhận dạng,  lưu vào cơ sở dữ liệu để người dùng dễ dàng quản lý và theo dõi thông qua các báo  SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 7
  8. cáo chi tiết các lượt xe vào ­ ra. Mục đích của phần mềm quản lý cơ sở  dữ liệu là  theo dõi số lượt vào ­ ra, tính tiền lưu bãi. 1.3.3  Phạm vi nghiên cứu : Chủ  yếu dựa vào các tài liệu và chạy mô phỏng  nhận dạng biển số  xe máy  trên máy tính bằng phần mềm matlab, chưa có mô hình thực tế. Việc có nhiều biển số  xe với định dạng và độ  sáng khác nhau gây khó khăn   cho  việc  nhận dạng. Do quá trình nhận dạng dựa vào phương pháp xử  lý  ảnh và  trích xuất biển số  từ   ảnh chụp nên độ  sáng khác nhau làm tăng độ  phức tạp trong   quá trình nhận dạng. Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện giới hạn các  biển số và điều kiện như sau:  Biển số có chữ đen, nền trắng, có 2 hàng, số ký tự là 9.  Biển số  phải còn nguyên vẹn, không bị  tróc sơn hay rỉ  sét, không bị  che   khuất.  Góc nghiêng của biển số không quá 45˚ so với phương ngang.  Hình chụp biển số  không bị  mờ, ký tự  biển số  còn phân biệt, nhận dạng   được bằng trực quan.  Không bị nhiễu bởi ánh sáng làm ảnh chụp bị chói. SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 8
  9. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ ẢNH 2.1  Tổng quan về xử lý ảnh:  Ngày nay kỹ thuật xử lí ảnh đã được ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực,   trong sản xuất cũng như  trong đời sống. Ví dụ  các hệ  thống xử  lí  ảnh vệ  tinh để  phân tích không gian vũ trụ, hệ  thống thăm dò địa chất, hệ  thống phân tích tế  bào  sinh học và gần gũi nhất với chúng ta là các phần mềm hiển thị và xử lí ảnh chuyên   dụng như Photoshop, ACD See…  Một hệ  thống xử  lý  ảnh là hệ  thống thực hiện các chức năng thu nhận  ảnh  đầu vào, thực hiện phép xử lý để tạo ảnh hoặc kết quả phân tích, nhận dạng ở đầu  ra đáp ứng các yêu cầu và các ứng dụng cụ thể. Trong phạm vi đồ án, Em xin giới hạn trong việc giới thiệu một hệ thống xử  lý ảnh ứng dụng nhận dạng và ra quyết định trên thực tế. Hình 2.1: Sơ đồ tổng quát một hệ thống xử lý ảnh Sơ đồ khối tổng quát của hệ thống này được thể hiện trong hình 2.1, trong đó gồm  ba khối chức năng cơ bản: Khối thu nhận  ảnh: thực hiện chức năng thu nhận ảnh và thực hiện quá trình  số hóa (lưu giữ theo định dạng yêu cầu). Khối phân tích  ảnh: trước hết hệ  thống tiến hành bước tiền xử  lý  ảnh với  mục đích tăng cường, cải thiện chất lượng  ảnh, làm nổi các đặc trưng cơ bản của  ảnh hay làm cho  ảnh gần giống nhất với trạng thái gốc. Sau đó, là quá trình phân  tích ảnh và trích chọn đặc trưng của ảnh ví dụ như biên, điểm gấp khúc,  điểm kết  thúc, điểm chữ thập… SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 9
  10. Khối nhận dạng: dựa vào các đặc trưng đã thu nhận từ quá trình phân tích  ảnh  trước đó thực hiện quá trình nhận dạng, đưa ra các quyết định  ứng với   các  ứng  dụng cụ thể. 2.1.1  Một số khái niệm và các vấn đề cơ bản trong xử lý ảnh  2.1.1.1  Một số khái niệm cơ bản:  a)  Phần tử ảnh (Pixel – Picture Element): Ảnh trong thực tế là một ảnh liên tục về không gian và giá trị  độ  sáng. Để có   thể  xử  lý  ảnh bằng máy tính cần thiết phải số  hóa  ảnh. Trong quá trình số  hóa,   người ta biến đổi tín hiệu liên tục sang tín hiệu rời rạc thông qua quá trình lấy mẫu   (rời rạc  hóa về  không gian) và lượng hóa thành phần giá trị. Trong quá trình này  người ta sử dụng khái niệm Pixel để  biểu diễn các phần tử  của bức  ảnh.  Ở  đây,  cũng cần phân biệt khái niệm pixel hay đề cập đến trong các hệ thống đồ họa máy  tính. Để tránh nhầm lẫn ta tạm thời gọi khái niệm pixel này là pixel thiết bị. Khái niệm pixel thiết bị có thể xem xét như sau: khi ta quan sát màn hình (trong  chế độ đồ họa), màn hình không liên tục mà gồm nhiều điểm nhỏ, gọi là pixel. Mỗi   pixel bao gồm một cặp tọa độ  x, y và màu. Cặp tọa độ  x, y tạo nên độ  phân giải   (resolution). Như màn hình máy tính có nhiều độ  phân giải khác nhau, hiện tại phổ  biến là màn hình VGA có độ phân giải 640x480 hay XSGA độ phân giải 1024x768. Hình 2.1.1.1a: Hình ảnh thể hiện một điểm ảnh b) Ảnh màu (Color Image): Ảnh màu chứa thông tin màu cho mỗi phần tử  ảnh. Thông thường giá trị  màu  này dựa trên các không gian màu (color space) trong đó không gian màu thườngđược  SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 10
  11. dùng là RGB tương ứng với ba kênh màu đỏ  (Red) – xanh lá cây (Green) – xanh da   trời (Blue). Tùy thuộc vào số bit, được sử dụng để lưư trữ  màu ta có số lượng màu  khác nhau, ví dụ 8 bit, 16 bit, 24 bit (True Color). Nếu ta sử dụng nhỏ hơn 24 bit để  lưu trữ  màu thì ta phải có 1 bảng Palette màu, nó tương tự  như  một bảng Lookup  Table cho phép ánh xạ  giữa một vị  trí trong bảng với một tổ  hợp của không gian   màu RGB. Ví dụ như sử dụng 8 bit tương  ứng với 256 màu thì ta phải có bảng ánh  xạ 256 màu đó tương ứng với 256 tổ hợp Red – Green – Blue. Hình 2.1.1.1b: ảnh màu RGB c) Mức xám của ảnh: Mức xám (Gray level) là kết quả sự mã hóa tương ứng một cường độ sáng của  mỗi điểm ảnh với một giá trị số ­ kết quả của quá trình lượng tử hóa. Ảnh đa mức   xám là ảnh có sự chuyển dần mức xám từ trắng sang đen. Thực tế, một giá trị  mức   xám chính là sự tổ hợp của ba giá trị  RGB (Red­ Green – Blue). Thông thường mỗi   điểm ảnh trong bức ảnh đa xám thường được mã hóa 8 bit, tương ứng với 256 mức   xám. SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 11
  12. Hình 2.1.1.1c:: Hình ảnh được chuyển sang mức xám d) Ảnh nhị phân: Ảnh nhị phân chỉ có 2 mức đen trắng phân biệt tức  là dùng 1 bit mô tả 21 mức  khác nhau. Nói cách khác: mỗi điểm ảnh của ảnh nhị phân chỉ có thể là 0 hoặc 1. Hình 2.1.1.1d: Ảnh được nhị phân  e) Lược đồ mức xám: Lược đồ  này (Hình 2.1.1.1e) đơn giản cho ta biết tần suất xuất hiện của mỗi   điểm ảnh ( pixel ) trong một bức ảnh ứng với mức xám tương ứng. Ví dụ, một ảnh  đa mức xám sử dụng 8 bit, có 256 mức xám từ  o tới 255. Lược đồ  mức xám sẽ có   trục hoành chạy từ  0 tới 255 và trục tung chính là tổng số  điểm  ảnh có mức xám   tương  ứng. Biểu đồ này tuy đơn giản nhưng có nhiều ứng dụng trong các bài toán   SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 12
  13. giãn độ  tương phản và phân ngưỡng  ảnh ( biến từ   ảnh mức xám sang  ảnh nhị  phân).        Hình 2.1.1.1e:: Lượt đồ mức xám của ảnh xám tương ứng 2.1.1.2  Biểu diễn ảnh : Trong biểu diễn ảnh, người ta thường dùng các phần tử  đặc trưng của ảnh là  pixel. Nhìn chung có thể xem một hàm hai biến chứa thông tin như  biểu diễn một  ảnh. Các mô hình biểu diễn ảnh cho ta một mô tả logic hay định lượng các tính chất   của hàm này. Trong biểu diễn  ảnh cần chú ý tới đặc tính trung thực của ảnh hoặc   các tiêu chuẩn “thông minh” để đo chất lượng của  ảnh hoặc tính hiệu quả của các  kỹ thuật xử lý.  Một số mô hình thường được dùng để  biểu diễn ảnh như: mô hình toán học,   mô hình thống kê,v.v.... Trong mô hình toán học,  ảnh hai chiều biểu diễn nhờ các   hàm hai biến trực giao gọi là hàm cơ sở. Với mô hình thống kê, một ảnh được coi  như một phần tử của một tập hợp đặc trưng bởi các đại lượng như: kỳ vọng toán   học, hiệp biến, phương sai và mômen. 2.1.1.3  Tăng cường ảnh ­ Khôi phục ảnh :  Tăng cường ảnh là bước quan trọng, tạo tiền đề  cho xử  lý ảnh. Nó gồm một   loạt các kỹ thuật như: lọc độ tương phản, khử nhiễu, nổi màu…  Khôi phục ảnh nhằm loại bỏ các suy giảm trong ảnh. 2.1.1.4  Biến đổi ảnh :  Trong xử lý ảnh do số điểm ảnh lớn các tính toán nhiều (độ phức tạp tính toán   cao) đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn, thời gian tính toán lâu. Các phương pháp khoa   SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 13
  14. học kinh điển áp dụng cho xử  lý  ảnh hầu hết khó khả  thi. Người ta sử  dụng các  phép toán tương đương hoặc biến đổi sang miền xử lý khác để dễ tính toán. Sau khi  xử lý dễ dàng hơn được thực hiện, dùng biến đổi ngược để đưa về  miền xác định  ban đầu, các biến đổi thường gặp trong xử lý ảnh gồm: Biến đổi Fourier, Cosin, Sin  Biến đổi (mô tả) ảnh bằng tích chập, tích Kronecker  Các biến đổi khác như KL (Karhumen Loeve), Hadamard  2.1.1.5  Phân tích ảnh :     Phân tích  ảnh liên quan đến việc xác định các độ  đo định lượng của  ảnh để  đưa ra một mô tả  đầy đủ  về   ảnh. Một số  kỹ  thuật hay dùng là dò biên, dán nhãn   vùng liên thông, phân vùng ảnh… 2.1.1.6  Nhận dạng ảnh :  Nhận dạng là quá trình liên quan đến các mô tả  đối tượng mà người ta muốn  đặc tả nó. Quá trình nhận dạng thường đi sau quá trình trích chọn các đặc tính chủ  yếu của đối tượng. Có hai kiểu mô tả đối tượng: Mô tả tham số (Nhận dạng theo tham số)  Mô tả theo cấu trúc (Nhận dạng theo cấu trúc) Trên thực tế, người ta đã áp dụng kỹ thuật này để  nhận dạng khá thành công   nhiều đối tượng khác nhau như: nhận dạng vân tay, nhân dạng chữ (chữ cái, chữ sỗ  có dấu…). 2.2  Thu nhận ảnh:  2.2.1  Các thiết bị thu nhận ảnh:  Hai thành phần cho công đoạn này là linh kiện nhạy với phổ năng lượng điện  từ trường, loại thứ nhất tạo tín hiệu điện ở đầu ra tỷ lệ với mức năng lượng mà bộ  cảm biến (đại diện là camera); loại thứ hai là bộ số hoá. 2.2.1.1  Lý thuyết về camera : SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 14
  15. Hình 2.2.1.1: Hình ảnh CCD camera Tổng   quát   có   hai   kiểu   camera:   kiểu   camera   dùng   đèn   chân   không   và   kiểu   camera chỉ  dùng bán dẫn. Đặc biệt là trong lĩnh vực này, camera bán dẫn thường  hay được dùng hơn camera đèn chân không. Camera bán dẫn cũng được gọi là CCD   camera do dùng các thanh ghi dịch đặc biệt gọi là thiết bị  gộp (Charge­Coupled  Devices­ CCDs). Các CCD này chuyển các tín hiệu  ảnh sang từ  bộ  cảm nhận ánh  sáng bổ  trợ   ở  phía trước camera thành các tín hiệu điện mà sau đó được mã hóa   thành tín hiệu TV. Loại camera chất lượng cao cho tín hiệu ít nhiễu và có độ  nhậy  cao với ánh sáng. Khi chọn camera cần chú ý đến các thấu kính từ 18 đến 108 mm.  Sau đây là danh sách các nhà sản xuất: ­ Pulnix   America   Inc,   770  Lucerne   Drive,   Sunnyvale,   CA   84086.   Tel.   408­773­ 1550; fax 408­737­2966.  ­ Sony   Corp.   of   America,   Component   Products   Co.,   10833   Valley   View   St.,  Cypress, CA 90630. Fax 714­737­4285.  ­ Parasonic, industrial camera division: 201­329­6674.  ­ JVC Professional: 1­800­JVC­5825. 2.2.1.2  Bộ cả m biến ảnh :  Máy chụp  ảnh, camera có thể ghi lại hình  ảnh (phim trong máy chụp, vidicon  trong camera truyền hình). Có nhiều loại máy cảm biến (Sensor) làm việc với ánh   sáng nhìn thấy và hồng ngoại như: Micro Densitometers, Image Dissector, Camera   Divicon, linh kiện quang điện bằng bán dẫn. Các loại cảm biến bằng chụp  ảnh  phải số  hoá là phim âm bản hoặc chụp  ảnh. Camera divicon và linh kiện bán dẫn  quang điện có thể cho ảnh ghi trên băng từ có thể số hoá. Trong Micro Densitometer   SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 15
  16. phim và ảnh chụp được gắn trên mặt phẳng hoặc cuốn quang trống. Việc quét ảnh   thông qua tia sáng (ví dụ tia Laser) trên  ảnh đồng thời dịch chuyển mặt phim hoặc   quang trống tương đối theo tia sáng. Trường hợp dùng phim, tia sáng đi qua phim.  Bây giờ chúng ta đề cập đến tất cả các khối trong hệ thống: a)  Thiết bị nhận ảnh : Chức năng của thiết bị  này là số  hóa một băng tần số  cơ  bản của tớn hiệu   truyền hình cung cấp từ  một camera, hoặc từ  một đầu máy VCR.  Ảnh số  sau đó  được lưu trữ  trong bộ  đệm chính. Bộ  đệm này có khả  năng được địa chỉ  hóa (nhờ  một PC)  đến từng  điểm bằng phần mềm. Thông thường thiết bị  này có nhiều   chương trình con điều khiển để  có thể  lập trình được thông qua ngôn ngữ  C. Khi   mua một thiết cần chú ý cácc điểm sau:  Thiết bị có khả năng số hóa ảnh ít nhất 8 bit (256 mức xỏm) và ảnh thu được  phải có kích thước ít nhất là 512×512 điểm hoặc hơn.   Thiết bị  phải chứa một bộ  đệm  ảnh để  lưu trữ  một hoặc nhiều  ảnh có độ  phân giải 512×512 điểm ảnh.   Thiết bị phải được kèm một bộ đầy đủ  thư  viện các chương trình con có khả  năng giao diện với các chương trình C viết bằng Turbo C hoặc Microsoft C.  Sổ tay hướng dẫn sử dụng phải được kèm theo, gồm cả dạng chứa trên đĩa và   khi in.  Một số thiết bị  cho phép tuỳ  chọn sử  dụng cả hai chế độ  văn bản và đồ  hoạ  trên cùng một màn hình hoặc hai màn hình riêng biệt. Mặc dù chi tiết này là không  cần thiết, nhưng nó sẽ rất có giá trị trong trường hợp bị giới hạn về không gian lắp  đặt hoặc khả năng tài chính. b)  Màn hình video :  SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 16
  17. Hình 2.2.1.2b: Hình ảnh màn hình video Một số  nhà sản xuất (như  Sony) sản xuất các loại màn hình đen trắng chất   lượng cao. Nên sử dụng loại màn hình chất lượng cao, vì màn hình chất lượng thấp  có thể làm bạn nhầm lẫn kết quả. Một màn hình 9 inch là đủ cho yêu cầu làm việc.   Để hiển thị ảnh màu, nên dùng một màn hình đa hệ. c)  Máy tính :  Hình 2.2.1.2c: Hình ảnh máy tính Cần có một máy tính Pentium  4 hoặc cấu hình cao hơn. Để  chắc chắn, các  máy này phải có sẵn các khe cắm cho phần xử lý ảnh. Các chương trình thiết kế và  lọc  ảnh có thể  chạy trên bất kỳ  hệ  thống nào. Các chương trình con hiển thị   ảnh   dựng vỉ mạch VGA và có sẵn trên đĩa kèm theo. Các chương trình con hiển thị ảnh  cũng hỗ trợ cho hầu hết các vỉ mạch SVGA. Kết quả  nhận dạng được lưu dưới dạng chuỗi các ký tự  (character string)   được đưa vào chương trình quản lý cơ sở dữ liệu biển số xe máy. Tại đây cán bộ  trông xe sẽ tiến hành các thao tác nghiệp vụ  như: in vé xe, thu tiền, lưu vào cơ  sở  dữ liệu. Tuỳ SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 17
  18. thuộc vào kết quả  xử  lý của chương trình quản lý hệ  thống Barrier sẽ  được tiến  hành đóng mở tương ứng. 2.2.2  Hệ tọa độ màu:  2.2.2.1   Khái niệm:  Tổ   chức   quốc   tế   về   chuẩn   hóa   màu   CIE   (Commission   Internationale  d’Eclairage) đưa ra một số chuẩn để biểu diễn màu. Các hệ này có các chuẩn riêng.   Hệ chuẩn màu CIE­RGB dùng 3 màu cơ  bản R, G, B và ký hiệu để  phân biệt với   các chuẩn khác. Như đã nêu trên, một màu là tổ  hợp của các màu cơ  bản theo một   tỷ lệ nào đó. Như vậy, mỗi pixel ảnh màu ký hiệu , được viết:   =(T: ký hiệu chuyển vị) Người ta dùng hệ  tọa độ  ba màu R­G­B (tương  ứng với hệ  tọa độ  x­y­z) để  biểu diễn màu như sau: Hình 2.22.1: Hệ tọa độ RGB Trong cách biểu diễn này ta có công thức: đỏ + lục + lơ =1 Công thức này gọi là công thức Maxwell. Trong hình trên, tam giác tạo bởi ba   đường đứt đoạn gọi là tam giác Maxwell. Màu trắng trong hệ tọa độ này được tính  bởi: =(++ ) = 1 SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 18
  19. 2.2.2.2   Biến đổi hệ tọa độ màu :  Hệ tọa độ màu do CIE đề xuất có tác dụng như một hệ quy chiếu và không  biểu diễn hết các màu. Trên thực tế, phụ thuộc vào các ứng dụng khác nhau người  ta đưa ra các hệ biểu diễn màu khác nhau. Thí dụ: Hệ NTSC: dùng 3 màu R, G, B áp dụng cho màn hình màu, ký hiệu. Hệ CMY (Cyan Magenta Yellow): thường dùng cho in ảnh màu. Hệ YIQ: cho truyền hình màu. Việc chuyển  đổi giữa các không gian biểu diễn màu được thực hiện theo  nguyên tắc sau: Nếu gọi X là không gian biểu diễn các màu ban đầu; X’ không gian  biểu diễn màu mới A là ma trận biểu diễn phép biến đổi. Ta có quan hệ sau: X’ = A.X 2.2.3  Lấy mẫu và lượng tử hóa:  2.2.3.1  Giới thiệu:   Một  ảnh  g(x, y)  ghi được từ  Camera là  ảnh liên tục tạo nên mặt phẳng hai  chiều.  Ảnh cần chuyển sang dạng thích hợp để xử  lí bằng máy tính. Phương pháp  biến đổi một  ảnh (hay một hàm)  liên tục trong không gian cũng như  theo giá trị  thành dạng số  rời rạc được gọi là số  hoá  ảnh. Việc biến đổi này có thể  gồm hai  bước:  Bước 1: Đo giá trị trên các khoảng không gian gọi là lấy mẫu Bước 2: Ánh xạ  cường độ  (hoặc giá trị) đo được thành một số  hữu hạn các  mức rời rạc gọi là lượng tử hoá. 2.2.3.2  Lấy Mẫu:   Lấy mẫu là một quá trình, qua đó ảnh được tạo nên trên một vùng có tính liên   tục được chuyển thành các giá trị  rời rạc theo tọa độ  nguyên. Quá trình này gồm 2  lựa chọn: ­ Một là: khoảng lấy mẫu. ­ Hai là: cách thể hiện dạng mẫu. Lựa chọn thứ  nhất được đảm bảo nhờ  lý thuyết lấy mẫu của Shannon. Lựa chọn   thứ hai liên quan đến độ đo (Metric) được dùng trong miền rời rạc. a)  Khoảng lấy mẫu  (Sampling Interval)    :  SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 19
  20. Ảnh lấy mẫu có thể được mô tả như việc lựa chọn một tập các vị trí lấy mẫu   trong không gian hai chiều liên tục. Đầu tiên mô tả qua quá trình lấy mẫu một chiều  với việc sử dụng hàm delta:  Tiếp theo chúng ta định nghĩa hàm răng lược với các khoảng Δx như sau: với r là số nguyên, Δx : khoảng lấy mẫu Như  vậy, hàm răng lược là chuỗi các xung răng lược từ  (­∞ đến +∞). Giả  sử  hàm  một chiều g(x) được mô tả (gần đúng) bằng g(r Δx ) tức là: g ( x ) ≈ g ( r Δ x ) Khi đó tín hiệu lấy mẫu được mô hình hoá: Trong thực tế, r không thể tính được trong khoảng vô hạn (từ  − ∞ đến +∞) mà  là một số lượng NΔx mẫu lớn cụ  thể. Như  vậy, để  đơn giản có thể  nói hàm liên   tục g(x) có thể biểu diễn trên một miền với độ dài NΔx mẫu thành chuỗi như sau: Điều kiện khôi phục ảnh lấy mẫu về  ảnh thật được phát biểu từ  định lý lẫy mẫu  của Shannon. b)  Định lý lấy mẫu Shannon:  Giả  sử  g(x)  là một hàm giới hạn giải (Band Limited Function) và biến đổi  Fourier của nó là G=0 đối với các giá trị   > . Khi đó g(x) có thể được khôi phục lại  từ các mẫu được tạo tại các khoảng Δx đều đặn. Tức là Δx SVTH: Hồ Xuân Hiền Lớp: KT ĐT­TT K37A  Page 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2